ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/BC-UBND |
Ninh Bình, ngày 03 tháng 6 năm 2016 |
Kính gửi: Thường trực Tỉnh ủy.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành và sự ủng hộ của các nhà tài trợ, tỉnh Ninh Bình đã tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhiều nhà tài trợ song phương cũng như đa phương, vốn ODA (bao gồm: ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay) và vốn vay ưu đãi được tài trợ cho nhiều dự án trên nhiều lĩnh vực đã tạo động lực mạnh mẽ trong tăng trưởng GDP của tỉnh, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Trên cơ sở thực tế thực hiện, UBND tỉnh Ninh Bình báo cáo tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ như sau:
1.1. Tình hình ký kết và giải ngân giai đoạn 2011 - 2015
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận được nhiều nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo phương thức hỗ trợ dự án từ các nhà tài trợ đa phương (WB, OFID) cũng như song phương (EDCF, JICA, Chính phủ cộng hòa Áo) với 08 dự án được triển khai thực hiện trong các lĩnh vực: Giao thông, phát triển đô thị (cấp, thoát nước), môi trường, y tế. Trong số 08 dự án được triển khai trong giai đoạn này thì có 05 dự án được đầu tư khởi công mới và 03 dự án chuyển tiếp. Hiện tại, cả 08 dự án đều trong quá trình đầu tư với tổng mức đầu tư là 3.058.797 triệu đồng (trong đó, vốn ODA và vốn vay ưu đãi: 1.856.958 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách trung ương: 507.413 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 611.476 triệu đồng, vốn đối ứng chủ dự án tự bố trí 82.950 triệu đồng). Tổng số vốn đã giải ngân của các dự án là 1.936.782 triệu đồng. Trong đó: Vốn ODA và vốn vay ưu đãi là 1.406.276 triệu đồng, đạt tỷ lệ 76 % so với hiệp định ký kết; vốn đối ứng ngân sách trung ương đã giải ngân là 436.032 triệu đồng, đạt tỷ lệ 86 % so với phê duyệt; vốn đối ứng ngân sách tỉnh đã giải ngân là 67.413 triệu đồng, đạt tỷ lệ 11 % so với phê duyệt; vốn đối ứng do chủ đầu tư tự bố trí là 27.061 triệu đồng, đạt tỷ lệ 33 % so với phê duyệt (Chi tiết tại biểu số 01).
1.2. Mục tiêu đầu tư theo lĩnh vực của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1.2.1. Dự án do UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản
- Về lĩnh vực giao thông: Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Kim Sơn, Gia Viễn và Hoa Lư (vốn vay ưu đãi Quỹ OFID) với quy mô xây dựng 39,6 km đường giao thông nông thôn tại các huyện Kim Sơn, Gia Viễn và Hoa Lư đang trong quá trình đầu tư; Dự án xây dựng, nâng cấp đường 05 xã: Gia Lâm, Gia Sơn, Xích Thổ, Phú Sơn và Thạch Bình, huyện Nho Quan và Dự án cải tạo, nâng cấp, kiên cố đường Bãi Lóng - Tiền Phong, Thạch La đến trung tâm xã Thạch Bình, đường Hùng Sơn đến trung tâm xã Xích Thổ, huyện Nho Quan (vốn vay JICA) đã bàn giao, đưa vào sử dụng và đang làm các thủ tục quyết toán. Các dự án được đầu tư đã góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn thiết yếu và tăng cường năng lực giao thông, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải theo quy hoạch nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tăng cường lưu thông hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương.
- Về lĩnh vực phát triển đô thị:
+ Cấp nước: Dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Ninh Bình (vốn vay ưu đãi WB) được bắt đầu triển khai năm 2011, dự kiến hoàn thành cuối năm 2016 đã góp phần mở rộng hệ thống mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối, đáp ứng nhu cầu cấp nước giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phân vùng, tách mạng để kiểm soát thất thoát, tiến tới giảm thất thoát xuống dưới 25%.
+ Thoát nước: Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Ninh Bình (vốn vay ưu đãi WB) được bắt đầu triển khai năm 2011, dự kiến hoàn thành cuối năm 2016 với mục tiêu cải tạo cơ bản hệ thống thoát nước của thành phố Ninh Bình đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe đời sống nhân dân thành phố Ninh Bình.
- Về lĩnh vực môi trường: Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình được đầu tư xây dựng với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải (đặc biệt là chất thải rắn nguy hại) của thành phố Ninh Bình, Tam Điệp và các thị trấn, khu dân cư trong tỉnh góp phần bảo vệ môi trường. Dự án được bàn giao, đi vào hoạt động từ tháng 8/2014 và hiện đang làm thủ tục quyết toán.
- Về lĩnh vực y tế: Dự án đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 700 giường (vốn vay Chính phủ Cộng hòa Áo) đang được triển khai, góp phần đồng bộ, hiện đại hóa trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận.
1.2.2. Dự án do cơ quan cấp bộ giao cho tỉnh làm chủ đầu tư: 01 dự án
Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng - tiểu dự án tỉnh Ninh Bình là dự án vay vốn WB do Bộ Y tế làm cơ quan chủ quản giao cho Sở Y tế là chủ đầu tư. Dự án được thực hiện tại Sở Y tế và các bệnh viện trong tỉnh với việc đầu tư cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh, cung cấp trang thiết bị y tế và hỗ trợ năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ y đã góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh trong toàn tỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và vùng phụ cận.
