ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1267/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 04 tháng 10 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; ....
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BTC ngày 15/01/2019 của Bộ Tài chính quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến;
Căn cứ Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 29/5/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc xét sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 10/7/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc thành lập Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 33/TTr-SKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến của tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
VIỆC XÉT CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 1267/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến và chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng: Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận.
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 3. Vị trí, chức năng của Hội đồng
1. Hội đồng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định thành lập, giúp và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu về kết quả đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý để đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức đánh giá khách quan, thực chất về hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến; được quyền đề nghị với cơ quan, tổ chức hoặc thuê chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực sáng kiến để thẩm định, tư vấn khi cần thiết.
3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giữ bí mật, công bố thông tin có liên quan đến sáng kiến là đối tượng được đánh giá, công nhận.
4. Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để chỉ đạo, điều hành; các Phó Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
a) Lãnh đạo, điều hành các hoạt động của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng; đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng; chỉ đạo tổ chức thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến;
c) Ký, ban hành các văn bản của Hội đồng;
d) Đề nghị người đứng đầu ký công nhận về phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến đã được Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu;
đ) Thực hiện các công việc khác theo quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo lĩnh vực quản lý. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ đề nghị xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến;
b) Ký một số văn bản của Hội đồng và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
c) Đề xuất các chủ trương, kế hoạch hoạt động của Hội đồng và hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện;
d) Chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của các sáng kiến thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách;
đ) Tham mưu Chủ tịch Hội đồng đề nghị cấp có thẩm quyền phổ biến, nhân rộng các sáng kiến có hiệu quả thiết thực, có phạm vi ảnh hưởng lớn và hiệu quả áp dụng cao;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Hội đồng:
Trên cơ sở nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực công tác chuyên môn được phân công phụ trách, các ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Hướng dẫn thủ tục liên quan đến đăng ký xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến theo ngành, lĩnh vực phụ trách;
b) Tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạt động của Hội đồng;
c) Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận và quyết nghị tại các phiên họp Hội đồng;
d) Tham mưu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình thành lập tổ tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của các sáng kiến thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách;
đ) Cùng với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng về kết quả thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của các sáng kiến thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách;
e) Được sử dụng cán bộ, phương tiện do đơn vị mình quản lý để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề xuất kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết) để xem xét những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng;
f) Đề xuất nhân rộng các sáng kiến có giá trị thực tiễn, có phạm vi ảnh hưởng lớn và hiệu quả áp dụng cao để các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu, áp dụng;
g) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực Hội đồng:
a) Hướng dẫn về quy trình, hồ sơ, thủ tục đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến và thông báo rộng rãi để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện;
b) Tổ chức tiếp nhận, rà soát, phân loại sáng kiến; gửi hồ sơ, tài liệu đến các cơ quan, tổ chức liên quan thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến theo lĩnh vực chuyên ngành phụ trách;
c) Báo cáo tóm tắt tình hình hồ sơ, tài liệu cho Chủ tịch Hội đồng và dự kiến danh sách thành viên Hội đồng, Tổ thư ký, trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt;
d) Tham mưu tổ chức họp Hội đồng sau khi có kết quả thẩm định, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Ban hành Giấy mời họp Hội đồng kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan về sáng kiến, mẫu Phiếu đánh giá, chấm điểm gửi các thành viên Hội đồng và các chuyên gia phản biện (nếu có) trước ngày họp ít nhất 03 ngày đối với các cuộc họp định kỳ; trước 1/2 ngày đối với cuộc họp đột xuất;
e) Chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp; tổng hợp kết quả thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến từ các cơ quan, tổ chức, chuyên gia và thành viên Hội đồng để trình Hội đồng xem xét, thông qua;
f) Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng, tham mưu Chủ tịch Hội đồng trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định;
g) Thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thư ký:
Ghi biên bản nội dung của từng cuộc họp Hội đồng, tổng hợp và dự thảo thông báo kết quả cuộc họp đảm bảo chính xác, kịp thời.
