HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84-HĐBT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1990 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ VỀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT, HỢP LÝ HÓA SẢN XUẤT VÀ SÁNG CHẾ; ĐIỀU LỆ VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA, ĐIỀU LỆ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP; ĐIỀU LỆ VỀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH NHẰM THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được công bố theo Lệnh số
13-LCT/HĐNN8 ngày 11 tháng 2 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH
1- Thay thế các chương II, IV và V của Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định 31-CP ngày 23/1/1981 đã được sửa đổi theo Quyết định 92-HĐBT ngày 5/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là Điều lệ 31-CP) bằng các chương mới tương ứng theo phụ lục 1 đính kèm. (1)
2- Việc thay thế nêu ở khoản 1 điều này không áp dụng đối với việc bảo hộ:
- Các giống cây, giống con;
- Các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng.
1- Hủy bỏ điều 2, khoản 2 điều 7, khoản 2 điều 10 và khoản 3 điều 17 của Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định 197-HĐBT ngày 14/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là Điều lệ 197-HĐBT).
2- Sửa đổi các khoản 1,3,4 điều 1, khoản 1 điều 3, khoản 1 điều 5, khoản 1 và 2 điều 6, khoản 2 điều 17 và cácđiều 8, 9, 12, 13, 14, 16 của Điều lệ 197-HĐBT theo phụ lục 2 đính kèm. (1)
Sau khi đã được sửa đổi, các điều từ 3 đến 19 được đánh số lại tương ứng thành các điều từ 2 đến 18.
3- Trong thời hạn 2 năm tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các nhãn hiệu hàng hóa đang được sử dụng mà chưa được đăng ký, bắt buộc phải được đăng ký theo Điều lệ 197-HĐBT. Trong thời hạn trên, các tranh chấp về quyền ưu tiên vẫn đượcc xem xét theo nguyên tắc: quyền ưu tiên thuộc về người chứng minh được rằng nhãn hiệu hàng hóa đã được mình sử dụng trước một cách rộng rãi trên thị trường.
Sửa đổi, bổ sung điều 2, điều 6, điều 9, các khoản 3, 4 điều 10, điều 12, điều 15, khoản 2 điều 16, điều 17, các khoản 1, 3 điều 20, khoản 1 điều 21, điều 24, điều 25 và điều 26 của Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 85-HĐBT ngày 13/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng theo phụ lục 3 đính kèm. (1)
1- Hủy bỏ khoản 1 điều 4, khoản g điều 6, các khoản 3, 4 ,5 điều 18 của Điều lệ về Giải pháp hữu ích ban hành kèm theo Nghị định 200-HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là Điều lệ 200-HĐBT).
2- Sửa đổi khoản 1 điều 2, khoản 3, khoản 4 điều 7, các điều 8, 10, khoản 2 điều 13, khoản 3 điều 15 và điều 19 của Điều lệ 200-HĐBT theo phụ lục 4 đính kèm. (1)
1- Các Bằng tác giả sáng chế đã cấp trước ngày công bố Pháp lệnh bảo hệ quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là Pháp lệnh) và các bằng tác giả sáng chế được cấp trên cơ sở xem xét đơn đăng ký sáng chế nộp trước ngày công bố pháp lệnh như quy định ở khoản 1 điều 6 của Nghị định này vẫn được duy trì hiệu lực theo quy định của Điều lệ 31-CP.
2- Các bằng sáng cế độ quyền, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã cấp trước ngày công bố Pháp lệnh được tiếp tục duy trì hiệu lực theo các Điều lệ 31-CP, Điều lệ 197-HĐBT đã được sửa đổi, bổ sung như quy định ở các điều 1, 2 của Nghị định này.
1- Các đơn xin cấp Bằng tác giả sáng chế nộp trước ngày công bố pháp lệnh tiếp tục được xem xét theo quy định của Điều lệ 31-CP.
2- Các đơn xin cấp Bằng sáng chế độc quyền, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận kiểu dáng công ngiệp, bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã nộp trước ngày công bố pháp lệnh được xem xét theo các điều lệ tương ứng đã được sửa đổi, bổ sung như quy định ở các điều 1, điều 2, điều 3 và điều 4 của Nghị định này.
1- Các giống cây, giống con cũng như các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng vẫn được bảo hộ theo Điều lệ 31-CP trong lúc chưa có quy định khác.
2- Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Y tế và các Bộ có liên quan nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng hình thức công nhận và chế độ khuyến khích tác giả giống cây, giống con cũng như tác giả các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng.
1- Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động sở hữu công nghiệp và chịu trách nhiệm đối với sự phát triển toàn diện hoạt động sở hữu công nghiệp trong cả nước.
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước quy định củ thể tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện sở hữu công nghiệp.
