Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10133/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 25 tháng 11 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch trợ giúp người khuyết tật (NKT) tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 như sau:

I. Thực trạng NKT và kết quả trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2012

1. Thực trạng NKT

a) Số lượng

Đồng Nai có trên 2,7 triệu người với khoảng 154.000NKT, chiếm tỷ lệ 5,6% dân số. Trong đó có 4.746NKT đặc biệt nặng, 18.489NKT nặng, chiếm tỷ lệ 0,93% dân số, còn lại là NKTnhẹ. NKT là nam giới chiếm 55%, nữ giới chiếm 45%. Toàn tỉnh có 710.000 hộ dân, trong đó có 31.515 hộ có người khuyết tật.

- Chia theo độ tuổi: NKT từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi chiếm 10%; từ 16 đến dưới 60 tuổi chiếm 65%; trên 60 tuổi chiếm 25%;

- Tỷ lệ các dạng tật: Tật vận động chiếm 51,8%; tật nghe, nói chiếm 19,5%; tật thần kinh, tâm thần chiếm 24,65%; tật trí tuệ chiếm 16%; tật nhìn chiếm 10% và các tật khác chiếm 6,8%.

b) Nguyên nhân khuyết tật

Khuyết tật có nhiều nguyên nhân: Do bẩm sinh chiếm 54%; do bị bệnh chiếm 21%; do tai nạn chiến tranh chiếm 7,0%; do tai nạn lao động chiếm 6%; do tai nạn giao thông chiếm 8%; do nhiễm chất độc hóa học chiếm 2%; nguyên nhân khác chiếm 2%.

c) Khó khăn của người khuyết tật

- Đa số người khuyết tật sống trong gia đình nghèo, nhà ở tạm bợ, thu nhập và chi tiêu thấp; bị mọi người kỳ thị, phân biệt đối xử; có nhiều hạn chế về sức khỏe; khó khăn trong tiếp cận giao thông và các dịch vụ công cộng; trong chăm sóc y tế, trong học văn hóa, học nghề, tìm việc làm; hôn nhân gia đình và các hoạt động xã hội;

- Phần lớn NKT chưa thấy hết khả năng của mình trong tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. Phần lớn NKT có tư tưởng tự ti, an phận, ngại hòa nhập, chưa hiểu pháp luật, chế độ chính sách, chưa tích cực hòa nhập tiếp cận các dịch vụ trợ giúp, còn nhiều hạn chế trong tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

d) Nhu cầu của NKT

80% NKT có nhu cầu được khám chữa bệnh, chăm sóc về y tế; hơn 50% có nhu cầu được phục hồi chức năng; khoảng 20% có nguyện vọng học văn hóa; trên 40% có nhu cầu được hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh; hơn 30% có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm; khoảng 30% có nhu cầu tiếp cận công trình giao thông, công trình công cộng, tiếp cận thông tin truyền thông, tiếp cận văn hóa thể thao; muốn được hỗ trợ nhà ở (xây mới, hoặc sửa chữa) và các nhu cầu về an sinh xã hội khác.

2. Những kết quả trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2012

a) Kết quả đạt được

- Ngay sau khi quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng chính phủ ban hành, UBND tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch số 7762/KH-UBND ngày 26/9/2007 về thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2007 - 2010; đồng thời tổ chức hội nghị chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo. Kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT của tỉnh bước đầu có kết quả, nổi bật là công tác tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực nhận thức; trợ giúp NKT tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao; về học nghề, dịch vụ việc làm; về thành lập tổ chức NKT vượt khó vươn lên và các dịch vụ an sinh xã hội khác cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

- Luật NKT ban hành đã tác động tích cực đến nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng, nhiều chế độ chính sách ưu tiên cho NKT đã được triển khai, các hoạt động trợ giúp NKT đã mang lại hiệu quả. Hiện có 15.613 NKT được hưởng chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên; 4.586 người được hỗ trợ dụng cụ y tế, phục hồi chức năng; 1.273 NKT là trẻ em có khả năng học tập được đến trường học; 1.627 NKT được đào tạo nghề và giải quyết việc làm; 1.260 người được cấp thẻ xe buýt miễn vé; 950 NKT được hỗ trợ tham dự các giải thi đấu thể thao - văn nghệ dành cho NKT cấp tỉnh và toàn quốc…

- Thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước chung tay góp sức cùng tỉnh tham gia các hoạt động trợ giúp NKT về kinh phí, kỹ thuật: Unicef Việt Nam, Handicap, Hội trợ giúp NKT Việt Nam (VNAH), các tổ chức từ thiện, thiện nguyện trong nước đã giúp nhiều NKT trong việc khám chữa, điều trị bệnh, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp vốn sản xuất… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Ngoài ra, nhiều NKT cũng đã chủ động vượt khó vươn lên, khẳng định bản thân, trở thành những tấm gương NKT tiêu biểu điển hình, nhân rộng, tạo niềm tin và điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng, hòa nhập cộng đồng.

b) Những hạn chế

 - Công tác trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2012 đạt kết quả nhưng tính bền vững chưa cao. Công tác quản lý nhà nước về NKT chưa chặt chẽ, nhất là ở cơ sở. Còn nhiều NKT có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu cần được các cấp, các ngành và cả cộng đồng giúp đỡ;

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên còn thiếu về số lượng, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn trong công tác xã hội trợ giúp NKT;

- Điều kiện trang thiết bị y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng như trường học, công trình công cộng, giao thông, nhà ở, thiết kế, xây dựng trước đây chưa phù hợp cho NKT tiếp cận;

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho kế hoạch trợ giúp NKT còn hạn chế; việc huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch còn nhiều khó khăn; công tác phối hợp, tổ chức, quản lý, điều hành trợ giúp NKT chưa đồng bộ và chặt chẽ.

II. MỤC TIÊU TRỢ GIÚP NKT GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của toàn xã hội đối với công tác chăm sóc, giúp đỡ NKT; coi việc trợ giúp NKT là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành và là trách nhiệm của toàn xã hội, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của NKT.

b) Hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để NKT vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội.

