ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 297/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 18 tháng 01 năm 2019 |
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2019
Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 28/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; tạo ra sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng;
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò của toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức cách mạng, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng; tự giác chấp hành và thực hiện có hiệu quả các quy định về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
- Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng theo Quyết định số 3832/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch số 2844/KH-UBND ngày 25/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ đã đề ra, khắc phục những hạn chế, yếu kém, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; triển khai xây dựng kế hoạch hành động có trọng tâm, trọng điểm, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng;
- Các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị và thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó. Đồng thời, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình quản lý nhằm kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, chủ động xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị phải bám sát hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp và thời gian thực hiện cụ thể;
- Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nội dung công tác phòng, chống tham nhũng; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định.
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN
- Xác định nhiệm vụ tuyên truyền và triển khai, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức, biện pháp thiết thực hiệu quả, phù hợp với các đối tượng và được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ làm cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. Nội dung trọng tâm: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 02/5/2016 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 28/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”;
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo;
3. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
a) Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc công khai, minh bạch trong các hoạt động nhằm chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, góp phần phòng ngừa tham nhũng phát sinh.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng quy định, phục vụ hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ về việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức tại đơn vị mình; tổng hợp kết quả, báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan chuyên môn theo quy định;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử lý kịp thời người có hành vi vi phạm.
c) Xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm của Trung ương và của tỉnh.
d) Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ về “Danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức” và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP; Chỉ thị số 28/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 19/11/2014 của về đẩy mạnh thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
e) Thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TT- TTCP, ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị; Công văn số 2358/UBND-NC của UBND tỉnh ngày 14/7/2015 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 3/01/2014 của Bộ Chính trị; thực hiện tốt việc công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo đúng quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
f) Cải cách hành chính
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, làm tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính; đề ra giải pháp để nâng cao chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh; tiếp tục thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, công sở thân thiện”; thực hiện thí điểm hệ thống thông minh để đánh giá chất lượng phục vụ của lãnh đạo, cán bộ, công chức nhằm đem đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp;
- Các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn chi tiết về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tập trung khắc phục các hạn chế còn tồn tại thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính, tăng cường việc kiểm tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Đẩy mạnh triển khai ứng dụng các phần mềm dùng chung cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử; tăng cường số lượng dịch vụ được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và 4 theo Danh mục đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 và Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 08/7/2018, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
g) Thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác phòng, chống tham nhũng; nghiêm túc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
4. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng
a) Công tác tự kiểm tra nội bộ, thanh tra, kiểm tra gắn với phòng, chống tham nhũng
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý, nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng;
- Thanh tra các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; chú trọng việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm (nếu có); phát hiện, kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập trong quản lý. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra phải được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật;
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các vụ việc liên quan đến tham nhũng phải được giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trọng tâm là thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực;
b) Công tác điều tra, truy tố, xét xử
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 2/5/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị; Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử các vụ án về tham nhũng, kinh tế mới phát hiện, đảm bảo không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; đồng thời, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng nhằm củng cố lòng tin trong quần chúng nhân dân và góp phần phòng ngừa tội phạm;
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tin báo tố giác tội phạm. Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan tư pháp trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng;
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, các cơ quan báo chí, người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào kế hoạch này và tình hình thực tế tại đơn vị, xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Định kỳ Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện (báo cáo lồng ghép trong báo cáo phòng, chống tham nhũng định kỳ) về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).
2. Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
3. Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường sự phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Trường Chính trị tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Nội vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.
6. Thanh tra các cấp tham mưu thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị nhằm phòng ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí.
7. Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước; rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, mua sắm tài sản công.... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hướng dẫn các Đoàn thể, đơn vị trực thuộc tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào việc giám sát, phát hiện, cung cấp thông tin tố cáo hành vi tham nhũng.
9. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
10. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để được chỉ đạo xử lý./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 297/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 297/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Trần Thanh Liêm |
Ngày ban hành: | 18/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 297/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 do tỉnh Bình Dương ban hành
Chưa có Video