THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 416-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1997 |
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1998
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kế hoạch năm 1997, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ và địa phương trong những tháng cuối năm phải tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách đã đề ra trong các Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4, 5 và tháng 6 năm 1997 của Chính phủ; đồng thời khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch năm 1998 theo các nội dung và tiến độ sau:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ, NỘI DUNG CHỦ YẾU CẦN CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1998
1. Những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
a. Tiếp tục thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, có sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng mạnh đầu tư cho sản xuất, kinh doanh để xuất khẩu, tạo thế và lực cho việc hoàn thành các mục tiêu đến năm 2000.
b. Tập trung khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, đặc biệt phải có quan điểm cân đối ngân sách mới, tích cực để đáp ứng nhu cầu và tiến độ đầu tư các công trình lớn và quan trọng coi đây là điểm mấu chốt để hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.
c. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung đầu tư hướng về xuất khẩu và thực hiện các giải pháp đồng bộ khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu đủ vật tư nguyên liệu, công nghệ cho nhu cầu sản xuất, xây dựng và tiêu dùng thiết yếu. Tranh thủ thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
d. Phát triển ổn định nền tài chính quốc gia, định hướng sử dụng có hiệu quả tài chính của đất nước, tăng nhanh nguồn tích luỹ cho đầu tư phát triển, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng cơ bản, tiết kiệm triệt để chi tiêu ngân sách và tiêu dùng dân cư. Động viên đúng mức thuế và phí vào ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội, sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả trong tất cả các ngành, các cấp. Tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng để đẩy mạnh huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay vốn trung, dài hạn và ngắn hạn. Có kế hoạch mở rộng và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán để giải quyết vốn cho nền kinh tế; ổn định chỉ số lạm phát ở mức độ hợp lý.
e. Thực hiện có hiệu quả hơn các chương trình và lĩnh vực văn hoá, xã hội, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục, đào tạo, và khoa học công nghệ; đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo thêm việc làm cho người lao động cả ở nông thôn và thành thị. Phát triển văn hoá thông tin, phủ sóng phát thanh, truyền hình; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngăn ngừa có hiệu quả và chống các tệ nạn xã hội. Tập trung sức nhiều hơn cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng núi và đồng bào dân tộc, chương trình xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng còn khó khăn.
g. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh; phổ cập giáo dục pháp luật và hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật; bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh tế và an toàn xã hội để phát triển. Thực hiện tiếp chương trình cải cách hành chính quốc gia, đổi mới và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống tham nhũng và chống các hiện tượng tiêu cực xã hội.
2. Định hướng một số chỉ tiêu chủ yếu so với thực hiện năm 1997:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 9 - 9,2%;
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4,7 - 4,8%;
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14 - 14,5%;
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 11 - 12%;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 28 - 30%;
- Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 18 - 20%;
- Chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ vào khoảng 7 - 8%;
- Đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 26 - 28%;
a. Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, nâng cao tỷ trọng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường; thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực của toàn xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội.
Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được xây dựng đúng luật, bao quát và khai thác mọi nguồn thu, chống thất thu có kết quả, bảo đảm công bằng trong sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp; đồng thời chú trọng tạo dựng cơ chế để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, nhằm bồi dưỡng mở rộng nguồn thu.
Cân đối ngân sách nhà nước theo nguyên tắc:
- Thu thuế và phí phải bảo đảm chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và trả nợ các khoản đến hạn, dành tỷ lệ tích luỹ thích đáng cho đầu tư phát triển.
- Tốc độ tăng chi thường xuyên phải thấp hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển.
b. Phấn đấu mức thu thuế và phí đạt khoảng 20% GDP. Chủ động điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội. Thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải tính đến các yếu tố thực hiện tiến trình tham gia AFTA và xu thế tham gia các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế; xây dựng nguồn thu trong nước ổn định, vững chắc trên cơ sở phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn tài chính, nguồn thu từ tài nguyên, công sản,...
c. Bảo đảm chi tiêu dùng thường xuyên ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm, không vượt quá 70% tổng mức thuế và phí thu được, ưu tiên cho giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, tiếp thu công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực xã hội trên cơ sở tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, từng ngành và tính đến yếu tố triển khai thực hiện một bước chủ trương xã hội hoá. Bố trí chi quản lý hành chính hợp lý, tiết kiệm, hạn chế chi mua sắm trong các cơ quan quản lý Nhà nước.
d. Bố trí vốn xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm 1998 phải ưu tiên cho các công trình trọng điểm của Nhà nước và bảo đảm đủ vốn đối ứng để tiếp thu vốn nước ngoài theo tiến độ đã ký kết, quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng ở miền núi, tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường. Tập trung vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, chỉ bố trí cho các công trình mới khởi công khi có đủ điều kiện theo quy định. Chấm dứt tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán, nhất là các công trình nhóm C.