2. Một số mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2013 - 2015

- 100% NKT nặng và đặc biệt nặng được xác định và cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật;

- 100% NKT nặng và đặc biệt nặng đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước được giải quyết hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên và các chế độ trợ giúp khác; 100% NKT thuộc gia đình cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% NKT nặng, đặc biệt nặng không nơi nương tựa được tiếp nhận, quản lý, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội;

- 80% gia đình NKT thuộc hộ nghèo, đang ở nhà tạm, nhà cấp 4 xuống cấp hư hỏng nặng được hỗ trợ xây nhà tình thương;

- 70% NKT trong độ tuổi lao động có nhu cầu và đủ điều kiện học nghề được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; 75% NKT, hộ NKT trong độ tuổi lao động có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn giải quyết việc làm;

- 80% cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp NKT được đào tạo kiến thức chuyên môn về trợ giúp NKT;

- 50% gia đình có NKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho NKT; 30% NKT được tập huấn các kỹ năng sống;

- 85% cơ sở dạy nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được giải quyết vay vốn để sản xuất, kinh doanh và các chính sách ưu tiên khác theo quy định của pháp luật;

- 80% NKT là trẻ em có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục dưới mọi hình thức;

- 90% giáo viên trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt và 60% giáo viên trong các cơ sở giáo dục hòa nhập được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về giáo dục khuyết tật;

- 40% cơ sở y tế tuyến tỉnh, 20% cơ sở y tế tuyến huyện có khả năng thực hiện phát hiện sớm các khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh và sàng lọc khuyết tật trước sinh; 40% trẻ em được khám và phát hiện tật sớm;

- 90% NKT nặng và đặc biệt nặng có nhu cầu được can thiệp phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng tại cơ sở y tế và cung cấp các dịch vụ trợ giúp;

- 100% các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và 171 xã, phường, thị trấn có chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- 70% - 80% các công trình kiến trúc công cộng khi xây dựng mới phải phù hợp với NKT; 20 - 30% các công trình kiến trúc công cộng cũ được cải tạo phù hợp với việc tiếp cận của NKT;

- 30% các tuyến đường đô thị hiện hữu được cải tạo; 100% các tuyến đường đô thị đầu tư mới đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tiếp cận NKT tại các vị trí đón, trả khách;

- 30% các công trình nhà chờ, biển dừng hiện hữu được cải tạo; 60% các công trình nhà chờ, biển dừng xây dựng mới đảm bảo quy chuẩn tiếp cận NKT;

- 30% số lượng NKT nặng và đặc biệt nặng được cấp thẻ miễn, giảm vé đi xe buýt; giảm 25% giá vé khi tham gia đi lại trên các tuyến vận tải khách theo tuyến cố định; qua đò, qua phà;

- Tối thiểu có 02 - 04 phương tiện hoạt động trên các tuyến xe buýt có trợ giá được cải tạo, đầu tư mới đảm bảo quy chuẩn tiếp cận NKT;

- 50 - 60% NKT có khả năng được tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin; 70% tổ chức về NKT được tiếp cận sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông;

- 15% - 20% NKT có khả năng được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, trong đó 400 - 500NKT có năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể thao được tạo điều kiện phát triển tài năng;

- 100% NKT nặng và đặc biệt nặng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

- Đảm bảo 100% NKT nặng và đặc biệt nặng được xác định và cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật;

- Tiếp tục duy trì 100% NKT nặng và đặc biệt nặng đủ điều kiện theo quy định của nhà nước được giải quyết hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên;

- 90 - 95% gia đình có NKT thuộc hộ nghèo, đang ở nhà tạm, nhà cấp 4 xuống cấp, hư hỏng nặng được hỗ trợ xây nhà tình thương;

- 80% NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; 90% NKT, hộ NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn giải quyết việc làm;

- 90% cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp NKT được đào tạo nâng cao năng lực, kiến thức về trợ giúp NKT;

- 70% gia đình có NKT nặng và đặc biệt nặng được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho NKT; 60% NKT được tập huấn các kỹ năng sống;

- 95% cơ sở dạy nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được giải quyết vay vốn để sản xuất, kinh doanh và các chính sách ưu tiên khác theo quy định của pháp luật;

- 90% NKT là trẻ em có khả năng học tập, được tiếp cận giáo dục;

- 100% giáo viên trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt và 80% giáo viên trong các cơ sở giáo dục hòa nhập được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về giáo dục khuyết tật;

- Thành lập “Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập”;

- 60% cơ sở y tế tuyến tỉnh, 30% cơ sở y tế tuyến huyện có năng lực thực hiện phát hiện sớm các khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh và sàng lọc khuyết tật trước sinh;

- 95% số NKT được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 95% trẻ em từ sơ sinh đến 06 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật;

- 95% NKT nặng và đặc biệt nặng có nhu cầu được can thiệp phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng tại cơ sở y tế và cung cấp các dịch vụ trợ giúp;

- 80% - 90% các công trình kiến trúc công cộng cũ được cải tạo phù hợp với việc tiếp cận của NKT;

- 70% các tuyến đường đô thị hiện hữu được cải tạo đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tiếp cận NKT tại các vị trí đón, trả khách;

- 100% các công trình nhà chờ, biển dừng hiện hữu được cải tạo đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tiếp cận NKT;

- 50% phương tiện hoạt động trên các tuyến xe buýt có trợ giá được cải tạo, đầu tư mới đảm bảo quy chuẩn tiếp cận NKT;

- 50% các bến xe, điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt được cải tạo đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tiếp cận NKT;

- 100% NKT nặng và đặc biệt nặng được cấp thẻ miễn, giảm vé đi xe buýt; được giảm 40% giá vé khi tham gia đi lại trên các tuyến vận tải khách theo tuyến cố định; qua đò, qua phà;

- Tối thiểu có 02 - 04 phương tiện hoạt động trên các tuyến xe buýt đã trợ giá được cải tạo, đầu tư mới đảm bảo quy chuẩn tiếp cận NKT;

- 90% NKT có khả năng được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 100% tổ chức về NKT được tiếp cận sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông;

- 30% - 40% NKT có khả năng được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, trong đó 600 - 900 NKT có năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể thao được tạo điều kiện phát triển tài năng;

- 100% NKT nặng và đặc biệt nặng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan NKT

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phổ biến về Luật NKT; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành ấn phẩm truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, trợ giúp NKT;

- Phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh; tập huấn, tư vấn truyền thông phòng chống tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác gây ra;

- Tổ chức các hoạt động thông tin truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực; tập huấn, tư vấn phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị đối với NKT, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em;

- Tổ chức các hoạt động thiết thực nhân ngày NKT Việt Nam 18/4 và ngày Quốc tế về NKT 03/12 hàng năm;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo giữa các tổ chức trợ giúp NKT, cá nhân và gia đình NKT để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ NKT, khuyến khích người dân và bản thân NKT tham gia vào các hoạt động của kế hoạch;

- Tổ chức hội nghị tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc trợ giúp NKT và những NKT vượt khó trong học tập, lao động, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

d) Kinh phí thực hiện: 5.788 triệu đồng (năm tỷ bảy trăm, tám mươi tám triệu đồng) từ ngân sách địa phương: 4.538 triệu đồng, vốn lồng ghép: 350 triệu đồng và nguồn vận động: 900 triệu đồng.

2. Xác định mức độ khuyết tật

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Hướng dẫn, tập huấn thẩm định, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện; hướng dẫn bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật và thủ tục hồ sơ, quy trình thực hiện thẩm định, xác định mức độ khuyết tật và các văn bản hướng dẫn khác (nếu có);

- Quản lý, tổng hợp số liệu về thực trạng, số lượng, mức độ khuyết tật, độ tuổi, giới tính NKT;

- Căn cứ vào kết quả thẩm định, giám định để cấp giấy chứng nhận cho NKT.

d) Kinh phí thực hiện: 4.582 triệu đồng (bốn tỷ, năm trăm tám mươi hai triệu đồng), trích từ nguồn kinh phí địa phương.

3. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp NKT

a) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho NKT, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, đặc biệt là kiến thức phát hiện sớm, can thiệp sớm ở trẻ từ sơ sinh đến 06 tuổi nhằm đảm bảo trẻ em sinh ra được khỏe mạnh và giảm thiểu mức độ khuyết tật;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của công tác phục hồi chức năng cho NKT, phát hiện và can thiệp sớm, sàng lọc khuyết tật trước khi sinh; tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ khuyết tật trong độ tuổi sinh sản;

- Đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện nhằm thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ phát hiện sớm khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh và khám sàng lọc khuyết tật trước khi sinh;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật tái hòa nhập cộng đồng;

- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho NKT, đặc biệt là kiến thức phát hiện sớm - can thiệp sớm ở trẻ từ sơ sinh đến 06 tuổi;

- Kiện toàn Ban điều hành công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng các cấp, có chính sách hỗ trợ mạng lưới cộng tác viên tuyến cơ sở trong công tác phục hồi chức năng cộng đồng.

d) Kinh phí thực hiện: 4.990 triệu đồng (bốn tỷ chín trăm chín mươi triệu đồng) từ ngân sách Trung ương: 190 triệu đồng, ngân sách địa phương: 3.600 triệu đồng và vốn lồng ghép: 1.200 triệu đồng.

4. Trợ giúp tiếp cận giáo dục

a) Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương huy động NKT là trẻ em trong độ tuổi đi học, có khả năng học tập đến trường học hòa nhập;

- Kiện toàn hệ thống giáo dục phát triển đồng bộ, thiết lập chương trình phòng chống kỳ thị NKT trong học đường;

- Phối hợp với ngành Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoàn tất các thủ tục phân loại tật đối với học sinh chưa có giấy xác nhận NKT, thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh khuyết tật;

- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức kỹ năng giáo dục hòa nhập cho NKT là trẻ em ở trường phổ thông và kiến thức nâng cao ở trường chuyên biệt;

- Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như bàn ghế, nhà vệ sinh đối với các trường có NKT là trẻ em học hòa nhập; các thiết bị phục hồi chức năng cho NKT là trẻ em ở trường chuyên biệt;

- Tổ chức các hình thức giáo dục hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, trẻ em bị khuyết tật khác; tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật có năng khiếu tham gia các trường đào tạo bồi dưỡng năng khiếu; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục cho NKT là trẻ em;

- Tổ chức tuyên truyền cán bộ công chức, viên chức, nhân viên về bảo vệ chăm sóc NKT là trẻ em và vận động phụ huynh có NKT là trẻ em đồng thuận trong việc lập hồ sơ chứng nhận NKT là trẻ em và đưa trẻ ra lớp; tạo điều kiện cho NKT là trẻ em độ tuổi mầm non được can thiệp giáo dục sớm;

- Thường xuyên kiểm tra, dự giờ thăm lớp, giúp đỡ các giáo viên dạy NKT là trẻ em học hòa nhập ở các trường học;

- Thành lập “Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập”.

d) Kinh phí thực hiện: 49.230 triệu đồng (bốn mươi chín tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng) từ nguồn kinh phí địa phương: 43.000 triệu đồng và nguồn vận động: 6.230 triệu đồng.

5. Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, các Hội của NKT.

c) Nội dung

- Hướng dẫn các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa quản lý và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho NKT theo quy định;

- NKT đặc biệt nặng hoặc NKT nặng không có khả năng tự lo cuộc sống, không có nơi nương tựa, được tiếp nhận nuôi dưỡng tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh;

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị phục hồi chức năng cho các trung tâm bảo trợ xã hội do nhà nước quản lý; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội để tư vấn, tiếp nhận và chăm sóc NKT;

- Thành lập trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh để kết nối hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội các cơ sở bảo trợ xã hội, tư vấn cho NKT, thực hiện quản lý đối với NKT;

- Khảo sát, xem xét hỗ trợ xây nhà tình thương cho gia đình NKT thuộc diện hộ nghèo, đang ở nhà tạm, nhà cấp 4 xuống cấp hư hỏng nặng không có khả năng tu sửa;

- Xem xét trợ cấp cho NKT có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, gặp rủi ro, hoạn nạn; thăm hỏi, tặng quà động viên NKT trong dịp lễ, tết, ngày NKT Việt Nam, ngày Quốc tế NKT.

d) Kinh phí thực hiện chính sách xã hội cho khoảng 23.000 NKT/năm, trong 7 năm là 135.400 triệu đồng (một trăm ba mươi lăm tỷ, bốn trăm triệu đồng) từ ngân sách Trung ương: 5.600 triệu đồng, ngân sách địa phương: 119.800 triệu đồng và nguồn vận động: 10.000 triệu đồng.

6. Trợ giúp dạy nghề và tạo việc làm

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, các trung tâm dạy nghề.

c) Nội dung

- Đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ giúp cho NKT có nghề và việc làm (hoặc tự tạo việc làm) để vươn lên tự lập trong cuộc sống;

- Hàng năm, lồng ghép các chương trình mục tiêu và vận động các tổ chức, hội, đoàn thể, cơ sở dạy nghề và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho NKT có nhu cầu, đủ điều kiện được học nghề và được vay vốn từ Quỹ tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ trợ giúp NKT của tỉnh;

- Khuyến khích các doanh nghiệp nhận NKT vào học nghề và làm việc; thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở kinh doanh sản xuất dành riêng cho NKT, hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận NKT vào học nghề và làm việc;

- Thông qua các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh (lồng ghép hoạt động giới thiệu việc làm cho NKT), hỗ trợ NKT, tư vấn nghề, việc làm và hỗ trợ NKT tiếp cận các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để học nghề và tìm việc làm phù hợp;

- Đào tạo, tập huấn kỹ năng tìm việc làm, khởi sự doanh nghiệp, quản lý tài chính, kỹ năng sống cho NKT và kỹ năng giao tiếp, giảng dạy cho giáo viên, cán bộ dạy nghề;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề cho NKT và tạo điều kiện thuận lợi cho NKT có nhu cầu được học nghề phù hợp;

- Khảo sát nhu cầu và triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế phù hợp với nhu cầu của NKT và gia đình;

- Mở chuyên mục về người tìm việc, việc tìm người cho NKT sử dụng tại Website: vieclamdongnai.net.

d) Kinh phí thực hiện dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 5.000 NKT trong 7 năm là 3.458 triệu đồng (ba tỷ, bốn trăm năm mươi tám triệu đồng), từ ngân sách địa phương: 1.386 triệu đồng và nguồn vận động: 2.072 triệu đồng.

