UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38-L/CTN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1994 |
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 38L/CTN NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1994 (TRÍCH)
CHỦ TỊCHNƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều
103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1994.
2- Nhưng người sau đây cũng được công nhận là tác giả:
- Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác;
- Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác;
- Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn các tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo.
Quyền tác giả là các quyền về tinh thần và vật chất của tác giả.
Nhà nước bảo hộ quyền tác giả đối với:
1- Tác phẩm của công dân, tổ chức Việt Nam đã công bố hoặc chưa công bố;
2- Tác phẩm của tác giả nước ngoài chưa được công bố mà lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam hoặc được công bố ở Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở nước khác, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú của tác giả.
Tác phẩm của tác giả nước ngoài đã công bố ở nước ngoài được phổ biến tại Việt Nam được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
1- Tác phẩm viết;
2- Các bài giảng, bài phát biểu và tác phẩm được diễn đạt bằng lời nói;
3- Tác phẩm sân khấu;
4- Tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô;
5- Tác phẩm nhiếp ảnh;
6- Tác phẩm âm nhạc;
7- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
8- Tác phẩm kiến trúc;
9- Phầm mềm máy tính;
10- Công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình;
11- Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
12- Tác phẩm dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể;
13- Tuyển tập, hợp tuyển;
14- Tác phẩm khác được pháp luật quy định bảo hộ.
Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Pháp lệnh này không áp dụng đối với:
1- Văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và bản dịch của những văn bản đó;
2- Tin tức thời sự.
Quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội dung sau đây:
1- Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
3- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;
4- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do Chính phủ quy định.
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Tác phẩm đồng tác giả là tác phẩm do hai người trở lên cùng sáng tạo ra.
2- Phần mềm máy tính là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và các tệp dự liệu có liên quan, chỉ dẫn cho máy tính hoặc hệ thông tin học biết phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ đã được đề ra. Phầm mềm máy tính có thể được cài đặt ngay trong máy tính hoặc được lưu trữ ở ngoài máy tính dưới các hình thức khác nhau như văn bản, đĩa từ, đĩa quang.
3- Tác phẩm di cảo là tác phẩm của người chết để lại chưa được công bố.
4- Tác phẩm đã công bố là tác phẩm được trình bày trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình.
5- Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được sáng tạo ra dựa theo nội dụng của một tác phẩm khác.
6- Tác phẩm cải biên là tác phẩm viết lại từ một tác phẩm đã có.
7- Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm chuyển từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác.
8- Tác phẩm tuyển tập là tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm riêng rẽ của một tác giả.
9- Tác phẩm hợp tuyển là tác phẩm được tuyển chọn từ các tác phẩm của nhiều tác giả.
10- Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được tuyển chọn theo một chủ đề có thể bình luận, đánh giá.
11- Bản gốc là bản sáng tác hoàn chỉnh đầu tiên của tác giả.
1- Sở hữu đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra;
2- Đứng tên hoặc bút danh trên tác phẩm của mình; được nêu tên hoặc bút danh khi tác phẩm được sử dụng;
3- Được bảo hộ sự toàn vẹn tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sửa đổi tác phẩm của mình;
4- Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình;
5- Hướng nhuận bút hoặc thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
6- Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình và được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho sử dụng tác phẩm.
Đối với tác phẩm đồng tác giả, thì quyền tác giả thuộc sở hữu chung của các tác giả.
Trường hợp tác phẩm gồm các phần riêng biệt, có thể tách ra để sử dụng độc lập, thì tác giả có quyền sử dụng độc lập và hưởng các quyền tác giả đối với phần tách riêng đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.
Đối với tác phẩm do tập thể sáng tạo mà có chủ biên thì:
1- Chủ biên được hưởng các quyền quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Pháp lệnh này.
2- Các tác giả khác được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 10 và Điều 11 của Pháp lệnh này và được hưởng lợi khi tác phẩm được sử dụng.
2- Cá nhân, tổ chức sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô, sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 10 của Pháp lệnh này.
1- Phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc;
2- Không làm thay đổi nội dung tác phẩm gốc, nếu không được sự đồng ý của tác giả;
3- Phải ghi tên tác giả và tên tác phẩm gốc;
4- Trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
1- Sao lại tác phẩm để sử dụng riêng;
2- Trích dẫn tác phẩm để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình;
3- Trích dẫn tác phẩm để viết báo, để dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
4- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy, kiểm tra kiến thức trong nhà trường;
5- Sao lại tác phẩm để lưu trữ, dùng trong thu viện;
6- dịch, phổ biến tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số;
7- Biểu diễn các tác phẩm sân khấu, bài hát, bản nhạc trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động ở nơi công cộng;
8- Ghi âm, ghi hình trực tiếp các buổi biểu diễn với tính chất đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
9- Chụp ảnh, truyền hình nhằm giới thiệu hình ảnh tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng trưng bày ở nơi công cộng;
10- Chuyển các tác phẩm sang chữ nổi cho người mù.
Những quy định trên không áp dụng đối với việc sao lại tác phẩm kiến trúc dưới dạng công trình kiến trúc, sao lại tác phẩm tạo hình, sao lại phần mềm máy tính.
Mục 2: THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1- Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo ra dưới hình thức nhất định.
2- Quyền tác giả quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 10 của Pháp lệnh này được bảo hộ vô thời hạn.
3- Quyền tác giả quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 10 của Pháp lệnh này được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
4- Quyền tác giả quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 10 của Pháp lệnh này, sau khi hết thời hạn bảo hộ thuộc về Nhà nước.
2- Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác giả không lộ tên thì quyền tác giả thuộc về Nhà nước. Trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên, mà xác định được tác giả thì quyền tác giả được bảo hộ theo quy định của Pháp lệnh này.
Mục 3: CHUYỂN GIAO CÁC QUYỀN TÁC GIẢ
2- Trường hợp người thừa kế của tác giả chết trong thời hạn 50 năm, người thừa kế tiếp theo được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 10 của Pháp lệnh này cho đến hết 50 năm.
Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 10 của Pháp lệnh này. Việc chuyển giao phải thể hiện bằng văn bản.
1- Sử dụng tác phẩm trong ấn phẩm định kỳ hoặc trong các chương trình phát thanh, truyền hình;
2- Sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này.
Hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản và có những nội dung chủ yếu sau đây:
1- Hình thức sử dụng tác phẩm;
2- Phạm vi, thời hạn sử dụng tác phẩm;
3- Mức nhuận bút và phương thức thanh toán;
4- Trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng.
Những nội dung khác do hai bên thoả thuận nếu cần.
Khi thực hiện hợp đồng, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Yêu cầu hoặc chấp nhận thay đổi nội dung hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm;
2- Khi thời hạn sử dụng tác phẩm chấm dứt, mà cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tác phẩm không công bố, phổ biến tác phẩm thì tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có quyền huỷ hợp đồng và yêu cầu cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm bồi thường thiệt hại;
3- Đối với xuất bản phẩm, khi có yêu cầu tái bản mà cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tác phẩm từ chối tái bản thì có quyền chấm dứt hợp đồng và chuyển giao tác phẩm cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng;
4- Chuyển giao tác phẩm do cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tác phẩm đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, kể cả trường hợp sửa chữa nội dung mà hai bên đã thoả thuận;
5- Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, không được chuyển giao tác phẩm cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc hai bên có thoả thuận khác;
6- Phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm do việc thay đổi hoặc vi phạm hợp đồng gây ra.
Cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tác phẩm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Được công bố, phổ biến tác phẩm trong thời hạn hai bên thoả thuận;
2- Đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao tác phẩm không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng;
3- Không được chuyển giao tác phẩm cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng, nếu không được sử đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
4- Phải bồi thường thiệt hại cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, khi vi phạm hợp đồng.
Người biểu diễn có các quyền sau đây:
1- Được giới thiệu tên khi biểu diễn;
2- Được bảo hộ hình tượng biểu diễn không bị xuyên tạc;
3- Cho hoặc không cho người khác phát thanh, truyền hình trực tiếp chương trình biểu diễn của mình tại nơi đang biểu diễn, trừ trường hợp việc phát thanh, truyền hình đó với tính chất tường thuật những sự kiện thời sự hoặc với mục đích sử dụng trong giảng dạy;
4- Cho hoặc không cho người khác ghi âm, ghi hình buổi biểu diễn và làm các bản sao để phổ biến;
5- Được hưởng thù lao từ việc cho sử dụng theo quy định tại các khoản 3, 4 của Điều này nhằm mục đích kinh doanh.
