ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 29 tháng 04 năm 2020 |
Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 (viết tắt là Nghị quyết số 42);
Căn cứ Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 (viết tắt là Quyết định số 15);
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Nhằm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho những người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, người dân gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch, đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động, nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách; đúng quy trình, thủ tục quy định; đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương.
- Việc hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất, không để trễ trong thực hiện chính sách; chủ động rà soát đối tượng theo từng nội dung hỗ trợ; tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chính sách.
- Phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện đảm bảo tính hiệu quả, phát huy được vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện chính sách.
1. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
2. Việc triển khai hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
3. Không thực hiện chính sách hỗ trợ trong trường hợp đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
1.1. Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
1.2. Đơn vị phối hợp: Báo Lào Cai; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai; các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2020.
2.1. Hỗ trợ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; tổ chức công đoàn cơ sở của doanh nghiệp (nếu có).
c) Đối tượng, điều kiện, mức và thời gian hỗ trợ; hồ sơ đề nghị thực hiện: Theo quy định tại Điểm 1, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Chương I, Quyết định số 15/2020 /QĐ-TTg.
d) Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp lập danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định, đề nghị Công đoàn cơ sở (nếu có) và Cơ quan Bảo hiểm xã hội (nơi doanh nghiệp tham gia BHXH) xác nhận danh sách này.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội (nơi doanh nghiệp tham gia BHXH) xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và gửi doanh nghiệp.
Bước 3: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến tổ thẩm định cấp huyện nơi đặt trụ sở. Đối với doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Ban Quản lý Khu kinh tế.
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Tổ thẩm định cấp huyện thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp do mình quản lý, trình UBND cấp huyện tổng hợp; Tổ thẩm định của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp do mình quản lý, trình UBND tỉnh phê duyệt (gửi 01 bản qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt danh sách và trình UBND tỉnh phê duyệt (gửi 01 bản qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Bước 6: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 7: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban Quản lý Khu kinh tế có trách nhiệm chi trả hỗ trợ cho người lao động thông qua tài khoản ATM của người lao động.
e) Thời gian thực hiện: Tháng 5 - 6/2020
2.2. Hỗ trợ hộ kinh doanh.
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục thuế tỉnh; các cơ quan, đơn vị, hộ kinh doanh cá thể có liên quan.
c) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ; mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị thực hiện: Theo quy định tại Điểm 3, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Chương I, Quyết định số 15/2020 /QĐ-TTg
d) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hằng tháng, hộ kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của hộ kinh doanh, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Thuế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp danh sách; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt danh sách và trình UBND tỉnh phê duyệt (gửi 01 bản qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hỗ trợ cho hộ kinh doanh theo đề nghị của hộ kinh doanh trong đơn.
e) Thời gian thực hiện: Tháng 5 - 6/2020.
2.3. Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội tỉnh; các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan.
c) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ; mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị thực hiện: Theo quy định tại Điểm 4, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Chương I, Quyết định số 15/2020 /QĐ-TTg
d) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hằng tháng, người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp. Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu người lao động đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại.
Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách gửi Tổ thẩm định cấp huyện thẩm định.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ thẩm định cấp huyện thẩm định, gửi danh sách về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị của Tổ thẩm định cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt danh sách và trình UBND tỉnh phê duyệt (gửi 01 bản qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 6: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hỗ trợ cho hộ kinh doanh theo đề nghị của người lao động trong đơn.
e) Thời gian thực hiện: Tháng 5 - 6/2020
2.4. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; cộng đồng dân cư nơi người lao động có nhu cầu hỗ trợ cư trú hợp pháp.
c) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ; mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị thực hiện: Theo quy định tại Điểm 4, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Chương I, Quyết định số 15/2020 /QĐ-TTg
d) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sau ngày 15 hằng tháng, người lao động làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp. Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong thời gian 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Tổ thẩm định cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Tổ thẩm định cấp huyện thẩm định danh sách, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt danh sách và trình UBND tỉnh phê duyệt (gửi 01 bản qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 6: Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hỗ trợ cho hộ kinh doanh theo đề nghị của người lao động trong đơn.