7. Trợ giúp vay vốn

a) Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Chính sách xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.

c) Nội dung

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được vay vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị để giải quyết việc làm cho NKT;

- Hỗ trợ người khuyết tật, hộ gia đình có NKT trong việc tiếp cận, lập hồ sơ vay vốn tạo việc làm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống;

- Khảo sát đánh giá nhu cầu và năng lực của người khuyết tật, hộ gia đình có người khuyết tật;

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, phường, thị trấn về chuyên môn tư vấn, định hướng nghề, tạo việc làm và hướng dẫn, người khuyết tật, hộ gia đình có người khuyết tật tiếp cận, sử dụng nguồn vốn trợ giúp hiệu quả.

d) Kinh phí thực hiện giải quyết việc làm cho khoảng 3500 NKT trong 7 năm là 24.220 triệu đồng (hai mươi bốn tỷ, hai trăm hai mươi triệu đồng) từ nguồn vốn lồng ghép: 18.640 triệu đồng và nguồn vận động: 5.580 triệu đồng.

8. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng

a) Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn về xây dựng để NKT dễ dàng tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng;

- Tổng hợp dữ liệu việc đầu tư xây dựng công trình theo tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đảm bảo để NKT dễ dàng tiếp cận và có báo cáo theo đúng quy định;

d) Kinh phí thực hiện: 160 triệu đồng, sử dụng trong kinh phí được cấp cho Sở Xây dựng hàng năm.

9. Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

a) Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.

c) Nội dung

 - Chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư, thiết kế công trình công cộng thực hiện quy chuẩn quốc gia về xây dựng công trình để NKT dễ tiếp cận và sử dụng;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng xe buýt (nhà chờ, điểm dừng đón, trả khách) tiếp cận NKT;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, Hợp tác xã Vận tải hành khách từng bước đầu tư đổi mới, cải tạo phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tiếp cận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NKT tham gia giao thông;

- Thực hiện cấp thẻ miễn, giảm vé xe buýt cho NKT tham gia giao thông trên các tuyến xe buýt nội tỉnh;

- Tổ chức tập huấn cho lái xe, nhân viên phục vụ trên các phương tiện công cộng về thái độ, hành vi ứng xử đối với NKT tham gia giao thông.

d) Kinh phí thực hiện: 22.355 triệu đồng (hai mươi hai tỷ, ba trăm năm mươi lăm triệu đồng) từ ngân sách địa phương: 4.855 triệu đồng và nguồn vận động: 17.500 triệu đồng.

10. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.

c) Nội dung

- Nghiên cứu, phổ biến, phát triển các công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông;

- Xây dựng chương trình và đào tạo hướng dẫn cho NKT tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin;

- Xây dựng trang thông tin điện tử NKT của tỉnh.

d) Kinh phí thực hiện

- Ngân sách địa phương: 350 triệu đồng (ba trăm năm mươi triệu đồng).

11. Trợ giúp pháp lý

a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.

c) Nội dung

- Khảo sát nhu cầu tìm hiểu và cần trợ giúp pháp lý của NKT trong các tổ chức của NKT và cộng đồng;

- Xây dựng chương trình, chuyên mục truyền thanh, truyền hình tư vấn, giải đáp, thông tin pháp luật cho NKT; thiết lập đường dây nóng, có số điện thoại cho NKT tiếp cận khi có nhu cầu;

- Giới thiệu những địa chỉ trợ giúp pháp lý thuận lợi cho NKT; tham gia tố tụng miễn phí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NKT tại cơ quan điều tra, xét xử; đại điện hoặc tham gia cùng NKT trong các vụ việc khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho họ;

- Công tác trợ giúp pháp lý cho NKT góp phần vào việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với NKT. Thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý và thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của NKT, góp phần giúp NKT ổn định cuộc sống;

- Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý và thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ trợ giúp pháp lý;

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý và thành viên;

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm các giải pháp trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật;

- Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho NKT, phổ biến giáo dục pháp luật về các quy định có liên quan đến NKT.

d) Kinh phí thực hiện

- Ngân sách địa phương: 3.192 triệu đồng (ba tỷ, một trăm chín mươi hai triệu đồng.

12. Hỗ trợ NKT trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

a) Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho NKT tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao và vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe về thể chất, tinh thần;

- Tạo điều kiện cho NKT có nhu cầu tham gia luyện tập thể dục thể thao tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố và các nhà văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn;

- Quan tâm đầu tư xây dựng mới các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí công cộng có lối đi dành cho NKT;

- Hỗ trợ chuyên môn và tạo điều kiện cho NKT tham gia hoạt động thể thao và văn nghệ cấp tỉnh 02 năm/lần; cuộc thi văn nghệ toàn quốc 04 năm/lần, thi đấu thể thao toàn quốc 01 năm/lần, tham gia thi đấu khu vực và thế giới;

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NKT tiếp cận các dịch vụ du lịch, đề xuất miễn giảm giá vé cho NKT tại các khu du lịch, vui chơi, giải trí trong tỉnh.

d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương: 4.161 triệu đồng (bốn tỷ, một trăm sáu mốt triệu đồng).

13. Nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ NKT và giám sát đánh giá

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo chính quyền, hội, đoàn thể, đội ngũ cán bộ xã hội một số kỹ năng công tác xã hội trong làm việc với NKT, về thái độ, cách ứng xử với NKT và các phương pháp trợ giúp NKT;

 - Tập huấn lý thuyết và ứng dụng thực hành cho cán bộ làm nghề công tác xã hội với NKT về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp cận, kỹ năng làm việc với NKT, kỹ năng hỗ trợ NKT lập và thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT ở địa phương;

- Tập huấn truyền thông cho gia đình và NKT về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho NKT, tập huấn, truyền thông về kỹ năng sống cho NKT;

- Hàng năm, ít nhất 01 lần tổ chức 01 hội thảo chuyên đề về trợ giúp NKT, tổ chức học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong, ngoài tỉnh, ngoài nước về các mô hình hỗ trợ NKT, huy động, sử dụng nguồn lực tại cộng đồng có hiệu quả và nêu gương NKT vượt khó vươn lên;

- Triển khai thực hiện quản lý NKT theo bộ chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động trợ giúp NKT theo kinh nghiệm và hướng dẫn của TW;

- Tổ chức giao ban, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát hàng quý, 6 tháng, hàng năm, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch và các chính sách, pháp luật đối với NKT giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

d) Kinh phí thực hiện 9.693 triệu đồng (chín tỷ, sáu trăm chín mươi ba triệu đồng) từ ngân sách Trung ương: 700 triệu đồng, ngân sách địa phương: 5.503 triệu đồng, vốn lồng ghép: 490 triệu đồng, nguồn vận động: 3.000 triệu đồng.

