ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số:
26/CT-UB |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 1982 |
CHỈ THỊ
VỀ QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG, TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MÁY CỦA THÀNH PHỐ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Đặc biệt từ năm 1978 đến nay, nhà máy nước đã huy động hết khả năng dự phòng và hoạt động liên tục 24/24giờ/ngày, nhưng không bảo đảm yêu cầu cung cấp nước cho tiêu dùng, nhất là ở những khu vực cuối nguồn nước.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nói trên là do nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế bỉến và các dịch vụ sản xuất khác cũng như nước tiêu dùng trong sinh hoạt ngày càng tăng vượt quá công suất của nhà máy nước. Nước bị dò rỉ thất thoát chiếm một tỷ lệ đáng kể (26% tổng số lượng).
Để thành phố có khả năng thỏa
mãn nhu cầu nước cho nhân dân toàn thành phố, cần phải nâng công suất cho nhà
máy nước, đồng thời mở rộng, cải tạo có hiệu quả mạng lưới cấp nước đến tận
quận, huyện, vùng ven thành phố, kết hợp sửa chữa từng phần hệ thống ống, thay
thế phụ tùng thiết bị các trạm bơm v.v.... Đây là nhiệm vụ rất thiết yếu nhưng
chỉ có thể thực hiện từng bước
Trước mắt, để giảm bớt khó khăn
về nước phục vụ sản xuất và đời sống, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ 1. Phát động sâu rộng phong trào
quần chúng tiết kiệm nước trong sản xuất và tiêu dùng, chống hao hụt thất
thoát, chống thất
2. Dựa trên nguyên tắc kết hợp
quản lý của ngành kinh tế kỹ thuật với quản lý của địa phương, phát huy quyền
làm chủ tập thể của từng cơ sở, của nhân dân thành phố, khuyến khích phường xã,
tổ dân phố tham gia quản lý và bảo vệ nguồn nuớc. Để thực hiện chủ trương này,
ngành cấp nước thành phố cùng chánh quyền địa phương và người tiêu thụ nước cần
quán triệt những nhiệm vụ cụ thể sau 1. Đối với Công ty Cấp nước.
c/ Từ nay đến cuối năm 1982 có
kế hoạch ưu tiên lắp đặt hệ thống dẫn nước và bảo đảm cấp nước cho các khu vực
nhân dân lao động nghèo ở nội ngoại thành, quận ven hiện đang thiếu nước. d/ Chuẩn bị mở rộng, nâng công
suất nhà máy nước thành phố từ 450.000m3 – 750.000m3/ngày và tiến hành đầu tư
khai thác nước ngầm Hóc Môn có công suất từ 30.000m3 – 50.000m3/ngày (ở giai
đoạn 1). d/ Khoan thêm giếng ngầm, lần
lượt phục hồi các giếng ngầm cũ trong thành phố (còn khả năng khai thác được)
đồng thời tăng áp lực trạm bơm cục bộ tăng bể chứa, phục hồi và sử dụng hết
công suất tối đa của các thủy đài.
2. Các ngành sản công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp chế biến, thủy sản, các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi
cá, các cơ sở sản xuất dịch vụ sử dụng nhiều nước không cần tinh khiết, nhất
thiết phải có kế hoạch đóng và khoan giếng, phục hồi giếng cũ để sử dụng trong
vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng trại, nuôi cá v.v.. 3. Tu yệt đối nghiêm cấm dùng
bơm hút nuớc trực tiếp trong hệ thống ống của thành phố hoặc tháo gỡ các van
hay vòi nước công cộng v.v
4. Củng cố và phát triển lực
lượng quản lý chuyên nghiệp kết hợp với tổ chức quận, huyện, phường, xã, tổ dân
phố, bảo đảm đạt chỉ số tiêu thụ chính xác, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên,
bảo quản hệ thống đường ống, phát hiện kịp thời những chỗ bể, thay thế đồng hồ
nước ngưng chạy, tránh mọi phiền hà cho người tiêu thụ. 5. Xây dựng cơ chế quản lý nước
hoàn chỉnh trong toàn thành phố theo phương châm “Ngành kinh tế kỹ thuật kết
hợp với địa phương, cơ sở và nhân dân tham gia quản lý” bằng hệ thống xuyên
suốt từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã, tổ dân phố, từ công trường xí
nghiệp đến phân xưởng sản xuất. Để thực hiện những nhiệm vụ nói
trên, Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm và phân công cụ 1. Công ty Cấp nước có chức năng
tham mưu chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Quản lý nhà đất và
công trình công cộng. Cần nhanh chóng đào tạo tăng cường lực lượng kinh tế kỹ
thuật thuộc ngành cấp nước kinh doanh tiêu thụ nước cho phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ. 2. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm
tra việc sử dụng nước và xử lý chống thất thoát nước gồm các thành Sở Quản lý nhà đất và công trình công cộng : Trưởng
ban, Ủy ban Kế hoạch thành ppố, Sở Tài chánh, Sở Xây dựng cơ bản thành phố,
Viện Quy hoạch và khoa học kỹ thuật xây dựng và các thành viên của Ủy ban nhân
dân quận, huyện có liên quan. 3. Ủy ban nhân dân quận, huyện
phối hợp chặt chẽ với Công ty Cấp nước thành phố thành lập Ban Kiểm tra nước
thuộc quận, huyện, phường, xã do các đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách nhà đất
công trình công cộng quận, huyện, phường, xã đảm trách. 4. Sở Văn hóa và Thông tin cùng
các đoàn thể, báo chí, Đài truyền thanh, Đài truyền hình, trường học thường
xuyên tuyên truyền giáo dục, vận động tiết kiệm nước, tạo ý thức và hành động
tiết kiệm trong từng cơ quan, đơn vị đến từng tổ dân phố và đến từng người dân
phố. 5. Cơ quan Trọng tài kinh tế,
Công an thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố và Tòa án nhân dân thành
phố nghiên cứu thụ lý, giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm do địa phương và
ngành cấp nước khởi tố. Trong khi chờ đợi các văn bản
pháp quy cụ thể về quản lý, phân phối, sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước,
trước mắt tạm thời vận dụng các điều khoản pháp quy về hợp đồng kinh tế (Nghị
định 54/CP ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quyết định 358/CP ngày 3-10-1979 của Hội
đồng Chính phủ) để xử lý các trường hợp gian lận nước, như tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị này có giá trị thi hành
cho mọi trường hợp về quản lý, phân phối, sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, những quy định trước đây trái với chỉ
thị này đều được bãi bỏ. Ủy ban nhân dân thành phố giao
trách nhiệm cho Sở Quản lý nhà đất và công trình công cộng
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Lê Đình Nhơn
Chỉ thị 26/CT-UB năm 1982 về quản lý, phân phối, sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước máy của thành phố trong tình hình hiện nay do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 26/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Đình Nhơn |
Ngày ban hành: | 19/08/1982 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 26/CT-UB năm 1982 về quản lý, phân phối, sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước máy của thành phố trong tình hình hiện nay do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video