THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 07-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 1964 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THU TIỀN BÁN KHOÁN LÂM SẢN VÀ CHI VỀ NUÔI RỪNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Sự nghiệp nuôi rừng (bao gồm các việc chăm sóc, bảo vệ và quản lý rừng) có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt: ngăn lũ lụt, xói mòn, bảo vệ sản xuất, bảo vệ đê điều, bảo vệ đời sống của dân, tạo điều kiện cho tài nguyên rừng phát triển ngày càng phong phú kịp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ nhận định trên, Tổng cục Lâm nghiệp có đề nghị Chính phủ cho thành lập quỹ nuôi rừng bằng nguồn thu tiền bán khoán lâm sản và giao cho Tổng cục Lâm nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng quỹ trên để Tổng cục Lâm nghiệp có thể chủ động bố trí kế hoạch phát triển sự nghiệp nuôi rừng cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế.
Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 20-11-1963 đã xét đề nghị nói trên của Tổng cục Lâm nghiệp.
Chính phủ nhận rằng việc nuôi rừng rất quan trọng, nhưng không phải vì thế mà lập quỹ nuôi rừng và giao cho ngành lâm nghiệp quản lý. Làm như vậy thì thiếu sự giám đốc thường xuyên của hệ thống tài chính trong khi trình độ cán bộ và tổ chức tài vụ kế toán của ngành lâm nghiệp yếu, sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí vốn.
Vì vậy, Chính phủ quyết định duy trì khoản thu tiền bán khoán lâm sản. Tuy nhiên, do chính sách thu tiền bán khoán lâm sản đề ra từ hồi kháng chiến, sau hòa bình lập lại có được bổ sung nhưng chưa toàn diện, do đó Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu để đề nghị Chính phủ sửa đổi những điểm cần thiết cho phù hợp với tình tình hiện nay.
- Để cho việc thu được hợp lý, tiền bán khoán lâm sản do ngành lâm nghiệp thu và nộp vào ngân sách Nhà nước. Nơi nào đã chuyển sang cơ quan tài chính thu thì Bộ Tài chính bàn với Ủy ban hành chính địa phương để bàn giao lại cho cơ quan lâm nghiệp.
Tiền bán khoán lâm sản là khoản thu của ngân sách Nhà nước. Nhưng nên coi là khoản thu cố định của ngân sách địa phương hay điều tiết một phần cho ngân sách địa phương thì Bộ Tài chính bàn với Tổng cục Lâm nghiệp để quy định nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của địa phương trong việc thu tiền bán khoán lâm sản cũng như trong việc nuôi rừng.
- Về chi thì cần thỏa mãn mọi nhu cầu chi tiêu hợp lý của ngành lâm nghiệp về nuôi rừng, tạo mọi điều kiện giúp ngành lâm nghiệp phát triển nhanh chóng, vững chắc sự nghiệp nuôi rừng. Khoản chi của Ngân sách Nhà nước về nuôi rừng hàng năm sẽ càng lớn. Bộ Tài chính cần bàn với Tổng cục Lâm nghiệp để quy định biện pháp quản lý thích hợp nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của địa phương, đồng thời đảm bảo khoản kinh phí này sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, trong toàn bộ các khoản chi về lâm nghiệp hiện nay, có những khoản chi bằng vốn kiến thiết cơ bản (như trồng rừng mới), có những khoản chi bằng vốn sự nghiệp (như nuôi rừng), có những khoản chi hạch toán vào giá thành (như tu bổ trong khai thác), đang có tình trạng sử dụng lẫn lộn các loại vốn nói trên; do đó Bộ Tài chính và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cần bàn với Tổng cục Lâm nghiệp để quyết định phạm vi sử dụng từng loại vốn cho hợp lý, chặt chẽ và rành mạch.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp, trong phạm vi trách nhiệm của mình có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt việc thu tiền bán khoán và chi về sự nghiệp nuôi rừng theo đúng quyết định nói trên của Chính phủ.
|
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Chỉ thị 07-TTg năm 1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và chi về nuôi rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 07-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Hùng |
Ngày ban hành: | 16/01/1964 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 07-TTg năm 1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và chi về nuôi rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video