Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 182/KH-UBND

Cà Mau, ngày 16 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2025 - 2027 TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 49/2024/TT-BTC ngày 16/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025 - 2027;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025 - 2027 của địa phương với nội dung cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

1. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau 6 tháng đầu năm 2024

Năm 2024 là năm bứt phá để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: tình hình xung đột chính trị, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế giữa các nước lớn ngày càng gia tăng; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn ở mức cao. Trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ tình hình chính trị, kinh tế thế giới. Riêng đối với tỉnh Cà Mau, biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống người dân, tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng và đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau:

- Theo số liệu ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá so sánh) 6 tháng tăng 6,96% (cùng kỳ tăng 8,61%); trong đó, khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24% (cùng kỳ tăng 3,67%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,74% (cùng kỳ tăng 15,71%); khu vực dịch vụ tăng 7,66% (cùng kỳ tăng 8,04%); thuế sản phẩm tăng 10,9% (cùng kỳ tăng 1,87%).

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 11.960 tỷ đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 326.170 tấn, bằng 50% kế hoạch, tăng 1,6% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng tôm đạt 126.517 tấn, bằng 50% kế hoạch, tăng 0,2% so cùng kỳ.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế tăng 1,42% so với cùng kỳ. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như sau: sản lượng chế biến tôm đạt 99.562 tấn, bằng 49,8% kế hoạch, giảm 2,7% so cùng kỳ; sản lượng khí thương phẩm đạt 942 triệu m3, bằng 54,8% kế hoạch, tăng 5,8% so cùng kỳ; sản lượng LPG - Condensate đạt 76.925 tấn, bằng 57,2% kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ; sản lượng điện sản xuất đạt 3.505 triệu kWh, bằng 56,8% kế hoạch, tăng 4% so cùng kỳ; sản lượng phân bón đạt 667.547 tấn, bằng 64,3% kế hoạch, tăng 16,4% so cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 52.736 tỷ đồng, bằng 60,4% kế hoạch, tăng 19,3% so cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 604,2 triệu USD, bằng 48,3% kế hoạch, tăng 8,9% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 70 triệu USD, tăng 45,1% so cùng kỳ; trong đó, nhập khẩu hàng thủy sản đạt 15 triệu USD, tăng 1,9% so cùng kỳ; nhập khẩu hàng hóa khác đạt 55 triệu USD, tăng 64,1% so cùng kỳ.

- Phương tiện thông qua bến xe 42.112 lượt; hành khách thông qua bến 1.141.812 lượt; hàng hóa thông qua Bến xếp dỡ Cà Mau 6.947 tấn; phương tiện bỏ tài cử 19.528 lượt; vi phạm an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông: 30 vụ; tổng doanh thu 11,5 tỷ đồng. Phương tiện thông qua bến tàu 1.461 lượt, hành khách thông qua bến tàu 5.668 lượt, hàng hóa thông qua 2.958 tấn, doanh thu: 0,15 tỷ đồng.

- Thu ngân sách đạt 3.052,7 tỷ đồng, bằng 57,2% dự toán, tăng 14,5% so cùng kỳ; chi ngân sách đạt 5.025,7 tỷ đồng, bằng 40% dự toán, giảm 8,3% so cùng kỳ.

- Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 đạt 1.612,6 tỷ đồng, bằng 30,8% kế hoạch, cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (khoảng 28%), cùng kỳ năm 2023 giải ngân 1.837,5 tỷ đồng, bằng 38,2% kế hoạch.

- Lũy kế từ đầu năm đến nay có 250 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 1.345 tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký 5,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; giảm 15,2% về số lượng doanh nghiệp và tăng quy mô vốn bình quân đăng ký mỗi doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2023[1]. Đồng thời, đã thu hút 10 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký 2.175,8 tỷ đồng.

- Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt.

+ Hoạt động du lịch những tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao, công tác truyền thông, quảng bá kích cầu du lịch nội địa thông qua các nền tảng số được đẩy mạnh. Tổ chức thành công nhiều chương trình, sự kiện và các hoạt động trong Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2024”. Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu hút khoảng 1.229.354 lượt khách du lịch, bằng 52% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ; tổng thu du lịch đạt 1.644,3 tỷ đồng, bằng 47,3% kế hoạch, tăng 8,2% so cùng kỳ.

+ Cơ sở vật chất trường học, thiết bị dạy học được trang bị cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học; đảm bảo chỉ tiêu về cơ sở vật chất trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Các đơn vị trường học quan tâm đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin theo hướng cơ bản đồng bộ, hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 381/493 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 77,3%. Đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2024 bảo đảm theo đúng quy định.

+ Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động được đẩy mạnh. Công tác giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ xã hội và bình đẳng giới được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

- Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, số vụ tai nạn giao thông giảm so cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá (ước 6 tháng tăng 6,96%). Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục ổn định và phát triển; một số ngành, lĩnh vực quan trọng đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm và tăng trưởng so cùng kỳ[2]; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19,3%; thu ngân sách tăng 14,5%, giải quyết việc làm tăng 12%; hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách du lịch tăng 0,7% và doanh thu du lịch tăng 8,2%. Số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương giảm so cùng kỳ; quốc phòng an ninh tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo...

Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như: mặc dù tốc độ tăng trưởng đạt khá[3] nhưng chưa xuất hiện các yếu tố mới, sản phẩm mới đóng góp cho tăng trưởng; hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn; nguồn nguyên liệu tôm không ổn định; số doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn cùng kỳ; chưa thu hút được doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm; giải ngân vốn đầu tư công chậm so với kế hoạch; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, sạt lở đất…

2. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách 06 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2024

2.1. Thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tổng thu NSNN 5.336 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 5.230 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 106 tỷ đồng.

a) Tình hình thu NSNN 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2024

Thực hiện thu 6 tháng đầu năm là là 3.052,70 tỷ đồng, đạt 57,21% dự toán, tăng 14,46% so cùng kỳ (2.667,04 tỷ đồng). Trong đó: thu nội địa 2.934,85 tỷ đồng, đạt 56,12% dự toán, tăng 12,56% so cùng kỳ (2.607,28 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 117,85 tỷ đồng, đạt 111,18% dự toán, tăng 97,22% so cùng kỳ (59,76 tỷ đồng).

Về nguồn thu: có 15/18 nguồn thu đạt trên 50% dự toán. Trong đó, một số nguồn thu đạt cao như: thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý đạt 57,83% dự toán; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 106,35% dự toán; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 56,56% dự toán; thuế thu nhập cá nhân đạt 56,29% dự toán; thu phí, lệ phí đạt 78,54% dự toán; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đạt 109,22% dự toán; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả xổ số điện toán) đạt 60,97% dự toán; thu khác ngân sách đạt 82,01% dự toán; thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế đạt 155,78% dự toán; thu từ khu vực biển đạt 183,22% dự toán,... Bên cạnh đó, vẫn còn 03 nguồn thu đạt thấp so với dự toán; trong đó, nguồn thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 22,49% dự toán.

Ước thực hiện cả năm 2024 là 5.412,80 tỷ đồng, đạt 101,44% dự toán, bằng 94,17% so với cùng kỳ (5.747,76 tỷ đồng). Trong đó: thu nội địa 5.232,80 tỷ đồng, đạt 100,05% dự toán, bằng 93,81% so với cùng kỳ (5.578,30 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 180 tỷ đồng, đạt 169,81% dự toán, bằng 106,22% so với cùng kỳ (169,46 tỷ đồng).

b) Đánh giá nguyên nhân tác động tăng, giảm thu ngân sách năm 2024

* Thuận lợi cơ bản tác động tăng thu:

- Công tác thu ngân sách luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Ngành Thuế đã tập trung triển khai thực hiện tốt công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 19/01/2024; đồng thời, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán thu hàng quý kịp thời cho từng đơn vị, phù hợp với nguồn thu thực tế phát sinh để các đơn vị chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành thu ngân sách đạt kết quả cao nhất.

- Tình hình kinh tế của tỉnh phục hồi tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng so cùng kỳ như: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp được phục hồi; một số dự án điện gió đi vào vận hành thương mại góp phần tăng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN 6 tháng đầu năm có mức tăng trưởng tốt: thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu từ Cụm Khí - Điện - Đạm,...

* Khó khăn ảnh hưởng giảm thu

- Thu tiền sử dụng đất ước thực hiện cả năm 2024 đạt 400 tỷ đồng bằng 57% dự toán, do nguồn thu này trong 6 tháng đầu năm chỉ phát sinh từ hộ, cá nhân và trên địa bàn tỉnh, chưa phát sinh dự án mới phải nộp tiền sử dụng đất.

- Một số công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh dự kiến không phát sinh nộp thuế TNDN trong năm, dẫn đến ước giảm thu khoảng 50 tỷ đồng từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Thực hiện một số chính sách[4] của Trung ương hỗ trợ người nộp thuế ảnh hưởng giảm thu NSNN, với tổng số tiền giảm khoảng 273 tỷ đồng.

2.2. Chi ngân sách địa phương (NSĐP)

Năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua tổng chi NSĐP là 12.579,86 tỷ đồng. Trong đó: chi cân đối ngân sách 11.213,80 tỷ đồng; chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ 1.366,06 tỷ đồng. Thực hiện chi đến ngày 30/6/2024 là 5.025,74 tỷ đồng, đạt 39,95% dự toán, bằng 91,73% so với cùng kỳ (5.479,11 tỷ đồng), cụ thể một số lĩnh vực chi:

a) Chi đầu tư phát triển: 958,70 tỷ đồng/3.211,46 tỷ đồng, đạt 29,85% kế hoạch vốn, đạt 33,21% kế hoạch vốn đã phân khai chi tiết, bằng 90,74% so với cùng kỳ (1.056,53 tỷ đồng). Trong đó:

- Chi từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 299,11 tỷ đồng/674,56 tỷ đồng, đạt 44,34% kế hoạch vốn;

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 123,70 tỷ đồng/700 tỷ đồng, đạt 17,67% kế hoạch vốn, đạt 32,97% kế hoạch vốn đã phân khai chi tiết;

- Chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết 524,54 tỷ đồng/1.820 tỷ đồng, đạt 28,82% kế hoạch vốn;

- Chi đầu tư từ nguồn vay lại của ngân sách địa phương 11,36 tỷ đồng/16,90 tỷ đồng, đạt 67,19% kế hoạch.

