Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/1999 NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Để nâng cao hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, góp phần chống sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích thuật ngữ

Các thuật ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. "Đối tượng sở hữu công nghiệp" được hiểu là: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ), tên gọi xuất xứ hàng hoá.

2. "Chủ sở hữu công nghiệp" được hiểu là: chủ văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.

3. "Văn bằng bảo hộ" được hiểu là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.

4. "Yếu tố vi phạm" được hiểu là:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ;

Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp;

Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;

Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức, mức, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.

2. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đều bị xử phạt theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo Nghị định này trừ trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm phải bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.

Trong trường hợp phạt tiền, mức phạt tiền phải tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt thấp hơn nhưng không dưới mức tối thiểu của khung phạt tiền. Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn nhưng không vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước có thời hạn hoặc không thời hạn quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Kèm theo các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong từng trường hợp cụ thể tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

a) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm; buộc thực hiện các nghĩa vụ sở hữu công nghiệp; buộc bổ sung các chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;

b) Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém có hại cho sức khoẻ con người;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.

Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì mức bồi thường do người có thẩm quyền xử phạt quyết định, những thiệt hại có giá trị trên 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp quy định tại các khoản 2, 3 Điều này được áp dụng trong trường hợp cần thiết nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gây ra.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là một năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ thì thời hiệu xử phạt là hai năm tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Nếu quá các thời hạn nói trên thì tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng biện pháp buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người.

2. Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà bị khởi tố, truy tố về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.

3. Nếu trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện hành vi vi phạm mới về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó thời hiệu xử phạt được tính từ ngày thực hiện vi phạm mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a) Tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp để lẩn tránh hoặc thực hiện các hành vi trong các lĩnh vực khác bị pháp luật cấm hoặc hạn chế;

b) Tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, khống chế thị trường một cách bất hợp pháp, thủ tiêu đối tượng sở hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín thương mại của cơ sở kinh doanh khác;

c) Cung cấp các thông tin, chứng cứ sai lệch trong thủ tục khiếu nại về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a) Sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn, sửa đổi văn bằng bảo hộ, đề nghị phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, xin cấp li-xăng không tự nguyện nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ tài liệu, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa hoặc giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức, cá nhân có các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a) Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về chủ sở hữu công nghiệp;

b) Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

c) Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp không đúng như mẫu đã được đăng ký nhưng chỉ dẫn rằng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp đó đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

d) Chỉ dẫn sai về việc sản phẩm được sản xuất, dịch vụ được thực hiện theo li-xăng;

e) Chỉ dẫn sai về tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a) Không nêu chỉ dẫn về việc sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ theo li-xăng đối với các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện theo li-xăng;

b) Không ghi hoặc ghi không rõ ràng, đầy đủ trên sản phẩm cụm từ "sản xuất tại Việt Nam" đối với các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo li-xăng của nước ngoài; sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu hàng hoá gây hiểu sai lệch rằng hàng hoá là của nước ngoài hoặc có nguồn gốc nước ngoài.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc bổ sung chỉ dẫn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động dịch vụ tư vấn, đại diện sở hữu công nghiệp

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp;

b) Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp;

c) Tư vấn, chỉ dẫn sai gây nhầm lẫn, hiểu sai về chức năng, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp;

d) Thu của khách hàng các khoản và các mức lệ phí quốc gia hoặc phí dịch vụ liên quan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đúng theo quy định;

e) Lừa dối, ép buộc khách hàng trong việc giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

g) Đại diện đồng thời cho các bên tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp;

h) Cho mượn thẻ, sử dụng thẻ vào những công việc không đúng chức năng, sử dụng giấy phép, thẻ không còn hiệu lực;

i) Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cung cấp thông tin sai lệch về các vấn đề liên quan đến hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp mà không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phép;

b) Mạo danh cơ quan quản lý Nhà nước, người của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp để thực hiện hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Buộc cải chính thông tin sai lệch đối với các hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này;

b) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ sở hữu công nghiệp

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện nghĩa vụ lập hợp đồng, đăng ký hợp đồng cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp với hình thức, nội dung, thủ tục theo quy định pháp luật sở hữu công nghiệp;

b) Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với các sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực có quy định bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng những dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hoá.

3. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cấp li-xăng không tự nguyện.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Buộc thực hiện các nghĩa vụ về sở hữu công nghiệp đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và khoản 3 Điều này; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu công nghiệp, người có quyền sử dụng trước (đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp) thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm mục đích kinh doanh, mà không được chủ sở hữu công nghiệp cho phép hoặc Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép sử dụng (li-xăng không tự nguyện):

a) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

b) áp dụng quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;

c) Khai thác sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;

d) Đưa vào lưu thông (bán, vận chuyển), quảng cáo (thể hiện trên các phương tiện thông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá khác, phương tiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mại, giấy tờ giao dịch kinh doanh) nhằm để bán, chào bán, tàng trữ để bán các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;

e) Nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;

g) Đưa vào lưu thông (bán, vận chuyển), quảng cáo (thể hiện trên các phương tiện thông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá khác, phương tiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mại, giấy tờ giao dịch kinh doanh) nhằm để bán, chào bán, tàng trữ để bán các loại sản phẩm sau:

Sản phẩm, bộ phận sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;

Sản phẩm, bộ phận sản phẩm mang dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó, kể cả trường hợp dùng tên gọi xuất xứ hàng hoá được dịch sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo các từ "loại", "kiểu", "phỏng theo" hoặc các từ tương tự như vậy;

h) Nhập khẩu, xuất khẩu các loại sản phẩm quy định tại điểm g khoản này;

i) Gắn (thể hiện dưới mọi hình thức như: in, dán, đính, đúc, dập khuôn...) lên sản phẩm, bao bì sản phẩm dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó;

k) Tiến hành dịch vụ dưới tên gọi, biểu tượng hoặc gắn trên phương tiện dịch vụ dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dịch vụ được bảo hộ cho dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với dịch vụ đó.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi: sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu đề can, nhãn sản phẩm, mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 6 tháng đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 3; từ 6 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này;

b) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định các khoản 1, 2 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này; buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho sức khoẻ con người đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

Chương 2:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM

Điều 10. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp

ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xảy ra trong địa phương thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể như sau:

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh do cấp huyện cấp có thời hạn hoặc không thời hạn;

e) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;

g) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

h) Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho sức khoẻ con người.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh do cấp huyện cấp, cấp tỉnh cấp có thời hạn hoặc không thời hạn;

e) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;

g) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

h) Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho sức khoẻ con người.

Điều 11. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp

Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong địa phương thuộc phạm vi quản lý. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau:

1. Thanh tra viên chuyên ngành sở hữu công nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;

e) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho sức khoẻ con người.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm có giá trị đến 100.000.000 đồng;

d) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;

e) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém có hại cho sức khoẻ con người.

h) Yêu cầu Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có thời hạn hoặc không thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm;

e) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;

g) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

h) Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém có hại cho sức khoẻ con người.

Điều 12. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan cảnh sát, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trường

Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan cửa khẩu, Giám đốc Hải quan cấp tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền được quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 của Điều 9 Nghị định này và các Điều 29, 30, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về sở hữu công nghiệp trong việc xử lý vi phạm hành chính

Cục Sở hữu công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp theo pháp luật và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác ở trung ương và địa phương có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp khi các cơ quan này yêu cầu.

Điều 14. Thủ tục xử phạt

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và giải thích rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết về quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cũng như quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp có liên quan và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

2. Trường hợp xác định được rõ ràng hành vi vi phạm thuộc diện áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt ngay tại nơi xảy ra vi phạm, có thể dưới hình thức văn bản hoặc không cần bằng văn bản.

Trường hợp xét thấy vi phạm có thể phải áp dụng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính tuân theo quy định tại Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Sau khi lập biên bản về vi phạm, nếu xét thấy việc xử lý vi phạm cần có ý kiến đánh giá, kết luận của cơ quan chuyên môn về sở hữu công nghiệp, thì người có thẩm quyền xử phạt phải gửi hồ sơ, chứng cứ vi phạm và văn bản trưng cầu giám định cho cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp ở địa phương hoặc trung ương theo quy định tại Điều 13 Nghị định này để cho ý kiến đánh giá, kết luận về vi phạm và các hình thức, biện pháp xử lý phù hợp với hành vi vi phạm.

Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và hồ sơ, chứng cứ vi phạm, cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp phải có ý kiến bằng văn bản gửi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm.

4. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm, trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. Việc quyết định xử phạt và nội dung quyết định xử phạt tuân theo quy định tại Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Ngày có hiệu lực của quyết định xử phạt là ngày ký hoặc ngày khác được quy định trong quyết định xử phạt nhưng không được quá mười lăm ngày sau ngày ký quyết định xử phạt.

Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ký, đồng thời phải được gửi cho Cục Sở hữu công nghiệp để Cục Sở hữu công nghiệp phối hợp theo dõi và thực hiện các thủ tục về xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, giấy phép liên quan.

Điều 15. Thủ tục phạt tiền

Việc phạt tiền phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Mức phạt tiền, thời hạn và nơi nộp phải được ghi rõ trong quyết định xử phạt;

2. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt; khi thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành;

3. Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ;

4. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước;

5. Quyết định phạt tiền từ mức 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Điều 16. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

1. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tuân theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình không chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có nhiều khả năng tiếp tục vi phạm sau khi đã có quyết định đình chỉ vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về tên, loại, số giấy phép và thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, đồng thời phải có văn bản thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết, trong đó ghi rõ lý do và thời hạn giấy phép bị tước quyền sử dụng.

Trường hợp xét thấy loại giấy phép hoặc thời hạn tước quyền sử dụng cần áp dụng vượt quá thẩm quyền quyết định của mình, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt cấp trên hoặc cơ quan đã cấp giấy phép đó ra quyết định tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép.

2. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm có thể thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả do vi phạm gây ra, chấm dứt vi phạm và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm sau một thời hạn nhất định đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép được áp dụng phải nằm trong thời hạn được quy định đối với hành vi vi phạm liên quan và tương ứng với khoảng thời gian cần thiết cho tổ chức, cá nhân vi phạm có thể khắc phục, hạn chế hậu quả vi phạm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong quyết định xử phạt và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm. Kết thúc thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép phải trao trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép đó.

3. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó thu hồi giấy phép đối với trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn hoặc tái phạm nhiều lần.

Trường hợp phát hiện thấy giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, không tuân theo thủ tục quy định hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải thu hồi ngay giấy phép, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan đã cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp, quản lý giấy phép đó và cơ quan Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền biết.

Điều 17. Thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tuân theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc bảo đảm chứng cứ cần thiết để xác minh tình tiết làm căn cứ cho việc quyết định xử lý vi phạm.

3. Kết thúc thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định, nếu xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể ra quyết định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 18 Nghị định này.

Điều 18. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tuân theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Việc tịch thu, niêm phong hàng hoá, phương tiện đó là cần thiết để có được chứng cứ, bảo đảm chứng cứ không bị phá huỷ, thủ tiêu hoặc bị thay đổi hiện trạng;

b) Hàng hoá, giấy tờ, tài liệu, phương tiện đó sẽ có khả năng dẫn đến hành vi vi phạm tiếp theo;

c) Tổ chức, cá nhân vi phạm không có đủ khả năng, điều kiện để loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá hoặc cố tình không thực hiện các yêu cầu của người có thẩm quyền xử phạt về việc loại bỏ các yếu tố vi phạm, sửa chữa hoặc bổ sung các dấu hiệu, chỉ dẫn trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh;

d) Hàng hoá trên thị trường, hàng hoá xuất, nhập khẩu có các yếu tố vi phạm tuy không xác định được nguồn gốc hàng hoá, chủ hàng, người sản xuất, người đưa ra thị trường, nhưng có đủ căn cứ để xác định rằng hàng hoá đó không phải do chủ sở hữu công nghiệp của đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan sản xuất, đưa ra thị trường;

e) Phương tiện vi phạm là phương tiện có chức năng chủ yếu để sản xuất hàng hoá vi phạm hoặc cung cấp dịch vụ vi phạm.

Điều 19. Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tuân theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định sau đây:

1. áp dụng biện pháp tiêu huỷ trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm là những đối tượng sau:

a) Hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con người và môi trường sống;

b) Hàng hoá, vật phẩm vi phạm không có giá trị sử dụng;

c) Hàng hoá, vật phẩm vi phạm là đề can, nhãn sản phẩm, mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, hàng hoá;

d) Hàng hoá, phương tiện vi phạm tuy có giá trị sử dụng nhưng không thể xử lý bằng các biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp tang vật là hàng hoá, phương tiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có giá trị sử dụng thì xử lý bằng các biện pháp sau:

a) Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và bán đấu giá với điều kiện người mua có các biện pháp khai thác, tận dụng hợp lý và bảo đảm không gây ra hành vi vi phạm tiếp theo, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan. Đối với các phương tiện có chức năng chủ yếu là để sản xuất hàng hoá, vật phẩm vi phạm, cung cấp dịch vụ vi phạm thì không được phép bán đấu giá trừ trường hợp người mua có biện pháp khắc phục, bảo đảm sử dụng với chức năng khác hoặc tận dụng làm nguyên vật liệu;

b) Bán đấu giá hàng hoá với điều kiện người mua được chủ sở hữu công nghiệp cấp li-xăng hợp pháp; hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và người mua có các biện pháp bảo đảm bổ sung các chỉ dẫn theo quy định;

c) Trường hợp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc không đủ các điều kiện để được phép bán đấu giá theo quy định tại các điểm a, b khoản này thì có thể được phân phối cho các đối tượng sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh (như mục đích nhân đạo, phúc lợi xã hội, nghiên cứu, giáo dục) với điều kiện việc khai thác, sử dụng sản phẩm đó không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp liên quan.

Điều 20. Thi hành quyết định xử phạt

1. Trường hợp vượt quá năm ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt mà không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

2. Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm được thực hiện theo quy định tại các Điều 54, 55, 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm trong xử phạt vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nếu có hành vi vi phạm các quy định về xử phạt hành chính, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất cho Nhà nước, tổ chức, công dân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Chương VIII Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Thủ tục xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được thực hiện theo Chương IX Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định số 57/CP ngày 31 tháng 5 năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa được thay thế bằng những điều khoản về xử phạt đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở khác được quy định tại Nghị định này.

Điều 23. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong phạm vi chức năng quản lý của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 24. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 12/1999/ND-CP

Hanoi, March 06, 1999

 

DECREE

ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF INDUSTRIAL PROPERTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Civil Code of October 28, 1995;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
In order to raise the effectiveness of the protection of industrial property rights of organizations and individuals, to protect the legitimate rights and interests of consumers, and contribute to the combat against the production and trading of fake goods and commercial fraudulence;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Definition of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. "Industrial property object" shall be understood as an invention, utility solution, industrial design, trademark (including service mark) or appellation of origin of goods.

2. "Industrial property owner" shall be understood as a holder of title of protection, owner of international registration of trademark or lawful transferee of industrial property right(s) to industrial property object(s) currently under protection.

3. "Title of protection" shall be understood as an invention patent, utility solution patent, industrial design patent, trademark registration certificate or certificate of the right to use appellation of origin of goods .