đ. Bố trí chi dự phòng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, chi quỹ dự trữ tài chính ở mức hợp lý cần thiết.
e. Bội chi ngân sách Nhà nước phải tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưu đãi nước ngoài. Không vay thương mại nước ngoài, không phát hành và vay ngắn hạn trong nước với lãi xuất cao để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Mức bội chi khoảng 3,5% so với GDP (không kể các khoản vay về cho vay lại).
g. Dự toán ngân sách nhà Nước phải được lập từ cơ sở, bảo đảm tính hiện thực, đúng chế độ, định múc thu, chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành; trường hợp chưa có chế độ, chế độ ban hành không đúng thẩm quyền hoặc cần sửa đổi bổ sung, phải trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi bổ sung trước thời điểm lập dự toán ngân sách năm 1998. Quy trình, phương thức xây dựng và quyết định dự toán ngân sách Nhà nước phải thực hiện theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã ban hành.
h. Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng được phân công phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các cơ chế cụ thể và thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính, các Bộ và địa phương trước thời điểm lập dự toán ngân sách Nhà nưứoc đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước để làm cơ sở cho việc lập dự toán và thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1998. Chế độ, chính sách làm căn cứ lập dự toán năm 1998 phải được nghiên cứu và ban hành trong năm 1997 để tránh bị động trong quá trình điều hành ngân sách Nhà nước.
i. Ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách như năm 1997. Riêng số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được tính tăng thêm 6% so với mức đã giao năm 1997. k. Ban hành các chính sách, chế độ cụ thể để thực hiện chủ trương huy động đóng góp của nhân dân xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện quản lý thống nhất việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, xã hội có hiệu quả, dân chủ, công khai.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tính toán kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm cân đối tích cực vững chắc:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trì làm việc về kế hoạch nói trên với các Bộ, ngành và địa phương có sự tham gia của Bộ Tài chính.
- Các Bộ, ngành, các cơ quan chủ quản chương trình quốc gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với Bộ, ngành, địa phương có liên quan về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thuộc lĩnh vực mình phụ trách;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và tổ chức công tác lập dự toán và quyết định dự toán ngân sách năm 1998 của các cấp chính quyền địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Tiến độ và thời gian:
- Trước ngày 10 tháng 8 năm 1997, các Bộ, ngành, Tổng công ty 91, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 1998 để các Bộ tổng hợp trình Chính phủ.
- Từ nay đến cuối tháng 8 năm 1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính triển khai làm việc với các Bộ, địa phương và tổng hợp kế hoạch trình Chính phủ, các Uỷ ban của Quốc hội để kịp trình Quốc hội Khoá X; đồng thời dự kiến phương án phân bổ ngân sách Trung ương cho từng Bộ, cơ quan Trung ương và mức bổ sung từ ngân sách Trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định sau khi Quốc hội thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998.
3. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sát sao, chặt chẽ quá trình xây dựng, tổng hợp kế hoạch và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 1998, bảo đảm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 416/TTg |
Hanoi, June 14, 1997 |
DIRECTIVE
ON THE ELABORATION OF THE 1998 SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN AND STATE BUDGET DRAFT
Panoramically, the socio-economic development and the State budget revenue and expenditure in the first six months of 1997 continued to show positive signs: the production and circulation of goods grew at a relatively high rate, the export strongly developed, the import was properly readjusted, the inflation was curbed, progress was made in various aspects of the social life.
However, there emerged in the first six months of 1997 a number of problems that must be tackled: the domestic industry developed unevenly, with signs of non-growth or slow growth seen in a number of branches and sectors; the product sale ability found its difficulties; the situation of deflation was not overcome yet; the capital construction investment was low, the ODA capital was slowly disbursed; financial and monetary situation remained unstable, the budget remained constrained; social evils were not repelled, smuggling and tax evasion were not effectively curbed.
