Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/KH-UBND

Cà Mau, ngày 11 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2023 - 2025 TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ trưng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 của tỉnh Cà Mau với nội dung cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022

1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022

Thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 04/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đến các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai thực hiện; Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 18/01/2022 thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2022. Mặc dù còn nhiu khó khăn, thách thức nhưng với nlực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản toàn diện trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

Theo số liệu ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá so sánh) lũy kế 9 tháng tăng 5,72%; trong đó, khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 4,47%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 1,92%; khu vực dịch vụ tăng 11,98%; thuế sản phẩm giảm 2,9%

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 462.000 tấn, đạt 73,33% so kế hoạch, tăng 0,66% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 173.305 tấn, đạt 75,35% so kế hoạch, tăng 7,75% so cùng kỳ.

- Tổng diện tích lúa xuống giống lúa vụ mùa đạt 40.818,7 ha, đạt 104,74% so kế hoạch; sản lượng thu hoạch lúa hè thu ước đạt 161.629 tấn, giảm 5,63% so cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 9 tháng đạt 54.867 tỷ đồng, tăng 20,10% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 49.146 tỷ đồng, tăng 17,82% so cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.077,86 triệu USD, bằng 93,73% kế hoạch, tăng 39,71% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 898,94 triệu USD, bằng 84,01% kế hoạch, tăng 26,08% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạm đạt 178,77 triệu USD, vượt 129,19% kế hoạch, tăng 205,54% so cùng kỳ.

- Kim ngạch nhập khẩu đạt 205,64 triệu USD, tăng 189,39% so với cùng kỳ; trong đó, hàng thủy sản đạt 34,81 triệu USD; hàng hóa khác đạt 170,83 triệu USD.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 54/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ 65,85%.

- Tổng số trường đạt chun quốc gia của toàn tỉnh đến nay là 336/501 trường, đạt tỷ lệ 67,07% (trong đó, 99/132 Trường Mầm non, tỷ lệ 75,57%; 148/221 Trưng Tiểu học, tỷ l66,97%; 86/115 Trường THCS, tỷ l74,78%; 03/33 Trường THPT, tỷ l 9,09%).

- Giải quyết việc làm cho 33.100/39.700 lao động (trong đó: 7.538 lao động trong tỉnh, 25.344 lao động ngoài tỉnh và 218 lao động ngoài nước), đạt 83,38% kế hoạch, tăng 60,29% so cùng kỳ.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 92%; tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ước đạt 96%.

Dự kiến đến cuối năm, sẽ hoàn thành đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Riêng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP khó đạt kế hoạch đề ra do khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng chậm (do thực hiện cơ chế thị trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hạn chế huy động từ Nhà máy điện khí Cà Mau, dẫn đến sản lượng điện sản xuất giảm mạnh, kéo theo sản lượng khí thương phẩm, khí hóa lỏng giảm; đây là những sản phẩm công nghiệp chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh), kéo theo tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh đạt thấp.

2. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2022

a) Thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua tổng thu NSNN 4.401 tỷ đồng, bằng dự toán Trung ương giao; trong đó: Thu nội địa 4.286 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 115 tỷ đồng. Ước tổng thu NSNN năm 2022 là 5.325 tỷ đồng, tăng 21% so với dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa 5.000 tỷ đồng, đạt 116,66% dự toán (4.286 tỷ đồng), bằng 89,68% so cùng kỳ năm 2021(1) (5.575 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 325 tỷ đồng, bằng 282,61% dự toán (115 tỷ đồng), tăng 9,10% so cùng kỳ năm 2021 (295,72 tỷ đồng). Thu ngân sách địa phương (NSĐP) được hưởng theo phân cấp là 4.754 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (355 tỷ đồng), xổ số kiến thiết (1.847 tỷ đồng) thì tng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.552 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Về nguồn thu: Có 16/18 nguồn thu ước đạt và vượt so dự toán, gồm: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý 674,6 tỷ đồng, đạt 104,75% (644 tỷ đồng); thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 40 tỷ đồng, đạt 100%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 659,1 tỷ đồng, đạt 118,12% (558 tỷ đồng); thuế thu nhập cá nhân 529,8 tỷ đồng, đạt 155,82% (340 tỷ đồng); lệ phí trước bạ 199,3 tỷ đồng, đạt 124,56% (160 tỷ đồng); thu phí, lệ phí 80,6 tỷ đồng, đạt 100,75% (80 tỷ đồng); thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 6,6 tỷ đồng, đạt 132,0% (5 tỷ đồng); thu tiền cho thuê đất, mặt nước 74,2 tỷ đồng, đạt 296,8% (25 tỷ đồng); thu tiền sử dụng đất 355,4 tỷ đồng, đạt 101,54% (350 tỷ đồng); thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả xổ số điện toán) 1.847 tỷ đồng, đạt 131,93% (1.400 tỷ đồng); thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản 5,3 tỷ đồng, 106% (5 tỷ đồng); thu khác ngân sách 217 tỷ đồng, đạt 149,66% (145 tỷ đồng); thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản, thu ctức lợi nhuận còn lại, thu từ khu vực bin đạt 100%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 325 tỷ đồng, đạt 282,61% (115 tỷ đồng).