4. "Violation elements" shall be understood as:

- Those signs which are identical or mistakenly similar to the trademarks or appellations of origin of goods under protection;

- Those signs and/or indications which violate the regulations on indications for protection of industrial property rights and industrial property obligations;

- Parts of products, products or product-manufacturing processes identical to the parts of products, products or product-manufacturing processes which are being protected as inventions or utility solutions;

- Parts of products or products with outer appearance being an industrial design or embodying a part or parts which are the substantial forming features of the industrial design under protection.

Article 2.- Scope and objects of application:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. All organizations and individuals that intentionally or unintentionally commit violations of the regulations on industrial property protection and State management, which are not serious enough to be examined for penal liability, shall be sanctioned according to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and this Decree.

3. Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the field of industrial property protection and State management in the territory of Socialist Republic of Vietnam shall also be sanctioned according to this Decree, unless otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Article 3.- Principles of application of sanctioning forms and levels

1. For each act of administrative violation in the field of industrial property, the violating organization or individual shall be subject to either of the two main sanctioning forms: warning or fine.

Warning shall apply to unintentional violations; minor first-time violations with extenuating factors.

In case of fine, the fine level shall correspond to the nature and seriousness of the violation. A violation with extenuating factors may be subject to a lower fine but not lower than the minimum level in the fine bracket. A violation with aggravating factors may be subject to a higher fine but not higher than the maximum level in the fine bracket.

2. Depending on the nature and seriousness of the violation, the violating individual or organization may also be subject to one or several forms of the following additional sanctions:

a) Stripping definitely or indefinitely the right to use the business license or the operation license for industrial property representation services;

b) Confiscating the exhibits and/or violation means;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Compulsory removal of violation elements on products, goods or business facilities; compulsory rectification of false information causing the violation; compulsory implementation of industrial property obligations; compulsory addition of the industrial property indications;

b) Compulsory destruction of articles with violation elements and goods of inferior quality that may cause damage to human health.

c) Compulsory compensation for damage caused by the administrative violation.

The compensation for the damage caused by administrative violations in the field of industrial property shall be made according to the principle of mutual agreement between the damage causer and the damage sufferer. For the material damage caused by an administrative violation in the field of industrial property valued up to 1,000,000 VND, if the involved parties can not reach agreement on the compensation level, the person competent to sanction shall decide it. Damage valued at more than 1,000,000 VND, which the parties can not reach agreement on the level of compensation for, shall be settled according to the civil procedures.

Forms of additional sanction and measures prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article shall be applied in cases of necessity so as to thoroughly handle the violations, do away with the causes of and conditions for continued violation and overcome the consequences of administrative violations in industrial property.

Article 4.- The statute of limitations for sanction

1. The statute of limitations for sanction against an administrative violation in the field of industrial property is one year from the date the violation is committed. For acts of production of and/or trading in goods that infringe upon trademarks, appellations of origin of goods and industrial designs under protection, such statute of limitations shall be two years from the date the violation is committed. Upon expiry of the above-said time limits, the organization or individual that has committed the violation shall not be sanctioned, but may be subject to forcible destruction of violation articles and/or goods that cause damage to human health.

2. For an individual who violates the regulations on protection of industrial property rights and is prosecuted for the offense of making and/or trading in fake goods, or served with the decision to bring the case to court for trial according to the penal procedures, but then there was a decision to suspend the investigation or the case, the statute of limitations for sanction against such administrative violation shall be three months from the date of issuance of such suspension decision.

3. If within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating organizations or individuals commit new industrial property violations, they shall be sanctioned for each act of violation, and the statute of limitations for sanction shall be counted from the date of committing the new violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

ACTS OF VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 5.- Acts of violating the regulations on the procedures for establishing and exercising the industrial property rights, and the procedures for applying for licenses for industrial property representation services.

1. A warning or a fine of 200,000 to 1,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that commits one of the following acts:

a) Carrying out the procedures for establishing or exercising the industrial property rights in order to avoid taking or take acts in other fields prohibited or restricted by laws;

b) Carrying out the procedures for establishing or exercising the industrial property rights for the purposes of unfair competition, monopoly, illegal manipulation of market, abolishment of industrial property objects, limitation or restriction of scope of protection of industrial property rights of other persons, taking advantage or diminishing the commercial goodwill of other business establishments.

c) Providing false information and/or evidences in the appeal procedures concerning industrial property rights.

2. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that commits one of the following acts:

a) Modifying, erasing or falsifying titles of protection, certificates of industrial property right protection, but not seriously enough to be examined for penal liability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Falsifying papers or committing dishonesty in the process of applying for the granting or extension of certificate of industrial property representation service organization or card of industrial property attorney, but not seriously enough to be examined for penal liability.

3. Additional sanctioning forms:

a) Stripping of the right to use the business licenses for 1 to 3 months for acts prescribed in Clause 1; 3 to 6 months for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of documents, materials, titles of protection, certificates of protection of industrial property rights, which are modified or falsified, for the acts prescribed in Clause 2 of this Article;

c) Confiscation of titles of protection or certificates already granted to organizations or individuals that commit acts prescribed in Points a and b, Clause 1 of this Article.