Tiến độ giải ngân Kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 19/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Nguyên nhân chủ yếu do: một số dự án lớn, quan trọng của tỉnh còn vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong quá trình lựa chọn nhà thầu[5]; Kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất giải ngân thực tế theo tiến độ thu tiền sử dụng đất cấp tỉnh, do đó làm ảnh hưởng chung đến tiến độ giải ngân; kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số: 348/QĐ-UBND ngày 28/02/2024, 385/QĐ-UBND ngày 04/3/2024, 390/QĐ-UBND ngày 05/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; hiện nay, các đơn vị được phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đang triển khai các bước hồ sơ thủ tục để đảm bảo điều kiện triển khai, nên chưa giải ngân được kế hoạch vốn đã bố trí; tình hình khan hiếm vật liệu xây dựng, tình hình sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng ngọt gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình;...

b) Chi thường xuyên: 3.695,53 tỷ đồng/8.023,63 tỷ đồng, đạt 46,06% dự toán, bằng 104,69% so cùng kỳ (3.529,85 tỷ đồng). Trong đó:

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.412,11 tỷ đồng/2.969,60 tỷ đồng[6], đạt 47,55% dự toán.

- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ 21,25 tỷ đồng/34,66 tỷ đồng, đạt 61,32% dự toán.

- Chi các hoạt động kinh tế ước thực hiện 359,53 tỷ đồng/1.483,95 tỷ đồng[7], đạt 24,23% dự toán.

Chi không đạt bình quân so với dự toán năm chủ yếu do chi các hoạt động kinh tế chỉ đạt 24,23% dự toán, nguyên nhân do các gói thầu sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên trên 100 triệu đồng thực hiện lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu rộng rãi theo quy định của Luật đấu thầu năm 2023, do đó trình tự, thủ tục sẽ kéo dài thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề bằng 44,07% dự toán năm, nguyên nhân do nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức chưa giải ngân được[8];...

c) Chi trả lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 1,65 tỷ đồng/2,5 tỷ đồng, đạt 65,91% dự toán.

d) Chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 367,87 tỷ đồng/1.117,34 tỷ đồng, đạt 32,92% dự toán, bằng 57,65% so với cùng kỳ (638,07 tỷ đồng). Trong đó: chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 3,14 tỷ đồng/331,99 tỷ đồng, đạt 0,94% dự toán (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 1,02 tỷ đồng/198,64 tỷ đồng, đạt 0,51% dự toán; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 0,82 tỷ đồng/47,88 tỷ đồng, đạt 1,70% dự toán; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 1,30 tỷ đồng/85,48 tỷ đồng, đạt 1,52% dự toán).

Nhìn chung, tình hình thực hiện chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2024 không đạt so với bình quân dự toán giao; tuy nhiên, đến nay các dự án, công trình đã hoàn thành các bước trình tự thủ tục đầu tư và trong giai đoạn thực hiện giải ngân. Từ đó, ước thực hiện chi ngân sách địa phương năm 2024 là 12.251,69 tỷ đồng/12.579,86 tỷ đồng, đạt 97,39% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.918,01 tỷ đồng/3.211,46 tỷ đồng, đạt 90,86% dự toán Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao; chi thường xuyên là 7.974,76 tỷ đồng/7.774,90 tỷ đồng, đạt 102,57% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và bằng 104,70% dự toán Trung ương giao (7.616,83 tỷ đồng).

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 03 NĂM 2025- 2027, CƠ CẤU THU, CHI VÀ KHUNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỔNG THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 03 NĂM 2025 - 2027

1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2025

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng 6,0%[9].

- GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 87,7 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế: ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 30,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,4%; dịch vụ chiếm 33,8%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,7%.

- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 chiếm từ 29,13% GRDP.

- Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 37.705 người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới) hàng năm giảm 0,6%.

- Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 80%.

2. Cơ cấu thu, chi và khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương 03 năm 2025 - 2027

2.1. Thu ngân sách nhà nước

Dự kiến tổng thu NSNN trên địa bàn, thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu cân đối ngân sách theo sắc thuế 03 năm 2025 - 2027 như Mẫu biểu số 02, 03 đính kèm.

2.2. Chi ngân sách địa phương

a) Chi đầu tư phát triển

- Trên cơ sở tình hình thực hiện các dự án đầu tư năm 2024, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 03 năm 2025 - 2027 phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030. Phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công.

- Việc phân bổ vốn phải đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau: Bố trí đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước theo quy định của pháp luật (nếu còn); Bố trí đủ vốn cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; Bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2025 nhưng chưa được bố trí đủ vốn, các dự án hoàn thành năm 2025, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tham gia vào các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đối với dự án hoàn thành trước năm 2025 nhưng chưa được bố trí đủ vốn, dự án hoàn thành trong năm 2025, trường hợp không còn nhu cầu vốn, đề nghị đơn vị được bố trí vốn có văn bản cam kết không tiếp tục bố trí vốn cho các dự này trong các năm tiếp theo, đồng thời cam kết hoàn thành dự án, bàn giao, đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ, mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định; Bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Bố trí vốn cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; Bố trí đủ vốn theo tiến độ cho dự án đường ven biển, dự án trọng điểm, các dự án đường liên vùng của địa phương; Bố trí vốn theo tiến độ được phê duyệt cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

- Dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2024 được Hội đồng nhân dân tỉnh giao 3.211,46 tỷ đồng. Dự kiến bố trí chi đầu tư phát triển giai đoạn 2025 - 2027 chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.

b) Chi thường xuyên

- Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên năm 2026 và năm 2027 xác định tăng trên cơ sở khả năng tăng thu cân đối NSĐP được hưởng theo phân cấp.

