Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1643/KH-UBND

Kon Tum, ngày 30 tháng 07 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH KON TUM TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020’’;

- Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 18/12/2013 của Bộ Y tế triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020.

- Quyết định số 774/QB-UBND ngày 23/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum khóa X, kỳ họp thứ 10 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

II. TÌNH HÌNH VÀ ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS

1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh

- Trong năm 2014, toàn tỉnh phát hiện 32 trường hợp nhiễm HIV, trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số 7/32 trường hợp. Lũy tích đến 31/12/2014 toàn tỉnh có 367 trường hợp nhiễm HIV/AIDS; có 61/102 xã, phường, thị trấn có trường hợp nhiễm đã phát hiện, chiếm tỷ lệ 60%; các ca nhiễm HIV chủ yếu tập trung lại địa bàn thành phố Kon Tum, các huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy.[1]

- Hình thái nhiễm HIV vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung, tỉ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm nghiện chích ma túy (11,4%). Đường lây truyền HIV chủ yếu qua đường máu chiếm 54,2%; qua đường tình dục là 12,5%; qua đường lây mẹ truyền sang con 4,1% và không rõ đường lây chiếm 29,2% [2]

Bảng 1: Số trường HIV/AIDS 5 năm (2010 - 2014)

Năm

Số mắc mới

Lũy tích HIV

Lũy tích AIDS

Lũy tích tử vong do AIDS

Tỷ suất mắc mới/100.000 dân

2010

17

235

106

93

3,8

2011

39

272

116

100

8,6

2012

45

317

154

104

9,5

2013

21

335

187

128

4,6

2014

32

367

196

130

6,6

- Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng nói chung và trong các nhóm dân cư nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối với các nhóm có hành vi nguy cơ. Qua theo dõi, giám sát phát hiện trong những năm qua, đối tượng nhiễm HIV là nữ giới được phát hiện ngày càng nhiều hơn, từ 18,0% năm 2007 lên 43,8% năm 2014 (tăng 25,8%) trong tổng số người nhiễm HIV mới [3].

- Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng làm gia tăng dịch HIV tại địa phương: Kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS trong cộng đồng còn thấp.

+ Dân di biến động ở các vùng có nguy cơ cao đến cư ngụ tại địa phương không quản lý được do địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi, vùng sâu, vùng xa (chủ yếu là dân vùng miền núi phía Bắc di cư vào).

+ Sự quan tâm của lãnh đạo tuyến cơ sở đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa được chú trọng và triển khai quyết liệt; sự phối hợp liên ngành còn hạn chế.

+ Các dự án can thiệp giảm tác hại chưa triển khai rộng khắp.

+ Hệ thống phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu truyền thông trong cộng đồng dân cư.

+ Các chương trình can thiệp giảm tác hại mới chỉ được triển khai ở diện hẹp, chủ yếu là địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.

+ Kinh phí hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết.

+ Do đặc thù của địa phương nên vẫn còn nhiều người dân thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và không có điều kiện để tiếp cận với dịch vụ.

- Dự báo tình hình dịch trên địa bàn tỉnh gia tăng đến năm 2020.

Bảng 2: Ước tính số HIV/AIDS/Tử vong giai đoạn 2015 - 2020

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

HIV

33

35

36

38

40

40

AIDS

15

16

16

17

17

18

Tử vong

10

10

11

11

12

12

2. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh

2.1. Công tác dự phòng:

- Cung cấp thông tin đa dạng, phong phú về HIV/AIDS cho cộng đồng nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân.

- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình truyền thông nhằm cung cấp kiến thức và hướng dẫn thực hiện các hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông tập trung vào "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” và "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS".

- Đào tạo nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS thôn, làng. Đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến huyện, xã về kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư".

2.2. Công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:

- Thiết lập được hệ thống chuyển tiếp giữa các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, dự phòng lây truyền mẹ con, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), HIV/Lao đến các cơ sở y tế nhằm giúp bệnh nhân được điều trị sớm, kịp thời. Do đó, số bệnh nhân chết do AIDS ngày càng giảm.

- Hầu hết các phụ nữ mang thai nhiễm HIV đều được phát hiện và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

2.3. Giám sát, theo dõi và đánh giá:

- 100% các mẫu máu được sàng lọc HIV trước khi truyền.

- Tổ chức giám sát HIV trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là trên đối tượng nguy cơ cao đạt 100%. Trung bình hàng năm xét nghiệm cho trên 5.000 mẫu máu, phát hiện khoảng 40 trường hợp nhiễm HIV.