Article 6.- Acts of violating the regulations on indications of protection of industrial property rights

1. A warning or a fine of 500,000 to 2,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that commits one of the following acts:

a) False indication (including symbol indication) on the industrial property owner;

b) False indication (including symbol indication) on products or services bearing element(s) under industrial property protection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) False indication that the products are produced or services provided under a license;

e) False indication on the author of an invention, utility solution or industrial design.

2. A warning or a fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that commits one of the following acts:

a) Failing to indicate the manufacture of products or provision of services under a license with regard to products manufactured or services provided under a license;

b) Failing to indicate, or unclearly and/or inadequately indicating on the products the inscription "Made in Vietnam" for products made in Vietnam under foreign licenses; the products made in Vietnam under trademarks that may cause a misunderstanding that the goods are from foreign countries or of foreign origin.

3. The additional sanctioning forms:

a) Stripping of the right to use the business licenses for 1 to 3 months for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Confiscation of exhibits and/or administrative-violation means, for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the violating organization or individual may be subject to one or several of the following measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Compulsory addition of indications, for acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 7.- Acts of violating the regulations on the industrial property consultancy and representation services

1. A warning or a fine of 500,000 to 2,000,000 VND shall be imposed on an industrial property representation service organization or industrial property attorney that commits one of the following acts:

a) Deliberately providing false consultancy or notification on the legal regulations on industrial property or information on industrial property activities, thus causing damage to persons with lawful industrial property rights;

b) Obstructing the routine process of establishment or exercise of industrial property rights, thus causing damage to persons with lawful industrial property rights;

c) Providing false consultancy or instructions which lead to confusion, misunderstanding of the functions, scope of powers, responsibilities of the concerned industrial property representation service organization or industrial property attorney;

d) Collecting from clients national fee amounts and levels or service charges related to the procedures for establishment and protection of industrial property rights in contravention of the regulations;

e) Deceiving or coercing clients to enter into industrial property representation service contracts, but not seriously enough to be examined for penal liability;

f) Simultaneously representing the parties involved in a dispute over industrial property rights, thereby causing damage to the person who has lawful industrial property rights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h) Failing to provide information as requested by the competent State authorities, or providing false information on matters related to industrial property representation service activities.

2. A warning or a fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that carries out consultancy activities, industrial property representation services in the establishment and exercise of the industrial property rights without any lawful operation license for industrial property representation services.

3. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that commits act of modifying, erasing and/or falsifying certificate of industrial property representation service organization or card of industrial property attorney, which is not serious enough to be examined for penal liability.

4. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND shall be imposed on an industrial property representation service organization or industrial property attorney that commits one of the following acts:

a) Performing jobs relating to industrial property activities beyond its/his/her functions, tasks and powers as permitted;

b) Assuming wrongfully the name(s) of State management body(ies) or official(s) of the State management body(ies) in charge of industrial property to perform industrial property representation service activities, but not seriously enough to be examined for penal liability.

5. The additional sanctioning forms:

a) Stripping of the right to use the business licenses for 1 to 3 months, for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Stripping of the right to use the industrial property representation service operation licenses for 1 to 3 months, for acts prescribed in Clause 1; 3 to 6 months for acts prescribed in Clause 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Confiscation of the falsified documents, for acts prescribed in Clause 3 of this Article.

6. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, the violating organization or individual may be subject to one or several of the following measures:

a) Compulsory rectification of false information, for acts prescribed in Points a and c, Clause 1 of this Article;

b) Compulsory compensation for the damage caused by the administrative violations, for acts prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 8.- Acts of violating the regulations on industrial property obligations

1. A warning or a fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that commits one of the following acts:

a) Failing to perform the obligation to make or register contracts for industrial property right transfer with the form, content and procedures prescribed by industrial property legislation.

b) Failing to perform the obligation to register trademarks for the products and/or services in the fields where the trademark registration is required.

2. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for an organization or individual that uses signs which make consumers misunderstand or confuse or deceive them about the origin, properties, utility, quality and value of goods and services bearing trademarks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The additional sanctioning forms:

a) Stripping of the right to use the business licenses for 1 to 3 months, for acts prescribed in Clauses 1; 3 months to 1 year or indefinitely for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of exhibits and administrative-violation means, for acts prescribed in Point b, Clauses 1 and 2 of this Article.

5. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, the violating organization or individual may be subject to one or all of the following measures:

a) Compulsory performance of the industrial property obligations, for acts prescribed in Points a and b, Clause 1 and 3 of this Article; compulsory removal of the violation elements on goods and business facilities, for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Compulsory compensation for the damage caused by the administrative violations, for the acts prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 9.- Acts of violating the regulations on protection of industrial property rights