- Dự toán chi thường xuyên năm 2024 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 7.774,904 tỷ đồng. Dự kiến bố trí chi thường xuyên giai đoạn 2025 - 2027 chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.

2.3. Khung cân đối ngân sách tổng thể địa phương 03 năm 2025 - 2027

Để đảm bảo cân đối ngân sách hàng năm nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025 - 2027, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định khung cân đối NSĐP 03 năm 2025 - 2027 như các Mẫu biểu kèm theo.

(Chi tiết theo các Mẫu biểu số 01, 02, 03, 04, 05, 06 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

III. DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NSĐP VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 03 NĂM 2025 - 2027

1. Dự báo những tác động đến thu, chi ngân sách

a) Thu ngân sách nhà nước

- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2025 - 2027 có nhiều chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá.

- Công tác thu NSNN được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, kịp thời của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thuế, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp, doanh nhân và người nộp thuế; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, các cấp, cùng với sự quyết tâm phấn đấu của ngành Thuế tỉnh Cà Mau đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

- Cục Thuế tỉnh Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp quản lý thu, tập trung chỉ đạo khai thác nguồn thu, chống thất thu và xử lý thu hồi nợ đọng... để bù đắp số thuế thiếu hụt do thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế.

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thuế phát sinh đạt khá so dự toán, nguyên nhân: tình hình kinh tế của tỉnh đã phục hồi tốt sau dịch và các dự án điện gió đi vào hoạt động trong các năm tới sẽ làm tăng thu từ nguồn này và tăng quy mô thu của địa phương.

- Một số dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn đã được đẩy nhanh tiến độ (đường Cao Tốc Cà Mau - Cần Thơ) là điều kiện để ngành Thuế khai thác nguồn thu, tăng thu cho NSNN.

- Nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doang nghiệp, thúc đẩy doang nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN.

- Bên cạnh những thuận lợi, theo dự báo, nền kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Việc thực hiện một số chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân cũng làm ảnh hưởng giảm thu ngân sách địa phương.

b) Chi ngân sách địa phương

- Cà Mau là tỉnh chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách, hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối tương đối lớn từ ngân sách trung ương (hơn 50%) để đảm bảo các nhiệm vụ chi, nên chưa thể chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, là tỉnh có điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn nhất trong các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, sạt lở bờ biển, bờ sông, sụp lún đất, cách xa các trung tâm kinh tế lớn, hạ tầng giao thông kết nối yếu kém, địa hình chia cắt bởi sông rạch chằng chịt, nền đất thấp và yếu, suất đầu tư cao hơn nhiều so với các tỉnh lân cận; đặc biệt các năm gần đây tình trạng hạn hán gây sụp lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến lộ giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Do đó, hàng năm ngân sách tỉnh Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối, bố trí thêm nguồn lực để thực hiện duy tu, sửa chữa các công trình giao thông, xử lý ngập úng các tuyến đường trong đô thị, chỉnh trang, phát triển đô thị,... đảm bảo hạ tầng cơ sở phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Mặt khác, do mật độ dân cư có tính phân tán cao, dân cư sinh sống rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã  hội,... Từ đó, địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ chi thường xuyên.

- Để tăng chi đầu tư phát triển của địa phương thì nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất là rất quan trọng. Tuy nhiên, dự toán nguồn thu từ xổ số kiến thiết mỗi năm đều tăng sát với tình hình thực tế, trong khi nguồn thu tiền sử dụng đất thì không bền vững vì quỹ đất giảm dần theo thời gian, dẫn đến trong tương lai tỷ lệ thu tiền sử dụng đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.

2. Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027

Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và những thách thức được dự báo cho giai đoạn 03 năm 2025 - 2027, để hoàn thành kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027 của tỉnh, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập trung vào các giải pháp sau:

2.1. Thu ngân sách nhà nước

- Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các giải pháp điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô; các ngành, các cấp tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu NSNN. Phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN giai đoạn 2025 - 2027.

- Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân có thêm nguồn lực tài chính đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn tăng thu NSNN. Đối với nguồn thu từ đất đai là nguồn thu còn tiềm năng lớn nhưng vướng về cơ chế chính sách cần được tháo gỡ kịp thời. Các các sở, ban ngành có liên quan phối hợp tham mưu cho các cấp tổ chức tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các dự án, xử lý kịp thời các khoản liên quan đến đất đai vào NSNN,...

- Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tập trung vào các khu vực kinh tế để có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời và theo dõi sát nguồn thu lớn như: thu thuế phát sinh của cụm Khí - Điện - Đạm, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu hoạt động xổ số kiến thiết,... Rà soát các khoản thu ngân sách bị sụt giảm do chính sách, tác động của nền kinh tế để lập kế hoạch khai thác từng nguồn thu bù nhằm huy động kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định.