Người biểu diễn có nghĩa vụ sau đây:
1- Khi sử dụng tác phẩm chưa công bố của người khác để trình diễn, phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và trả thù lao;
2- Khi sử dụng tác phẩm đã công bố của người khác để trình diễn, không phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng phải trả thù lao.
Thời hạn bảo hộ các quyền quy định tại Điều này là 50 năm, kể từ ngày băng âm thanh, đĩa âm thanh, bằng hình, đĩa hình được phổ biến lần đầu tiên.
1- Đối với tác phẩm chưa công bố, phải ký hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và trả nhuận bút;
2- Đối với tác phẩm đã công bố, không phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng phải ghi tên tác giả, người biểu diễn, bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm và trả thù lao;
3- Đối với người biểu diễn, phải ký hợp đồng và trả thù lao.
1- Cho hoặc không cho phát lại chương trình của mình;
2- Cho hoặc không cho làm các bản sao chương trình của mình nhằm mục đích kinh doanh và hưởng lợi khi chương trình đó được thực hiện.
Thời hạn bảo hộ các quyền quy định tại Điều này là 50 năm, kể từ ngày chương trình phát thanh, truyền hình được phát lần đầu tiên.
1- Đối với tác phẩm chưa công bố, phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và trả nhuận bút;
2- Đối với tác phẩm đã công bố, không phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng phải ghi tên tác giả, người biểu diễn, bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm và trả thù lao;
3- Đối với tác phẩm cải biên, chuyển thể, phải trả nhuận bút cho tác giả cải biên, chuyển thể, đồng thời phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả trong cả nước.
Nội dung quản lý Nhà nước về bảo bộ quyền tác giả bao gồm:
1- Trình dự án luật, pháp lệnh về quyền tác giả;
2- Ban hành các văn bản pháp quy, các chính sách, chế độ về quyền tác giả;
3- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo hộ quyền tác giả;
4- Hợp tác quốc tế về quyền tác giả.
1- Soạn thảo trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, văn bản pháp quy về quyền tác giả;
2- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo hộ quyền tác giả;
3- Đăng ký và quản lý việc bảo hộ quyền tác giả;
4- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo hộ quyền tác giả;
5- Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị người khác xâm phạm quyền tác giả có quyền:
1- Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi đó, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
2- Yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật;
3- Khởi kiện tại Toà án nhân dân.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
|
TM Uỷ ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch
Nông Đức Mạnh |
THE
STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 38-L/CTN |
Hanoi, December 02, 1994 |
With a view to protecting
copyright; contributing to the promotion of creation of literary, artistic,
scientific and technical works; developing the national, modern and humanistic
culture; extending co-operation and exchange of culture, science and technology
with other nations;
Pursuant to Articles 60 and 91 of the 1992 Constitution of the Socialist
Republic of Vietnam;
This Ordinance provides for the protection of copyright.
2. Recognition of authorship is also granted to the person who:
...
...
...
- Adapts a pre-existing work, or modifies or transforms a work from one form of art into another;
- Compiles, annotates and selects other's works into works with creative values.
Article 2.- Copyright comprises the moral and material rights of the author.
Article 3.- State protection of copyright is granted to:
1. Works of Vietnamese citizens, organizations, already or not yet published;
2. Works of foreigners either first published in Vietnam or published in Vietnam within 30 days, counting from their first publication in other countries, irrespective of the nationalities and residences of the authors;
Works of foreigners, published outside Vietnam and disseminated in Vietnam, which shall be copyrighted according to International Treaties to which Vietnam is a signatory or a member.
1. Written works;
...
...
...
3. Theatrical works;
4. Audio-visual works;
5. Photographic works;
6. Musical works;
7. Graphic works and works of applied arts;
8. Architectural works;
9. Computer software;
10. Scientific researches, textbooks, instructional materials;
11. Graphics, drawings, plans, maps relating to terrains, architectures, scientific researches;
...
...
...
13. Selections and anthologies;
14. Other works to be copyrighted by law.
All the copyrighted works should be original.
Violation in any forms of copyright is strictly prohibited.
Article 6.- This Ordinance shall not apply to:
1. The official texts of State agencies, political, economic and social institutions as well as their official translations;
2. Current news.
Copyright for inventions, useful solutions and industrial designs shall be protected by the law on industrial property.
...
...
...