1. A warning or a fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND shall be imposed on an organization or individual that is not an industrial property owner or a prior-user (for an invention, utility solution or industrial designs) but carries out one of the following acts for commercial purposes without the industrial property owner’s permission or the use license granted by the Minister of Science, Technology and Environment (non-voluntary license):

a) Producing (manufacturing, processing, assembling, packaging) products or parts of products which are currently protected as inventions, utility solutions or industrial designs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Exploiting products or parts of products, which are currently protected as inventions or utility solutions;

d) Putting into circulation (sale and/or transportation) and/or on advertisement (on media, sign-boards, business facilities, other products and goods, service facilities, goods offer, sale promotion, business transaction materials) in order to sell, offer for sale or store for sale products or parts of products which are currently protected as inventions, utility solutions or those produced under the process currently being protected as an invention or utility solution;

e) Importing or exporting products or parts of products which are currently protected as inventions, utility solutions, or those produced under the process being currently protected as an invention or utility solution;

f) Putting into circulation (sale and/or transportation) and/or on advertisement (on media, sign-boards, business facilities, other products and goods, service facilities, goods offer, sale promotion, business transaction papers) in order to sell, offer for sale or store for sale the following products:

- Products or parts of products with outer appearance protected as an industrial design or embodying a part or parts which are the basic shaping components of the industrial design under protection.

- Products or parts of products bearing signs or with packages bearing signs identical or mistakenly similar to trademarks or appellations of origin of goods which are currently protected for the goods of the same kind or similar to such products, including the cases of using appellations of origin of goods which have been translated into other languages or accompanied by such words as "type", "model", "adaptation" or the like;

g) Importing or exporting products prescribed in Point f of this Clause;

h) Affixing (by all forms such as printing, pasting, attaching, molding, stereotyping, etc.), on products or product packaging, signs identical or mistakenly similar to trademarks or appellations of origin of goods which are protected for the goods of the same kind or similar to such products;

i) Providing services in the names or symbols, or with signs affixed on service facilities, which are identical or mistakenly similar to service marks protected for the services of the same kind or similar to such services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 shall be imposed on an organization or individual that commits one of the following acts: producing, trading in, transporting, storing for trading, importing or exporting decals, product labels, trademark samples or product packages, which bear signs identical or mistakenly similar to trademarks, appellations of origin of goods or industrial designs which are currently protected.

4. The additional sanctioning forms:

a) Stripping of the right to use the business licenses for 1 to 6 months for acts prescribed in Clauses 1 and 3; 6 months to 1 year or indefinitely, for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of exhibits and administrative-violation means, for acts prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, the violating organization or individual may be subject to one or all the following measures:

a) Compulsory removal of the violation elements on the products, goods or business facilities, for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Compulsory compensation for the damage caused by the administrative violation, for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;

c) Compulsory destruction of articles bearing the violation elements, for acts prescribed in Clause 3 of this Article; compulsory destruction of goods of inferior quality that may cause damage to human health, for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Sanctioning competence of the People’s Committees of all levels

The People’s Committees of all levels shall be competent to sanction the acts of industrial property administrative violation committed in the localities under their respective management as prescribed in Articles 6, 7, 8 and 9 of this Decree. The sanctioning competence of the People’s Committees of all levels are specified as follows:

1. The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial towns shall have the right to:

a) Serve a warning;

b) Impose a fine of up to 10,000,000 VND;

c) Confiscate exhibits and/or violation means valued up to 100,000,000 VND;

d) Strip the right to use the business licenses granted by the district level definitely or indefinitely;

e) Compel the removal of the violation elements on the products, goods or business facilities; compel the public rectification of false information leading to the violation;

f) Compel the compensation for the damage caused by the administrative violation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall have the right to:

a) Serve a warning;

b) Impose a fine of up to 100,000,000 VND;

c) Confiscate exhibits and/or administrative-violation means;

d) Strip the right to use the business licenses granted by the district level or provincial level definitely or indefinitely;

e) Compel the removal of the violation elements on the products, goods or business facilities; compel the public rectification of false information leading to the violation;

f) Compel the compensation for the damage caused by the administrative violation;

g) Compel the destruction of articles bearing the violation elements or violation goods of inferior quality that may cause damage to human health.

Article 11.- The sanctioning competence of the specialized industrial property inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A specialized industrial property inspector who is on duty is competent to:

a) Serve a warning;

b) Impose a fine of up to 200,000 VND;

c) Confiscate exhibits and/or violation means, valued up to 500,000 VND;

d) Compel the removal of the violation elements on the products, goods or business facilities; compel the public rectification of false information leading to the violation;

e) Compel the compensation for damage caused by the administrative violation;

f) Compel the destruction of articles bearing the violation elements or violation goods of inferior quality that may cause damage to human health.

2. A specialized industrial property chief inspector of a provincial/municipal Department of Science, Technology and Environment has the right to:

a) Serve a warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Confiscate exhibits and/or administrative-violation means, valued up to 100,000,000 VND;

d) Compel the removal of the violation elements on the products, goods or business facilities; compel the public rectification of false information leading to the violation;

e) Compel the compensation for the damage caused by the administrative violation;

f) Compel the destruction of articles bearing the violation elements or violation goods of inferior quality that may cause damage to human health.

g) Request the Director of the National Office of Industrial Property to strip the right to use the operation licenses for industrial property representation services.