- Thực hiện quyết liệt công tác quản lý thu: Tình hình kinh tế năm 2025 và các năm 2025-2027 được dự báo sẽ còn nhiều rủi ro, khó lường, ngành Thuế triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, chống thất thu, trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu trên các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế như: giao dịch liên kết, chuyển nhượng vốn, thương mại điện tử, hoàn thuế GTGT, gian lận sử dụng HĐĐT, kinh doanh dịch vụ,...

- Tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật; tổ chức đôn đốc thu ngay các khoản nợ mới phát sinh, đảm bảo số nợ thông thường không vượt mức quy định của Tổng cục Thuế giao. Quản lý hoàn thuế, đảm bảo thực hiện hoàn thuế đúng đối tượng quy định, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ theo đúng quy định.

2.2. Chi ngân sách địa phương

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chức lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. Tăng cường công tác quản lý nợ chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình chậm tiến độ phải kịp thời điều chuyển vốn.

- Quản lý chi ngân sách địa phương theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Triệt để tiết kiệm các khoản thường xuyên, đặc biệt là chi mua sắm tài sản công, đi công tác trong nước và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát,...; đảm bảo kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tập trung đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và các chính sách an sinh xã hội gắn với tiền lương.

Trên đây là Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025 - 2027 của tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước khu vực V, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Kiểm toán nhà nước khu vực V (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- Các Sở: KH&ĐT, TC;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT, Ktr105/8.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

Mẫu biểu số 01

DỰ BÁO

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2025 – 2027
(Kèm theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 16/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm hiện hành 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Kế hoạch

Ước thực hiện

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Tổng sản phẩm trong nước của địa phương (GRDP) giá hiện hành

Tỷ đồng

91.855

91.855

99.559

99.559

99.559

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

7,00

7,00

7,00

7,00

7,00

3

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

30,70

30,70

30,00

30,00

30,00

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

31,70

31,70

31,60

31,60

31,60

 

- Dịch vụ

%

33,70

33,70

34,50

34,50

34,50

 

- Thuế NK, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

%

 

 

 

 

 

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

104,92

104,97

105,07

105,28

5

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Tỷ đồng

26.800

26.800

29.800

29.800

29.800

 

Tỷ lệ so với GRDP

%

29,2

29,2

29,9

 

 

6

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

1.250

1.250

1.250

1.300

1.360

 

Tốc độ tăng trưởng

%

 

 

0,00

4,00

4,62

7

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

144

144

185

200

220

 

Tốc độ tăng trưởng

%

 

 

28,50

8,10

10,00

8

Dân số

Triệu người

1,209

1,209

1,211

1,213

1,216

9

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu đồng

4,796

4,796

5,443

6,150

6,765

10

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

0,4

0,4

0,3

0,3

0,3

11

Tỷ lệ hộ nghèo

%

1,2

1,2

0,9

0,9

0,9

12

Giáo dục, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

- Số giáo viên

Người

16.888

16.888

17.056

17.056

17.056

 

- Số học sinh

Người

173.793

173.793

180.743

189.780

195.473

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh dân tộc nội trú

Người

695

695

724

760

782

 

+ Học sinh bán trú

Người

25.225

25.225

26.485

27.280

28.098

 

+ Đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định

Người

 

37.120

33.731

33.731

33.731

 

- Số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề công lập do địa phương quản lý

Trường

3

3

3

3

3

13

Y tế:

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở khám chữa bệnh

Cơ sở

115

115

115

115

115

 

- Số giường bệnh

Giường

4.157

4.157

4.437

4.617

4.727

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Giường bệnh cấp tỉnh

Giường

2.940

2.940

3.160

3.340

3.440

 

+ Giường bệnh cấp huyện

Giường

610

610

670

670

680

 

+ Giường phòng khám khu vực

Giường

170

170

170

170

170

 

+ Giường y tế xã phường

Giường

437

437

437

437

437

 

- Số đối tượng mua BHYT

 

 

 

 

 

 

 

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

Người

105.524

105.562

106.424

106.924

107.424

 

+ Đối tượng bảo trợ xã hội

Người

 

43.260

43.737

43.737

43.737

 

+ Người thuộc hộ nghèo

Người

 

12.606

10.284

8.784

7.284

 

+ Người DTTS sống vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống vùng KT-XH ĐBKK, xã đảo, thị trấn đảo

Người

 

183.905

185.279

232.646

235.173

 

+ Người hiến bộ phận cơ thể

Người

23

28

30

35

38

 

+ Học sinh, sinh viên

Người

 

136.333

151.298

151.298

151.298

 

+ Đối tượng cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong

Người

 

21.245

21.813

21.813

21.813

 

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

Người

 

7.292

6.452

6.175

5.675

 

+ Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình

Người

40

40

45

50

55


Mẫu biểu số 02

BIỂU TỔNG HỢP

DỰ TOÁN THU NSNN NĂM GIAI ĐOẠN 2025 – 2027
(Kèm theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 16/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm hiện hành 2024

Dự kiến 03 năm kế hoạch

Dự toán BTC giao

Dự toán HĐND tỉnh quyết định

Đánh giá thực hiện

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

A

B

1

2

3

4

5

6

 

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III)