1.3.1. Đánh giá chung
- Vốn ODA và vốn vay ưu đãi tài trợ cho tỉnh Ninh Bình thông qua các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, an sinh xã hội quan trọng, ít có khả năng sinh lời trực tiếp đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, tạo tiền đề, động lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần đáng kể trong tăng trưởng GDP của tỉnh cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mối quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh Ninh Bình và các nhà tài trợ được củng cố, tăng cường và mở rộng.
- Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, việc lập dự toán các dự án ODA, vốn vay ưu đãi đã được tính toán để việc sử dụng vốn ngân sách tỉnh ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả đầu tư. Theo đó, vốn ngân sách tỉnh chủ yếu được phân khai để thực hiện các công việc liên quan đến giải phóng mặt bằng và các hạng mục chưa thực sự cấp thiết. Khi bố trí được vốn ngân sách tỉnh mới triển khai thực hiện các hạng mục, công việc này.
1.3.2. Kết quả đạt được
- Các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi được triển khai đều là các dự án hạ tầng kinh tế, an sinh xã hội quan trọng, thiết yếu và sử dụng vốn lớn. Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết và giải ngân giai đoạn 2011 - 2015 cho các dự án tương đối cao (tỷ lệ giải ngân đạt tỷ lệ 76 % so với hiệp định đã ký kết). Việc giải ngân nhanh chóng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án. Bên cạnh đó, đa phần các dự án đều được ngân sách trung ương hỗ trợ vốn đối ứng đã giúp dự án sớm hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân cũng như hoàn thành các mục tiêu chung đã đề ra.
- Công tác quản lý và triển khai thực hiện dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đạt được nhiều tiến bộ: Các chủ đầu tư đã kiện toàn bộ máy, thành lập ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu tiếp nhận vốn của nhà tài trợ. Các cán bộ quản lý dự án, cán bộ chuyên trách được đào tạo cơ bản, năng lực chuyên môn từng bước được nâng cao, đáp ứng và hoàn thành tốt công việc.
- Qua việc thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, mối liên hệ giữa cơ quan chủ quản (UBND tỉnh), chủ đầu tư với các bộ, ngành và nhà tài trợ ngày càng chặt chẽ, sâu rộng, mở ra nhiều định hướng hợp tác mới. Trên cơ sở đó, nhiều dự án mới được đề xuất để các nhà tài trợ quan tâm, ưu tiên giúp đỡ.
1.3.3. Tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đó là:
- Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn thì việc vận động, tiếp cận các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết. Mặc dù có nhiều dự án ODA, vốn vay ưu đãi đã tiếp nhận được nguồn vốn tài trợ và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, số lượng dự án được tài trợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển.
- Việc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhiều dự án chưa đảm bảo tiến độ theo hiệp định đã ký kết cũng như thực tế triển khai dự án.
- Công tác tổ chức thực hiện một số dự án còn bất cập, nhất là khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng. Đa phần các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Một số dự án thời gian thi công kéo dài, tăng chi phí vay và làm giảm hiệu quả đầu tư (như dự án quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình). Bên cạnh đó, nhiều dự án thừa vốn tài trợ (vốn tài trợ kết dư). Do đó, ảnh hưởng đến uy tín của địa phương trong đánh giá của nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
- Việc báo cáo, giám sát, đánh giá dự án ODA, vốn vay ưu đãi của các chủ đầu tư chưa đảm bảo đúng nội dung, thời gian theo quy định làm cho việc tổng hợp, đánh giá chung về ODA, vốn vay ưu đãi gặp nhiều khó khăn.
1.3.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Các dự án ODA, vốn vay ưu đãi có quy trình vận động tài trợ phức tạp, qua nhiều lần khảo sát, tham vấn từ nhà tài trợ và trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành nên thời gian vận động thành công của một dự án thường kéo dài từ 2 - 4 năm (có dự án 6-8 năm). Bên cạnh đó, nhiều nguồn vốn tài trợ có chi phí lãi suất cao trong khi đó ngân sách tỉnh phải vay lại một phần vốn tài trợ nên việc tiếp cận để lựa chọn nguồn vốn tài trợ phù hợp gặp nhiều khó khăn. Do đó, số lượng dự án được tài trợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi còn ít.
- Việc giao kế hoạch giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi được giải ngân trong năm từ trung ương chưa phù hợp với thực tế giải ngân, tiến độ thực hiện dự án theo hiệp định tài trợ đã ký kết. Do đó, cuối năm thường phải điều chỉnh kế hoạch giải ngân.
- Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ một phần vốn đối ứng trong khi ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn nên chưa đáp ứng được nhu cầu, ảnh hưởng đến độ giải ngân vốn tài trợ.
- Các khoản ODA vốn vay từ các nhà tài trợ song phương thường đi kèm các điều kiện ràng buộc về lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị làm quy trình lựa chọn nhà thầu phức tạp, ảnh hưởng tới thời gian thực hiện dự án và làm hạn chế khả năng tham gia dự án của các nhà thầu trong nước.
- Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn bị động, lúng túng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Đa phần các dự án đều bị ảnh hưởng bởi công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ của nhiều dự án không được đảm bảo. Việc phát huy, chuyển giao kinh nghiệm trong việc tiếp nhận, triển khai các dự án ODA chưa được tận dụng triệt để.
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ODA và vốn vay ưu đãi, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán và chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế đã tác động không nhỏ đến việc tiếp cận, thực hiện và giải ngân các nguồn vốn này.
2.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Bối cảnh quốc tế
- Về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), mặc dù một số nước thành viên Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) - đầu tầu cung cấp viện trợ phát triển của Thế giới phải đối mặt với những khó khăn về tài chính và ngân sách, nguồn cung ODA của thế giới vẫn tiếp tục được duy trì ổn định đến năm 2018.