3. The specialized industrial property chief inspector of the Ministry of Science, Technology and Environment is competent to:

a) Serve a warning;

b) Impose a fine of up to 20,000,000 VND;

c) Strip the right to use the operation licenses for industrial property representation services definitely or indefinitely;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Compel the removal of the violation elements on the products, goods or business facilities; compel the public rectification of false information leading to the violation;

f) Compel the compensation for the damage caused by the administrative violation;

g) Compel the destruction of articles bearing the violation elements or violation goods of inferior quality that may cause damage to human health.

Article 12.- The sanctioning competence of the police agency, customs authority and market management agency

The head of District Police, the head of Economic Police Division, the director of Provincial Police, the director of the Economic Police Department, the head of the Border-Gate Customs Inspection Team, the Director of Provincial Customs Department, the chief of the Market Management Sub-Department and the director of the Market Management Department shall have the right to apply administrative sanctions and other measures against the acts of violating the regulations on protection of industrial property rights in the domains under their respective competence as prescribed in Clauses 1, 3, 4 and 5, Article 9 of this Decree and Articles 29, 30 and 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 13.- The responsibilities of the specialized industrial property State management agency in handling administrative violations

The National Office of Industrial Property shall perform the function of State management over industrial property according to law, and shall have to coordinate with other competent agencies at central and local levels in handling administrative violations in industrial property, when so requested by such agencies.

Article 14.- The sanctioning procedures

1. Upon detecting a violation act or signs of an administrative violation regarding industrial property, the person competent to sanction shall have to order the immediate suspension of such violation act and clearly explain the regulations on sanctions against administrative violations regarding industrial property as well as the relevant provisions of industrial property legislation to the violating organization or individual, and request such organization or individual to strictly abide by the provisions of the industrial property legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If he/she deems that the violation might be subject to a fine, the person with sanctioning competence shall make a written record on the administrative violation according to Article 47 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. If, after making the written record on the violation, he/she deems that the violation handling requires evaluation and/or conclusion of the specialized industrial property agency, the person with sanctioning competence shall send the dossier and evidences of the violation and a written request for expertise evaluation to the industrial property State management agency at central or local level as stipulated in Article 13 of this Decree for the evaluation and conclusion on the violation, as well as the handling forms and measures suitable to the violation.

Within ten days after receiving such written request and the dossier and evidences of the violation, the State management agency in charge of industrial property shall reply the person with sanctioning competence in writing.

4. Within fifteen days after making the written record on the violation, the competent person shall have to issue a decision on sanctioning the violation act. In case of a serious violation involving many complicated circumstances, the said time limit may be prolonged but shall not exceed thirty days. The issuance of the sanctioning decision and the contents thereof shall comply with the provisions of Article 48 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

The effective date of a sanctioning decision shall be its signing date or another date stated therein, which must not exceed fifteen day after the signing of the sanctioning decision.

The sanctioning decision must be sent to the sanctioned organization or individual within three days after its signing, and at the same time to the National Office of Industrial Property for coordination in supervising and carrying out the procedures for establishment, amendment, suspension or cancellation of the relevant titles of protection, certificates or licenses.

Article 15.- The procedures for imposing fines

The imposing of a fine must comply with the following regulations:

1. The fine level and the fine payment time limit and place must be clearly specified in the sanctioning decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The person imposing the fine is prohibited from collecting the fine on the spot;

4. The collected fine amount shall be remitted into the State budget via the account opened at the State Treasury;

5. The decision on a fine of 2,000,000 VND or more must be sent to the People’s Procuracy of the same level.

Article 16.- The procedures for stripping the right to use licenses

1. The procedures for stripping the right to use the business licenses and the operation licenses for industrial property representation services shall comply with the provisions of Article 50 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

The person with sanctioning competence shall apply the sanctioning form of stripping the right to use the licenses in cases where the violating organization or individual deliberately refuse to terminate the violation act or is likely to resume the violation after the decision on violation suspension is issued. The person with sanctioning competence, who has decided to apply the sanctioning form of stripping the right to use the license, shall have to clearly specify in the sanctioning decision the title, type and serial number of such license and the duration of stripping the license use right, and at the same time notify in writing the agency that has granted such license thereof, clearly stating the reason and time limit for tripping the right to use license.

If the type of to be-stripped license or the stripping duration is deemed beyond his/her deciding competence, the person with sanctioning competence shall have to issue a decision to suspend the violation act and request the higher-level agency with sanctioning competence or the licensing agency to issue a decision to strip the right to use or withdraw the license.

2. The person with sanctioning competence shall decide to apply the sanctioning form of stripping the right to use the license for a definite time limit for cases where the violating organization or individual is deemed able to take measures to overcome or restrict the consequences caused by the violation, terminate the violation act and do away with the causes and conditions for continued violation after a certain period of suspending the production, business or service activities.

The applicable duration of stripping the right to use the license must be in the time range prescribed for the relevant violation act and correspond the duration necessary for the violating organization or individual to overcome or restrict the violation consequences, fully satisfy the requirements stated in the sanctioning decision and do away with the causes and conditions for continued violation. Upon expiry of the time limit stated in the sanctioning decision, the competent person who has issued the decision on stripping the right to use the license must return the license to the organization or individual that uses such license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where a license is detected having been granted ultra vires, not in compliance with the prescribed procedures, or with a content contrary to law, the person with sanctioning competence shall promptly withdraw the license, and at the same time promptly notify the licensing agency, the agency competent to grant and manage such license, and the competent State inspectorate.