5.336.000

5.336.000

5.412.800

5.527.000

5.859.000

6.167.000

I

THU NỘI ĐỊA

5.230.000

5.230.000

5.232.800

5.375.000

5.700.000

6.000.000

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý

611.000

611.000

640.000

642.000

650.000

700.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

322.500

322.500

336.000

328.000

350.000

385.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

284.000

284.000

300.000

310.000

295.000

310.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

4.500

4.500

4.000

4.000

5.000

5.000

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý

72.000

72.000

74.000

78.000

80.000

90.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

36.500

36.500

36.500

38.500

40.000

47.500

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

28.000

28.000

30.000

32.000

32.500

35.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

500

500

500

500

500

500

 

- Thuế tài nguyên

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

35.000

35.000

43.000

43.000

45.000

50.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

18.900

18.900

17.950

21.950

19.900

21.900

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

16.050

16.050

25.000

21.000

25.000

28.000

 

- Thu từ khí thiên nhiên

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

50

50

50

50

100

100

 

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

 

 

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

640.000

640.000

645.000

678.000

680.000

720.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

450.800

450.800

467.300

490.300

470.600

509.200

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

182.000

182.000

170.000

180.000

200.000

200.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.200

1.200

1.500

1.500

1.800

2.500

 

- Thuế tài nguyên

6.000

6.000

6.200

6.200

7.600

8.300

5

Lệ phí trước bạ

165.000

165.000

170.000

182.000

200.000

220.000

6

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

60

50

 

 

7

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

7.500

7.500

7.510

7.800

8.000

10.000

8

Thuế thu nhập cá nhân

570.000

570.000

580.000

600.000

600.000

620.000

9

Thuế bảo vệ môi trường

275.000

275.000

320.000

415.000

520.000

550.000

 

- Thu từ hàng hóa nhập khẩu

110.000

110.000

128.000

166.000

208.000

220.000

 

- Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

165.000

165.000

192.000

249.000

312.000

330.000

10

Phí, lệ phí

75.000

75.000

90.000

95.000

85.000

90.000

 

Bao gồm:  - Phí, lệ phí do CQNN Trung ương thu

25.000

25.000

35.000

37.000

32.000

35.000

 

- Phí, lệ phí do CQNN địa phương thu

50.000

50.000

55.000

58.000

53.000

55.000

11

Tiền sử dụng đất

700.000

700.000

400.000

500.000

550.000

600.000

 

- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc TW quản lý

 

 

 

 

 

 

 

- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý

700.000

700.000

400.000

500.000

550.000

600.000

12

Thu tiền thuê đất, mặt nước

23.000

23.000

32.000

25.000

25.000

26.000

13

Thu tiền sử dụng khu vực biển

13.000

13.000

30.000

13.000

18.000

20.000

 

Trong đó:  - Thuộc thẩm quyền giao của Trung ương

2.000

2.000

18.000

2.000

4.000

5.000

 

- Thuộc thẩm quyền giao của địa phương

11.000

11.000

12.000

11.000

14.000

15.000

14

Thu từ bán tài sản nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Do Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

- Do địa phương

 

 

 

 

 

 

15

Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Do Trung ương xử lý

 

 

 

 

 

 

 

- Do địa phương xử lý

 

 

 

 

 

 

16

Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

500

500

200

130

 

 

17

Thu khác ngân sách

210.000

210.000

280.000

280.000

265.000

284.000

 

Trong đó: Thu khác ngân sách Trung ương

134.000

134.000

150.000

150.000

180.000

190.000

18

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

3.000

3.000

3.000

3.000

4.000

5.000

 

Trong đó: - Giấy phép do Trung ương cấp

790

790

700

700

1.000

1.000

 

- Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp

2.210

2.210

2.300

2.300

3.000

4.000

19

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

 

 

30

20

 

 

20

Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (địa phương hưởng 100%)

10.000

10.000

18.000

13.000

10.000

15.000

21

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả hoạt động xổ số điện toán)

1.820.000

1.820.000

1.900.000

1.800.000

1.960.000

2.000.000

II

THU TỪ DẦU THÔ

 

 

 

 

 

 

III

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

106.000

106.000

180.000

152.000

159.000

167.000

Mẫu biểu số 03

DỰ KIẾN

THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2025 – 2027
(Kèm theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 16/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm hiện hành 2024

Dự kiến dự toán năm 2025

So sánh năm 2025 với ƯTH năm 2024

Dự kiến năm 2026

Dự kiến năm 2027

Dự toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4=3/2

5

6

 

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III)

4.958.210

4.901.100

5.019.300

102,4

5.275.000

5.549.000

I

Các khoản thu từ thuế

2.093.000

2.174.000

2.290.000

105,3

2.367.000

2.510.000

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước

828.700

857.750

878.750

102,4

880.500

963.600

2

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

1.700

2.000

2.000

100,0

2.300

3.000

3

Thuế BVMT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước

165.000

192.000

249.000

129,7

312.000

330.000

4

Thuế thu nhập doanh nghiệp

510.050

525.000

543.000

103,4

552.500

573.000

5

Thuế thu nhập cá nhân

570.000

580.000

600.000

103,4

600.000

620.000

6

Thuế tài nguyên

17.550

17.250

17.250

100,0

19.700

20.400

II

Các khoản phí, lệ phí

215.000

225.000

240.000

106,7

253.000

275.000

1

Lệ phí trước bạ

165.000

170.000

182.000

107,1

200.000

220.000

2

Các loại phí, lệ phí

50.000

55.000

58.000

105,5

53.000

55.000

III

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của NHNN

10.000

18.000

13.000

72,2

10.000

15.000

1

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế

10.000

18.000

13.000

72,2

10.000

15.000

2

Thu chênh lệch thu, chi của NHNN

 