2- Cục Sáng chế thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước là cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện nhiệm vụ nói trên, tiến hành các thủ tục công nhận quyền sở hữu công nghiệp , xét và cấp Giấy đăng ký cho người đại diện sở hữu công nghiệp và phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc phát triển các hoạt động sở hữu công nghiệp cũng như phòng trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của quần chúng.
Các Bộ, Ủy ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đối với sự phát triển các hoạt động sở hữu công nghiệp và hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trong phạm vi quản lý của mình.
Cơ quan quản lý khoa học và kỹ thuật (cấp tương ứng) có trách nhiệmh giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Chủ nhiệm ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Thủ trưởng cac Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
T/M
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CÁC PHỤ LỤC KÈM NGHỊ ĐỊNH 84-HĐBT (1)
Phụ lục 1: Các điều khoản của Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định số 31-Cp ngày 23 tháng 1 năm 1981 đựơc thay thế theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Phụ lục 2: Các điều khoản của Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định 197-HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1982 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 484-HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Phụ lục 3: Các điều khoản của Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 85-HĐBT ngày 13 tháng 5 năm 1988 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Phụ lục 4: Các điều khoản của Điều lệ về giải pháp hữu ích ban hành kèm theo Nghị định 200-HĐBT ngày 28 tháng 12 năm 1988 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84-HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
(1) – Nội dung của cac Phụ lục này đã được sử dụng để sửa đổi, bổ sung các Điều lệ tương ứng in ở phần sau, trong đó mọi điều khoản được sửa đổi đều được in chữ nghiêng – (CSC)
VỀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT- HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT VÀ SÁNG
CHẾ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 31-CP ngày 23-1-1981 được sửa đổi, bổ
sung theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng)
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất (gọi tắt là sáng kiến) và sáng chế theo Điều lệ này là kết quả lao động sáng tạo khoa học kỹ thuật của người lao động làm chủ tập thể, có tác dụng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn , góp phần phát triển kinh tế quốc dân, củng cố quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân.
Để khuyến khích và giúp đỡ mọi công dân tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế; và chỉ đạo công tác quản lý sáng kiến, sáng chế một cách có kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội - đặc biệt là Công đoàn và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - xây dựng và phát triển phong trào quần chúng phát huy và áp dụng sáng kiến, sáng chế;
Để đảm bảo quyền lợi của các tác giả sáng kiến, sáng chế;
Điều lệ này quy định nội dung sáng kiến, sáng chế; quyền lợi của người sáng tạo và áp dụng sáng kiến, sáng chế, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa và các cá nhân liên quan đến việc tạo ra và sử dụng sáng kiến, sáng chế.
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ
THUẬT - HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT
2- Nội dung của sáng kiến có thể là:
a) Cải tiến kết cấu máy móc, trang bị, công cụ lao động, sản phẩm, cải tiến phương án thiết kế hoặc kết cấu các công trình xây dựng.
b) Cải tiến tính năng, công dụng, thành phần của nguyên liệu, vật liệu hoặc sản phẩm...
c) Cải tiến phương pháp khảo sát, thiết kế, công nghệ, thi công, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh...
d) Cải tiến tổ chức sản xuất nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, công cụ lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, tiền vốn.
Một giải pháp được công nhận là mới nếu trước ngày đăng ký, giải pháp đó:
- Chưa được cơ quan đơn vị áp dụng hoặc có kế hoạch áp dụng trong sản xuất, công tác;
- Chưa được cơ quan quản lý cấp trên giới thiệu bằng văn bản hoặc chưa được phổ biến trong các sách báo kỹ thuật do ngành hoặc địa phương xuất bản tới mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Chưa được cơ quan đơn vị hoặc cơ quan quản lý cấp trên quy định thành những biện pháp thực hiện bắt buộc như tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm...
- Không trùng với nội dung của một giải pháp đã đăng ký trước.
Một giải pháp có khả năng áp dụng đối với cơ quan, xí nghiệp nhận đăng ký là giải pháp đáp ứng một nhiệm vụ sản xuất, công tác và có thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại của cơ quan, xí nghiệp đó.
Một giải pháp mang lại lợi ích thiết thực là giải pháp khi áp dụng vào sản xuất, công tác đem lại một hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao hơn hoặc cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, điều kiện bảo vệ sức khoẻ, nâng cao an toàn lao động...
Những giải pháp do cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý đề ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu có giá trị kinh tế, kỹ thuật lớn và có khả năng áp dụng rộng rãi cũng được công nhận là sáng kiến.
B- ĐĂNG, KÝ XÉT CÔNG NHẬN VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
2- Trường hợp những giải pháp có cùng một nội dung do nhiều người nộp đơn đăng ký sáng kiến độc lập với nhau thì người nào nộp đơn trước tiên sẽ được công nhận là tác giả sáng kiến.