Trong thời gian tới, nguồn tài trợ phát triển sẽ trở nên phong phú và đa dạng hơn với việc hình thành và đi vào hoạt động các quỹ, ngân hàng khu vực hoặc toàn cầu như Quỹ Mekong - Nhật Bản về phát triển hạ tầng hiện đại, Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng các nền kinh tế mới nổi (BRICS Bank),... sẽ mang lại nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nước chậm phát triển và thu nhập trung bình để tiếp cận các nguồn vốn phù hợp cho đầu tư phát triển.
- Về chính sách viện trợ toàn cầu, các nước thành viên của Tổ chức OECD/DAC sẽ áp dụng chính sách ODA theo hướng gắn các quy định về bền vững nợ của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính sách cho vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Các khoản viện trợ trong thời gian tới sẽ tập trung vào việc giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu, tập trung nhiều hơn vào các quốc gia kém phát triển, kết hợp hài hòa với các nguồn viện trợ phát triển khác, gắn kết chặt chẽ giữa giảm nghèo và phát triển bền vững để hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững (SDGs).
2.1.2. Bối cảnh trong nước
- Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự đồng tình và ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế cũng như các nhà tài trợ. Tuy nhiên, từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Do đó, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Các đối tác phát triển sẽ vẫn tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam nhưng có những thay đổi căn bản, chuyển đổi từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. Theo đó, các nhà tài trợ đã chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với các điều kiện kém ưu đãi hơn, tập trung mạnh vào thương mại, hợp tác đầu tư và hạn chế các chương trình hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. Dự kiến từ tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường.
- Tuy nhiên, trong điều kiện vốn tài trợ chuyển dần sang vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường thì các nhà tài trợ sẽ quan tâm đến các chương trình, dự án tại Việt Nam nhiều hơn. Việc tiếp cận, lựa chọn các nguồn vốn được mở rộng đi đôi với trách nhiệm sử dụng vốn tài trợ ngày càng cao.
2.1.3. Đối với tỉnh Ninh Bình
- Để tạo tiền đề, động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân thì nhu cầu đầu tư để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và chiến lược, định hướng đề ra là yêu cầu cấp thiết.
- Trong khi đó, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho tỉnh chủ yếu tập trung để trả nợ xây dựng cơ bản và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh còn hạn chế và được tập trung bố trí để hoàn thiện các dự án cũ.
Do đó, để thực hiện được các mục tiêu đề ra, nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cũng như thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, từ tháng 7/2017, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi sẽ trở nên kém ưu đãi, chuyển từ cho vay theo điều kiện ODA sang vay ưu đãi nên cần tranh thủ vận động tài trợ từ nay đến năm 2018 để được hưởng các điều kiện ưu đãi từ nhà tài trợ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó nhiệm vụ triển khai hiệu quả công tác vận động, thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần đẩy mạnh thực hiện. Theo đó, các quan điểm chủ yếu tỉnh Ninh Bình là:
- Sẵn sàng, chủ động và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
- Thực hiện tốt các dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi đang triển khai đảm bảo đúng tiến độ, đạt được mục tiêu, hiệu quả đầu tư cũng như thực hiện đúng nội dung hiệp định đã ký kết làm cơ sở để tiếp cận, triển khai các dự án tiếp theo.
- Đưa ra những giải pháp cụ thể đối với từng dự án để phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ đảm bảo khả năng tiếp nhận vốn tài trợ.
- Tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm đã đạt được và đưa ra các giải pháp hạn chế, khắc phục những tồn tại để vận động, thu hút, quản lý tốt nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới, đảm bảo hiệu quả đầu tư, nâng cao khả năng tiếp nhận tài trợ, tạo niềm tin ngày càng tốt hơn đối với trung ương cũng như uy tín đối với nhà tài trợ.
2.3. Những lĩnh vực ưu tiên thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, quan trọng, thiết yếu, nhất là tại các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, làm động lực để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và giải quyết ách tắc, quá tải. Đó là các dự án phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường. Trong đó, ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng có tính liên kết vùng, liên kết các trung tâm kinh tế cũng như liên kết giữa các địa phương trong tỉnh.
- Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, bảo vệ môi trường, hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Trong đó, chú trọng các dự án nông nghiệp, thủy lợi liên quan tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh nông nghiệp thông minh, xây dựng nông thôn mới.
- Các dự án y tế, giáo dục có tính chất trọng điểm, ảnh hưởng lớn tới xã hội để khai thác đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Vận động, thu hút vốn tài trợ để sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của nhà nước để tham gia thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
2.4. Các dự án ưu tiên thu hút, vận động tài trợ ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian tới (Chi tiết tại biểu số 02).
2.4.1. Một số dự án ưu tiêu thu hút, vận động ODA, vốn vay ưu đãi
2.4.1.1. Dự án đầu tư xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực Nam Ninh Bình (vốn AFD).
Đây là dự án ưu tiên thuộc chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1443/TTg-QHQT ngày 19/9/2012 bằng nguồn vốn vay của nhà tài trợ và vốn đối ứng trong nước.
Trên cơ sở ý kiến tham vấn từ các bộ, ngành và định hướng hợp tác với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt ở vùng phía nam của tỉnh cũng như ngăn ngừa lũ ngược từ sông Đáy vào sông Vạc, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan xây dựng đề xuất dự án trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ phê duyệt.
Ngày 26/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2092/QĐ-TTg phê duyệt danh mục các dự án cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Tĩnh và thành phố Cần Thơ sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Cơ quan phát triển Pháp.