- Về đơn vị thu: Có 9/9 đơn vị ước thu đạt và vượt dự toán cả năm như: thành phố Cà Mau 493,7 tỷ đồng, đạt 112,2% (440 tỷ đồng); huyện Thới Bình 72,55 tỷ đồng, đạt 118,93% (61 tỷ đồng); huyện U Minh 68,2 tỷ đồng, đạt 136,4% (50 tỷ đồng); Huyện Trần Văn Thời 116,4 tỷ đồng, đạt 120% (97 tỷ đồng); huyện Phú Tân 46,95 tỷ đồng, đạt 126,89% (37 tỷ đồng); huyện Cái Nước 64,9 tỷ đồng, đạt 124,81% (52 tỷ đồng); huyện Đầm Dơi 92,8 tỷ đồng, đạt 116% (80 tỷ đồng); huyện Năm Căn 45 tỷ đồng, đạt 107,14% (42 tỷ đồng); huyện Ngọc Hiển 28,3 tỷ đồng, đạt 104,81% (27 tỷ đồng). Riêng Văn phòng Cục Thuế 3.971,2 tỷ đồng, đạt 116,80% (3.400 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, vẫn còn 02/18 nguồn thu đạt thấp so với dự toán như: Thu từ khu vực DNNN địa phương; thuế bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

+ Thu từ khu vực DNNN địa phương ước thu 60 tỷ đồng, bằng 75% so với dự toán (80 tỷ đồng); nguyên nhân đạt thấp là do Công ty Cổ phần thương nghiệp Cà Mau chuyển nộp thuế sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Thuế bảo vệ môi trường ước thu 221,8 tỷ đồng, bằng 52,19% so với dự toán (425 tỷ đồng). Thu đạt thấp là do thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn... thuế bảo vệ môi trường giảm 50% từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022 và từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022; theo đó, dự kiến cả năm 2022 giảm thu 180 tỷ đồng.

* Những thuận li cơ bản

- Dự toán thu ngân sách năm 2022 được xây dựng phù hợp với tiềm lực của tỉnh và nhận được sự đồng thuận cao giữa Trung ương và địa phương; công tác giao dự toán và hướng dẫn thực hiện dự toán được thực hiện kịp thời, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

- Ngành Thuế địa phương chủ động tổ chức đánh giá lại toàn bộ các nguồn thu trên từng địa bàn theo từng khoản thu, sắc thuế; chủ động xây dựng chương trình công tác với 21 nhóm giải pháp cụ thể đtriển khai thực hiện trong toàn ngành; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước; đôn đốc kê khai nộp kịp thời các khoản thuế mới phát sinh; vận động các doanh nghiệp ngoài tỉnh xuất hóa đơn bán hàng các chi nhánh tại Cà Mau và kê khai nộp thuế cho địa phương nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh.

- Ngoài ra, các dự án điện gió đi vào vận hành thương mại làm tăng thu ngân sách từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được phục hồi sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát theo tình hình mới, đặc biệt là tình hình hình xuất khu thủy sản của tỉnh phục hồi và tăng trưởng tốt; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước vượt dự toán năm do các doanh nghiệp nộp tiền thuê đất một lần.

* Những khó khăn, hn chế

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tình hình quản lý thu ngân sách năm 2022 vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, cụ thể: Thực hiện các chính sách hỗ trợ miễn, giảm thuế của Trung ương làm ảnh hưởng giảm thu ngân sách như: Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước làm giảm nguồn thu lệ phí trước bạ 05 tháng (từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2022) là 15 tỷ đồng; Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, đã ảnh hưởng giảm thu ngân sách 45 tỷ đồng; Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm giảm thu thuế bảo vệ môi trường cả năm là 180 tỷ đồng.

b) Chi ngân sách địa phương

Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua tổng chi NSĐP là 10.896,84 tỷ đồng(2), tăng 65,11 tỷ đồng, tương đương tăng 0,6% so với dự toán Trung ương giao (10.831,73 tỷ đồng); trong đó: Chi cân đối ngân sách 9.548,81 tỷ đồng; chi các chương trình mục tiêu là 1.349,49 tỷ đồng. Ước chi cả năm 10.726,20 tỷ đồng, đạt 98,43% so với dự toán, bằng 96,58% so với cùng kỳ (11.105,85 tỷ đồng); trong đó: Chi cân đối ngân sách 9.649,72 tỷ đồng, đạt 101,06% so dự toán; chi thực hiện các chương trình mục tiêu 1.076,48 tỷ đồng, đạt 79,86% so dự toán, bằng 82,95% so cùng kỳ (1.297,75 tỷ đồng). Cụ thể một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:

- Chi đầu tư phát triển: Kế hoạch vốn năm 2022 là 2.441,19 tỷ đồng; ước thực hiện cả năm 2.385,79 tỷ đồng, đạt 97,72% kế hoạch, tăng 19,64% so với cùng kỳ (1.994,14 tỷ đồng), cụ th:

+ Giải ngân vốn xây dựng cơ bản tập trung 625,79 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn;

+ Giải ngân nguồn thu tiền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý 157,05 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó: bổ sung vốn điều lệ Quỹ Đầu tư phát triển và bổ sung Quỹ phát triển đất tỉnh 107,05 tỷ đồng, đạt 100% so kế hoạch vốn; giải ngân cho các dự án 50 tỷ đồng, đạt 100% so kế hoạch vốn;

+ Giải ngân nguồn thu tiền sử dụng đất cấp huyện quản lý 157,95 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn;

+ Giải ngân từ nguồn thu xsố kiến thiết 1.400 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn;

+ Giải ngân nguồn vay của ngân sách địa phương 45 tỷ đồng, đạt 44,69% kế hoạch vốn (100,7 tỷ đồng);

- Chi thường xuyên: Dự toán giao năm 2022 là 6.916,13 tỷ đồng; ước thực hiện cả năm là 7.258 tỷ đồng, đạt 104,94% dự toán, cụ thể một số lĩnh vực như sau:

+ Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Ước thực hiện cả năm là 2.549,31 tỷ đồng/2.578,67 tỷ đồng, đạt 98,86% so dự toán.

