Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 246/KH-UBND

Nghệ An, ngày 11 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG KHUNG GIÁ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xây dựng khung giá các loại rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học và đúng quy định của pháp luật; phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá.

- Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng.

- Phương pháp xây dựng khung giá rừng phải phù hợp với các quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.

II. PHẠM VI QUY MÔ THỰC HIỆN

Toàn bộ rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Nghệ An với diện tích là 863.856,22 ha (rừng tự nhiên 789.933,97 ha; rừng trồng 73.922,25 ha), trong đó:

- Rừng đặc dụng 167,348.41 ha (Rừng tự nhiên 164.484,59 ha; rừng trồng 2.863,82 ha).

- Rừng phòng hộ 299.963,02 ha (Rừng tự nhiên 281.206,94 ha; rừng trồng 18.756,08 ha).

- Rừng sản xuất 396.544,79 ha (Rừng tự nhiên 344.242,44 ha; rừng trồng 52.302,35 ha (rừng trồng do UBND xã quản lý).

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1.1. Đối với rừng tự nhiên: Xây dựng khung giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo trạng thái rừng và đơn vị hành chính (cấp huyện): Giá tối thiểu và giá tối đa của tùng loại rừng; giá cây đứng tối thiểu và giá cây đứng tối đa; giá quyền sử dụng rừng tối thiểu và giá quyền sử dụng rừng tối đa.

1.2. Đối với rừng trồng: Xây dựng khung giá rừng đặc dụng, rùng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi của rừng trồng và đơn vị hành chính (cấp huyện): Giá tối thiểu và giá tối đa từng loại rừng trồng; chi phí đầu tư thấp nhất và chi phí đầu tư cao nhất; thu nhập dự kiến thấp nhất và thu nhập dự kiến cao nhất.

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu có liên quan đến công trình, kế thừa tài liệu thứ cấp:

+ Thu thập thông tin, kế thừa số liệu về giá rừng trên địa bàn tỉnh.

+ Thu thập thông tin chung về hiện trạng rừng: Kết quả điều tra, theo dõi diễn biến rừng; kết quả quy hoạch 3 loại rừng.

+ Thu thập các báo cáo nghiên cứu về phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

+ Thu thập thông tin về lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm của loại tiền đồng Việt Nam tại các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.

+ Thu thập thông tin về chi phí thiết lập rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ) từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trồng rừng.

- Tập huấn thống nhất biện pháp kỹ thuật;

- Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật và đời sống.

2. Công tác ngoại nghiệp

- Điều tra, thu thập thông tin từ các hộ dân, các doanh nghiệp, cơ sở khai thác, chế biến lâm sản, đơn vị du lịch sinh thái, các ban quản lý phòng hộ, đặc dụng, các công ty Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Khảo sát thu thập, phỏng vấn hộ dân

+ Điều tra, thu thập thông tin tại các Doanh nghiệp, cơ sở khai thác, chế biến lâm sản:

- Điều tra xác định giá rừng tự nhiên:

+ Điều tra xác định giá rừng tự nhiên bao gồm các nội dung: Xác định giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng cho đối tượng rừng tự nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Xác định giá cây đứng rừng tự nhiên trên cơ sở xác định trữ lượng rừng; giá gỗ tròn; các chi phí liên quan đến khai thác, vận chuyển, thuế tài nguyên rừng.

+ Xác định giá quyền sử dụng rừng: Giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác.

- Xác định giá rừng trồng: Giá rừng trồng bao gồm tổng chi phí đầu tư và thu nhập dự kiến đối với rừng trồng tại thời điểm định giá.

+ Xác định chi phí đầu tư: Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá.

+ Xác định thu nhập dự kiến: Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng bao gồm: Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ); thu từ dịch vụ môi trường rừng; thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

- Điều tra trữ lượng rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân.

3. Công tác nội nghiệp

- Xử lý số liệu nội nghiệp

- Tổng hợp, phân tích số liệu xác định giá rừng, xây dựng khung giá rừng;

- Viết báo cáo và xây dựng bản đồ thành phẩm.

4. Phương pháp xây dựng Khung định giá rừng: Theo Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.

5. Thành quả của nhiệm vụ

- Khung giá rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên theo trạng thái rừng cho từng huyện, thị xã, thành phố.

- Khung giá rừng trồng theo loài cây, theo tuổi, phân theo 3 loại rừng và theo đơn vị hành chính cấp huyện.

- Khung giá rừng các huyện (giá tối thiểu, giá tối đa các trạng thái rừng) thể hiện được các thành phần cấu thành giá rừng, gồm: Giá cây đứng, giá quyền sử dụng rừng (đối với rừng tự nhiên) và chi phí đầu tư, thu nhập dự kiến (đối với rừng trồng).

- Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An ban hành khung giá rừng trên địa bàn tỉnh.

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Dự kiến nguồn kinh phí

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 3.500.000.000 đồng (Ba tỷ, năm trăm triệu đồng). (Dự toán kinh phí cụ thể sẽ được thẩm định và phê duyệt)

2. Dự kiến nguồn kinh phí

Từ nguồn ngân sách tỉnh (Năm 2023 đã được bố trí cho Chi cục Kiểm lâm trong dự toán chi NSNN năm 2023 tại Quyết định số 4089/QĐ-UBND ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2023).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian: Hoàn thành trong năm 2023-2024.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Căn cứ vào kinh phí được bố trí trong năm 2023, xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng và đúng quy định (Tổ chức thẩm định đề cương, dự toán và các nội dung liên quan, tham mưu UBND phê duyệt theo đúng quy định).

- Chỉ đạo, giám sát, thẩm định kết quả dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

2.2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định. Thẩm định dự toán và các nội dung liên quan, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh toán, quyết toán việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2.3. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ thời gian.

- Chỉ đạo các phòng, bộ phận chức năng, UBND các xã, các đơn vị chủ rừng, các đơn vị liên quan trên địa bàn phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai, thực hiện hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- CVP UBND tỉnh
- PCVP (TT) UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính;
- Chi cục Kiểm lâm;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu: VT, NN (D.Hùng).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đệ

 

PHỤ BIỂU CHI TIẾT CÁC LOẠI RỪNG

(Kèm theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 11/4/2023 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng sở hữu của nhà nước (ha)

Phân loại theo mục đích sử dụng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng do UBND xã quản lý

TỔNG

789,933.97

73,922.25

164,484.59

2,863.82

281,206.94

18,756.08

344,242.34

52,302.35

1

Huyện Anh Sơn

15,928.89

4.178.42

2,227.07

 

7,285.94

557.49

6,415.88

3,620.93

2

Huyện Con Cuông

138,443.33

2,141.11

73,824.58

52.11

17,536.47

412.60

47,082.16

1,676.40

3

Huyện Diễn Châu

298.80

2,939.99

 

 

121.25

1,063.58

177.55

1,876.41

4

Huyện Đô Lương

245.24

6,167.34

 

 

104.89

962.01

140.35

5,205.33

5

Huyện Hưng Nguyên

-

609.44

 

 

 

335.23

 

274.21

6

Huyện Kỳ Sơn

108,376.23

53.29

 

 

68,133.75

50.14

40,242.48

3.15

7

Huyện Nam Đàn

223.37

4,084.89

176.82

2,001.90

 

 

46.55

2,082.99

8

Huyện Nghĩa Đàn

7,557.97

3,156.45

 

 

2,989.44

563.10

4,568.53

2,593.35

9

Huyện Nghi Lộc

168.66

7,787.91

 

 

129.15

4,855.22

39.51

2,932.69

10

Huyện Quế Phong

143,460.86

776.28

35,559.34

 

45,976.81

110.10

61,924.73

666.18

11

Huyện Quỳ Châu

67,563.10

1,892.63

11,603.33

0.15

20,576.10

195.48

35,383.67

1,697.00

12

Huyện Quỳ Hợp

31,128.49

6,155.43

1,904.05

 

8,822.59

1,218.24

20,401.85

4,937.19

13

Huyện Quỳnh Lưu

1,756.67

4.397.46

 

 

456.04

1,762.34

1,300.63

2,635.12

14

Huyện Tân Kỳ

15,907.84

4.613.99

 

 

4,451.57

1,565.85

11,456.27

3,048.14

15

Huyện Thanh Chương

37,503.12

9,421.57

 

 

20,182.52

39.70

17,320.60

9,381.87

16

Huyện Tương Dương

218,525.64

2.263.24

39,041.31

8.96

82,943.66

17.20

96,540.67

2,237.08

17

Huyện Yên Thành

1,247.90

8,409.51

148.09

797.89

659.60

3,262.77

440.21

4,348.85

18

Thành phố Vinh

54.74

54.14

 

2.81

54.74

51.33

 

 

19

Thị Xã Cửa Lò

-

147.68

 

 

 

36.58

 

111.10

20

Thị xã Hoàng Mai

412.63

3,159.91

 

 

293.84

1,529.83

118.79

1,630.08

21

Thị xã Thái Hòa

1,130.49

1,511.57

 

 

488.58

167.29

641.91

1,344.28

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2023 về xây dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu: 246/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Nguyễn Văn Đệ
Ngày ban hành: 11/04/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2023 về xây dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…