Dự án đầu tư xây dựng âu Kim Đài với quy mô xây dựng gồm: Âu thuyền, cống Kim Đài và các hạng mục, thiết bị phụ trợ. Thời gian thực hiện là 05 năm kể từ ngày ký kết hiệp định với tổng vốn đầu tư là 22,644 triệu EUR, tương đương 543.455 triệu đồng (trong đó, vốn vay ODA từ AFD: 18,877 triệu EUR tương đương 453.053 triệu đồng, vốn ODA không hoàn lại từ AFD: 0,33 triệu EUR tương đương 7.920 triệu đồng, vốn đối ứng: 3,437 triệu EUR tương đương 82.481 triệu đồng). Cơ chế tài chính đối với dự án: Vốn AFD: Cấp phát 70 % từ ngân sách trung ương (cấp phát 13,214 triệu EUR tương đương 317.137 triệu đồng), ngân sách tỉnh vay lại 30% (vay lại 5,663 triệu EUR tương đương 135.916 triệu đồng) với lãi suất vay lại dự kiến là 1,43 %/năm; Vốn viện trợ không hoàn lại: Cấp phát toàn bộ từ ngân sách trung ương (0,33 triệu EUR tương đương 7.920 triệu đồng); Vốn đối ứng: Bố trí căn cứ theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Dự kiến, hiệp định tài trợ vốn AFD cho dự án sẽ được ký kết vào tháng 9/2016 và sẽ bắt đầu giải ngân vào tháng 12/2016.
2.4.1.2. Dự án phát triển đô thị thành phố Ninh Bình (vốn WB)
Dự án phát triển các đô thị động lực - tiểu dự án phát triển thành phố Ninh Bình được giao cho Ban quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án được đề xuất với mục tiêu tạo ra động lực cho sự phát triển bền vững của đô thị Ninh Bình cả về tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu hút du lịch và cải thiện môi trường, nâng cao đời sống nhân dân.
Trên cơ sở định hướng hợp tác với Ngân hàng thế giới (WB) và tham vấn của các bộ, ngành, dự án sẽ nằm trong dự án chuỗi các đô thị động lực Việt Nam do WB tài trợ.
Ngày 11 - 13/01/2016 và ngày 23 - 24/5/2016, Đoàn công tác của WB với sự tham gia của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các buổi khảo sát, làm việc với UBND tỉnh cùng chủ đầu tư, các cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn về đề xuất dự án. Qua làm việc, Đoàn công tác của WB đánh giá cao nội dung đề xuất dự án. Đoàn công tác của WB đã thống nhất, đồng ý tài trợ cho Dự án phát triển đô thị thành phố Ninh Bình với quy mô đầu tư được thực hiện trên địa bàn thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư gồm 05 hạng mục xây dựng và 01 công việc liên quan đến tăng cường năng lực quản lý: Xây dựng mới đường T21 và cầu vượt sông; Xây dựng đường du lịch Ninh Thắng -Trường Yên; Xây dựng bổ sung hệ thống thu gom và đấu nối nước thải khu vực nội đô; Xây dựng đường Vạn Hạnh; Xây dựng đường Lý Nhân Tông; Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý. Thời gian đầu tư là 05 năm. Tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 100 triệu USD tương đương khoảng 2.185.300 triệu đồng (trong đó: Vốn WB: 80 triệu USD tương đương 1.748.240 triệu đồng, vốn đối ứng: 20 triệu USD tương đương 437.060 triệu đồng). Cơ chế tài chính đối với vốn WB: Cấp phát 30 % từ ngân sách trung ương (cấp phát khoảng 24 triệu USD tương đương 524.472 triệu đồng), ngân sách tỉnh vay lại 70 % (56 triệu USD tương đương 1.223.768 triệu đồng) với lãi suất vay lại là 3 %/năm. Dự kiến, dự án sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ trong năm 2016, hiệp định tài trợ cho dự án sẽ được ký kết tháng 12/2017 và năm 2018 sẽ giải ngân khoản vay đầu tiên.
2.4.1.3. Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình (vốn Chính phủ Áo)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua phát triển mạng lưới y tế, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao, trong thời gian tới Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh mới quy mô 900 giường chuẩn bị đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đa phần trang thiết bị y tế hiện tại đã cũ, xuống cấp, chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được so với quy mô của bệnh viện mới. Trong khi đó, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng bệnh viện chủ yếu từ trái phiếu Chính phủ, ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên yêu cầu về vốn đầu tư mua sắm mới trang thiết bị y tế để tương xứng với quy mô hoạt động 900 giường bệnh, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân là vấn đề cấp thiết.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ Cộng hòa Áo đã tài trợ để hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công nhiều dự án trong lĩnh vực y tế (trong đó có dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 700 giường), được các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư đánh giá cao.
Do đó, đề xuất dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình vay vốn Chính phủ Cộng hòa Áo đã được chủ đầu tư - Bệnh viện Sản nhi tỉnh xây dựng với mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh mới nhằm triển khai đồng bộ hoạt động y tế của bệnh viện. Quy mô đầu tư sẽ cung cấp trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại cho khoảng 26 khoa, phòng. Thời gian đầu tư là 05 năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 12,134 triệu EUR tương đương 297.724 triệu đồng, trong đó: Vốn Chính phủ Áo: 11,0 triệu EUR tương đương 269.907 triệu đồng và vốn đối ứng: 1,134 triệu EUR tương đương 27.817 triệu đồng. Cơ chế tài chính đối với vốn Chính phủ Áo: Ngân sách trung ương cấp phát 70% (7,7 triệu EUR tương đương 188.937 triệu đồng), ngân sách tỉnh vay lại 30% (3,3 triệu EUR tương đương 80.970 triệu đồng) với lãi suất vay lại là 1,25 %/năm. Dự kiến, dự án sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ trong năm 2016, hiệp định tài trợ cho dự án sẽ được ký kết cuối năm 2017 và bắt đầu giải ngân từ năm 2018.