- Nâng cao năng lực giám sát, theo dõi, đánh giá cho cán bộ ở các cấp, thiết lập hệ thống giám sát HIV từ tỉnh đến cơ sở. Đến nay, tại tuyến huyện đã có cơ sở thực hiện viện xét nghiệm sàng lọc HIV.

- Tại tuyến tỉnh, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh, các Trung tâm và Bệnh viện chuyên khoa của tỉnh triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV cho các đối tượng.

III. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ

I. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS

2.1. Nguồn ngân sách Trung ương cấp: Tổng ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2010 – 2014 do Trung ương cấp là 8,93 tỷ đồng, nguồn kinh phí này tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012, năm 2013 giảm còn 1,826 tỷ đồng (giảm 33,6% so với năm 2012) và năm 2014 giảm còn 733 triệu đồng (giảm 59,9% so với năm 2013)

2.2. Nguồn ngân sách địa phương: Hàng năm tỉnh bố trí ngân sách để hỗ trợ cho các hoạt động của Chương trình mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS ở mức 400 trăm triệu đồng/ năm (bắt đầu từ năm 2013).

2.3. Nguồn viện trợ nước ngoài: Giai đoạn 2010 - 2012 các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh chưa có nguồn kinh phí từ các dự án viện trợ nước ngoài. Từ tháng 11/2013 đến nay, Dự án “Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng” tỉnh Kon Tum được triển khai và nguồn kinh phí được phê duyệt hàng năm (trong hai năm 2013 và 2014 đã được Dự án bố trí 726 triệu đồng).

2.4. Nguồn bảo hiểm y tế: Trong bối cảnh các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS chủ yếu được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) nên chi phí điều trị liên quan đến HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán không đáng kể. Người nhiễm HIV/AIDS là những người có hoàn cảnh khó khăn, không có giấy tờ chứng minh để làm thẻ BHYT, chính vì vậy rất ít người thanh toán chi phí một số dịch vụ điều trị nội trú từ BHYT. Việc tổ chức khám chữa bệnh để thanh toán các dịch vụ điều trị ngoại trú cho bệnh nhân AIDS hầu như chưa được thực hiện.

2.5. Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV: nguồn kinh phí từ người bệnh chủ yếu là để chi trả cho việc đi lại trong thời gian khám chữa bệnh, mua các loại thuốc bổ sung cần thiết trong quá trình điều trị hoặc chi xét nghiệm HIV, xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút và xét nghiệm cơ bản cho điều trị ARV tại những cơ sở y tế không có các dự án viện trợ. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm HIV/AIDS hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn nên nguồn thu này hầu như không có.

2.6. Nguồn kinh phí khác: Thực hiện Quyết định số 60/2007/QĐ-TTg ngày 06/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, tỉnh đã thành lập Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tỉnh Kon Tum (quyết định số 35/QĐ-CT ngày 29/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum). Tuy nhiên, kinh phí hoạt động được tại Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS như chưa đáng kể.

Bảng 3: Tổng kinh phí huy động được giai đoạn 2010 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

Giai đoạn 2010-2014

Ngân sách Trung ương (thông qua CTMTQG)

1.520

2.100

2.750

1.826

733

8.929

Ngân sách địa phương (*)

-

-

-

400

400

800

Các dự án viện trợ

-

-

-

321

405

726

Bảo hiểm y tế

-

-

-

-

-

 

Thu phí sử dụng dịch vụ

 

-

-

-

 

-

Khác

-

-

-

-

-

-

Tổng cộng

1.520

2.100

2.750

2547

1.558

10.455

(*) Chỉ tính nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

2. Tình hình sử dụng kinh phí

2.1. Kết quả sử dụng kinh phí:

- Ngay từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu liên, Trung ương và địa phương đã có những giải pháp khống chế dịch cũng như quan tâm đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS, các hoạt động truyền thông can thiệp dự phòng điều trị đã được triển khai đồng bộ, từ đó có tác động khống chế, không cho dịch HIV/AIDS lây lan nhanh như những năm trước 2007.

- Giai đoạn 2010 - 2014, với việc tập trung đầu tư nguồn kinh phí cho một số chương trình can thiệp (nhóm nguy cơ), công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được một số kết quả nhất định.