+ Chi khoa học công nghệ: Ước thực hiện cả năm là 33,03 tỷ đồng/34,82 tỷ đồng, đạt 94,85% so dự toán.

+ Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: Ước thực hiện cả năm là 743,55 tỷ đồng/643,42 tỷ đồng, tăng 15,56% so dự toán.

+ Chi quản lý hành chính: Ước thực hiện cả năm 1.222,87 tỷ đồng/1.233,11 tỷ đồng, đạt 99,17% so dự toán.

+ Chi đảm bảo xã hội: Ước thực hiện cả năm 684,51 tỷ đồng/485,26 tỷ đồng, đạt 141,06% so dự toán.

+ Chi sự nghiệp kinh tế: Ước thực hiện cả năm 1.344,96 tỷ đồng/1.377,03 tỷ đồng, đạt 97,67% so dự toán.

- Chi chương trình mục tiêu: Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 là 1.348,03 tỷ đồng; Ước cả năm là 1.076,48 tỷ đồng, đạt 79,86% so dự toán.

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 03 NĂM 2023 - 2025, CƠ CẤU THU, CHI VÀ KHUNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỔNG THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 03 NĂM 2023 - 2025

1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 03 năm 2023 - 2025

Giai đoạn 2023 - 2025, địa phương phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và dự kiến chỉ tiêu giai đoạn 03 năm 2023 - 2025, cụ thể:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá cố định), giao động trong khoảng 6,5%-7%/năm.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: dịch vụ chiếm 32,53%; công nghiệp, xây dựng chiếm 34,96%; ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 28,67%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng vào năm 2025.

- Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 31,78% so với GRDP vào năm 2025.

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025 phấn đấu mỗi năm giảm tối thiểu 0,3%.

- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025 đạt 80%.

2. Cơ cấu thu, chi và khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương 03 năm 2023-2025

a) Thu ngân sách nhà nước

Dự kiến tổng thu NSNN 03 năm 2023 - 2025 là 15.439 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân đạt 7,72%/năm, cụ thể:

+ Dự toán thu năm 2023 là 4.834 tỷ đồng, bao gồm thu nội địa 4.721 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 113 tỷ đồng. Trong đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 4.411,47 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (380 tỷ đồng), thu xổ số kiến thiết (1.650 tỷ đồng) thì tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.431,47 tỷ đồng.

+ Dự toán thu năm 2024 là 5.106 tỷ đồng, bao gồm thu nội địa 5.000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 106 tỷ đồng. Trong đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 4.674,70 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (400 tỷ đồng), thu xổ số kiến thiết (1.650 tỷ đồng) thì tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.624,70 tỷ đồng, tăng 7,95% so với dự toán năm 2023.

+ Dự toán thu năm 2025 là 5.499 tỷ đồng, bao gồm thu nội địa 5.400 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 99 tỷ đồng. Trong đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 5.053,88 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (500 tỷ đồng), thu xổ số kiến thiết (1.650 tỷ đồng) thì tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.903,88 tỷ đồng, tăng 10,64% so với dự toán năm 2024.

b) Chi ngân sách địa phương

* Chi đầu tư phát triển

- Trên cơ sở tình hình thực hiện các dự án đầu tư năm 2022, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 03 năm 2023 - 2025 phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030 quy định tại Nghị quyết s07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị. Phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, phải tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đng nhân dân tỉnh về nguyên tc, tiêu chí, định mức phân bvốn đầu tư công.

- Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quốc gia và dự án, chương trình trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn trả các khoản vốn ứng từ ngân sách nhà nước trước kế hoạch; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2023 - 2025 là 8.476,37 tỷ đồng (bao gồm chi trả nợ gốc đến hạn là 40,50 tỷ đồng), cụ thể:

+ Chi đầu tư phát triển năm 2023 là 2.641,61 tỷ đồng, bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước 657,71 tỷ đồng (bao gồm chi trả nợ gốc đến hạn là 13,5 tỷ đồng); chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 342 tỷ đồng; chi từ nguồn xsố kiến thiết 1.600 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn vay lại NSĐP 41,90 tỷ đồng;

+ Chi đầu tư phát triển năm 2024 là 2.860,98 tỷ đồng, bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước 697,17 tỷ đồng (bao gồm chi trả nợ gốc đến hạn là 13,5 tỷ đồng); chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 360 tỷ đồng; chi từ nguồn xsố kiến thiết 1.650 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn vay lại NSĐP 153,82 tỷ đồng;

+ Chi đầu tư phát triển năm 2025 là 2.973,78 tỷ đồng, bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản vn trong nước 739,00 tỷ đồng (bao gồm chi trả nợ gốc đến hạn là 13,5 tỷ đồng); chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 450 tỷ đồng; chi từ nguồn xổ số kiến thiết 1.650 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn vay lại NSĐP 134,78 tỷ đồng.

* Chi thường xuyên

- Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bdự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên năm 2024 và năm 2025 xác định tăng trên cơ sở khả năng tăng thu cân đối NSĐP được hưởng theo phân cấp.