Điều 5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, áp dụng nguyên tắc biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Trong một số trường hợp, có thể thông qua hình thức gửi văn bản lấy ý kiến. Quyết định của Hội đồng được thông qua khi có trên 2/3 số thành viên Hội đồng có ý kiến đồng ý.
2. Tùy theo tính chất của từng sáng kiến đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, Hội đồng sẽ xem xét, quyết định mời một số chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia tư vấn cho Hội đồng.
Điều 6. Phương thức hoạt động của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng quyết định thời gian họp tùy thuộc vào điều kiện thực tế để đảm bảo việc công nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm.
2. Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng; trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng triệu tập và chủ trì.
3. Các thành viên Hội đồng có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp khi được triệu tập. Trong trường hợp đặc biệt không tham dự được phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng (trực tiếp hoặc qua Cơ quan Thường trực Hội đồng) và phải gửi phiếu nhận xét, đánh giá đến Cơ quan Thường trực Hội đồng trước khi họp. Các cuộc họp của Hội đồng chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
Kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BTC ngày 15/01/2019 của Bộ Tài chính quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến.
ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Điều 8. Điều kiện để đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
1. Sáng kiến đã được công nhận và áp dụng ở cấp cơ sở; không trùng lặp với các hồ sơ sáng kiến đã đề nghị đánh giá về phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trước đây.
2. Có văn bản đề xuất của tác giả và thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác. Tác giả sáng kiến và thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu liên quan đến sáng kiến do mình đề xuất.
Điều 9. Tiêu chí để đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
1. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng hoặc áp dụng thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh là mang lại hiệu quả cao hơn so với các giải pháp trước đó đã áp dụng
- Về hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả trong quản lý, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật;
- Về hiệu quả xã hội: Nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải tạo điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người..;
- Các hiệu quả khác: Hình thành chủ trương, quy trình, quy chuẩn, quy phạm mới hoặc có nội dung, cách làm cải tiến, đổi mới so với quy trình thực hiện cũ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc.
2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Được xác định trên cơ sở số đơn vị, cá nhân áp dụng sáng kiến, được đánh giá là có hiệu quả và có triển vọng cần được nhân rộng theo phạm vi địa lý trên lĩnh vực tác động của sáng kiến.
3. Cách đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến:
a) Cách đánh giá:
- Tiêu chí “Phạm vi ảnh hưởng” của sáng kiến: “Đạt” hay “Không đạt”.
- Tiêu chí “Hiệu quả áp dụng” của sáng kiến: “Đạt” hay “Không đạt”.
b) Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến khi và chỉ khi sáng kiến đó được 2/3 số thành viên Hội đồng trở lên đánh giá “Đạt” đối với mỗi tiêu chí “Phạm vi ảnh hưởng”, “Hiệu quả áp dụng”.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trên địa bàn tỉnh
Sáng kiến sau khi đã được công nhận và áp dụng ở cấp cơ sở; nếu có nhu cầu đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến ở cấp tỉnh thì các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập và các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh; UBND cấp huyện và tương đương thực hiện việc tiếp nhận, phân loại hồ sơ đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến ở cấp tỉnh và gửi hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu họp xét và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh cho các tác giả, đồng tác giả đủ điều kiện.
* Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình của Sở, Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập và các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh; UBND cấp huyện và tương đương;
+ Bản sao Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến đã nộp ở cơ sở;
+ Bản sao Quyết định công nhận sáng kiến, bản sao Giấy Chứng nhận sáng kiến do Thủ trưởng cơ sở cấp;
+ Báo cáo chi tiết của tác giả, đồng tác giả về kết quả của sáng kiến đã được nhân rộng và có hiệu quả áp dụng ít nhất tại 01 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có chữ ký, đóng dấu của cơ quan áp dụng sáng kiến và ghi rõ họ tên (Có mẫu kèm theo);
+ Bản sao các tài liệu minh chứng về hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh.