1- Cơ quan đơn vị nhận đăng ký sáng kiến phải ghi nhận vào sổ đăng ký sáng kiến của đơn vị và thông báo cho người nộp đơn.
2- Trong thời hạn một tháng tính từ ngày nhận đơn đăng ký sáng kiến, cơ quan, đơn vị phải xét và quyết định công nhận hoặc không công nhận giải pháp là sáng kiến 3- Đối với những giải pháp cần tiến hành thực nghiệm hoặc áp dụng thử trước khi quyết định công nhận hoặc không công nhận là sáng kiến thì thời hạn trên được phép kéo dài theo yêu cầu thử nghiệm và phải báo cho tác giả.
1- Nếu công nhận một giải pháp là sáng kiến thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải cấp cho tác giả một giấy chứng nhận sáng kiến và thông báo trong cơ quan, đơn vị, giấy chứng nhận sáng kiến chỉ có giá trị trong phạm vi cơ quan, đơn vị đó.
2- Đối với sáng kiến của một tập thể tác giả (sau đây gọi là các đồng tác giả sáng kiến) thì giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho từng người, trong đó có ghi họ tên các đồng tác giả khác.
3- Tác giả sáng kiến được hưởng các quyền lợi theo quy định trong Chương IV của Điều lệ này.
4- Nếu không công nhận một giải pháp là sáng kiến thì cơ quan, đơn vị phải thông báo lý do cho người nộp đơn đăng ký sáng kiến và không có quyền áp dụng giải pháp do người đó nêu ra.
Khi xét công nhận sáng kiến, nếu phát hiện giải pháp có khả năng được bảo hộ như một sáng chế thì cơ quan, đơn vị phải tiến hành ngay những biện pháp cần thiết đăng ký sáng chế theo quy định ở chương II mục C của Điều lệ này.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
1- Giải pháp kỹ thuật được công nhận là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp đó không trùng với một giải pháp kỹ thuật đã được mô tả trong đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích có ngày ưu tiên sớm hơn và chưa được bộc lộ công khai ở trong nước và nước ngoài dưới mọi hình thức tới mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được.
2- Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có tính sáng tạo nếu giải pháp đó là kết quả của hoạt động sáng tạo và không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện hiện có trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế.
3- Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có khả năng áp dụng nếu có chế tạo hoặc hoặc sử dụng đối tượng của giải pháp đó trong điều kiện kỹ thuật hiện tại hoặc tương lai.
Đối tượng của sáng chế có thể là cơ cấu, phương pháp hoặc chất cũng như việc sử dụng cơ cấu, phương pháp hay chất đã biết theo một chức năng mới.
Không công nhận là sáng chế:
- Các nguyên lý khoa học;
- Các phương pháp và hệ thống quản lý kinh tế;
- Các phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
- Các bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án xây dựng và phân vùng lãnh thổ;
- Các giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ;
- Các ký hiệu, biểu đồ và dấu hiệu tượng trưng;
- Các chương trình máy tính điện tử, các vi mạch điện tử;
- Các giống cây, giống con, các chủng vi sinh;
- Các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng:
- Các giải pháp kỹ thuật trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế do Cục Sáng chế cấp cho người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế.
Bằng độc quyền sáng chế xác nhận: Giải pháp kỹ thuật là sáng chế, chủ bằng độc quyền sáng chế và quyền sở hữu sáng chế của chủ bằng, tác giả sáng chế và quyền của tác giả sáng chế.
1- Thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế là 15 năm tính từ ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế.
2- Bằng độc quyền sáng chế mất hiệu lực trước thời hạn trong các trường hợp sau:
- Chủ bằng độc quyền sáng chế nộp đơn cho Cục Sáng chế từ bỏ việc bảo hộ sáng chế.
- Chủ bằng độc quyền sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế theo quy định.
Khối lượng bảo hộ của sáng chế được xác định trong công thức sáng chế, phần mô tả sáng chế chỉ dùng để diễn giải công thức sáng chế.
1- Trong thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế chủ bằng được độc quyền sử dụng sáng chế, chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
2- Các hoạt động sau đây được coi là sử dụng sáng chế:
- Sản xuất sản phẩm mà sản phẩm đó đã được bảo hộ là sáng chế;
- Sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo và lưu thông sản phẩm mà sản phẩm đó đã được bảo hộ là sáng chế;
- Áp dụng phương pháp mà phương pháp đó đã được bảo hộ là sáng chế;
3- Việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế quy định ở khoản 1 của Điều này phải thông qua hợp đồng viết và theo đúng quy định của Điều lệ về mua bán Li-xăng ban hành kèm theo Nghị định 201-HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
1- Trong thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế bất cứ tổ chức hay cá nhân nào thực hiện một trong những hành động sử dụng sáng chế nên ở khoản 2 Điều 17 mà không được phép của chủ bằng độc quyền sáng chế đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu của chủ bằng độc quyền sáng chế.