Bảng 4: Tổng sử dụng kinh phí huy động được giai đoạn 2010-2014

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

Giai đoạn 2010-2014

Tổng cộng

1.520

2.100

2.750

2.547

1.538

10.455

1. Dự phòng

731

740

1.110

610

290

3.481

2. Chăm sóc điều trị

60

66

320

206

38

690

3. Tăng cường năng lực

442

541

607

911

405

2.906

4, Theo dõi, giám sát

287

753

713

820

805

3.378

2.2.Tác động đến tình hình dịch:

- Việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS đồng thời với việc tăng dần mức đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đã có tác động rõ rệt đến tất cả các lĩnh vực công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là đối với các chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; chương trình chăm sóc điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Với việc mở rộng điều trị ARV từ năm 2005, số người nhiễm HIV được cứu sống tăng dần qua các năm, nhiều người nhiễm HIV đã thoát khỏi tử vong bởi HIV/AIDS.

- Các hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su trong những năm qua góp phần giảm lây truyền HIV trong nhóm nguy cơ và lây lan ra cộng đồng.

Bảng 5: So sánh tình hình dịch và đầu tư qua các năm (2010 - 2014)

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

Số phát hiện HIV

17

39

45

21

32

Số lũy tích HIV/AIDS

235/106

272/116

317/154

335/187

367/196

Tử vong do HIV/AIDS

93

100

104

128

130

Đầu tư (triệu đồng)

1.520

2.100

2.750

2.547

1.538

3. Những khó khăn, thách thức

3.1. Về huy động kinh phí:

Trong tổng chi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2010 - 2014 chủ yếu là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia (chiếm 85,4%), ngân sách địa phương (7,7%) và nguồn kinh phí từ các dự án viện trợ 6,9%; các doanh nghiệp; khu vực tư nhân (hộ gia đình) và thanh toán qua BHYT chiếm không đáng kể.

Tình hình trên cho thấy, để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đứng trước thách thức lớn về tài chính khi nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS bị giảm.

3.2.Về quản lý kinh phí:

- Phòng, chống HIV/AIDS là công tác phối hợp liên ngành, do đó có rất nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị ở tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia và được phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS từ Chương trình mục tiêu.

- Hai chương trình “trụ cột”của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS là Chương trình dự phòng và Chương trình điều trị chủ yếu sử dụng nguồn kinh phí Trung ương phân bổ và từ nguồn viện trợ quốc tế.

3.3.Về tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn:

- Việc tổ chức các mô hình cung cấp dịch vụ còn thiếu tính kết nối giữa các dịch vụ, chưa phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội làm hạn chế khả năng tiếp cận sớm của người bệnh. Chưa thiết kế được các mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện, phân phát thuốc ARV, Methadone tại các vùng có tình hình dịch cao trung bình và thấp nhằm tối ưu hóa hiệu quả nguồn lực sẵn có.

- Công tác lập kế hoạch can thiệp dựa vào bằng chứng còn nhiều hạn chế thường chỉ tập trung tăng cường năng lực nhân sự trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trực tiếp mà chưa đầu tư nhiều cho tăng cường năng lực cán bộ trong lĩnh vực lập kế hoạch và quản lý, giám sát, điều hành.

- Trước áp lực phải hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra hàng năm. các chương trình, dự án đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ còn mang nặng tính bao cấp và chưa thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm.

Phần thứ hai

ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÀ CÁC NGUỒN KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. ƯỚC TÍNH TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Bảng 6: Tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2020 [4]

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

Cơ cấu (%)

Tổng cộng (*)

3.238

3.653

4.511

5.108

6.175

7.082

29.767

100

1. Dự phòng

1.855

2.240

2.848

3.317

4.121

4.777

19.158

64,4

2. Chăm sóc điều trị

403

488

586

699

830

980

3.986

13,4

3. Tăng cường năng lực

261

204

285

222

311

325

1.608

5,4

4. Theo dõi, giám sát

719

721

792

870

913

1.000

5.015

16,8

(*) Chi tiết tại phụ lục số 1.

Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 là 29.767 triệu đồng, trong đó chi cho hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV là 19.158 (chiếm 64,4%); chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là 3.985 triệu đồng (chiếm 13,4%); tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS là 1.608 triệu đồng (chiếm 5,4%) và giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá là 5.015 triệu đồng (chiếm 16,8%) [5].