2. Trình tự họp xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện theo hướng dẫn tại mục 1 nêu trên, căn cứ báo cáo chi tiết của tác giả, đồng tác giả về kết quả của sáng kiến đã được nhân rộng và áp dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh; Cơ quan Thường trực Hội đồng (Sở Khoa học và Công nghệ) tổng hợp hồ sơ đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến gửi các thành viên Hội đồng đánh giá trước.
- Tổ chức họp Hội đồng; Thư ký Hội đồng lập biên bản họp; Cơ quan Thường trực Hội đồng hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
- Chủ tịch UBND tỉnh hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh khi nhận được văn bản đề nghị hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến của các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập và các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh; UBND cấp huyện và tương đương. Cơ quan Thường trực Hội đồng lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ra quyết định hủy bỏ. Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình của Cơ quan Thường trực Hội đồng (Sở Khoa học và Công nghệ) đề nghị hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh;
+ Văn bản đề nghị hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến của các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập và các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh; UBND cấp huyện và tương đương;
+ Các tài liệu chứng minh cho việc hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến.
- Trường hợp có tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên về kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến; cần có ý kiến chuyên gia, chuyên ngành để khẳng định sáng kiến không đáp ứng điều kiện công nhận, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức họp Hội đồng để xem xét, quyết định hủy bỏ kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến.
1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến của các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập và các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh; UBND cấp huyện và tương đương trong phạm vi quản lý do cơ quan, đơn vị quyết định đảm bảo điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được chia làm 02 đợt, như sau:
a) Thời gian nộp hồ sơ xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến dành cho ngành Giáo dục và Đào tạo xét theo năm học (đợt 1) trước ngày 15/6 hàng năm.
b) Thời gian nộp hồ sơ xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến hàng năm dành cho các Sở, Ban, ngành và tương đương, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập; UBND cấp huyện và tương đương (đợt 2) trước ngày 15/12 hàng năm.
3. Các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh có sáng kiến đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh nộp hồ sơ về Cơ quan Thường trực Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (Sở Khoa học và Công nghệ) để xem xét, trình UBND tỉnh quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh.
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp của tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan Thường trực của Hội đồng) chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Quy định này.
3. Sở Nội vụ chủ trì, căn cứ vào kết quả của Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện công tác xét thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh đảm bảo thời gian và thủ tục theo Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản khác có liên quan.
4. Sở Tài chính, cơ quan tài chính các huyện, thành phố và các cơ sở xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan phân bổ kinh phí và thẩm định dự toán chi cho hoạt động xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến theo quy định hiện hành.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh với Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để được phối hợp giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN CÓ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG Ở CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 1267/QĐ-UBND ngày 04/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đắk Nông)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO
Kết quả của sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kính gửi: Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến tỉnh Đắk Nông.
1. Tên sáng kiến: ................................................................................................................
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ...........................................................................................
3. Số Quyết định công nhận sáng kiến:........................................... do Hội đồng sáng kiến cơ sở ..................................................................................... ký ngày .... / .... /20....
4. Tác giả:
- Họ và tên: .......................................................................Nam (Nữ): ...................................
- Năm sinh: ............................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: .........................................................................................................
- Số điện thoại: ......................................................................................................................
- Địa chỉ Email: ......................................................................................................................
- Chức vụ, đơn vị công tác: ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): .................................................................................
* Đồng tác giả thứ nhất (nếu có):
- Họ và tên: ......................................................................Nam (Nữ):...................................
- Năm sinh: ..........................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: .......................................................................................................
- Số điện thoại: ....................................................................................................................
- Địa chỉ Email: ....................................................................................................................
- Chức vụ, đơn vị công tác: .................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): ...............................................................................