2- Những hành động dưới đây không bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng độc quyền sáng chế;
- Sử dụng sáng chế không nhằm mục đích kinh doanh;
- Lưu thông và sử dụng các sản phẩm do chủ bằng độc quyền sáng chế, người được quyền sử dụng trước quy định ở Điều 21, người được chuyển giao quyền sử dụng quy định ở Điều 22 hoặc người được Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cấp giấy phép sử dụng sáng chế quy định ở Điều 20 đưa ra thị trường;
- Sử dụng sáng chế trên các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trên lãnh thổ Việt Nam, nếu việc sử dụng đó chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của phương tiện nói trên.
Chủ bằng độc quyền sáng chế có nghĩa vụ:
- Sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước;
- Trả thù lao cho tác giả theo quy định tại phần A Chương IV của Điều lệ này.
1- Trong những trường hợp sau đây Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có quyền cấp giấy phép sử dụng sáng chế được bảo hộ cho bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào có yêu cầu sử dụng:
a) Nếu sau ba năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc sau 4 năm kể từ ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, tuỳ theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn, chủ bằng độc quyền sáng chế không sử dụng sáng chế hoặc mức độ sử dụng không đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội và chủ bằng độc quyền sáng chế từ chối chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người có nhu cầu sử dụng mà không có lý do chính đáng;
b) Khi một tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu sử dụng sáng chế để sử dụng một sáng chế khác nhưng chủ bằng độc quyền sáng chế từ chối không chuyển giao sử dụng mà không có lý do chính đáng:
c) Khi xét thấy có yêu cầu sử dụng sáng chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng và an ninh quốc gia cũng như nhu cầu về phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân và những nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
2- Tổ chức, cá nhân muốn được cấp giấy phép sử dụng sáng chế như quy định ở mục a,b khoản 1 Điều này phải nộp đơn xin cấp giấy phép sử dụng sáng chế cho Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trong đó nêu rõ nhu cầu sử dụng sáng chế, khả năng sử dụng, những lợi ích có thể thu được do việc sử dụng sáng chế đó và phải chứng minh rằng chủ bằng độc quyền sáng chế đã từ chối chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mà không có lý do chính đáng.
3- Tổ chức, cá nhân được Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cấp giấy phép sử dụng sáng chế phải trả cho chủ bằng độc quyền sáng chế một khoản tiền trên cơ sở thoả thuận với chủ bằng.
Nếu tổ chức hay cá nhân được cấp giấy phép sử dụng sáng chế và chủ bằng độc quyền sáng chế không thoả thuận được về việc trả tiền thì có thể đề nghị Toà án giải quyết.
Nếu trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, tổ chức hoặc cá nhân đã sử dụng hoặc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sử dụng giải pháp nêu trong đơn một cách độc lập với người nộp đơn thì sau khi bằng độc quyền sáng chế được cấp, tổ chức hoặc cá nhân đó vẫn được tiếp tục sử dụng sáng chế nhưng không được mở rộng phạm vi, khối lượng áp dụng và không được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác.
1- Người được chuyển giao quyền sở hữu sáng chế có các quyền và nghĩa vụ của chủ bằng độc quyền sáng chế kể từ ngày hợp đồng chuyển giao được đăng ký tại Cục Sáng chế.
2- Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có quyền đề nghị chủ bằng độc quyền sáng chế yêu cầu Toà án xét xử những xâm phạm quyền sử dụng sáng chế gây thiệt hại cho mình.
Nếu trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị, chủ bằng độc quyền sáng chế không thực hiện đề nghị đó thì người được chuyển giao quyền sử dụng có quyền yêu cầu Toà án xét xử.
Tác giả sáng chế là người đã tạo ra sáng chế bằng chính lao động sáng tạo của mình. Nếu sáng chế do nhiều người cùng tạo ra thì những người này đều đước coi là đồng tác giả của sáng chế đó. Những người chỉ giúp đỡ tác giả về mặt kỹ thuật, vật chất, tổ chức hoặc giúp đỡ tác giả trong việc làm và nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế không được coi là đồng tác giả sáng chế.
Tác giả sáng chế có quyền:
a) Được ghi tên trong bằng độc quyền sáng chế và các tài liệu khoa học kỹ thuật có liên quan được công bố.
b) Nhận tiền thù lao do chủ bằng độc quyền sáng chế trả theo quy định ở phần A Chương IV của Điều lệ này.
Các tổ chức, cá nhân được phép yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình ở nước ngoài.
Việc nộp đơn xin bảo hộ sáng chế ở nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế ở Việt Nam và người nộp đơn nhận được thông báo chấp nhận đơn của Cục Sáng chế, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định khác.
1- Tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có thể yêu cầu bảo hộ sáng chế ở Việt Nam và được hưởng các quyền quy định trong Điều lệ này phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2- Tổ chức hoặc cá nhân không thường trú, không có trụ sở hoặc không có cơ quan đại diện ở Việt Nam tiến hành các thủ tục bảo hộ sáng chế ở Việt Nam phải thông qua người đại diện sở hữu công nghiệp.
C- NỘP ĐƠN YÊU CẦU BẢO HỘ SÁNG CHẾ
1- Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thuộc về tác giả, người thừa kế hợp pháp của tác giả.
2- Đối với sáng chế được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh tế quốc doanh hoặc tập thể (sau đây gọi là cơ quan, đơn vị) trong phạm vi trách nhiệm được giao hoặc khi cơ quan, đơn vị đầu tư kinh phí, thiết bị để tạo ra sáng chế (gọi là sáng chế công vụ) thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thuộc về cơ quan, đơn vị nơi tác giả làm việc. Nếu sau 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của tác giả về giải pháp do tác giả tạo ra có khả năng bảo hộ như sáng chế, cơ quan, đơn vị không nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thì quyền nộp đơn thuộc về tác giả.
3- Đối với sáng chế được tạo ra khi thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thuộc về bên giao việc, nếu trong hợp đồng không có quy định khác.
4- Đối với sáng chế được tạo ra ở các tổ chức thực hiện chế độ hợp đồng lao động thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thuộc về tổ chức đó, nếu hợp đồng không ghi rõ ai có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế.
5- Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế có thể được chuyển giao cho tổ chức hoặc cá nhân khác bằng văn bản.
2- Thủ tục làm và nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.
1- Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được xác định theo ngày ưu tiên.
2- Nếu người nộp đơn không yêu cầu công nhận ngày ưu tiên sớm hơn theo quy định ở khoản 3 Điều này thì ngày ưu tiên là ngày đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp cho Cục Sáng chế.
3- Người nộp đơn có thể yêu cầu công nhận ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn hợp lệ trong các trường hợp sau:
a) Đối với sáng chế được trưng bày tại một cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức ở một nước là thành viên của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì ngày ưu tiên là ngày trưng bày sáng chế tại triển lãm, nếu đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp cho Cục Sáng chế trong thời gian 6 tháng kể từ ngày trưng bày sáng chế đó.
b) Đối với đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân thuộc những nước thành viên của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như của các tổ chức, cá nhân thuộc những nước khác có chỗ ở thường xuyên hay cơ sở công nghiệp, thương mại tồn tại và hoạt động thực sự ở một trong những nước thành viên của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì ngày ưu tiên là ngày đơn đầu tiên nộp ở một trong những nước nói trên, nếu trong trời hạn 12 tháng kể từ ngày đó đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp cho Cục Sáng chế.
4- Tổ chức hoặc cá nhân muốn được công nhận ngày ưu tiên quy định ở khoản 3 của Điều này phải ghi rõ trong đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế và trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế phải gửi cho Cục Sáng chế các tài liệu cần thiết để chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu đó.
D- XEM XÉT ĐƠN YÊU CẦU BẢO HỘ SÁNG CHẾ, CẤP BẰNG VÀ CÔNG BỐ SÁNG CHẾ
1- Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, Cục Sáng chế phải tiến hành xét nghiệm sơ bộ đơn và thông báo cho người nộp đơn biết đơn có được chấp nhận hay không hoặc yêu cầu người nộp đơn, bổ xung những tài liệu cần thiết.
2- Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận được thông báo nếu người nộp đơn không gửi tài liệu bổ xung, sửa đổi theo yêu cầu của Cục Sáng chế thì đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế coi như không nộp.
1- Trong thời hạn 18 tháng tính từ ngày nhận đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, Cục Sáng chế phải tiến hành xét nghiệm khoa học - kỹ thuật nội dung giải pháp nêu trong đơn.
2- Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, Cục trưởng Cục Sáng chế quyết định cấp hoặc không cấp bằng độc quyền sáng chế cho người nộp đơn.
Trường hợp không cấp bằng độc quyền sáng chế, Cục Sáng chế phải thông báo cho người nộp đơn biết rõ lý do.
1- Trong quá trình xét nghiệm khoa học - kỹ thuật đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, Cục Sáng chế có quyền yêu cầu người nộp đơn gửi bổ sung những tài liệu để làm rõ bản chất của giải pháp nêu trong đơn.
2- Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Sáng chế, nếu người nộp đơn không gửi những tài liệu sửa đổi, bổ sung để làm rõ bản chất của giải pháp nêu trong đơn, thì đơn sẽ không được tiếp tục xem xét.