II. ƯỚC TÍNH CÁC NGUỒN KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2015- 2020

Bảng 7: Số lượng kinh phí dự kiến từ các nguồn cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn kinh phí

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

Cơ cấu (%)

Tổng cộng

3.238

3.653

4.511

5.108

6.175

7.082

29.767

100

1. Ngân sách TW

761

1.056

1.267

1.647

1.976

2.371

9.080

30.5

2, Ngân sách DP

400

440

484

532

586

644

3.086

10.4

3. Viện trợ quốc tế

2.009

2.058

2.615

2.679

3.263

3.632

16.256

54,6

4. Bảo hiểm y tế

10

27

53

132

198

237

657

2,2

5. Doanh nghiệp

52

68

88

114

148

193

663

2,2

6. Người dân tự chi trả

4

4

4

4

4

5

25

0,1

- Ước tính kinh phí địa phương cho các hoạt động, phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 là 3.86 triệu (chiếm 10,4%). Mỗi năm kinh phí địa phương tăng khoảng 10%.

- Trong giai đoạn 2015 – 2020, huy động các nguồn kinh phí của doanh nghiệp; chi phí điều trị liên quan đến HIV/AIDS do quỹ BHYT thanh toán và người dân tự thanh toán chiếm khoảng 4,5%.

Phần thứ ba:

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2015 2020

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1. Bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài, có hiệu quả cao bao gồm dự phòng là chủ đạo và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Tăng tính chủ động của các địa phương, đơn vị trong việc bố trí ngân sách thích hợp nhằm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

3. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

4. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí trong tỉnh đồng thời tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; chuyển dần nhiệm vụ điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ Bảo hiểm y tế; tăng cường quản lý tổ chức, vận hành bộ máy và tiết kiệm: thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chi phí – hiệu quả.

5. Công tác phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các sở, ngành, chính quyền các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.

II.MUC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch, Chương trình hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Bảo đảm tỷ lệ tăng ngân sách nhà nước ở địa phương để thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.

- Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp.

- Bảo đảm 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

III.Các nhóm giải pháp chủ yếu

1. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình

- Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin giáo dục, truyền thông. Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn xét nghiệm. Đa dạng hóa các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV.

- Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hoạt động của cơ sở điều trị HIV/AIDS, tăng khả năng tiếp cận thuốc ARV của các đối tượng cần điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV nghề nghiệp, lây truyền HIV từ mẹ sang con và người đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV.

- Lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác; thực hiện việc kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng đồng với hệ thống cơ sở y tế.

- Củng cố và nâng cao kiến thức cho hệ thống giám sát HIV từ tỉnh đến huyện để có khả năng thống kê, quản lý, dự báo xu hướng dịch HIV/AIDS và quản lý được người nhiễm HIV trên địa bàn.

2. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và kêu gọi, hợp tác viện trợ từ các tổ chức quốc tế để huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; vận động kêu gọi các tổ chức, cá nhân các nhà từ thiện trong việc hỗ trợ chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.

- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này. Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

3. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

- Thực hiện tốt cơ chế điều phối, phân bổ và kiểm soát hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được.

- Tập trung đầu tư ngân sách cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y Tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng Chương trình cụ thể tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2. Sở Tài chính

- Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách địa phương tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện Kế hoạch theo Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, triển khai, sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đoàn thể có liên quan đưa các chỉ tiêu, mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông công tác phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các cơ sở.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trong tỉnh thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục, tăng cường công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục thuộc quyền quản lý trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành liên quan tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.

7. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh mua thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng này.

8. Các sở, ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch; lồng ghép việc triển khai thông qua các hoạt động thường xuyên của từng sở, ngành.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Chỉ đạo lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu kế hoạch với các chương trình, dự án khác trên địa bàn.

- Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn.

- Thực hiện công tác sơ kết, đánh giá hàng năm để bàn giải pháp triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS những năm tiếp theo đạt kết quả.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

- Chỉ đạo tích cực tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Y Tế và các sở, ngành liên quan tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai đạt hiệu quả Kế hoạch. Giao Sở Y tế hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện; báo cáo Bộ Y tế, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Bộ Tài chính;
-Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực và các Ban HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Xuân Lâm

 

PHỤ LỤC 1

NHU CẦU KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020

ĐVT: triệu đồng

NỘI DUNG

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

Ghi chú

I. Dự phòng lây truyền HIV

1.855

2.240

2.848

3.317

4.121

4.777

19.158

Phụ lục 2

1. Thông tin, giáo dục và truyền thông

870

955

1.221

1.289

1.624

1.714

7.673

 

2. Vận hành phòng tư vấn và xét nghiệm

327

404

477

551

626

714

3.099

 

3. Can thiệp người nghiện chích ma túy

81

108

134

161

187

214

885

 