With a view to successfully implementing the Resolution of the National Assembly on the 1997 tasks and plans, the Prime Minister instructs the ministries and localities to organize, during the last six months of the year the effective application of urgent measures charted out in the resolutions of the April, May and June regular meetings of the Government; and at the same time to promptly organize the elaboration of the 1998 plan with the following contents and schedule:
I. THE MAIN TASKS AND CONTENTS THAT REQUIRE ATTENTION WHEN THE 1998 PLAN IS ELABORATED
1. The main tasks of the socio-economic development plan:
a) To continue the application of measures to accelerate the production and business development, to maintain a high and stable economic growth rate, to attain progress in terms of quality and efficiency in the socio-economic development, to direct investment to the production and business in service of export, create impetus and force for the fulfillment of objectives set to the year 2000.
...
...
...
c) To raise the efficiency of the external economic activities, expanding the export market, concentrating on export-led investment and applying synchronous measures to promote export, importing sufficient supplies, raw materials and technologies to meet the demand of production, construction and essential consumption. To attract official development assistance (ODA) and foreign direct investment (FDI) capital.
d) To develop in a stable manner the national finance, orienting it toward the efficient use of financial sources of the country, quickly raising the accumulation for development investment, meeting to the maximum extent the need for capital for production, business and capital construction, practicing economy in the budget expenditures and public consumption. To properly collect taxes and fees for the budget according to the Resolution of the National Assembly, effectively using the budgets by all branches and levels. To continue the reform in all activities of the banking system so as to promote the mobilization of capital sources to meet the need for medium-, long- and short-term loans. To work out plans for the expansion and development of monetary market and capital market, step by step forming the stock market to supply capital for the economy; to control the inflation at a reasonable rate.
e) To carry forward more fruitfully the cultural and social programs, well implement the Resolution of the second plenary meeting of the Party Central Committee on the education, training, science and technology; to accelerate the attainment of the targets in raising the peoples intellectual level, training, fostering and raising the quality of human resource. To create more jobs for laborers in both rural and urban areas. To develop cultural and information activities, expanding the radio and television coverage; to care for and protect the peoples health, to effectively prevent and combat social evils. To concentrate more efforts on programs for socio-economic development in the mountainous areas and the areas inhabited by people of ethnic minorities, on the famine-eradication and poverty-alleviation program, step up the construction of socio-economic infrastructures in difficult areas.
f) To continue with the task of consolidating the national defense and security; to universalize the law education and guide people to live and work by laws; to ensure the order and discipline in economic activities and the social security for development. To continue with the program on State administrative reform, to raise the capability of the contingent of cadres at all levels in the spirit of the Resolution of the third plenum of the Party Central Committee. To continue applying more effective measures to combat corruption and negative social phenomena.
2. Some major targets as compared to those set for 1997:
- The gross domestic products (GDP): increasing by 9-9.2%;
- The agricultural, forestry and fishery production value: increasing by 4.7-4.8%;
- The industrial production value: increasing by 14-14.5%;
- The value of the service sector: increasing by 11-12%;
...
...
...
- The total import value: increasing by 18-20%;
- The consumer goods and service price indices: around 7-8%;
- The development investment by the entire society: increasing by 26-28%.
3. On the State budget:
a) To quickly raise the financial capacity and resources of the country, make the national finance healthy, make substantial progress in restructuring the State budget, increasing the budget expenditure percentage for development investment, education and training, scientific research, technology and environment; to well implement the policy on mobilization of all sources of the entire society for the development of education, public health, culture and social affairs.
The draft of State budget revenue must be made in accordance with law, covering and exploiting all sources of revenue, effectively combating collection failures, ensuring the equality in production and business for all enterprises; and at the same time to attach importance to setting up a mechanism to encourage the development of production and business, in order to foster and broaden the revenue sources.
The State budget shall be balanced on the following principles:
- The collection of taxes and fees must ensure the regular spendings at a reasonable and economical level, and the payment of due debts, and a proper portion accumulated for development investment;
- The growing rate of regular spendings must be lower than that of spendings for the development investment.
...
...