- Dự kiến bố trí kế hoạch chi thường xuyên giai đoạn 2023 - 2025 là 22.203,99 tỷ đồng (đã bao gồm chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay là 24,32 tỷ đồng), cụ thể:

+ Dự toán chi năm 2023 là 7.125,04 tỷ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 2.646,68 tỷ đồng; chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 31,07 tỷ đồng; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 93,65 tỷ đồng; chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay số tiền 4,52 tỷ đồng.

+ Dự toán chi năm 2024 là 7.369,85 tỷ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 2.693,85 tỷ đng; chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 32,16 tỷ đồng; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 98,34 tỷ đồng; chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay số tiền 11,15 tỷ đồng.

+ Dự toán chi năm 2025 là 7.709,10 tỷ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 2.751,85 tỷ đồng; chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 34,08 tỷ đồng; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 103,25 tỷ đồng; chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay số tiền 8,66 tỷ đồng.

c) Khung cân đối ngân sách tng thể địa phương 03 năm 2023 - 2025

Đđảm bảo cân đối ngân sách hàng năm nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định khung cân đối NSĐP 03 năm 2023 - 2025 là 31.296,19 tỷ đồng(3), cụ thể như sau:

- Khung cân đối NSĐP năm 2023 là 9.962,16 tỷ đồng, xác định trên cơ sở khung cân đối NSĐP năm 2022 và số tăng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp năm 2023 so với năm 2022; riêng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, hoạt động xổ số kiến thiết bố trí bằng số dự kiến thu năm 2023 của ngành thuế và dự kiến kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại.

- Khung cân đối NSĐP năm 2024 là 10.436,47 tỷ đồng, xác định trên cơ sở khung cân đối NSĐP năm 2023 và số tăng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp năm 2024 so với năm 2023; riêng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và hoạt động xsố kiến thiết bố trí bằng số dự kiến thu năm 2024 của ngành thuế và dự kiến kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại.

- Khung cân đối NSĐP năm 2025 là 10.897,56 tỷ đồng, xác định trên cơ sở khung cân đối NSĐP năm 2024 và số tăng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp năm 2025 so với năm 2024; riêng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và hoạt động xsố kiến thiết bố trí bằng số dự kiến thu năm 2025 của ngành thuế và dự kiến kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại.

III. DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NSĐP VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 03 NĂM 2023 - 2025

1. Dự báo những tác động đến thu, chi NSĐP

a) Thu ngân sách nhà nước

- Dự kiến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 sẽ bước vào quá trình phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19 và tiếp tục phát triển ổn định như: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt trung bình - khá, giao động trong khoảng từ 6,5 - 7%/năm, giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiềm chế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiếp tục trên đà tăng trưởng; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phục hồi và tiếp tục phát triển; nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; kim ngạch xuất khẩu tăng... đó là nền tảng tạo nguồn thu cho NSNN.

- Theo dự báo, các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia tiếp tục được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau như Dự án điện gió Viên An, Tân Thuận, điện năng lượng mặt trời, Khu kinh tế Năm Căn, Khu Kinh tế Nam Sông Đốc, hoàn chỉnh tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, các Dự án bất động sản, Dự án Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau,... là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho NSNN.

- Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa bền vững; thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động không nhỏ đến đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Từ đó, đặt ra cho địa phương không ít khó khăn trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách.

- Việc hạch toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo giá bán buôn, bán lẻ theo chuỗi kinh doanh của các chi nhánh các Tổng Công ty, Tập đoàn mở rộng sản xuất kinh doanh và mở rộng thị phần trên địa bàn tỉnh đã làm giảm mạnh nguồn thu của tỉnh.

- Ngành nghề công nghiệp sản xuất chế biến của tỉnh đa số vẫn ở dạng sơ chế nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khó khăn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh tại các thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngành chế biến thủy sản là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh nhưng do tác động của các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến vùng nuôi làm tác động đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào.

b) Chi ngân sách địa phương

- Cà Mau là tỉnh chưa tự cân đối được thu chi ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương (trên 50%) để đảm bảo các nhiệm vụ chi, nên chưa thchủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Do đặc thù, Cà Mau là tỉnh có địa bàn rộng, sông ngòi dày đặc, nền đất yếu nên nhu cầu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn; tuy nhiên, do mật độ dân cư có tính phân tán cao, dân cư sinh sống rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội,... Từ đó, ngân sách tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ chi thường xuyên.

- Tình trạng biến đổi khí hậu, nước bin dâng, sạt lở bờ sông, bờ biển, thiên tai với tần suất ngày càng cao, dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp, diễn biến rất khó dự báo nên tỉnh phải bố trí nguồn lực khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng.

- Đ tăng chi đầu tư phát triển của địa phương thì nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất là rất quan trọng. Tuy nhiên, dự toán nguồn thu từ xsố kiến thiết mỗi năm đều tăng sát với tình hình thực tế, trong khi nguồn thu tin sử dụng đất thì không bền vững vì quỹ đất giảm dần theo thời gian, dẫn đến trong tương lai tỷ lệ thu tiền sử dụng đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.

2. Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023 - 2025

Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và những thách thức được dự báo cho giai đoạn 03 năm 2023 - 2025, để hoàn thành Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023 - 2025 của tỉnh, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập trung vào các giải pháp sau:

a) Thu ngân sách nhà nước

- Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN; triển khai thực hiện tốt các giải pháp điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô; các ngành, các cấp tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu NSNN.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế; trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế; đồng thời, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp thực hiện chống thất thu thuế theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức khai, nộp, hoàn thuế... Đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử, hiện đại hóa phương thức quản lý thu nộp ngân sách Nhà nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đối với quản lý thu hiện đại ở tất cả các khâu trong quản lý thuế.

- Thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch cải cách giai đoạn 2021 - 2025, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai kịp thời thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

b) Chi ngân sách địa phương

- Tập trung cơ cấu lại NSNN; tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế theo đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đi với nhng dự án, công trình chậm tiến độ phải kịp thời điều chuyển vốn.

- Triệt để tiết kiệm NSNN, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước và ngoài nước. Kiên quyết dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đu năm nhưng đến ngày 30 tháng 9 hàng năm chưa phân bhoặc đã phân bnhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách.

- Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục bố trí nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không ktiền lương và các khoản có tính chất như lương); 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương (không k tăng thu xsố kiến thiết và tiền sử dụng đất) đbổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

Trên đây là Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 của tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kim toán nhà nước khu vực V, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định (gửi kèm theo Phụ lục I, II, III, IV, V, VI). Kế hoạch này thay thế Kế hoạch s150/KH-UBND ngày 11/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Kiểm toán nhà nước khu vực V (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực
HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- C
ác sở: KH&ĐT, TC;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng TH (N.Thanh);
- Lưu: VT, KT (M04) (01 b).KL09/
11.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

Mu biu số 01

PHỤ LỤC I

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tnh)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm hiện hành 2022

Năm dự toán 2023

Năm 2024

Năm 2025

Kế hoạch

Ước thực hiện

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Tổng sản phẩm trong nước của địa phương (GRDP) giá hin hành

Tỷ đồng

71.100

72.085

80.233

86.987

94.391

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

7,00

6,36

6,5-7

6,5-7

6,5-7

3

Cơ cấu kinh tế

 

100

100

100

100

100

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sn

%

32,70

34,60

30,55

29,75

28,67

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

30,20

27,50

32,06

34,14

34,96

 

- Dịch vụ

%

32,80

33,80

33,22

32,24

32,53

 

- Thuế NK, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

%

3,90

4,07

4,17

 

 

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

 

 

 

 

5

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Tỷ đồng

21.500

21.500

23.220

27.000

30.000

 

Tlệ so với GRDP

%

30,2

29,8

28,9

31,0

31,8

6

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

1.250

1.300

1.300

1.350

1.350

 

Tốc độ tăng trưng

%

 

 

0,05

0,04

0,09

7

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng trưng

%

 

 

 

 

 

8

Dân số

Triệu người

1,208

 

1,206

1,206

1,206

9

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu đồng

59,50

59,69

65,30

65,30

77,00

10

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

0,56

0,56

0,8

0,5

0,3

11

Tỷ lệ hộ nghèo

%

2,56

2,56

1,76

1,26

0,96

12

Giáo dục, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

- Số giáo viên

Người

16.075

16.075

16.557

16.888

17.056

 

- Số học sinh

Người

163.817

163.817

168.731

173.792

180.743

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh dân tộc nội trú

Người

656

656

676

696

724

 

+ Học sinh bán trú

Người

23.871

23.871

24.494

25.225

26.234

 

+ Đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định

Người

12.317

13.500

13.500

13.500

13.500

 

- Số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề công lập do địa phương qun lý

Trường

3

3

3

3

3

13

Y tế:

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ skhám chữa bệnh

Cơ sở

115

115

115

115

115

 

- Số giường bệnh

Giường

4.097

4.097

4.157

4.297

4.417

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Giường bệnh cấp tỉnh

Giường

2.880

2.880

2.940

3.020

3.140

 

+ Giường bệnh cấp huyện

Giường

610

610

610

670

670

 

+ Giường phòng khám khu vực

Giường

170

170

170

170

170

 

+ Giường y tế xã phường

Giường

437

437

437

437

437

 

- Số đối tượng mua BHYT

 

 

 

 

 

 

 

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

Người

118.370

118.370

119.170

135.029

144.886

 

+ Đối tượng bảo trợ xã hội

Người

38.943

38.943

39.877

40.834

41.814

 

+ Người thuộc hộ nghèo

Người

15.323

15.323

15.124

14.927

14.733

 

+ Người DTTS sống vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống vùng KT-XH ĐBKK, xã đảo, thị trấn đo

Người

198.670

198.670

198.545

198.424

198.306

 

+ Người hiến bộ phận cơ thể

Người

15

15

15

15

15

 

+ Học sinh, sinh viên

Người

157.434

157.434

160.583

163.794

167.070

 

+ Đối tượng cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong

Người

35.265

35.265

35.265

35.265

35.265

 

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

Người

13.291

13.291

13.591

11.892

11.353

 

+ Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sng trung bình

Người

 

 

 

 

 

 


Mu biểu số 02

PHỤ LỤC II

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NSNN NĂM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm hiện hành 2022

Dự kiến 03 năm kế hoạch

Dự toán BTC giao

Dự toán HĐND tỉnh quyết định

Đánh giá thực hiện

Năm dự toán 2023

Năm 2024

Năm 2025

A

B

1

2

3

4

 

 

 

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III)

4.401.000

4.401.000

5.325.000

4.834.000

5.106.000

5.499.000

I

THU NỘI ĐỊA

4.286.000

4.286.000

5.000.000

4.721.000

5.000.000

5.400.000

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý

643.000

644.000

674.600

538.000

659.000

725.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

239.000

240.000

345.600

214.000

224.000

240.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

400.000

400.000

326.000

320.000

430.000

480.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

0

 