14. Thành lập, hỗ trợ Hiệp hội NKT Đồng Nai

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Giai đoạn 2013 - 2015 sẽ thành lập Hiệp hội người khuyết tật tỉnh Đồng Nai, thành lập hội người khuyết tật cấp huyện, cụ thể như sau:

- Năm 2013 hỗ trợ Ban vận động thành lập Hiệp hội NKT, hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội NKT tỉnh theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 24/4/2010 của Chính phủ về tổ chức hoạt động và quản lý hội;

- Chuẩn bị tổ chức Đại hội Hiệp hội NKT tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất. Hỗ trợ Hiệp hội NKT tỉnh hoạt động giai đoạn 2014 - 2020, theo kế hoạch và phương hướng hoạt động của Hiệp hội NKT tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho Hiệp hội NKT hoạt động trong đời sống xã hội;

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho Hiệp hội NKT tỉnh tổ chức từ 1 đến 2 hoạt động lớn hàng năm. Cung cấp thông tin cho các tổ chức của NKT, khuyến khích tham gia vào các quá trình ra quyết định những vấn đề có liên quan đến NKT. Hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức tự lực của NKT thành lập và hoạt động.

d) Kinh phí thực hiện 1.350 triệu đồng (một tỷ, ba trăm năm mươi triệu đồng), chi từ nguồn vận động của các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước.

15. Thành lập Quỹ trợ giúp NKT Đồng Nai

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Thành lập quỹ trợ giúp NKT trên cơ sở quỹ hỗ trợ việc làm, an sinh xã hội cho NKT và xây dựng quy chế hoạt động nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia trợ giúp NKT;

- Khảo sát nhu cầu thực tế của NKT để có những giải pháp trợ giúp phù hợp từ quỹ nhằm giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng;

d) Kinh phí thực hiện: 231 triệu đồng (hai trăm ba mươi mốt triệu đồng), chi từ nguồn vận động các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước.

16. Xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng NKT trên địa bàn tỉnh, triển khai thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng NKT, đưa danh sách NKT quản lý trên trang thông tin điện tử;

- Duy trì, cập nhật bổ sung đối tượng, tăng, giảm theo tháng, quý, năm và thực hiện chế độ tổng hợp lưu trữ, báo cáo định kỳ;

- Theo dõi tình hình, trích xuất dữ liệu với nhu cầu của từng nhóm đối tượng để có những giải pháp hỗ trợ phù hợp;

d) Kinh phí thực hiện: 5.700 triệu đồng (năm tỷ, bảy trăm triệu đồng), từ ngân sách Trung ương: 1600 triệu đồng và nguồn vận động: 4.100 triệu đồng.

17. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

c) Nội dung

- Quản lý theo dõi thực hiện kế hoạch, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết kế hoạch;

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch tại các huyện và một số xã, phường, thị trấn điểm trong toàn tỉnh;

- Kết thúc giai đoạn 2013 - 2015 tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả 03 năm thực hiện kế hoạch, hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 - 2020;

- Kịp thời khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác trợ giúp NKT giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

d) Kinh phí phí thực hiện 220 triệu đồng (hai trăm hai mươi triệu đồng) từ nguồn ngân sách địa phương.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2013 - 2020 gồm:

a) Nguồn ngân sách nhà nước

- Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách xã hội, nâng cao năng lực hỗ trợ người khuyết tật, xây dựng cơ sở dữ liệu;

- Ngân sách địa phương: Bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của các đơn vị, địa phương, từ nguồn khác theo phân cấp của Luật Ngân sách; lồng ghép các chương trình, dự án liên quan.

b) Nguồn kinh phí vận động đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

c) Nguồn vốn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

2. Tổng kinh phí chi cho hoạt động 17 nội dung là 275.080 triệu đồng (hai trăm bảy mươi lăm tỷ, không trăm tám mươi triệu đồng), trong đó:

a) Ngân sách Trung ương là: 8.090 triệu đồng (tám tỷ, không trăm, chín mươi triệu đồng);

b) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) là: 195.347 triệu đồng (một trăm chín mươi lăm tỷ, ba trăm bốn mươi bảy triệu đồng);

c) Kinh phí lồng ghép là: 20.680 triệu đồng (hai mươi tỷ, sáu trăm tám mươi triệu đồng);

d) Kinh phí nguồn vận động là: 50.963 triệu đồng (năm mươi tỷ, chín trăm sáu mươi ba triệu đồng) huy động từ: Hội Chữ thập đỏ, Hội chất độc da cam/dioxin, Quỹ bảo trợ trẻ em, các chương trình giảm nghèo, các tổ chức phi chính phủ, hội từ thiện và cộng đồng;

3. Hàng năm các đơn vị, địa phương xây dựng dự toán chi thực hiện kế hoạch cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, gửi cơ quan tài chính thẩm định, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách địa phương trình UBND tỉnh quyết định.

Trên cơ sở dự toán kế hoạch kinh phí giai đoạn 2013 - 2020, các sở, ban, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

 (Kèm theo 10 biểu phụ lục).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của UBND các cấp trong việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT, lồng ghép với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

2. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT từ các cấp, các ngành, các địa phương, đồng thời tăng cường đổi mới phương thức huy động, vận động các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của kế hoạch;

3. Nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cộng tác viên làm công tác trợ giúp NKT; xây dựng đội ngũ nhân viên công tác xã hội theo kế hoạch thực hiện Đề án nghề công tác xã hội của tỉnh;

4. Tích cực thực hiện công tác giám sát, đánh giá, thông qua xây dựng kế hoạch liên ngành nhằm kiểm tra tiến độ, kết quả việc thực hiện của các ngành, đơn vị và địa phương, đồng thời đề xuất ý kiến để điều chỉnh kế hoạch trợ giúp NKT của tỉnh phù hợp tình hình, thực tế hàng năm và từng giai đoạn;

5. Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là NKT vào việc giám sát từ triển khai các hoạt động đến quản lý các nguồn lực đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT.

VI. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Để triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, địa phương thực hiện như sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan thường trực, tham mưu UBND tỉnh triển khai, quản lý, kiểm tra các hoạt động và định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, địa phương về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch phù hợp, kịp thời và thực hiện hiệu quả;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện các nội dung hoạt động đã được phân công tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 13, 14, 15, 16 Mục III của kế hoạch này.

2. Các Sở, ngành: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Giao thông - Vận tải; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đồng Nai

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện các nội dung hoạt động đã được phân công tại khoản 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12 mục III của kế hoạch này.

3. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, thẩm định dự toán và cân đối nguồn ngân sách địa phương, kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách.

4. Sở Nội vụ

Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thành lập Hiệp Hội NKT tỉnh Đồng Nai; thành lập Quỹ trợ giúp NKT tỉnh Đồng Nai (Quỹ xã hội) theo quy định.

5. Sở Ngoại vụ

Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến làm việc hỗ trợ NKT trên địa bàn tỉnh.

6. Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện Luật Người khuyết tật; mở các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tin bài về các chính sách, kết quả hoạt động trợ giúp NKT; kịp thời biểu dương những tấm gương NKT vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn

Xây dựng, triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT từng giai đoạn và từng năm theo chức năng nhiệm vụ; phối hợp với chính quyền các cấp để vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước huy động nguồn lực hỗ trợ NKT ổn định cuộc sống.

8. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, các Hiệp hội NKT vươn lên, các hội khác

Phối hợp tuyên truyền vận động các tổ chức, cơ quan, cá nhân và hội viên tham gia hỗ trợ NKT về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để NKT vươn lên hòa nhập cộng đồng.

9. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa

a) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng khảo sát thống kế số lượng, đánh giá thực trạng NKT trên địa bàn, xác định thuận lợi, khó khăn của NKT và nhu cầu cần giúp đỡ của NKT để quản lý, có giải pháp giúp đỡ theo quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.

b) Xây dựng kế hoạch trợ giúp NKT của địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch trợ giúp NKT; giám sát kết quả thực hiện kế hoạch ở cấp xã định kỳ báo cáo kết quả với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Trên đây là kế hoạch trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 - 2020 của UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở, ngành, địa phương kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, giải quyết./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 


PHỤ LỤC I

DỰ THẢO PHỤ LỤC TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/ 11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nội dung thực hiện các hoạt động

Tổng KP 2013-2020

Trong đó

CQ chủ trì

NSTƯ

NSĐP

Vốn Lồng ghép

Nguồn VĐ

Kinh phí bổ sung khác

 

Tổng kinh phí kinh phí các nguồn

275.080

8.090

195.347

20.680

50.963

0

 

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

5.788

0

4.538

350

900

0

Sở Lao động

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

4.582

0

4.582

0

0

0

Sở Y tế - Sở LĐ

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

4.990

190

3.600

1.200

0

0

Sở Y tế

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

49.230

0

43.000

0

6.230

0

Sở Giáo dục - ĐT

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

135.400

5.600

119.800

0

10.000

0

Sở Lao động

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

3.458

0

1.386

0

2.072

0

Sở Lao động

7

Trợ giúp vay vốn

24.220

0

0

18.640

5.580

0

Ngân hàng CS -Sở LĐ

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng

160

0

160

0

0

0

Sở Xây dựng

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

22.355

0

4.855

0

17.500

0

Sở giao thông

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

350

0

350

0

0

0

Sở Thông tin - TT

11

Trợ giúp pháp lý

3.192

0

3.192

0

0

0

Sở Tư pháp

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

4.161

0

4.161

0

0

0

Sở VH -TTDL

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

9.693

700

5.503

490

3.000

0

Sở Lao động

14

Kiện toàn thành lập Liên Hiệp hội NKT

1.350

0

0

0

1.350

0

Sở Lao động

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

231

0

0

0

231

0

Sở Lao động

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

5.700

1.600

0

0

4.100

0

Sở Lao động

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

220

0

220

0

0

 

Sở Lao động

 

PHỤ LỤC II

DỰ THẢO PHỤ LỤC KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nội dung thực hiện các hoạt động

Kinh phí 2013-2015

Trong đó

Kinh phí 2016-2020

Trong đó

Tổng kinh phí thực hiện 2013 - 2020

NSTƯ

NSĐP

KP Lồng ghép

Nguồn VĐ

NSTƯ

NSĐP

KP Lồng ghép

Nguồn VĐ

 

Tổng kinh phí các nguồn

83.143

3.090

50.540

7.680

21.833

191.937

5.000

144.807

13.000

29.130

275.080

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

2.108

0

1.608

100

400

3.680

0

2.930

250

500

5.788

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

3.595

 

3.595

0

0

987

0

987

0

0

4.582

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

1.990

190

1.350

450

0

3.000

0

2.250

750

0

4.990

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

6.230

0

1.000

0

5.230

43.000

0

42.000

0

1.000

49.230

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

43.120

2.100

36.720

0

4.300

92.280

3.500

83.080

0

5.700

135.400

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

988

0

396

0

592

2.470

0

990

0

1.480

3.458

7

Trợ giúp vay vốn

9.070

0

0

6.990

2.080

15.150

0

0

11.650

3.500

24.220

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình XD

60

0

60

0

0

100

0

100

0

0

160

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

6.430

0

1.430

0

5.000

15.925

0

3.425

0

12.500

22.355

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

150

0

150

0

0

200

0

200

0

0

350

11

Trợ giúp pháp lý

1.197

0

1.197

0

0

1.995

0

1.995

0

0

3.192

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

1.346

0

1.346

0

0

2.815

0

2.815

0

0

4.161

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

2.948

200

1.608

140

1.000

6.745

500

3.895

350

2.000

9.693

14

Kiện toàn thành lập Liên Hiệp hội NKT

600

0

0

0

600

750

0

0

0

750

1.350

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

231

0

0

0

231

0

0

0

0

0

231

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

3.000

600

0

0

2.400

2.700

1.000

0

0

1.700

5.700

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; Chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

80

0

80

0

0

140

0

140

0

0

220

 

PHỤ LỤC III

KINH PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020 (PHÂN BỔ THEO NĂM)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Kinh phí hoạt động các nội dung

Giai đoạn 2013 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng (2013 - 2020)

2013

2014

2015

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

566

766

776

2.108

736

736

736

736

736

3.680

5.788

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

3.250

172

173

3.595

198

198

198

198

195

987

4.582

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

790

600

600

1.990

600

600

600

600

600

3.000

4.990

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

1.560

2.560

2.110

6.230

750

40.750

750

750

0

43.000

49.230

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

13.360

14.260

15.500

43.120

16.380

17.200

18.600

19.100

20.980

92.280

135.400

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

0

494

494

988

494

494

494

494

494

2.470

3.458

7

Trợ giúp vay vốn

0

3.460

3.460

6.920

3.460

3.460

3.460

3.460

3.460

17.300

24.220

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình XD

20

20

20

60

20

20

20

20

20

100

160

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

 

3.005

3.425

6.430

3.005

3.005

3.305

3.305

3.305

15.925

22.355

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

 

100

50

150

0

100

0

100

0

200

350

11

Trợ giúp pháp lý

399

399

399

1.197

399

399

399

399

399

1.995

3.192

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

193

590

563

1.346

414

600

673

690

438

2.815

4.161

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

776

1.086

1.086

2.948

1.349

1.349

1.349

1.349

1.349

6.745

9.693

14

Kiện toàn thành lập Liên Hiệp hội NKT

200

250

150

600

150

150

150

150

150

750

1.350

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

50

181

 

231

0

0

0

0

0

0

231

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

 

2.000

1.000

3.000

0

0

0

2.000

700

2.700

5.700

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

10

20

50

80

10

10

10

10

100

140

220

Tổng cộng

21.174

29.963

29.856

80.993

27.965

69.071

30.744

33.361

32.926

194.087

275.080

 

PHỤ LỤC IV

KINH PHÍ PHÂN BỔ THEO NĂM KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Phân bổ kinh phí