Nếu các tài liệu bổ sung làm thay đổi bản chất của giải pháp thì mọi thủ tục nộp đơn phải được làm lại từ đầu.
Theo yêu cầu của Cục Sáng chế, các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, các trường đại học, các cơ quan và xí nghiệp có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết cho việc xét nghiệm đơn hoặc tham gia vào việc đánh giá tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng của giải pháp nêu trong đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình.
1- Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế, Cục Sáng chế có trách nhiệm công bố sáng chế trên Công báo sở hữu công nghiệp do Cục Sáng chế xuất bản.
Nội dung công bố sáng chế bao gồm: tên sáng chế, tóm tắt nội dung sáng chế, tác giả sáng chế, chủ bằng độc quyền sáng chế, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên, ngày cấp bằng và những thông tin khác mà Cục Sáng chế thấy cần thiết.
2- Sau khi công bố sáng chế, bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có quyền xem xét bản mô tả sáng chế đó.
3- Để bảo đảm lợi ích quốc gia, trong trường hợp cần thiết, Cục Sáng chế có quyền hoãn hoặc không công bố sáng chế.
1- Những sáng chế liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia cũng như sáng chế cần phải giữ bí mật vì lợi ích quốc gia đều được coi là sáng chế mật.
2- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định những lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia có sáng chế thuộc diện cần phải giữ bí mật như quy định trong khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng có thể đề nghị giữ bí mật các sáng chế thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.
1- Tác giả, chủ bằng độc quyền sáng chế mật và những người có liên quan đến việc làm, nộp đơn, xét nghiệm, sử dụng sáng chế mật có trách nhiệm giữ bí mật sáng chế đó theo quy định về bảo vệ bí mật quốc gia.
2- Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Bộ Quốc phòng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Nội vụ quy định thủ tục nộp đơn, xét nghiệm, cấp bằng và công bố sáng chế mật.
ÁP DỤNG VÀ THÔNG TIN
SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
1- Cơ quan, Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức áp dụng kịp thời và có hiệu quả nhất các sáng kiến, sáng chế theo đúng mức độ yêu cầu của sản xuất, công tác.
2- Khi áp dụng sáng kiến hay sáng chế vào sản xuất, công tác phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp. Quyết định phải ghi rõ ngày bắt đầu áp dụng, các bộ phận hoặc cá nhân có trách nhiệm áp dụng và các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật mới.
3- Nếu việc áp dụng sáng kiến hay sáng chế làm thay đổi chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật đang có hiệu lực thì cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu điều chỉnh cho hợp lý. Riêng trong trường hợp những sáng kiến hay sáng chế làm tăng năng suất lao động thì những người áp dụng theo điểm 2 của điều này được hưởng tiền lương, tiền thưởng tính theo định mức lao động cũ trong thời hạn nhiều nhất là 6 tháng kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
2- Ngành hoặc địa phương có trách nhiệm tổ chức công tác thông tin sáng kiến, sáng chế và chỉ đạo việc áp dụng sáng kiến, sáng chế trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc ngành hoặc địa phương mình.
3- Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin sáng chế trong phạm vi cả nước. Đối với những sáng chế quan trọng, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước có nhiệm vụ thông báo kịp thời hoặc kiến nghị Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành, các địa phương nghiên cứu đưa vào các kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến bộ.
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI TÁC GIẢ
SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
A- TIỀN THÙ LAO CHO TÁC GIẢ SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
1- Trong thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, chủ bằng độc quyền sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế đó, nếu sử dụng sáng chế hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
2- Mức thù lao cho tác giả sáng chế không thấp hơn 8% số tiền làm lợi thu được do sử dụng sáng chế, nếu trong hợp đồng lao động không có thoả thuận nào khác. Trường hợp chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì tiền làm lợi lại là số tiền thu được do bán ly-xăng sau khi đã khấu trừ các chi phí có liên quan.
1- Các cơ quan, đơn vị Nhà nước, các đơn vị kinh tế tập thể khi áp dụng sáng kiến và thu lợi, có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả.
2- Mức thù lao cho tác giả sáng kiến được tính trong năm áp dụng đầu tiên và không thấp hơn 5% số tiền làm lợi thu được trong năm đó.
1- Tiền thù lao cho tác giả sáng kiến được trả trong thời hạn 1 tháng sau năm áp dụng đầu tiên. Để động viên kịp thời tác giả sáng kiến, ngay sau khi áp dụng sáng kiến, cơ quan, đơn vị có thể trả trước cho tác giả một khoản tiền thù lao và khoản tiền này sẽ được khấu hao trừ trong tổng số tiền thù lao mà cơ quan, đơn vị phải trả cho tác giả sau khi kết thúc năm áp dụng đầu tiên.