 

 

- Thuế tài nguyên

4.000

4.000

3.000

4.000

5.000

5.000

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý

80.000

80.000

60.000

65.000

80.000

98.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

38.000

38.000

27.500

30.500

40.000

56.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

35.500

35.500

25.000

27.000

35.500

37.500

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.000

1.000

500

500

500

500

 

- Thuế tài nguyên

5.500

5.500

7.000

7.000

4.000

4.000

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

40.000

40.000

40.000

30.000

35.000

45.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

12.000

12.000

12.000

9.950

15.000

20.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

27.900

27.900

27.900

20.000

19.900

24.900

 

- Thu từ khí thiên nhiên

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

100

100

100

50

100

100

 

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

 

 

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

558.000

558.000

659.100

650.000

650.000

700.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

400.300

400.300

450.600

483.300

469.200

502.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

151.000

151.000

200.000

160.000

173.300

190.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.200

1.200

2.100

1.200

1.100

1.500

 

- Thuế tài nguyên

5.500

5.500

6.400

5.500

6.400

6.500

5

Lệ phí trước bạ

150.000

160.000

199.300

200.000

240.000

270.000

6

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

150

 

 

 

7

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5.000

5.000

6.600

5.000

5.000

5.000

8

Thuế thu nhập cá nhân

341.000

340.000

529.800

540.000

520.000

600.000

9

Thuế bảo vệ môi trường

425.000

425.000

221.800

386.000

400.000

420.000

 

- Thu từ hàng hóa nhập khu

221.000

221.000

115.336

152.800

158.400

166.320

 

- Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

204.000

204.000

106.464

233.200

241.600

253.680

10

Phí, lệ phí

80.000

80.000

80.600

72.000

85.000

90.000

 

Bao gồm: - Phí, lệ phí do CQNN Trung ương thu

27.000

27.000

26.600

24.000

25.000

25.000

 

- Phí, lệ phí do CQNN địa phương thu

53.000

53.000

54.000

48.000

60.000

65.000

11

Tiền sử dụng đất

350.000

350.000

355.400

380.000

400.000

500.000

 

- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc TW quản lý

 

 

 

 

 

 

 

- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý

350.000

350.000

355.400

380.000

400.000

500.000

12

Thu tiền thuê đất, mặt nước

25.000

25.000

74.200

25.000

25.000

25.000

13

Thu tiền sử dụng khu vực bin

18.000

18.000

18.000

14.000

15.000

16.000

 

Trong đó: - Thuộc thẩm quyền giao của Trung ương

 

 

1.000

3.200

 

 

 

- Thuộc thẩm quyền giao của địa phương

18.000

18.000

17.000

10.800

15.000

16.000

14

Thu từ bán tài sản nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Do Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

- Do địa phương

 

 

 

 

 

 

15

Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Do Trung ương xử lý

 

 

 

 

 

 

 

- Do địa phương xử lý

 

 

 

 

 

 

16

Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

150

 

 

 

17

Thu khác ngân sách

155.000

145.000

217.000

200.000

220.000

240.000

 

Trong đó: Thu khác ngân sách Trung ương

66.000

66.000

102.000

129.000

141.900

154.800

18

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

5.000

5.000

5.300

5.000

5.000

5.000

 

Trong đó: - Giấy phép do Trung ương cấp

126

 

760

532

 

 

 

- Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp

4.874

 

4.540

4.468

5.000

5.000

19

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa li công sản khác

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

20

Thu cổ tức và li nhuận sau thuế (địa phương hưởng 100%)

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

21

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả hoạt động xsố điện toán)

1.400.000

1.400.000

1.847.000

1.600.000

1.650.000

1.650.000

II

THU TỪ DU THÔ

 

 

 

 

 

 

III

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHU

115.000

115.000

325.000

113.000

106.000

99.000

1

Thuế xuất khẩu

 

 

70.000

27.000

53.000

49.000

2

Thuế nhập khẩu

2.000

2.000

1.000

2.000

940

883

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

4

Thuế bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

5

Thuế giá trị gia tăng

113.000

113.000

254.000

84.000

52.060

49.117

 

Mu biu số 03

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm hiện hành 2022

Dự kiến dự toán năm 2023

So sánh năm 2023 với ước thực hiện năm 2022

Dự kiến năm 2024

Dự kiến năm 2025

Dự toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4=3/2

5

6

 

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III)

3.971.874

4.754.304

4.411.468

92,8

4.674.700

5.053.880

I

Các khoản thu từ thuế

1.866.000

2.069.964

2.056.200

99,3

2.185.600

2.421.680

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước

689.300

835.700

737.750

88,3

748.200

818.000

2

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

2.200

2.600

1.700

65,4

1.600

2.000

3

Thuế BVMT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước

204.000

106.464

233.200

219,0

241.600

253.680

4

Thuế thu nhập doanh nghiệp

614.400

578.900

527.000

91,0

658.700

732.400

5

Thuế thu nhập cá nhân

341.000

529.800

540.000

101,9

520.000

600.000

6

Thuế tài nguyên

15.100

16.500

16.550

100,3

15.500

15.600

II

Các khoản phí, lệ phí

203.000

253.300

248.000

97,9

300.000

335.000

1

Lệ phí trước bạ

150.000

199.300

200.000

100,4

240.000

270.000

2

Các loại phí, lệ phí

53.000

54.000

48.000

88,9

60.000

65.000

III

Thu cổ tức, li nhuận được chia, li nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của NHNN