4 Can thiệp cho gái mại dâm

35

40

45

51

57

64

292

 

5. Điều trị Methadone

542

733

971

1.265

1.627

2.071

7.209

 

II. Điều trị HIV

403

488

586

699

830

980

3.986

Phụ lục 3

I. Điều trị người nhiễm HIV

288

347

414

491

581

683

2.804

 

2. Chi phí dịch vụ cho Phụ nữ có thai

115

141

172

208

249

297

1.181

 

III. Nâng cao năng lực

261

204

284

222

311

325

1.608

Phụ lục 4

1. Tăng cường cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư trang thiết bị

130

135

140

146

151

158

860

 

2. Năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách

131

69

144

76

160

167

748

 

IV. Theo dõi, đánh giá, giám sát

719

721

792

870

913

1.000

5.015

Phụ lục 5

TỔNG CỘNG

3.238

3.653

4.511

5.108

6.175

7.082

29.767

 

 

PHỤ LỤC 2

CHI TIẾT KINH PHÍ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV

ĐVT: triệu đồng

Nội dung hoạt động

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

I. Thông tin, giáo dục và truyền thông

870

955

1.221

1.289

1.624

1.714

7.673

I. Tuyến xã, phường

474

549

631

723

827

938

4.142

a) Hoạt động quản lý và nâng cao năng lực

399

440

484

532

587

641

3.083

Giao ban định kỳ Ban chỉ đạo

65

79

93

110

131

149

627

Chi trả phụ cấp hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường trọng điểm

160

172

187

202

218

235

1.174

Chi trả phụ cấp hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV tuyến xã phường không trọng điểm

174

189

204

220

238

257

1.282

b) Huy động cộng đồng

34

47

61

78

96

117

433

Triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư và các phong trào dựa vào cộng đồng khác

34

47

61

78

96

117

433

c) Hoạt động truyền thông

41

62

86

113

144

180

626

Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS (Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con, Tháng hành động PC AIDS…)

41

62

86

113

144

180

626

2. Tuyến quận, huyện

202

242

288

342

402

472

1.948

a) Nhóm hoạt động quân lý

20

21

23

25

27

29

145

Giao ban định kỳ Ban chỉ đạo

20

21

23

25

27

29

145

b) Huy động cộng đồng

11

17

24

34

45

59

190

Tập huấn nâng cao năng lực cho từng ban, ngành, đoàn thể tuyến huyện

11

17

24

34

45

59

190

c) Hoạt động truyền thông

171

204

241

283

330

384

1.613

Truyền thông (truyền thanh) qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình huyện, thành phố

117

126

136

147

159

172

857

Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS (Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con, Tháng hành động PC AIDS…)

54

78

105

136

171

212

756

3. Tuyến tỉnh, thành phố

194

164

302

224

395

304

1.583

a) Hoạt động quản lý và nâng cao năng lực

35

39

43

48

53

59

277

Giao ban định kỳ Ban chỉ đạo

6

6

6

7

7

8

40

Tập huấn giảng viên tuyến tỉnh, huyện nâng cao năng lực về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

22

24

26

28

30

32

162

Theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

7

9

11

13

16

19

75

b) Huy động cộng đồng

14

16

20

77

26

31

129

Tổ chức hội nghị vận động sự cam kết của lãnh đạo địa phương cho công tác phòng, chống HIV/AIDS

11

12

14

15

17

20

89

Tập huấn nâng cao năng lực cho từng ban, ngành, đoàn thể tuyến tỉnh

3

4

6

7

9

11

40

c) Hoạt động truyền thông

145

109

239

154

316

214

1.177

Truyền thông qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình và Báo in tỉnh

32

36

41

46

52

59

266

Sản xuất, nhân bản, phát hành một số ấn bản truyền thông

35

45

56

71

88

108

403

Tổ chức nói chuyện chuyên đề với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh

2

2

3

3

3

4

17

Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS (Tháng cao điểm dự phòng lây HIV từ mẹ con, Tháng hành động PC AIDS…)

23

26

30

34

38

43

194

Làm mới, sửa chữa pano, khẩu hiệu trên địa bàn tỉnh

23

 

73

 

94

 

190

Phối hợp với các đơn vị trong tỉnh tổ chức thi tìm hiểu về phòng, chống HIV

30

 

36

 

41

 

107

II. Vận hành phòng tư vấn và xét nghiệm

327

404

477

551

626

714

3.099

Chi phi cho khách hàng (-) tính với HIV

106

127

145

164

184

216

942

Chi phí cho khách hàng (+) tính với HIV thuộc nhóm nghiện chích ma túy (NCMT)