2.4.1.4. Dự án phát triển đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn
Dự án phát triển đô thị Phát Diệm do Ban quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh làm chủ đầu tư là một trong số 04 tiểu dự án thuộc Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ đề nghị tài trợ đầu tư từ nguồn vốn của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Dự án được đề xuất với việc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị Kim Sơn nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và tạo động lực cho sự phát triển của đô thị Kim Sơn trong tương lai.
Thời gian thực hiện dự án 05 năm với tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 34,168 triệu EUR tương đương 840.359 triệu đồng (vốn AFD: 28,043 triệu EUR tương đương 689.730 triệu đồng, vốn đối ứng: 6,124 triệu EUR tương đương 150.628 triệu đồng). Cơ chế tài chính dự kiến đối với vốn AFD: Ngân sách trung ương cấp phát 70% (19,63 triệu EUR tương đương 482.811 triệu đồng), ngân sách tỉnh vay lại 30% (8,413 triệu EUR tương đương 206.919 triệu đồng) với lãi suất vay lại là 1,43 %/năm.
Ngày 30/5/2016, Đoàn công tác của AFD đã có cuộc khảo sát, làm việc với UBND tỉnh, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn về dự án. Qua làm việc, Đoàn công tác bày tỏ sự quan tâm đặc biệt và có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện đề xuất dự án. Trên cơ sở đó, đề xuất dự án sẽ được chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ và xin ý kiến các cơ quan liên quan trong tỉnh cũng như trình các bộ, ngành và nhà tài trợ. Khi hoàn tất các thủ tục trong nước, khoản tài trợ cho dự án có thể sẽ được ký kết hiệp định vào cuối năm 2017 và bắt đầu giải ngân vào năm 2018.
2.4.1.5. Dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan và thị trấn Me (vốn Chính phủ Đan Mạch)
Nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cũng như giảm tối đa mức thất thu, thất thoát nước sạch trên địa bàn thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan, thị trấn Me, Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình đã đề xuất Dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan và thị trấn Me sử dụng vốn tài trợ từ Chính phủ Vương quốc Đan Mạch.
Đề xuất dự án đã được hoàn chỉnh, chỉnh sửa theo ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Ngày 14/4/2016, Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam đã có công hàm về việc cam kết hỗ trợ kinh phí cho dự án.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án: 2017 - 2020. Tổng vốn đầu tư của dự án là 14,5 triệu USD, trong đó: vốn Chính phủ Đan Mạch là 13,0 triệu USD và vốn đối ứng: 1,5 triệu USD. Vốn Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho dự án sẽ được chủ đầu tư - Công ty cổ phần cấp thoát nước vay lại 100 % trên cơ sở được UBND tỉnh đồng ý bảo lãnh, với lãi suất vay lại khoảng 6 %/năm, thời gian vay khoảng 20 năm. Toàn bộ vốn đối ứng và vốn vay lại Chính phủ Đan Mạch sẽ do Công ty cổ phần cấp thoát nước chịu trách nhiệm chi trả từ hoạt động kinh doanh.
Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình là doanh nghiệp quản lý, vận hành hệ thống phân phối, cấp nước lớn nhất tỉnh, hoạt động hiệu quả, uy tín và có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh. Công ty đã làm chủ đầu tư nhiều dự án quan trọng liên quan đến cấp thoát nước sử dụng nguồn vốn của các nhà tài trợ nước ngoài như WB, Đan Mạch. Vốn đối ứng và vốn vay lại từ các nhà tài trợ để thực hiện dự án chủ yếu đều do công ty đảm bảo khả năng cân đối, chi trả từ hoạt động kinh doanh. Việc đầu tư thực hiện dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan và thị trấn Me sử dụng vốn Chính phủ Đan Mạch trực tiếp góp phần nâng cao đời sống nhân dân, có tính an sinh xã hội thiết thực và đảm bảo tính khả thi cao.
2.4.2. Đánh giá khả năng thu hút, vận động vốn tài trợ của các dự án
Các dự án nêu trên (05 dự án) đều là các dự án quan trọng, có ý nghĩa an sinh xã hội, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Do đó, trong những năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành và sự quan tâm của các nhà tài trợ để thu hút, vận động nguồn vốn từ các nhà tài trợ cho các dự án trên.
Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và nhà tài trợ đã thành lập các đoàn công tác khảo sát, đánh giá, làm việc với tỉnh Ninh Bình về dự án. Đến nay, các dự án trên cơ bản đều đã nhận được sự quan tâm, quan điểm chấp thuận từ nhà tài trợ cũng như ý kiến đóng góp ủng hộ của các bộ, ngành. Sau khi hoàn chỉnh đề cương theo góp ý của các bộ, ngành và nhà tài trợ, các dự án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ và chuẩn bị đàm phán, ký kết hiệp định tài trợ (đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực Nam Ninh Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ và chuẩn bị ký kết hiệp định). Từ năm 2016 đến năm 2018, các dự án trên sẽ chính thức được tài trợ thực hiện bởi nguồn vốn của các nhà tài trợ.