 

 

 

 

 

IV

Các khoản thu về nhà đất

731.000

439.770

532.980

121,2

583.000

636.000

1

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

7.500

7.510

7.800

103,9

8.000

10.000

2

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

-

60

50

-

-

-

3

Thu tiền cho thuê đất, mặt nước, mặt biển

23.000

32.000

25.000

78,1

25.000

26.000

4

Thu tiền sử dụng đất

700.000

400.000

500.000

125,0

550.000

600.000

6

Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

500

200

130

 

-

-

V

Thu khác

89.210

144.330

143.320

99,3

102.000

113.000

1

Thu cấp quyền khai thác khoáng sản

2.210

2.300

2.300

100,0

3.000

4.000

2

Thu bán tài sản nhà nước

 

 

 

 

 

 

3

Các khoản thu khác còn lại

87.000

142.030

141.020

107,1

99.000

109.000

VI

Thu xổ số kiến thiết

1.820.000

1.900.000

1.800.000

94,7

1.960.000

2.000.000

 

Mẫu biểu số 04

DỰ TOÁN

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2025 – 2027
(Kèm theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 16/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm 2024

Dự kiến 03 năm kế hoạch

Dự toán BTC giao

Dự toán HĐND tỉnh quyết định

Đánh giá thực hiện

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

A

B

1

2

3

4

5

6

A

TỔNG CHI NSĐP

12.420.092

12.579.860

12.251.691

17.556.409

17.963.539

18.658.934

I

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

11.054.029

11.213.797

10.896.264

12.899.036

13.577.594

14.272.989

 

Trong đó: Chi cân đối NSĐP tính tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP

11.037.129

11.196.897

10.872.815

12.867.536

13.509.180

14.168.310

1

Chi đầu tư phát triển

3.211.460

3.211.460

2.918.009

3.022.748

3.318.049

3.496.089

1.1

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, DVCI do NN đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

0

0

0

0

0

0

1.2

Chi đầu tư phát triển còn lại (1-1.1)

3.211.460

3.211.460

2.918.009

3.022.748

3.318.049

3.496.089

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

a

Chi đầu tư XDCB vốn trong nước (1)

674.560

674.560

674.560

691.248

739.635

791.410

b

Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất

700.000

700.000

400.000

500.000

550.000

600.000

c

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.820.000

1.820.000

1.820.000

1.800.000

1.960.000

2.000.000

d

Chi đầu tư từ nguồn vay lại của ngân sách địa phương

16.900

16.900

23.449

31.500

68.414

104.679

2

Chi thường xuyên

7.616.826

7.774.904

7.974.755

9.476.324

9.985.301

10.489.451

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

-

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.920.930

2.953.840

2.824.220

3.959.905

4.157.901

4.365.796

-

Chi khoa học và công nghệ

29.802

34.656

34.656

56.299

59.114

61.183

3

Chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay

4.000

2.500

2.500

3.000

3.000

3.000

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5

Dự phòng ngân sách

220.743

223.933

 

256.919

270.244

283.449

6

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

 

 

 

139.045

 

0

B

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG

1.366.063

1.366.063

1.355.427

4.657.373

4.385.945

4.385.945

1

Chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.034.070

1.034.070

1.023.434

4.305.204

4.033.776

4.033.776

2

Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

331.993

331.993

331.993

352.169

352.169

352.169

C

BỘI CHI NSĐP

16.900

16.900

23.449

31.500

68.414

104.679

D

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU CỦA NSĐP

0

0

 

0

0

0

Ghi chú: (1) Đã bao gồm chi trả nợ gốc 13.500 triệu đồng.


Mẫu biểu số 05

KẾ HOẠCH

VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2025 – 2027
(Kèm theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 16/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm 2024

Dự toán 2025

DT 2025 với UTH 2024 (%)

Dự kiến năm 2026

Dự kiến năm 2027

Dự toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4=3/2

5

6

A

MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

991.642

980.220

1.003.860

102,41

1.055.000

1.109.800

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

41.900

21.000

31.500

150,00

68.414

104.679

C

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

154.608

154.608

160.772

103,99

174.986

226.115

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

15,59

15,77

16,02

 

16,59

20,37

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

 

-

-

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1)

142.926

142.926

152.875

106,96

170.875

225.789

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

11.682

11.682

7.897

67,60

4.111

326

II

Trả nợ gốc vay trong năm

 

 

 

 

 

 

1

Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay

0

17.285

17.285

100,00

17.285

13.826

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

 

-

-

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

13.500

13.500

13.500

100,00

13.500

13.500

-

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

0

3.785

3.785

100,00

3.785

326

2

Nguồn trả nợ

13.500

17.285

17.285

100,00

17.285

13.826

-

Từ nguồn vay

-

-

-

 