0

1

1

1

1

1

5

Chi phí cho tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) sử dụng tại huyện

220

275

330

385

440

495

2.145

Chi phí cho khách hàng (+) tính với HIV khác

1

1

1

1

1

2

7

III. Can thiệp người nghiện chích ma túy

81

108

134

161

187

214

885

IV. Can thiệp cho gái mại dâm

35

40

45

51

57

64

292

Chi phí cho gái mại dâm đường phố

8

10

11

12

14

15

70

Chi phí cho gái mại dâm nhà hàng – khách sạn

27

30

34

39

43

49

222

V. Điều trị Methadone

542

733

971

1.265

1.627

2.071

7.209

 

PHỤ LỤC 3

CHI TIẾT KINH PHÍ ĐIỀU TRỊ HIV

ĐVT: triệu đồng

Nội dung hoạt động

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

1. Điều trị người nhiễm HIV

288

347

414

491

581

683

2.804

Người lớn điều trị ART bậc 1

225

270

322

383

452

531

2.183

Trẻ em điều trị ART bậc 1

8

10

12

14

17

20

81

Trước điều trị ART

41

50

59

70

83

98

401

Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con

14

17

21

24

29

34

139

2. Chi phí dịch vụ cho Phụ nữ có thai

115

141

172

208

249

297

1.182

Tổng chi phí dịch vụ cho phụ nữ có thai

61

76

95

116

140

169

657

Tổng chi phí dịch vụ phụ nữ có thai nhiễm HIV

54

65

77

92

109

128

525

 

PHỤ LỤC 4

CHI TIẾT KINH PHÍ NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHÓNG HIV

ĐVT: triệu đồng

Nội dung hoạt động

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

I. Tăng cường cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư trang thiết bị

130

135

140

146

151

158

860

Đánh giá và xây dựng chuẩn chuỗi cung ứng: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến kết quả cho các đơn vị về các bài học thực hành tốt

30

37

39

41

43

45

235

Xác định nhu cầu và lập kế hoạch,đầu tư, tổ chức và củng cố chuỗi cung ứng: Tập huấn cho các đơn vị về lập kế hoạch, xác định nhu cầu thuốc điều trị ARV, Methadone…

100

98

101

105

108

113

625

2. Năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách

131

69

144

77

160

167

748

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về các mô hình tổ chức, điều hành, cách thức đảm bảo nguồn lực tài chính công tác, phòng, chống HIV/AIDS theo phạm vi quản lý

65

 

72

 

79

83

299

Tổ chức cho các thành viên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động và sử dụng nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến theo ngành dọc (3 lần/năm)

36

38

40

42

44

46

246

Khác

30

51

32

35

37

38

203

 

PHỤ LỤC 5

CHI TIẾT KINH PHÍ THEO DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

ĐVT: triệu đồng

Nội dung hoạt động

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

Điều tra giám sát chuyên biệt

33

 

36

75

79

124

347

Giám sát rà soát kết quả

48

50

53

56

58

61

326

Công xét nghiệm (tính cho tổng mẫu sàng lọc)

312

328

343

362

380

398

2.123

Chi tổ chức Hội nghị hàng năm

15

16

17

17

18

19

102

Điều tra điểm nóng

95

100

105

110

115

121

646

Tập huấn theo dõi đánh giá

97

102

107

112

118

124

660

Duy trì đơn vị theo dõi đánh giá (bảo dưỡng máy tính, điện thoại, Internet)

19

20

21

22

23

25

130

Giám sát hỗ trợ kỹ thuật cán bộ tuyến tỉnh 1 lần/quý/huyện

100

105

110

116

122

128

681

Tổng cộng

719

721

792

870

913

1.000

5.015

 



[1] Báo cáo tổng kết năm 2014 của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

[2] Kết quả điều tra hành vi tỉ lệ nhiễm HIV nhóm nghiện chích ma túy tỉnh Kom Tum năm 2011.

[3] Báo cáo tổng kết năm 2007 và 2014 của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

[4] Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế tại Đề án bảo đảm tài chính hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020

[5] Bộ công cụ ước tính nguồn lực tài chính Bộ Y tế

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 1643/KH-UBND năm 2015 về bảo đảm tài chính hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020

Số hiệu: 1643/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Lại Xuân Lâm
Ngày ban hành: 30/07/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 1643/KH-UBND năm 2015 về bảo đảm tài chính hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…