2.4.3. Đánh giá về khả năng trả nợ đối với phần vốn tài trợ vay lại
Trong số 05 dự án nêu trên thì dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan và thị trấn Me được tài trợ bởi vốn Chính phủ Đan Mạch sẽ do Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình - Chủ dự án trực tiếp vay lại 100 % vốn Chính phủ Đan Mạch từ Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trả nợ. UBND tỉnh đóng vai trò bảo lãnh cho việc vay lại; 04 dự án còn lại sẽ do UBND tỉnh vay lại và chịu trách nhiệm trả nợ từ ngân sách tỉnh.
Các dự án do UBND tỉnh vay lại (04 dự án đầu) đều đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách năm 2015 (có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2017) và Nghị định về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ (dự kiến ban hành vào tháng 9/2016). Theo đó, các địa phương khi tiếp nhận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án đều phải vay lại một phần vốn tài trợ từ ngân sách trung ương. Tỉnh Ninh Bình là địa phương được ngân sách trung ương bổ sung trong cân đối dưới 50 % nên phải vay lại tối thiểu 30 % vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Việc UBND tỉnh vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải đảm bảo đủ 02 điều kiện cơ bản:
- Điều kiện 1: Cân đối ngân sách nhà nước quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 (tỉnh Ninh Bình là địa phương có số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên nên dư nợ vay của địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp).
- Điều kiện 2: Duy trì nghĩa vụ trả nợ hàng năm đối với các khoản nợ vay lại so với ngân sách hàng năm trong toàn bộ vòng đời của các khoản nợ đó không vượt quá 10% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp đối với tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương (Ninh Bình là địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương).
Đối với điều kiện 1:
Tiến độ giải ngân vốn vay lại và lãi phải trả từ năm 2016 - 2022 thì thời gian giải ngân vốn tài trợ của các dự án thông thường là 05 năm. Với tiến độ giải ngân của các dự án như đã trình bày ở trên, năm 2022 sẽ là năm mà dư nợ vay của ngân sách tỉnh sẽ đạt cao nhất khoảng 1.650.573 triệu đồng.
Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp các năm qua đều tăng với tốc độ 14 % /năm. Như vậy, dự kiến đến năm 2022, thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp sẽ đạt 8.900.000 triệu đồng.
Như vậy, tỷ lệ % của tổng dư nợ/ tổng thu ngân sách được hưởng theo phân cấp là 1.650.573 triệu đồng/ 8.900.000 triệu đồng = 18,5 % < 30 %, đảm bảo Điều kiện 1.
Đối với điều kiện 2:
Thông thường các khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi có thời hạn vay ít nhất là 15 năm. Do đó, năm 2023 sẽ là năm mà nghĩa vụ trả nợ nhiều nhất.
Nợ gốc phải trả năm 2023 khoảng: 1.650.573 triệu đồng /15 = 110.038 triệu đồng.
Lãi phải trả năm 2023 tối đa sẽ bằng lãi phải trả năm 2022 (trường hợp các khoản nợ được trả vào cuối năm): 42.628 triệu đồng.
Nghĩa vụ trả nợ năm 2023 là: 110.038 + 42.628 = 152.666 triệu đồng.
Tổng thu ngân sách được hưởng theo phân cấp năm 2023 dự kiến đạt: 8.900.000 x 1,14 = 10.146.000 triệu đồng
Như vậy, năm 2023, tỷ lệ % của nghĩa vụ trả nợ/ tổng thu ngân sách được hưởng theo phân cấp là 152.666/10.146.000 = 1,5 % < 10 %, đảm bảo Điều kiện 2.
Nhìn chung, với tốc độ tăng bình quân hàng năm của thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 14 % và tốc độ tăng bình quân hàng năm của chi thường xuyên là 2,5 % thì các dự án trên đều đáp ứng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước (tỷ lệ % của tổng dư nợ/ tổng thu ngân sách được hưởng theo phân cấp < 30%) và đồng thời, đáp ứng điều kiện về sử dụng vốn vay lại (nghĩa vụ trả nợ/ tổng thu ngân sách được hưởng theo phân cấp < 10%).
2.4.4. Đánh giá về khả năng bố trí vốn đối ứng
Trong số 05 dự án nêu trên thì dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan và thị trấn Me được tài trợ bởi vốn Chính phủ Đan Mạch sẽ do Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình (Chủ dự án) chủ động bố trí vốn đối ứng từ hoạt động kinh doanh để đảm bảo thực hiện dự án.
Các dự án ODA, vốn vay ưu đãi còn lại (04 dự án) sẽ được bố trí vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Đây đều là các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương nên được ngân sách trung ương hỗ trợ theo Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 50% vốn đối ứng, 50% vốn đối ứng còn lại do ngân sách tỉnh đảm bảo. Hơn nữa, đây là các dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội, có tính an sinh xã hội và có tính khả thi cao nên được ưu tiên bố trí ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án (riêng phần vốn đối ứng ngân sách tỉnh: Khi tính toán các hạng mục công trình sử dụng phần vốn đối ứng này, UBND tỉnh đã cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ khi bố trí được vốn thì mới cho triển khai xây dựng).
2.5. Các giải pháp thúc đẩy thực hiện
- Kịp thời cụ thể hóa các chính sách, quy định về quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm tạo cơ chế hợp lý, thông thoáng để tiếp nhận các nguồn tài trợ.
- Đổi mới và đẩy mạnh công tác quy hoạch gắn với thực hiện tốt quy hoạch nhằm thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các dự án để sớm hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư. Trên cơ sở đó, tạo uy tín tốt đối với các nhà tài trợ về việc hấp thụ, sử dụng vốn để làm tiền đề để đề xuất tài trợ các dự án mới. Bên cạnh đó, cần chú trọng, ưu tiên phân bổ các nguồn lực của tỉnh, đặc biệt là về nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA đã được ký kết và làm tiền đề để chuẩn bị cho các dự án có kế hoạch vận động tài trợ.