10.000

10.000

10.000

100,0

10.000

10.000

1

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế

10.000

10.000

10.000

100,0

10.000

10.000

2

Thu chênh lệch thu, chi của NHNN

 

 

 

 

 

 

IV

Các khoản thu về nhà đất

380.000

436.500

410.000

93,9

430.000

530.000

1

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5.000

6.600

5.000

75,8

5.000

5.000

2

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

-

150

-

-

-

-

3

Thu tiền cho thuê đất, mặt nước, mặt biển

25.000

74.200

25.000

33,7

25.000

25.000

4

Thu tiền sử dụng đất

350.000

355.400

380.000

106,9

400.000

500.000

6

Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

-

150

-

 

-

-

V

Thu khác

112.874

137.540

87.268

63,4

99.100

107.200

1

Thu cấp quyền khai thác khoáng sản

4.874

4.540

4.468

98,4

5.000

5.000

2

Thu bán tài sản nhà nước

 

 

 

 

 

 

3

Các khoản thu khác còn lại

108.000

133.000

82.800

107,1

94.100

102.200

VI

Thu xổ số kiến thiết

1.400.000

1.847.000

1.600.000

86,6

1.650.000

1.650.000

 

Mu biểu số 04

PHỤ LỤC IV

DỰ TOÁN CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch s 213/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm 2022

Dự kiến 03 năm kế hoạch

Dự toán BTC giao

Dự toán HĐND tỉnh quyết định

Đánh giá thực hiện

Năm dự toán 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

 

1

2

3

4

5

6

A

TNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

10.831.734

10.896.844

11.558.464

11.755.025

12.143.274

12.767.649

I

CHI CÂN ĐI NGÂN SÁCH

9.483.699

9.548.809

9.649.718

9.962.163

10.436.469

10.897.561

1

Chi đầu tư phát triển

2.476.490

2.441.490

2.385.790

2.641.605

2.860.983

2.973.781

1.2

Chi đầu tư phát triển còn lại (1-1.1)

2.476.490

2.441.490

2.385.790

2.641.605

2.860.983

2.973.781

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Chi đầu tư phát triển của các dự án phân theo nguồn vốn

2.476.490

2.441.490

2.385.790

2.641.605

2.860.983

2.973.781

a

Chi đầu tư XDCB vốn trong nước (1)

625.790

625.790

625.790

657.705

697.167

738.997

b

Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất

350.000

315.000

315.000

342.000

360.000

450.000

c

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.400.000

1.400.000

1.400.000

1.600.000

1.650.000

1.650.000

d

Chi đầu tư từ nguồn vay lại NSĐP

100.700

100.700

45.000

41.900

153.816

134.784

2

Chi thường xuyên

6.818.549

6.916.132

7.257.998

7.120.524

7.358.703

7.700.443

 

- Trong đó:

 

 

 

 

 

 

a

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.578.675

2.578.675

2.542.724

2.646.684

2.693.848

2.751.852

b

Chi khoa học và công nghệ

27.545

34.822

33.029

31.068

32.155

34.084

c

Quốc phòng

 

205.873

254.712

241.819

253.909

266.605

d

An ninh và trật tự an toàn xã hội

 

68.309

82.618

81.375

82.596

86.725

đ

Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

 

643.422

761.448

642.934

654.426

676.124

e

Sự nghiệp văn hóa và thông tin

 

62.441

62.330

78.012

80.743

83.690

g

Sự nghiệp phát thanh truyền hình

 

27.898

28.704

28.792

29.799

30.887

h

Sự nghiệp thể dục thể thao

 

36.409

36.162

37.383

38.691

40.103

i

Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

 

93.718

125.050

93.654

98.337

103.254

k

Các hoạt động kinh tế

 

1.377.033

1.344.957

1.414.801

1.464.319

1.577.448

l

Chi quản lý hành chính

 

1.233.110

1.222.868

1.238.698

1.326.658

1.416.546

m

Chi đảm bảo xã hội

 

485.259

684.511

514.100

530.363

556.881

n

Chi khác ngân sách

 

69.162

78.888

71.205

72.859

76.243

3

Chi trả nlãi do chính quyền địa phương vay

 

4.930

4.930

4.519

11.146

8.657

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5

Dự phòng ngân sách

187.660

185.257

 

194.514

204.637

213.679

6

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

 

 

 

 

 

 

II

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.348.035

1.348.035

1.076.479

1.792.862

1.706.805

1.870.088

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

256.716

256.716

256.716

308.465

73.968

73.968

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.091.319

1.091.319

819.763

1.484.397

1.632.837

1.796.120

III

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

100.700

100.700

45.000

41.900

153.816

134.784

IV

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

0

0

832.267

0

0

0

Ghi chú: (1) Đã bao gồm chi trả nợ gốc và chưa bao gồm chi từ nguồn bội chi ngân sách.