The State does not protect the copyright of the works which:
1. Go against the State of the Socialist Republic of Vietnam, damage the bloc of unity of the people;
2. Campaign for violence, aggressive wars, sow hatred among nations, diffuse reactionary ideologies and cultures, depraved and debauched life, criminal behaviors, social evils, superstitions, which sabotage the fine customs and habits;
3. Disclose secrets of the Party, State, military and security secrets related to the economy, foreign policies, private life of citizens, and other secrets which are protected by law;
4. Distort history, negate revolutionary achievements, offend great men and national heroes, slander and hurt the prestige of organizations, and the honor and dignity of citizens.
Article 9.- In this Ordinance, the terms as hereunder stated shall be understood as follows:
1. A co-authored work means a work jointly created by more than one authors.
2. Computer software means one or more than one programs expressed in a series of commands in the form of a certain programming language and files of date concerned to direct computer or an informatic system to carry out the given tasks. Computer software can be installed either inside or stored outside the computer in such various forms as text, magnetized discs, CD-ROM.
...
...
...
4. A published work means a work that is publicized in form of lecture, display, publication, performance, broadcast on radio and television.
5. An adapted work means a work based on the content of another work.
6. A modified work means a work re-written from an existing work.
7. A transformed work means a work transformed from one form of art into another.
8. A selected work means a work created from the selection of a number of separate works written by a single author.
9. An anthology means a work created from the selection of works written by several authors.
10. A compiled work means a work created from the selection of a number of different works according to a given subject, and includes comments and evaluations.
11. The original means the first complete work created by an author.
...
...
...
Article 10.- The author has the right to:
1. Claim authorship of the work he has created;
2. Have his name or pseudonym inscribed on his work; have his name mentioned in connection with any public use of his work;
3. Claim for protection of the integrity of his work and from any modifications made thereto by others;
4. Publicize and disseminate, or authorize the publication or dissemination of his work;
5. Receive royalties or remuneration from any following uses of his work;
6. Have his work used or not used by others and receive material interests from the use of his work.
Article 11.- For co-authored work, the co-authors shall be entitled to copyright protection.
...
...
...
1. This editor shall be entitled to the rights provided for in Article 10 and Article 11 of this Ordinance.
2. Other authors shall be entitled to the rights as provided for in Items 1, 2, 5 of Article 10 and Article 11 of this Ordinance and to other rights resulting from the use of the work.
2. An individual or organization, that makes a cinematographic, radio, television, video or theatrical work, shall be entitled to the rights as prescribed in Items 1, 2, 3, 4 and 6 of Article 10 of this Ordinance.
1. Is permitted by the author or the owner of the copyright of the original work;
...
...
...
3. Has the name of the author and the title of the original work indicated in his work;
4. Pays remuneration to the author or the owner of the copyright of the original work.
1. Reproduction of a work for private use;
2. Use of quotations from a work for comments and illustrations for his own work;
3. Use of extracts from a work for press articles, periodicals, audio-visual programs or documentaries;
4. Use of extracts from a work for teaching and examination purposes in educational institutions;
5. Reproduction of a work for archival purposes or for use in libraries;
6. Translation and dissemination of a work from Vietnamese into languages of ethnic minorities;
...
...
...
8. Use of live recordings or television broadcasts of performances for current news reporting or as teaching work;
9. Taking photographs or video recordings of graphic, architectural and photographic works and works of applied arts displayed in public places;
10. Transformation of a work into Braille letters for the blind.
The above provisions shall not apply to the reproduction of architectural works in the form of architectural constructions, of graphic works and of computer software.
Section II.
TERM OF PROTECTION OF COPYRIGHT
1. Copyright arises from the moment the work is created in a certain form of embodiment.
2. Copyright as stipulated in Items 2 and 3 of Article 10 of this Ordinance shall be protected indefinitively.
3. Copyrights as stipulated in Items 1, 4, 5 and 6 of Article 10 of this Ordinance shall be protected during the life time of the author and for fifty years after his death.
...
...
...
2. In the case of an anonymous or pseudonymous work, copyright stipulated above shall belong to the State. If within fifty years, counting from the first publication of the work, its author's identity is disclosed, the rights shall be protected as provided in this Ordinance.
Section III.
TRANSFER OF COPYRIGHT
...
...
...
2. If the lawful inheritor dies within 50 years, the next inheritor shall be entitled to all the rights stipulated in Items 1, 4, 5 and 6 of Article 10 of this Ordinance, until the expiry of the fifty-year term.
The owner of the copyright is entitled to transfer part or the entire right as stipulated in Items 1, 4, 5 and 6 of Article 10 of this Ordinance. The transfer must be done in a written form.