Article 17.- The procedures for temporary seizure of exhibits and violation means

1. The competence and procedures to apply the measure of temporarily seizing exhibits and administrative-violation means shall comply with the provisions of Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The temporary seizure of exhibits and violation means shall be applied in cases where it is necessary to immediately prevent the violation act or secure evidences necessary to verify the involved facts which shall serve as basis for handling the violation.

3. Upon expiry of the time limit for temporary seizure of exhibits and violation means as prescribed, if the confiscation of exhibits and/or violation means is deemed necessary, the competent person who has decided the temporary seizure of exhibits and violation means may issue a decision or request the agency with sanctioning competence to issue a decision to confiscate the exhibits and violation means according to Article 51 of the Ordinance on Handling Administrative Violations and Article 18 of this Decree.

Article 18.- The procedures for confiscating exhibits and administrative-violation means

1. The procedures for confiscating exhibits and/or administrative-violation means in the field of industrial property shall comply with the provisions of Article 51 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The confiscation of exhibits and means used in the administrative violations in the field of industrial property shall be applied in the following cases where:

a) The confiscation and sealing of such goods and means are necessary, so as to obtain evidences and to ensure that the evidences shall not be destroyed, abolished or deformed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The violating organization or individual has neither capability nor conditions to do away with the violation elements on goods, or deliberately does not fulfill the requirements of the person with sanctioning competence regarding the removal of the violation elements, modification or addition of signs and indications on goods and business facilities;

d) Goods circulated on market, exported or imported goods with violation elements, though their origin, owner, producer or seller cannot be identified, there are enough grounds to determine that such goods have not been produced or marketed by the owners of the relevant industrial property objects;

e) The violation means are those with principal function to produce violation goods or provide violation services.

Article 19.- The procedures for dealing with confiscated exhibits and/or violation means

The procedures for dealing with the confiscated exhibits and/or means used in the administrative violation in the field of industrial property shall comply with the provisions of Article 52 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the following regulations:

1. The destruction measure shall apply in cases where the exhibits and violation means are the following objects:

a) Violation goods are of inferior quality, causing damage to human life and health and living environment;

b) Violation goods and articles have no use value;

c) Violation goods and articles are decals, product labels, trademark samples, product and goods packages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In cases where the exhibits are goods or production, business or service means which have use value, they shall be handled through following measures:

a) Removal of the violation elements on goods and production, business or service means and auction of such goods and facilities, provided that the purchasers have measures to rationally make full use of them and assure not to cause subsequent violations, not to affect the legitimate rights and interests of the relevant owners of industrial property objects. For means having the principal function to produce violation goods and articles or provide violation services, the auction shall not be applied unless the purchasers have remedial measures or secure the use of such means for other functions or as raw materials;

b) Auction of goods, provided that the purchasers have been granted a lawful license by the industrial property owner, the goods meet the set quality standards and the purchaser has measures to secure the addition of indications as prescribed;

c) In cases where the violation elements cannot be removed or there are not enough conditions for auction as prescribed in Points a and b of this Clause, such goods or means may be distributed to users for non-commercial purposes (such as humanitarian, social welfare, research or education purpose), provided that the exploitation or use of such products does not affect the legitimate rights and interests of the relevant owners of the industrial property objects.

Article 20.- Execution of the sanctioning decisions

1. If past five days after receiving the sanctioning decision, the sanctioned organization or individual still fails to voluntarily abide by such decision, the person with sanctioning competence shall issue a decision on coercive enforcement of the sanctioning decision.

2. The execution of sanctioning decisions, the coercive enforcement of sanctioning decisions, and the statute of limitations for enforcement of sanctioning decisions shall comply with provisions in Articles 54, 55 and 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, AND HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. If persons competent to sanction administrative violations in the field of industrial property commit acts of violating the regulations on administrative sanctions, harassing, tolerating or covering up the violators, failing to sanction or sanctioning ultra vires, they shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be disciplined or examined for penal liability. If material damage is caused to the State, organizations and/or citizens, the compensation must be made according to laws.

2. The procedures for lodging and settling complaints and denunciations by organizations and individuals that have been sanctioned for administrative violations in the field of industrial property shall comply with Chapter VIII of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Ordinance on the Procedures for Settling Administrative Cases. The procedures for handling violations, which are applicable to the person competent to sanction administrative violations and the person subject to sanctions against administrative violations in the field of industrial property, shall comply with Chapter IX of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The provisions in Point a, Clause 1 and Point a, Clause 3, Article 15 of Decree No. 57/CP of May 31, 1997 on the sanctions against administrative violations in the field of measurement and goods quality are now replaced by the provisions on sanctions against the acts of production of and/or trading in goods bearing the trademarks identical or mistakenly similar to those of other establishments as prescribed in this Decree.

Article 23.- The Minister of Science, Technology and Environment, the Minister of Trade, the Minister of Public Security, the Minister of Finance and the General Director of Customs shall, within their respective management function, have to guide and inspect the implementation of this Decree.

Article 24.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



;

Nghị định 12/1999/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Số hiệu: 12/1999/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 06/03/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 12/1999/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…