-

-

-

Bội thu ngân sách địa phương

-

3.785

3.785

100,00

3.785

326

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

-

-

-

 

-

-

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

-

-

-

 

-

-

-

Nguồn khác (nguồn XDCB tập trung)

13.500

13.500

13.500

100,00

13.500

13.500

III

Tổng mức vay trong năm

16.900

23.449

31.500

134,33

68.414

104.679

1

Theo mục đích vay

16.900

23.449

31.500

134,33

68.414

104.679

-

Vay bù đắp bội chi

16.900

23.449

31.500

 

68.414

104.679

-

Vay trả nợ gốc

-

-

0

 

-

-

2

Theo nguồn vay

16.900

23.449

31.500

134,33

68.414

104.679

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

16.900

23.449

31.500

134,33

68.414

104.679

-

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

0

0

IV

Tổng dư nợ cuối năm

158.008

160.772

174.986

108,84

226.115

316.968

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

15,93

16,40

17,43

 

21,43

28,56

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1)

146.326

152.875

170.875

111,77

225.789

316.968

2.1

Tiểu dự án 8 "Đầu tư cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau" sử dụng vốn vay của WB

16.900

23.449

 

 

 

 

2.2

Dự án " Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau" sử dụng vốn vay của Cơ Quan phát triển Pháp (AFD)

 

 

30.000

 

60.000

63.000

2.3

Dự án Phát triển thủy sản bền vững (SFDP), vay vốn vay ưu đãi IBRD của WB

 

 

1.500

 

6.000

10.640

2.4

Dự án đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau, dụ kiến vay NH XNK Hàn Quốc (KEXIM)

 

 

 

 

2.414

31.039

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

11.682

7.897

4.111

52,07

326

0

D

Trả nợ lãi, phí

2.500

2.500

3.000

120,00

3.000

3.000

 

Mẫu biểu số 06

DỰ KIẾN

NHU CẦU, NGUỒN VÀ SỐ BỔ SUNG CHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 16/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

NĂM 2024

DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN TTgCP giao

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

KINH PHÍ TĂNG THÊM

NĂM 2025

NĂM 2026

NĂM 2027

A

B

1

2

3=2-1

4

5

6

I

Tổng chi quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp làm thêm giờ)

3.515.508

4.773.996

629.244

6.379.540

5.262.146

5.262.146

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

(1)

Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã được quyết định trước 31/12/2024

3.515.508

4.144.752

629.244

5.262.146

5.262.146

5.262.146

-

Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã dự kiến

3.515.508

4.144.752

629.244

5.262.146

5.262.146

5.262.146

-

Điều chỉnh quỹ tiền lương (bao gồm cả kinh phí còn thiếu của các năm trước)

0

0

0

0

0

0

(2)

Tổng chi quỹ lương do tăng tiền lương cơ sở

0

629.244

0

1.117.394

0

0

II

Tổng nguồn kinh phí thực hiện CCTL

181.720

934.036

752.316

93.312

354.481

354.481

1

10% tiết kiệm chi thường xuyên

174.149

174.149

0

174.149

174.149

174.149

2

50% tăng thu NSĐP

7.571

117.025

109.454

139.045

139.045

139.045

 

- 50% tăng thu NSĐP dự toán năm nay so năm trước

7.571

3.403

-4.168

139.045

139.045

139.045

 

- 70% tăng thu NSĐP thực hiện năm trước so dự toán năm trước

0

113.622

113.622

0

0

0

3

Từ nguồn giá học phí

0

26.252

26.252

26.252

26.252

26.252

4

Từ nguồn giá viện phí

0

8.571

8.571

8.571

8.571

8.571

5

Thu sự nghiệp khác

0

6.464

6.464

6.464

6.464

6.464

6

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang 2024

 

601.575

601.575

-261.169

 

 

III

Kinh phí đề xuất phải bổ sung hoặc chuyển nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Cùng kỳ năm 2023, có 295 doanh nghiệp thành lập mới, vốn bình quân đăng ký 4,7 tỷ đồng/doanh nghiệp.

[2] Cụ thể như: tổng sản lượng thủy sản tăng 1,6%, sản lượng khí thương phẩm tăng 5,8%, sản lượng LPG - Condensate tăng 10%, sản lượng điện sản xuất tăng 4%; sản lượng phân bón tăng 16,4%.

[3] Đứng thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 22 cả nước.

[4] Giảm thuế bảo vệ môi trường mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khoảng 264 tỷ đồng; Giảm tiền thuê đất theo Quyết định 25/2023/QĐ- TTg ngày 03/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, khoảng 02 tỷ đồng; Giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 94/2023/NĐ-CP ngày 28/12/2023 của Chính phủ, khoảng 07 tỷ đồng.

[5] Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh.

[6] Bao gồm vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu thực hiện chính sách an sinh xã hội được phân khai tại Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 29/01/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

[7] Bao gồm vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu 48,491 tỷ đồng (trong đó: kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ 43,551 tỷ đồng, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 4,49 tỷ đồng) được phân khai tại Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 29/01/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

[8] Do phải chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch đào tạo, khuyến khích đào tạo sau đại học và Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 của tỉnh Cà Mau.

[9] Theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2024 tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027 tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 182/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Lâm Văn Bi
Ngày ban hành: 16/08/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2024 tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027 tỉnh Cà Mau

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…