CONTRACTS ON THE USE OF
THE WORK
1. Use a work that has been published on a periodical, or broadcast on a radio or television program;
2. Use a work as stipulated in Article 16 of this Ordinance.
...
...
...
2. Scope and period of time of this use;
3. Level of royalties and form of payment;
4. Liabilities held by each contractual party in case of breach of the contract;
Other contents other than the aforesaid shall be mutually agreed upon if necessary.
1. The author and the owner of copyright can require or accept modifications made to the contract, terminate the contract that has been signed with the individual or organization that uses the work;
2. When the term for the use of the work expires without being published or disseminated by the contracting individual or organization, the author or the owner of the copyright may annul the contract and ask for compensation;
3. In the case of publications, if individual or organization concerned refuses the re-edition of the work when required, the author or the owner of copyright may annul the contract and transfer the use of the work to another individual or organization;
4. The author or the owner of the copyright has to transfer his work to the contracting individual or organization in due time as stipulated in the contract, including the modification of the contents as mutually agreed upon;
...
...
...
6. The author or the owner of the copyright has to compensate for the damage resulting from any change or breach of the contract.
1. Publish and disseminate the work during the term mutually agreed upon;
2. Unilaterally annul the contract, if the author or the owner of the copyright does not transfer the work in due time as stipulated in the contract;
3. It is forbidden to transfer the work to another individual or organization without the approval of the author or the owner of the copyright;
4. Compensate for the damage resulting from any breach of the contract.
...
...
...
1. Have their names introduced when they perform;
2. Have their performing images protected from distortions;
3. Authorize or not authorize others to broadcast live or televise their performing programs, with the exception that this work is for reporting current news or for teaching purposes;
4. Authorize or not authorize others to record or televise their performances and make reproduction thereof for dissemination;
5. Receive remuneration paid for the use of their performances as stipulated in Items 3 and 4 of this Article for commercial purposes.
Article 31.- The performer has the following obligations:
1. When using a work not yet published to perform; approval should be obtained from the author or owner of its copyright, and remuneration should be paid to the author and the owner of the copyright.
The term of protection for the copyright stipulated in this Article is fifty years counting from its first dissemination.
...
...
...
1. In the case of a work not yet published, a contract should be signed with the author or the owner of the copyright, and royalties paid therefore.
2. In the case of a published work, approval is not needed from the author or the owner of the copyright, but his name should be indicated, the integrity of his work assured and remuneration paid;
3. A contract should be signed with and remuneration paid for the performer.
1. Authorize or not authorize the re-broadcast of its programs.
2. Authorize or not authorize the duplication of its programs for commercial purposes, and receive dividends when the programs are realized.
The term of protection for the rights stipulated in this Article is fifty years, counting from the first broadcasting of the program.
...
...
...
2. In the case of a published work, approval is not needed from the author or owner of the copyright, but his name should be indicated and remuneration paid therefore.
3. In the case of a modified or transformed work, royalties should be paid to the author, and also remuneration paid to the author or owner of the copyright of the original work.
STATE MANAGEMENT OF
PROTECTION OF COPYRIGHT
The State management of protection of copyright comprises the following:
1. Submit bills on law or ordinance on protection of copyright;
2. Enact legal documents, policies and regulations on copyright;
...
...
...
4. Implement international co-operation on copyright.
1. Draft and submit to the Government legal bills, ordinances, legal documents on copyright;
2. Enact, within its competence, other documents on protection of copyright;
3. Register copyrights and manage protection of copyright;
4. Inspect, control and handle violations of copyright;
5. Implement international co-operation on copyright.
...
...
...
1. Require the offender to stop his offense and publicly apologize for his action, openly correct his wrong doings and compensate for any damage that might has resulted therefrom;
2. Require the authorized State agency to solve the problem as stipulated by law;
3. Start a lawsuit at the Court.
...
...
...
Article 46.- This Ordinance takes effect form the date of its issue.
All earlier regulations contrary to this Ordinance are now annulled.
Article 47.- The Government shall provide details for the implementation of this Ordinance.
On behalf of the Standing Committee of the National Assembly
CHAIRMAN
Nong Duc Manh
Pháp lệnh Bảo hộ Quyền Tác giả năm 1994
Số hiệu: | 38-L/CTN |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh Bảo hộ Quyền Tác giả năm 1994
Chưa có Video