Giai đoạn 2013 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng (2013 - 2020)

2013

2014

2015

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Ngân sách TW

290

1.600

1.200

3.090

600

700

700

900

2.100

5.000

8.090

2

Ngân sách địa phương

16.954

15.886

17.700

50.540

18.939

59.765

21.618

21.735

22.750

144.807

195.347

3

Lồng ghép

2.550

2.560

2.570

7.680

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

13.000

20.680

4

Nguồn kinh phí vận động

4.390

7.487

9.956

21.833

5.396

5.596

5.396

7.396

5.346

29.130

50.963

Tổng cộng

24.184

27.533

31.426

83.143

27.535

68.661

30.314

32.631

32.796

191.937

275.080

 

PHỤ LỤC V

KINH PHÍ VẬN ĐỘNG TỪ CÁC TỔ CHỨC TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nguồn kinh phí vận động

Giai đoạn 2013 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng (2013 - 2020)

2013

2014

2015

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

100

150

150

400

100

100

100

100

100

500

900

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

1.560

2.060

1.610

5.230

250

250

250

250

 

1.000

6.230

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

1.500

1.000

1.800

4.300

1.000

1.200

1.000

1.300

1.200

5.700

10.000

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

 

296

296

592

296

296

296

296

296

1.480

2.072

7

Trợ giúp vay vốn

680

700

700

2.080

700

700

700

700

700

3.500

5.580

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình XD

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

0

2.500

2.500

5.000

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

12.500

17.500

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

11

Trợ giúp pháp lý

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

300

350

350

1.000

400

400

400

400

400

2.000

3.000

14

Kiện toàn thành lập Hiệp hội NKT

200

250

150

600

150

150

150

150

150

750

1.350

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

50

181

0

231

0

0

0

0

0

0

231

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

 

 

2.400

2.400

 

 

 

1.700

 

1.700

4.100

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

TỔNG CỘNG

4.390

7.487

9.956

21.833

5.396

5.596

5.396

7.396

5.346

29.130

50.963

 

PHỤ LỤC VI

KINH PHÍ NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Ngân sách TW

Giai đoạn 2013 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng (2013 - 2020)

2013

2014

2015

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

190

0

0

190

0

0

0

0

0

0

190

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

100

1.500

500

2.100

500

600

600

800

1.000

3.500

5.600

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7

Trợ giúp vay vốn

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình XD

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

11

Trợ giúp pháp lý

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

 

100

100

200

100

100

100

100

100

500

700

14

Kiện toàn thành lập Liên Hiệp hội NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

0

0

600

600

0

0

0

0

1.000

1.000

1.600

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

TỔNG CỘNG

290

1.600

1.200

3.090

600

700

700

900

2.100

5.000

8.090

 

PHỤ LỤC VII

KINH PHÍ NGUỒN NGÂN SÁCH LỒNG GHÉP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Ngân sách Lồng ghép

Giai đoạn 2013 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng (2013 - 2020)

2013

2014

2015

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

30

30

40

100

50

50

50

50

50

250

350

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

150

150

150

450

150

150

150

150

150

750

1.200

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

 

 

 

0

 

 

 

 

 

0

0

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7

Trợ giúp vay vốn

2.330

2.330

2.330

6.990

2.330

2.330

2.330

2.330

2.330

11.650

18.640

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình XD

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

11

Trợ giúp pháp lý

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

40

50

50

140

70

70

70

70

70

350

490

14

Kiện toàn thành lập Liên Hiệp hội NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

TỔNG CỘNG

2.550

2.560

2.570

7.680

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

13.000

20.680

 

PHỤ LỤC VIII

KINH PHÍ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Ngân sách địa phương

Giai đoạn 2013 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng (2013 - 2020)

2013

2014

2015

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Tổ chức quán triệt, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với NKT

436

586

586

1.608

586

586

586

586

586

2.930

4.538

2

Thẩm định, giám định, chứng nhận mức độ khuyết tật cho NKT

3.250

172

173

3.595

198

198

198

198

195

987

4.582

3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ cho NKT

450

450

450

1.350

450

450

450

450

450

2.250

3.600

4

Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập

0

500

500

1.000

500

40.500

500

500

0

42.000

43.000

5

Thực hiện chính sách xã hội đối với NKT

11.760

11.760

13.200

36.720

14.880

15.420

17.000

17.000

18.780

83.080

119.800

6

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

0

198

198

396

198

198

198

198

198

990

1.386

7

Trợ giúp vay vốn

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình XD

20

20

20

60

20

20

20

20

20

100

160

9

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

0

505

925

1.430

505

505

805

805

805

3.425

4.855

10

Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

0

100

50

150

0

100

0

100

0

200

350

11

Trợ giúp pháp lý

399

399

399

1.197

399

399

399

399

399

1.995

3.192

12

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

193

590

563

1.346

414

600

673

690

438

2.815

4.161

13

Nâng cao năng lực hỗ trợ NKT giám sát đánh giá

436

586

586

1.608

779

779

779

779

779

3.895

5.503

14

Kiện toàn thành lập Liên Hiệp hội NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

Thành lập Quỹ trợ giúp NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu NKT

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

17

Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch; chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch

10

20

50

80

10

10

10

10

100

140

220

Tổng cộng

16.954

15.886

17.700

50.540

18.939

59.765

21.618

21.735

22.750

144.807

195.347

 

PHỤ LỤC IX

TỔNG HỢP ƯỚC TÍNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI CHIA THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, DẠNG KHUYẾT TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

ĐVT: Người

STT

Đơn vị

Tổng số

Giới tính

Độ tuổi

Dạng khuyết tật

Mức độ khuyết tật

Ghi chú

Nam

Nữ

0-<16

16-<60

=>60

Vận động

Nghe nói

Nhìn

Thần kinh

Trí tuệ

Khác

Đặc biệt nặng

Nặng

Nhẹ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

Biên Hòa

25.500

14.025

11.475

2.550

16.575

6.375

13.209

4.973

2.550

6.273

4.080

1.734

791

3.060

21.650

 

2

Long Khánh

12.000

6.600

5.400

1.200

7.800

3.000

6.216

2.340

1.200

2.952

1.920

816

372

1.440

10.188

 

3

Trảng Bom

14.800

8.140

6.660

1.480

9.620

3.700

7.666

2.886

1.480

3.641

2.368

1.006

459

1.776

12.565

 

4

Thống Nhất

11.500

6.325

5.175

1.150

7.475

2.875

5.957

2.243

1.150

2.829

1.840

782

357

1.380

9.764

 

5

Long Thành

13.500

7.425

6.075

1.350

8.775

3.375

6.993

2.633

1.350

3.321

2.160

918

419

1.620

11.462

 

6

Nhơn Trạch

10.000

5.500

4.500

1.000

6.500

2.500

5.180

1.950

1.000

2.460

1.600

680

310

1.200

8.490

 