* Đồng tác giả thứ hai (nếu có):
- Họ và tên: ...................................................................... Nam (Nữ):.................................
- Năm sinh: .........................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: ........................................................................................................
- Số điện thoại: ....................................................................................................................
- Địa chỉ Email: ....................................................................................................................
- Chức vụ, đơn vị công tác: .................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): ................................................................................
...
(Trường hợp có đồng tác giả thì phải ghi rõ tỷ lệ đóng góp lao động sáng tạo cho sáng kiến và ký tên xác nhận của từng người trong danh sách đồng tác giả).
5. Trình bày kết quả của sáng kiến đạt được ở phạm vi cơ sở và đã được nhân rộng (hoặc có khả năng đạt được ở phạm vi toàn tỉnh)
5.1. Về hiệu quả đạt được của sáng kiến ở phạm vi cơ sở và có khả năng đạt được ở phạm vi toàn tỉnh.
a) Hiệu quả kinh tế:
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của sáng kiến thông qua số tiền làm lợi sau một năm áp dụng sáng kiến (đối với các giải pháp có đầu tư kinh phí hoặc xác định được chi phí)
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế có thể đạt được của sáng kiến khi áp dụng với quy mô lớn hơn (ngành, đơn vị, toàn tỉnh)
b) Hiệu quả xã hội:
+ Đánh giá hiệu quả xã hội của việc áp dụng sáng kiến: Là những tác động từ việc áp dụng sáng kiến đến việc tăng năng suất, hiệu quả công tác, nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cộng đồng, tạo ra hướng mới cho tương lai...
+ Đánh giá hiệu quả xã hội có thể đạt được của sáng kiến khi áp dụng với quy mô lớn hơn (ngành, đơn vị, toàn tỉnh)
5.2. Về khả năng nhân rộng của giải pháp ở phạm vi cơ sở và có khả năng nhân rộng được ở phạm vi toàn tỉnh
- Sáng kiến này đã được áp dụng/hoặc áp dụng thử ở phạm vi cơ sở? Đã nhân rộng ở quy mô đơn vị? trong toàn ngành? trong toàn tỉnh?
- Cung cấp tài liệu minh chứng có xác nhận của lãnh đạo đơn vị đã ứng dụng kết quả của sáng kiến.
6. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến. Thủ trưởng đơn vị nơi tác giả sáng kiến công tác hoặc đang áp dụng sáng kiến cam kết những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
|
..., ngày
tháng năm 20... |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 1267/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
UBND TỈNH ĐẮK NÔNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
(Tại phiên họp ngày / /20...)
STT |
Họ tên tác giả, đồng tác giả/Đơn vị/Bộ phận công tác |
Tên sáng kiến |
Tiêu chí |
Ghi chú |
|
Phạm vi ảnh hưởng |
Hiệu quả áp dụng |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
____________________
* Ghi chú:
- Phiếu đánh giá này dành cho từng thành viên Hội đồng.
- Cột (4), Cột (5): Đánh giá “Đạt” hay “Không đạt”.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CỦA SÁNG KIẾN Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 1267/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày tháng năm 20... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 20...
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /20... của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc Quy định xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 10/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc thành lập Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Biên bản họp ngày / /20... của Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 20...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 20... cho ... tác giả, đồng tác giả (Cụ thể có danh sách kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến tỉnh Đắk Nông; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các tác giả, đồng tác giả có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH
CÁC SÁNG KIẾN ĐƯỢC CÔNG
NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: 1267/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
STT |
Tên sáng kiến |
Tên tác giả/đồng tác giả, đơn vị công tác |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
|
|
5 |
|
|
6 |
|
|
7 |
|
|
8 |
|
|
9 |
|
|
10 |
|
|
… |
|
|
Quyết định 1267/QĐ-UBND năm 2023 quy định về xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: | 1267/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Lê Trọng Yên |
Ngày ban hành: | 04/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1267/QĐ-UBND năm 2023 quy định về xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chưa có Video