2- Tiền thù lao cho tác giả sáng chế được trả trong thời hạn 2 tháng sau mỗi năm áp dụng sáng chế hoặc sau khi thu được tiền bán li-xăng.
2- Việc xác định mức thù lao cho tác giả sáng kiến, sáng chế làm thay đổi phương án thiết kế, thi công các công trình xây dựng cơ bản được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày sáng kiến được áp dụng ở cơ quan, đơn vị đầu tiên, nếu sáng kiến được phổ biến và áp dụng mở rộng ở các cơ quan, đơn vị khác trong ngành hoặc địa phương thì tác giả sáng kiến được nhận tiền thù lao do cơ quan, đơn vị áp dụng mở rộng trả như quy định ở các Điều 40 và 41.
1- Đối với những sáng kiến khi áp dụng không mang lại lợi ích trực tiếp cho cơ quan, đơn vị áp dụng, thì cơ quan đơn vị thu lợi có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả.
2- Mức thù lao cho tác giả sáng kiến nêu ở khoản 1 do cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến xác định.
B- CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH TÁC GIẢ SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
Thủ trưởng đơn vị cơ sở và thủ trưởng các ngành, các cấp có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức quần chúng thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm động viên tinh thần các tác giả sáng kiến, sáng chế. Tuỳ theo thành tích đạt được có thể cấp giấy khen, bằng khen, trao tặng các danh hiệu vinh dự cho tác giả sáng kiến, sáng chế. Đối với các tác giả có thành tích đặc biệt có thể đề nghị Nhà nước tặng Huy chương, Huân chương, Giải thưởng quốc gia về khoa học và kỹ thuật hoặc danh hiệu cao quý của Nhà nước.
1- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết để tác giả sáng kiến, sáng chế phát huy năng lực sáng tạo, tham gia vào việc thực nghiệm, hoàn thiện sáng kiến, sáng chế, áp dụng sáng kiến, sáng chế và giám sát các công việc đó.
2- Các cơ quan đơn vị, các ngành, các cấp có thể ưu tiên cho tác giả khi xem xét giải quyết các quyền lợi vật chất như nâng lương, nâng bậc, phân phối nhà ở, đào tạo, nâng cao trình độ...
1- Để khuyến khích việc tạo ra sáng kiến và thúc đầy việc áp dụng sáng kiến, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phép ký kết với cán bộ, công nhân viên trong đơn vị hợp đồng về việc:
a) Nghiên cứu tạo ra giải pháp nhằm giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật hoặc tổ chức sản xuất quan trọng và cấp bách của đơn vị.
b) Đưa sáng kiến mà xí nghiệp đã công nhận hoặc sáng chế của đơn vị đã được cấp bằng độc quyền sáng chế vào áp dụng trong sản xuất, công tác.
2- Giải pháp được tạo ra trên cơ sở thực hiện hợp đồng nói ở mục a khoản 1 được công nhận là sáng kiến. Ngoài tiền thù lao quy định trong hợp đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thể vận dụng các hình thức khen thưởng, động viên khác đối với tác giả sáng kiến đó.
C- KHUYẾN KHÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TẠO RA VÀ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
1- Những người được cơ quan, đơn vị phân công giúp đỡ tác giả sáng kiến, sáng chế trong quá trình nghiên cứu, tạo ra sáng kiến, sáng chế cũng như những người tham gia vào việc tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến, sáng chế được nhân tiền thưởng khuyến khích một lần với mức cao nhất bằng 50% mức thù lao cho tác giả sáng kiến, sáng chế tính trong năm đầu áp dụng sáng kiến hay sáng chế.
3- Khi xét thưởng khuyến khích cho từng người phải căn cứ vào:
a) Khối lượng và mức độ phức tạp của những công việc mà họ tham gia giải quyết;
b) Tinh thần tích cực chủ động góp phần đẩy nhanh quá trình tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM
1- Người nộp đơn đăng ký sáng kiến có quyền khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong những trường hợp sau đây:
a) Đơn đăng ký sáng kiến không được xem xét trong thời hạn quy định;
b) Không đồng ý với lý do mà cơ quan, đơn vị nêu ra để không công nhận giải pháp đã đăng ký là sáng kiến.
2- Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên. Thời hạn giải quyết khiếu nại ở mỗi cấp không được quá một tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính tương đương là quyết định cuối cùng về vấn đề này.
a) Không đồng ý với lý do từ chối việc chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế;
b) Không đồng ý với lý do không cấp bằng độc quyền sáng chế;
c) Không đồng ý với công thức sáng chế do Cục Sáng chế xác lập.
3- Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại nêu ở khoản 1 và 2, Cục trưởng Cục Sáng chế có trách nhiệm giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Sáng chế, các bên liên quan có quyền khiếu nại với Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Quyết định của chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước là quyết định cuối cùng về vấn đề này.