- Tăng cường năng lực quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp thông qua bồi dưỡng, đào tạo cán bộ ở các đơn vị chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, cán bộ quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi.
- Chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện tốt các quy định hiện hành của nhà nước về đầu tư cũng như các yêu cầu của nhà tài trợ.
- Giải quyết tốt vấn đề đất đai, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành nhằm đảm bảo khởi công, hoàn thành dự án đúng tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ.
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ đầu tư để nâng cao hiệu quả quản lý, kịp thời tham mưu giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh, nhằm thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo mục tiêu đề ra.
- Tăng cường quan hệ hợp tác, tiếp cận với các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chính song phương, đa phương nhằm tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ tài trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, củng cố, tăng cường và phát triển mối quan hệ với các nhà tài trợ hiện tại.
- Giữ mối liên hệ thường xuyên, trao đổi mật thiết với các bộ, ngành trung ương để được hỗ trợ, tiếp nhận thông tin, giúp đỡ kêu gọi vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Bên cạnh đó, đề nghị các bộ, ngành đưa các dự án quan trọng của tỉnh Ninh Bình vào các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi do bộ, ngành làm cơ quan chủ quản để được hỗ trợ thực hiện.
- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo của tỉnh về ODA và vốn vay ưu đãi cũng như các thành viên Ban chỉ đạo để chỉ đạo tập trung, thống nhất trong vận động, thu hút, quản lý, chỉ đạo thực hiện các dự án sử dụng vốn của các nhà tài trợ.
3.1. Kết luận
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, số lượng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa nhiều, số vốn tài trợ còn thấp, lĩnh vực tài trợ chưa đa dạng, cách thức quản lý và sử dụng nguồn vốn của các chương trình, dự án còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn nhiều khó khăn thì cần tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc điều phối và quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũng cần được chú trọng, đảm bảo thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà nước cũng như thông lệ quốc tế.
3.2. Kiến nghị:
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, UBND tỉnh trân trọng đề nghị:
3.2.1. Đối với Thường trực Tỉnh ủy:
- Tiếp tục cho phép sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để lập đề xuất các dự án quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh làm cơ sở vận động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ. Số kinh phí được tạm ứng từ ngân sách tỉnh sẽ được khấu trừ vào chi phí quản lý dự án sau khi dự án được phê duyệt và triển khai thực hiện đầu tư.
- Yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện đúng các quy định hiện hành về công tác đầu tư xây dựng, các quy định hiện hành khác của nhà nước và yêu cầu của nhà tài trợ. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
- Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực phối kết hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ để các dự án được đề xuất tài trợ phù hợp với chiến lược, quy hoạch, định hướng và đảm bảo triển khai đúng tiến độ, mục tiêu đề ra nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư.
3.2.2. Đối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Hỗ trợ tỉnh Ninh Bình được tiếp cận các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi có lãi suất thấp để giảm bớt tiền lãi phải trả đối với phần vay lại, đặc biệt là các dự án đã được nhà tài trợ khảo sát và chấp thuận định hướng, chủ trương như: Dự án phát triển đô thị thành phố Ninh Bình vay vốn WB, dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan, thị trấn Me đề nghị được sử dụng nguồn IDA.
- Thống nhất cơ chế cho tỉnh vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi thống nhất, cụ thể để áp dụng nhất quán đối với các khoản tài trợ song phương, đa phương. Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình là cửa ngõ phía nam của Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng với những nhiều tiềm năng, lợi thế cần đẩy mạnh phát huy, tăng cường phát triển nên tỉnh mong muốn được trung ương hỗ trợ nhiều hơn nữa về vốn ODA, vốn vay ưu đãi để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ninh Bình cũng là địa phương thuộc diện ngân sách bổ sung trong cân đối dưới 50% nên đề nghị được áp dụng tỷ lệ vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi ở mức thấp nhất.