e) Thời gian thực hiện: Tháng 5 - 6/2020
2.5. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai; Bảo hiểm xã hội tỉnh; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; tổ chức công đoàn cơ sở của doanh nghiệp (nếu có).
c) Đối tượng, điều kiện vay vốn, nội dung hỗ trợ, thời hạn và lãi suất cho vay; bảo đảm tiền vay; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực hiện: Theo quy định tại Chương VI, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
d) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ngày mùng 5 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ đề nghị đến Tổ thẩm định cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Tổ thẩm định cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách (theo mẫu 13- Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Tổ thẩm định cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí cho vay, trình UBND tỉnh phê duyệt (gửi 01 bản qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí cho vay, gửi Ngân hàng Chính xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ngân hàng Chính xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai thực hiện cho người sử dụng vay vốn để trả lương cho người lao động qua tài khoản ATM của người lao động.
e) Thời gian thực hiện: Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.
2.6. Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng) trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4/2020 (gọi tắt là Người có công với cách mạng).
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính.
c) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ; mức, thời gian hỗ trợ: Theo quy định tại Điểm 5, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Điều 9, Chương V, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
d) Trình tự thực hiện:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách và thẩm định danh sách người có công với cách mạng (theo mẫu số 5, 6 - Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
e) Thời gian thực hiện: Tháng 4/2020.
2.7. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội tháng 4/2020 (gọi tắt là đối tượng bảo trợ xã hội).
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính.
c) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ; mức, thời gian hỗ trợ: Theo quy định tại Điểm 6, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Điều 11, Chương V, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
d) Trình tự thực hiện:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách và thẩm định danh sách đối tượng bảo trợ xã hội (theo mẫu số 7, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
e) Thời gian thực hiện: Tháng 4/2020.
2.8. Hỗ trợ người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tính đến 31/12/2019 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4208/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 (gọi tắt là người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo)
a) Đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ; mức, thời gian hỗ trợ: Theo quy định tại Điểm 7, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Điều 10, Chương V, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
d) Trình tự thực hiện:
- Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xác định những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý đã được UBND huyện phê duyệt và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4208/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 (theo mẫu số 8, 9 - Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp danh sách do Tổ thẩm định cấp huyện đề nghị, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
d) Thời gian thực hiện: Tháng 5/2020
a) Đơn vị chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai; UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2020.
1. Nguồn kinh phí: Thực hiện theo quy định tại Điểm 4, Mục I, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ
2. Nhu cầu kinh phí thực hiện:
- Nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho 03 nhóm đối tượng tại Điểm 5, 6, 7, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP là: 151.516,5 triệu đồng (Có phụ biểu chi tiết kèm theo).
- Nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tại Điểm 1, 3, 4, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP đang trong quá trình rà soát.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện thống nhất việc hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại Điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP; bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết (trường hợp vượt thẩm quyền) các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về nội dung Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai chỉ đạo việc triển khai cho vay, kiểm tra, giám sát tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Tài chính tỉnh có trách nhiệm:
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ (nếu có vướng mắc).
- Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn kinh phí; thẩm định dự toán kinh phí do UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, tổng hợp dự toán trình UBND tỉnh, trình Thường trực HĐND tỉnh bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng tại Điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP.
- Chủ trì tổng hợp hồ sơ quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài chính bổ sung kinh phí cho địa phương.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về nội dung cũng như công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác.
5. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh:
- Chủ trì, rà soát lao động trong các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp và lập dự toán kinh phí gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn doanh nghiệp về trình tự thủ tục hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp; thực hiện chi trả trợ cấp cho lao động trong doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chính sách.
- Thành lập Tổ thẩm định danh sách người lao động và người sử dụng lao động thuộc diện hỗ trợ. Thành phần gồm: Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và một số thành phần khác do Ban Quản lý Khu kinh tế quyết định. Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định đối tượng, mức hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về độ chính xác của việc thẩm định.
7. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện có trách nhiệm: Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi về Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Kế hoạch này và các nội dung liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo Chi cục thuế cấp huyện thực hiện các nội dung:
- Cung cấp cho UBND cấp huyện danh sách hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm trên địa bàn cấp huyện.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định danh sách hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện hưởng chính sách quy định tại Điểm 3, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP, trình UBND cấp huyện tổng hợp kết quả thẩm định.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung liên quan quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này.
9. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện việc xác nhận danh sách các đối tượng được hưởng chế độ quy định tại Điểm 1, 2, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP.
- Thực hiện việc xác nhận về đối tượng, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội,… để chủ sử dụng lao động, người lao động làm hồ sơ hưởng các chính sách liên quan quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP.
- Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan.
10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai:
- Triển khai, hướng dẫn Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/4/2020.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai theo quy định (nếu có).
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay vốn đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho lao động.
- Giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện cho vay theo quy định tại Kế hoạch này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai có trách nhiệm:
- Chủ động, triển khai thực hiện, hướng dẫn các Phòng giao dịch trực thuộc cho vay theo quy định tại Kế hoạch này và hướng dẫn của các đơn vị liên quan.
- Tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nhu cầu vốn vay; thực hiện vay tái cấp vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai để cho vay; sử dụng tiền vay tái cấp vốn đúng mục đích và hoàn trả khoản vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lào Cai.
- Thực hiện cho vay, quản lý vốn vay, thu hồi nợ, phối hợp với khách hàng, cấp ủy chính quyền lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro theo quy định khi phát sinh.
- Có trách nhiệm đôn đốc thu hồi phần lãi quá hạn; số lãi quá hạn thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh được ngân sách nhà nước cấp hằng năm.
- Định kỳ hằng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thực hiện và các vấn đề có liên quan phát sinh (nếu có).
12. Kho bạc nhà nước tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xác nhận số liệu thực chi hỗ trợ cho các nhóm đối tượng làm căn cứ quyết toán kinh phí theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ.
13. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về kết quả lập danh sách, thẩm định, xét duyệt các đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, kinh phí đề nghị hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và kết quả triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn quản lý. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung sau:
- Phổ biến, quán triệt tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đến các cơ quan, đơn vị, cơ sở, người dân và người lao động trên địa bàn.
- Thành lập Tổ thẩm định danh sách người lao động và người sử dụng lao động thuộc diện hỗ trợ. Thành phần gồm: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục thuế, Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn Lao động và một số thành phần khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định đối tượng, mức hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về độ chính xác của việc thẩm định các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị có liên quan và UBND cấp xã tham mưu, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP; không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực, khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách các đối tượng nêu tại Nghị quyết số 42/NQ-CP theo Phụ lục các mẫu biểu quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và thẩm định đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện chi tiết theo từng loại đối tượng gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh.
- Chủ động dành 50% nguồn dự phòng ngân sách huyện, thị xã, thành phố năm 2020 cùng với nguồn ngân sách tỉnh bổ sung để chi hỗ trợ cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và chi các chế độ đặc thù trong phòng chống dịch covid-19 theo Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ.
- Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP (có xác nhận của Kho bạc nhà nước) gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó cần đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương.
14. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nội dung liên quan quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia hướng dẫn, tuyên truyền, rà soát đối tượng; thành lập các Tổ Giám sát để giám sát, phản biện trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn toàn tỉnh.
16. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
- Quán triệt, tuyên truyền rộng rãi chính sách hỗ trợ để đoàn viên, công nhân lao động biết thực hiện.
- Hướng dẫn, giám sát các tổ công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động xác nhận danh sách người lao động đề nghị hưởng chính sách đảm bảo chính xác, đúng đối tượng.
- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.
17. Đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy các huyện, thị xã, thành phố (trực tiếp lãnh đạo là Bí thư Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy): Chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.
Trên đây là Kế hoạch của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ- TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai, tổ chức thực hiện ngay các nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
(Sao gửi kèm theo cho các đơn vị Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: | 135/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 29/04/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Chưa có Video