...
c) To keep the regular spendings at a necessary, rational and economical level, not exceeding 70% of the total tax and fee collection, to give priority to education and training, scientific research, the absorption of modern technology, environmental protection, the protection of the peoples health, national defense and security and the solution of burning social issues on the basis of continuing to reorganize each unit and each branch with reassigned functions and tasks, taking into account the factor of implementing the policy on socialization thereof. To make reasonable and economical expenditures on administrative management, restricting the spendings on things in the State management agencies.
d) To allocate capital for the capital construction from the 1998 State budget with priority given to key projects of the State and to ensure sufficient reciprocal capital so as to receive foreign capital according to the agreed timetable, paying attention to the construction of infrastructure in mountainous areas, the Central Highlands, the Mekong River delta, to give priority to education and training, scientific research, technology and environment. To concentrate capital on projects which are to be completed and put into use in the year, capital shall be allocated to newly started projects only when they meet all prescribed conditions. To put an end to the situation of scattered allocation of capital, especially for group-C projects.
e) To make additional spendings in accordance with the Law on the State Budget, to keep the spendings from financial reserve fund at a rational level.
f) The State budget overspending must correspond to the possibility of domestic borrowings and foreign preferential borrowings. Not to make foreign commercial borrowings or not to issue banknote or make domestic short-term borrowings with high interest rates so as to make up for the State budget overspending. The level of overspending should represent about 3.5% of the GDP (excluding borrowings for re-lending).
g) The State budget draft must be made from the grass-roots level, ensuring its practicality and the strict compliance with the State budget revenue and expenditure regulations and norms set by the competent State agencies; in cases where such regulations are not available, are issued ultra vires, or need to be amended or supplemented, proposals must be submitted to the competent level for issue, amendment or supplement before the 1998 State budget draft is made. The procedures and mode for drafting and deciding the State budget must be carried out in accordance with the Law on the State Budget and documents guiding the implementation thereof.
h) The ministries, State agencies shall, within their assigned functions, have to set socio-economic targets and specific mechanisms and promptly inform the Ministry of Finance, other ministries and localities thereof before the time the State budget draft is made as prescribed in documents guiding the implementation of the Law on the State Budget which shall serve as basis for drafting and implementing the 1998 State budget. The regimes and policies serving as basis for drafting the 1998 budget must be studied and issued in 1997 to avoid passiveness in the course of the State budget management.
i) To maintain a stable percentage of revenues to be divided among the budget levels as in 1997. Particularly, the additional allocations from the higher-level budget to the lower-level budget shall be allowed to increase by 6% as compared to the amount allocated in 1997.
j) To promulgate specific policies and regimes so as to implement the policy on mobilization of the peoples contributions to the construction of socio-economic infrastructure projects and structures. To uniformly manage the mobilization and use of capital sources for the development of education, public health, social affairs in an efficient, democratic and open manner.
II. THE ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
...
...
...
- The Ministry of Planning and Investment shall guide the elaboration and synthesis of socio-economic development plans; assume the main responsibility in working on such plans with the ministries and localities, with the participation of the Ministry of Finance;
- The Ministry of Finance shall announce the control numbers of the 1998 estimated State budget revenues and expenditures and guide the ministries, branches and localities in organizing the implementation, assume the main responsibility in working with the ministries, branches and localities on the estimated State budget revenues and expenditures, the funding for the national programs, with the participation of the Ministry of Planning and Investment;
- The ministries, branches and agencies that manage the national programs shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in working with the concerned ministries, branches and localities on the tasks of socio-economic development and budget drafts within their respective management fields;
- The Peoples Councils and the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall guide and organize the budget drafting and determine the 1998 budget drafts of the local administrations in accordance with the provisions of the Law on the State Budget.
2. Progress and schedule:
- Before August 10, 1997, the ministries, branches, corporations 91 and the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall submit to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance their reports on socio-economic development plans and 1998 budget drafts so that such ministries sum up and submit them to the Government.
- From now to the end of August 1997, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall work with the ministries and localities then sum up the plans and submit them to the Government and the Commissions of the National Assembly for proposing them to the Xth National Assembly; and at the same time work out a plan for the allocation of central budget to each ministry and central agency and additional allocation of the central budget to each province and city directly under the Central Government and propose it to the National Assembly Standing Committee for decision after the National Assembly adopts the 1998 State budget draft.
3. The Prime Minister requests the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to closely direct the process of elaboration and synthesis of plans and 1998 State budget drafts, and ensure the fulfillment of the set orientations, tasks and objectives.
...
...
...
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Chỉ thị 416-TTg năm 1997 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 416-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 14/06/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 416-TTg năm 1997 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video