7

Cẩm Mỹ

11.000

6.050

4.950

1.100

7.150

2.750

5.698

2.145

1.100

2.706

1.760

748

341

1.320

9.339

 

8

Xuân Lộc

15.500

8.525

6.975

1.550

10.075

3.875

8.029

3.023

1.550

3.813

2.480

1.054

481

1.860

13.160

 

9

Vĩnh Cửu

12.000

6.600

5.400

1.200

7.800

3.000

6.216

2.340

1.200

2.952

1.920

816

372

1.440

10.188

 

10

Định Quán

15.200

8.360

6.840

1.520

9.880

3.800

7.874

2.964

1.520

3.739

2.432

1.034

471

1.824

12.905

 

11

Tân Phú

13.000

7.150

5.850

1.300

8.450

3.250

6.734

2.535

1.300

3.198

2.080

884

403

1.560

11.037

 

 

Tổng

154.000

84.700

69.300

15.400

100.100

38.500

79.772

30.030

15.400

37.884

24.640

10.472

4.774

18.480

130.746

 

Cách tính: Dựa trên số liệu tổng điều tra NKT năm 2011 là 23,235 người chia tỷ lệ từng nhóm và nhân với số đối tượng ước tính là 154.000 có kết quả như trên, tỷ lệ như sau:

- Chia theo huyện: Biên Hòa: 16,5%; Long Khánh: 7,8%; Trảng Bom: 9,6%; Thống Nhất: 7,5%; Long Thành 8,7%; Nhơn Trạch: 6,5%; Cẩm Mỹ: 7,1%; Xuân Lộc: 10%; Vĩnh Cửu: 7,8%; Định Quán: 9,8%; Tân Phú: 8,4%

- Chia theo giới tính: Nam chiếm 55%, nữ chiếm 45%

- Chia theo độ tuổi: Từ 0-<16 chiếm 10%; từ 16-<60 chiếm 65%; trên 60 chiếm: 25%

- Chia theo dạng khuyết tật: Vận động 51,8%; Nghe nói: 19,5%; Tật nhìn: 10%; Thần kinh, tâm thần: 24,6%; Trí tuệ: 16%; khác: 6,8%

- Chia theo mức độ khuyết tật: Đặc biệt nặng: 3,1%; nặng: 12%, nhẹ: 84,9%

 

PHỤ LỤC X

TỔNG HỢP ƯỚC TÍNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI CHIA THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, NHU CẦU VÀ NGUYỆN VỌNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 10133/KH-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

ĐVT: Người

STT

Đơn vị

Tổng số

Giới tính

Độ tuổi

Nhu cầu và nguyện vọng

Ghi chú

Y tế

Giáo dục

Chính sách xã hội

Nam

Nữ

0-<16

16-<60

=>60

Phục hồi chức năng

Dụng cụ hỗ trợ (chân, tay giả...)

Chăm sóc thay thế

Khám chữa bệnh

Học văn hóa

Học nghề

Việc làm

Vay vốn

Phương tiện sinh hoạt (xe lăn, nạng...)

Trợ cấp xã hội

Nhà ở

Khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12

13

14

15

16

17

18

19

20

1

Biên Hòa

25.500

14.025

11.475

2.550

16.575

6.375

5.457

6.375

1.020

9.027

3.188

1.199

1.683

2.550

5.100

6.120

765

1.275

 

2

Long Khánh

12.000

6.600

5.400

1.200

7.800

3.000

2.568

3.000

480

4.248

1.500

564

792

1.200

2.400

2.880

360

600

 

3

Trảng Bom

14.800

8.140

6.660

1.480

9.620

3.700

3.167

3.700

592

5.239

1.850

696

977

1.480

2.960

3.552

444

740

 

4

Thống Nhất

11.500

6.325

5.175

1.150

7.475

2.875

2.461

2.875

460

4.071

1.438

541

759

1.150

2.300

2.760

345

575

 

5

Long Thành

13.500

7.425

6.075

1.350

8.775

3.375

2.889

3.375

540

4.779

1.688

635

891

1.350

2.700

3.240

405

675

 

6

Nhơn Trạch

10.000

5.500

4.500

1.000

6.500

2.500

2.140

2.500

400

3.540

1.250

470

660

1.000

2.000

2.400

300

500

 

7

Cẩm Mỹ

11.000

6.050

4.950

1.100

7.150

2.750

2.354

2.750

440

3.894

1.375

517

726

1.100

2.200

2.640

330

550

 

8

Xuân Lộc

15.500

8.525

6.975

1.550

10.075

3.875

3.317

3.875

620

5.487

1.938

729

1.023

1.550

3.100

3.720

465

775

 

9

Vĩnh Cửu

12.000

6.600

5.400

1.200

7.800

3.000

2.568

3.000

480

4.248

1.500

564

792

1.200

2.400

2.880

360

600

 

10

Định Quán

15.200

8.360

6.840

1.520

9.880

3.800

3.253

3.800

608

5.381

1.900

714

1.003

1.520

3.040

3.648

456

760

 

11

Tân Phú

13.000

7.150

5.850

1.300

8.450

3.250

2.782

3.250

520

4.602

1.625

611

858

1.300

2.600

3.120

390

650

 

 

Tổng

154.000

84.700

69.300

15.400

100.100

38.500

32.956

38.500

6.160

54.516

19.250

7.238

10.164

15.400

30.800

36.960

4.620

7.700

 

Cách tính: Dựa trên số liệu tổng điều tra NKT năm 2011 là 23,235 người chia tỉ lệ từng nhóm và nhân với số đối tượng ước tính là 154.000 có kết quả như trên, tỷ lệ như sau:

- Chia theo huyện: Biên Hòa: 16,5%; Long Khánh: 7,8%; Trảng Bom: 9,6%; Thống Nhất: 7,5%; Long Thành 8,7%; Nhơn Trạch: 6,5%; Cẩm Mỹ: 7,1%; Xuân Lộc: 10%; Vĩnh Cửu: 7,8%; Định Quán: 9,8%; Tân Phú: 8,4%

- Chia theo giới tính: Nam chiếm 55%, nữ chiếm 45%

- Chia theo độ tuổi: Từ 0-<16 chiếm: 10%; từ 16-<60 chiếm: 65%; trên 60 chiếm: 25%

- Chia theo nhu cầu hỗ trợ: - Về giáo dục: Học văn hóa 12,5%; học nghề: 4,7%

- Về y tế: Phục hồi chức năng: 21,4%; dụng cụ hỗ trợ: 25%; chăm sóc thay thế: 4%; khám chữa bệnh: 35,4%

- Về chính sách xã hội: Việc làm: 6,6%; vay vốn: 10%; phương tiện sinh hoạt: 20%; trợ cấp xã hội: 24%; Nhà ở 3%; nhu cầu khác: 5%

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 10133/KH-UBND năm 2013 trợ giúp người khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020

Số hiệu: 10133/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 25/11/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 10133/KH-UBND năm 2013 trợ giúp người khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…