UBND tỉnh trân trọng báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
BÁO
CÁO TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN ĐẾN HẾT 30/4/2016
(Kèm theo Báo cáo số 48/BC-UBND
ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh)
Đvt: Triệu đồng
Tên dự án |
Nhà tài trợ |
Quyết định phê duyệt dự án |
Thời gian bắt đầu - kết thúc (theo QĐ phê duyệt) |
Tổng mức đầu tư |
Trong đó: |
Lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến hết 30/4/2016 |
||||||||||||||
Vốn nước ngoài (Vốn ODA và vốn vay ưu đãi) |
Vốn đối ứng theo quyết định đầu tư |
Tổng số |
Trong đó: Vốn nước ngoài |
Trong đó: Vốn đối ứng |
||||||||||||||||
Đvt: Nguyên tệ (theo Hiệp định) |
Đvt: Tr.đồng (căn cứ QĐ p/duyệt dự án) |
Tổng số |
Trong đó: |
Tổng số |
Tỷ lệ giải ngân (%) so với Hiệp định tài trợ |
Tổng số |
Trong đó: |
Tỷ lệ giải ngân (%) của vốn đối ứng |
||||||||||||
Cân đối từ NSTW |
Cân đối từ NSĐP |
Chủ dự án tự bố trí |
Huy động từ các nguồn vốn khác |
Cân đối từ NS TW |
Cân đối từ NSĐP |
Chủ dự án tự bố trí |
Huy động từ các nguồn vốn khác |
|||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 = 9+10+ 11+12 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15=14/7 |
16 = 17+18 +19+20 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21=16/8 |
Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình |
EDCF |
590/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 |
2007-2016 |
1.198.566 |
20,97 triệu USD |
356.070 |
842.496 |
421.248 |
421.248 |
|
|
741.370 |
356.070 |
100% |
385.300 |
355.311 |
29.989 |
|
|
46% |
Dự án xây dựng, nâng cấp đường 5 xã: Gia Lâm, Gia Sơn, Xích Thổ, Phú Sơn và Thạch Bình, huyện Nho Quan |
JICA |
231/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 |
2008 - 2013 |
66.564 |
238 triệu Yên Nhật |
44.055 |
22.509 |
15.720 |
6.789 |
|
|
66.475 |
44.055 |
100% |
22.420 |
15.720 |
6.700 |
|
|
100% |
Dự án cải tạo, nâng cấp, kiên cố đường Bãi Lóng - Tiền Phong, Thạch La đến trung tâm xã Thạch Bình, đường Hùng Sơn đến trung tâm xã Xích Thổ, huyện Nho Quan |
630/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 |
2012-2013 |
32.421 |
144 triệu Yên Nhật |
24.400 |
8.021 |
|
8.021 |
|
|
24.400 |
24.400 |
100% |
- |
|
|
|
|
0% |
|
Dự án đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh, quy mô 700 giường |
Chính phủ Áo |
821/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 |
2012 - 2016 |
259.604 |
8,7 triệu USD |
240.686 |
18.918 |
|
18.918 |
|
|
256.072 |
239.963 |
100% |
16.109 |
|
16.109 |
|
|
85% |
Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Ninh Bình |
WB |
231/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 |
2012-2016 |
430.306 |
16,51 triệu USD |
358.911 |
71.395 |
34.445 |
36.950 |
|
|
315.071 |
274.827 |
77% |
40.244 |
29.001 |
11.243 |
|
|
56% |
Dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP. Ninh Bình |
WB |
271/QĐ-UBND ngày 02/02/2016 |
2012 - 2016 |
361.227 |
12,49 triệu USD |
278.277 |
82.950 |
|
|
82.950 |
|
192.681 |
165.620 |
60% |
27.061 |
|
|
27.061 |
|
33% |
Dự án ĐTXD kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Kim Sơn, Gia Viễn và Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình |
OFID |
1173/QĐ- UBND ngày 31/12/2014 |
2012-2017 |
494.981 |
16,2 triệu USD |
344.185 |
150.796 |
36.000 |
114.796 |
|
|
314.140 |
275.840 |
80% |
38.300 |
36.000 |
2.300 |
|
|
25% |
Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình |
WB |
955/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 |
2013 - 2019 |
215.128 |
10,0 triệu USD |
210.374 |
4.754 |
|
4.754 |
|
|
26.573 |
25.501 |
12% |
1.072 |
|
1.072 |
|
|
23% |
Tổng số |
|
|
|
3.058.797 |
|
1.856.958 |
1.201.839 |
507.413 |
611.476 |
82.950 |
|
1.936.782 |
1.406.276 |
76% |
530.506 |
436.032 |
67.413 |
27.061 |
|
|
DANH
MỤC CÁC DỰ ÁN THU HÚT, VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Kèm theo Báo cáo số 48/BC-UBND
ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh)
TT |
Tên dự án |
Nhà tài trợ |
Quyết định phê duyệt danh mục tài trợ/Quyết định phê duyệt dự án/Văn bản đề nghị phê duyệt danh mục |
Thời gian bắt đầu - kết thúc |
Tổng mức đầu tư (Tr.đồng) |
Trong đó: |
||||||
Vốn nước ngoài (Vốn ODA và vốn vay ưu đãi) |
Vốn đối ứng |
|||||||||||
Đvt: Nguyên tệ |
Đvt: Tr.đồng |
Tổng số (Tr. đồng) |
Trong đó: |
|||||||||
Cân đối từ NSTW (50%) |
Cân đối từ NSĐP (50%) |
Chủ dự án tự bố trí |
Huy động từ các nguồn vốn khác |
|||||||||
1 |
Dự án xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực Nam Ninh Bình |
Cơ quan phát triển Pháp (AFD) |
2092/QĐ-TTg ngày 26/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 336/QĐ-UBND ngày 04/3/2016 |
2016-2021 |
543.454 |
19,207 triệu EUR |
460.973 |
82.481 |
41.240 |
41.241 |
|
|
2 |
Dự án phát triển đô thị thành phố Ninh Bình |
Ngân hàng Thế giới (WB) |
44/UBND-VP4 ngày 25/01/2016 |
2018-2022 |
2.185.300 |
80 triệu USD |
1.748.240 |
437.060 |
218.530 |
218.530 |
|
|
3 |
Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh |
Chính phủ Cộng hòa Áo |
114/UBND-VP4 ngày 10/3/2016 |
2018-2022 |
297.724 |
11 triệu EUR |
269.907 |
27.817 |
13.908 |
13.909 |
|
|
4 |
Dự án phát triển đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn |
Cơ quan phát triển Pháp (AFD) |
|
2018-2022 |
840.359 |
28,043 triệu EUR |
689.730 |
150.628 |
75.314 |
75.314 |
|
|
5 |
Dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan, thị trấn Me |
Chính phủ Vương quốc Đan Mạch |
78/UBND-VP9 ngày 21/4/2016 |
2017-2020 |
316.868 |
13 triệu USD |
284.089 |
32.779 |
|
|
32.779 |
|
Báo cáo 48/BC-UBND năm 2016 về tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu: | 48/BC-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Đinh Chung Phụng |
Ngày ban hành: | 03/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Báo cáo 48/BC-UBND năm 2016 về tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do tỉnh Ninh Bình ban hành
Chưa có Video