 

Mu biểu số 05

PHỤ LỤC V

KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch s 213/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm 2022

Dự toán 2023

So sánh năm 2023 với ƯTH năm 2022 (%)

Dự kiến năm 2024

Dự kiến năm 2025

D toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4=3/2

5

6

A

MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

794.375

950.861

882.294

92,79

934.940

1.010.776

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

100.700

45.000

41.900

93,11

153.816

134.784

C

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ N GC

 

 

 

 

 

 

I

Tng dư n đu năm

109.274

109.274

136.989

125,36

161.603

298.134

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kso với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

13,76

11,49

15,53

 

17,28

29,50

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

 

-

-

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1)

86.236

86.236

117.736

136,53

146.136

286.452

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

23.038

23.038

19.253

83,57

15.467

11.682

II

Trả ngốc vay trong năm

 

 

 

 

 

 

1

Ngốc phải trả phân theo nguồn vay

0

17.285

17.285

100,00

17.285

17.285

 

- Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

 

-

-

 

- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

-

13.500

13.500

100,00

13.500

13.500

 

- Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

0

3.785

3.785

100,00

3.785

3.785

2

Nguồn trả n

0

17.285

17.285

100,00

17.285

17.285

 

- Từ nguồn vay

 

 

 

 

-

-

 

- Bội thu ngân sách địa phương

-

3.785

3.785

100,00

3.785

3.785

 

- Tăng thu, tiết kiệm chi

-

13.500

13.500

100,00

13.500

13.500

 

- Kết dư ngân sách cấp tnh

-

-

-

 

-

-

III

Tổng mc vay trong năm

100.700

45.000

41.900

93,11

153.816

134.784

1

Theo mục đích vay

100.700

45.000

41.900

93,11

153.816

134.784

 

- Vay bù đp bội chi

100.700

45.000

41.900

 

153.816

134.784

 

- Vay trả nợ gốc

-

-

0

 

-

-

2

Theo nguồn vay

100.700

45.000

41.900

93,11

153.816

134.784

 

- Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

0

 

 

 

 

- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

100.700

45.000

41.900

93,11

153.816

134.784

 

- Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

0

0

IV

Tổng dư ncuối năm

209.974

136.989

161.603

117,97

298.134

415.633

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

26,43

14,41

18,32

 

31,89

41,12

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1)

186.936

117.736

146.136

124,12

286.452

407.736

2.1

Tiểu dự án 8 "Đầu tư cơ sở hạ tầng đphòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven bin tnh Cà Mau" sử dụng vn vay của WB

100.700

45.000

41.900

 

 

 

2.2

Dự án "Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến kênh Năm và kè phòng, chng sạt lbờ biển các đoạn xung yếu từ cửa bin sông Ông Đốc đến ca bin Bảy Háp, tnh Cà Mau" sử dụng vốn vay của Cơ Quan phát triển Pháp (AFD)

 

 

 

 

75.000

78.000

2.3

Dự án Phát triển thủy sản bền vững (SFID), vay vốn vay ưu đãi IBRD của WB

 

 

 

 

78.816

56.784

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

23.038

19.253

15.467

80,34

11.682

7.897

D

Trả n lãi, phí

4.930

4.930

4.519

91,67

11.146

8.657

* Ghi chú: (1) Chi tiết theo từng dự án

 

Mu biểu số 06

PHỤ LỤC VI

DỰ KIẾN NHU CẦU, NGUỒN VÀ SỐ BỔ SUNG CHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch s 213/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

NỘI DUNG

NĂM 2022

DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN TTgCP giao

ĐÁNH GIÁ THC HIN

KINH PHÍ TĂNG THÊM

NĂM 2023

NĂM 2024

NĂM 2025

A

B

1

2

3=2-1

4

5

6

I

Tổng chi quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp làm thêm giờ)

2.974.620

3.018.798

44.178

3.018.798

3.018.798

3.018.798

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

(1)

Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã được quyết định trước 31/12/2021

2.974.620

3.018.798

44.178

3.018.798

3.018.798

3.018.798

-

Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã dự kiến

2.974.620

3.018.798

44.178

3.018.798

3.018.798

3.018.798

-

Điều chỉnh quỹ tiền lương (bao gồm cả kinh phí còn thiếu của các năm trước)

0

0

0

0

0

0

(2)

Tổng chi quỹ lương do tăng tiền lương cơ sở

0

0

0

0

0

0

II

Tổng nguồn kinh phí thực hiện CCTL

152.292

498.084

345.792

171.642

171.642

171.642

(1)

10% tiết kiệm chi thường xuyên

152.292

152.292

0

152.292

152.292

152.292

(2)

50% tăng thu NSĐP

0

329.739

329.739

0

0

0

 

- 50% tăng thu NSĐP dự toán năm nay so năm trước

0

0

0

0

0

0

 

- 70% tăng thu NSĐP thực hiện năm trước so dự toán năm trước

0

329.739

329.739

0

0

0

(3)

Từ nguồn giá học phí

0

12.024

12.024

14.500

14.500

14.500

(4)

Từ nguồn giá viện phí

0

1.150

1.150

1.350

1.350

1.350

(5)

Thu sự nghiệp khác

0

2.879

2.879

3.500

3.500

3.500

III

Kinh phí đề xuất phải bổ sung hoặc chuyển nguồn

 

 

 

 

 

 

 



(1) Giảm so với cùng kỳ do năm 2022 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty kinh doanh sản phẩm khí khai thực hiện nộp thuế tập trung tại cơ quan quản lý thuế trụ sở chính theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ 01/01/2022.

(2) Bao gồm dự toán thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 của tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, với tổng kế hoạch vốn là 256,72 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư phát triển 184,09 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 72,63 tỷ đồng).

(3) Chưa bao gồm chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và Chương trình mục tiêu quốc gia từ nguồn NSTW.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2022 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 của tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 213/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Lâm Văn Bi
Ngày ban hành: 11/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [14]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2022 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 của tỉnh Cà Mau

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…