1- Mọi tổ chức, cá nhân đề có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sáng chế về việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho người không có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế như quy định ở Điều 27 hoặc bằng độc quyền sáng chế xác nhận không đúng tác giả sáng chế. Người khiếu nại phải nộp lệ phí theo quy định của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại, Cục trưởng Cục Sáng chế có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Nếu không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Sáng chế thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được quyết định, các bên liên quan có quyền yêu cầu Toà án tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.
1- Trong suốt thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, chủ bằng độc quyền sáng chế có quyền đề nghị Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét xử những hành vi xâm phạm quyền của mình đã được quy định trong các Điều 17 và 18 của Điều lệ này.
Trước khi đề nghị Toà án xét xử, chủ bằng độc quyền sáng chế có thể đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc tổ chức hay cá nhân có hành động xâm phạm quyền của mình chấm dứt hành động xâm phạm đó.
2- Đối với những tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp mà một hoặc hai bên đương sự là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì các bên liên quan có quyền đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
1- Tác giả sáng kiến có quyền khiếu nại với thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trả thù lao về mức tiền và thời hạn trả thù lao. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho tác giả. Nếu sau thời hạn trên thủ trưởng cơ quan, đơn vị không giải quyết hoặc tác giả không đồng ý với kết quả giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì có quyền khiếu nại với thủ trưởng cơ quan cấp trên.
Thời hạn giải quyết khiếu nại ở mỗi cấp không được quá 2 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương là quyết định cuối cùng về giải quyết các khiếu nại này.
2- Tác giả sáng chế có quyền yêu cầu Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét xử các trường hợp chủ bằng độc quyền sáng chế không trả thù lao hoặc trả thù lao không đúng mức và thời hạn quy định.
Trước khi đề nghị Toà án xét xử, tác giả sáng chế có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện những biện pháp để chủ bằng độc quyền sáng chế trả thù lao cho tác giả theo đúng các quy định của Nhà nước.
TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO HOẠT
ĐỘNG SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
1- Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và thống nhất quản lý hoạt động sáng kiến - sáng chế trong phạm vi cả nước.
2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động, sáng kiến, sáng chế trong ngành hoặc địa phương. Cơ quan Quản lý khoa học kỹ thuật của các ngành, địa phương có trách nhiệm giúp thủ trưởng ngành hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện chức năng nói trên.
3- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đối với sự phát triển toàn diện hoạt động sáng kiến, sáng chế trong cơ quan, đơn vị. Tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật của cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ giúp thủ trưởng thực hiện chức năng nói trên và phải phân công cán bộ hoặc bộ phận phụ trách công tác quản lý sáng kiến, sáng chế.
4- Các cơ quan, xí nghiệp nhà nước được thành lập một Hội đồng tư vấn giúp thủ trưởng thực hiện chức năng tổ chức, chỉ đạo hoạt động sáng kiến, sáng chế (gọi tắt là Hội đồng sáng kiến, sáng chế).
Các cơ quan quản lý ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tuỳ tình hình cụ thể có thể thành lập Hội đồng sáng kiến, sáng chế ở cấp mình.
Thủ trưởng các ngành các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội - đặc biệt là Công đoàn và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - trong quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động sáng kiến, sáng chế.
B- TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ
1- Các cơ quan đơn vị và cơ quan quản lý ngành được lập dự trù chi phí cho những mục đích sau đây:
a) Thực hiện những biện pháp để đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, sáng chế;
b) Tổ chức thực nghiệm và áp dụng sáng kiến, sáng chế;
2- Kinh phí chi cho việc thực nghiệm và áp dụng sáng kiến, sáng chế được trích từ các nguồn sau:
- Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất;
- Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học kỹ thuật;
- Kinh phí hành chính sự nghiệp.
3- Kinh phí chi cho việc trả lương và thực hiện những biện pháp để đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, sáng chế:
a) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh được trích từ nguồn lợi thu được do áp dúng sáng kiến, sáng chế;
b) Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan quản lý ngành được trích từ kinh phí hành chính sự nghiệp hoặc kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Uỷ ban khoa học và Kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các thông tư giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ này.
Thủ trưởng các Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Điều lệ này và đặc điểm của ngành, địa phương mà ban hành quy định cụ thể và đôn đốc kiểm tra việc chấp hành Điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định về khen thưởng và quản lý sáng kiến, sáng chế trái với Điều lệ này đều bãi bỏ (1).
(1) Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định số 31-CP ngày 23-01-1981 do Phó Thủ tướng Chính phủ Tố Hữu ký - (CSC).
Nghị định 84-HĐBT năm 1990 sửa đổi Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, Điều lệ kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 84-HĐBT |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 20/03/1990 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 84-HĐBT năm 1990 sửa đổi Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, Điều lệ kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chưa có Video