CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI HỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2006 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 3: Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
1. Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ luật Dân sự và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Bảo hộ quyền liên quan là bảo hộ các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn; các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với bản ghi âm, ghi hình; các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được quy định tại Điều 745, 746, 747 và Điều 748 của Bộ luật Dân sự và Điều 29, 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết.
2. Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
3. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.
4. Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.
5. Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.
6. Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.
7. Bản sao bản ghi âm, ghi hình là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình.
8. Công bố cuộc biểu diễn đã định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình là việc đưa các bản sao của cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình tới công chúng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Tái phát sóng là việc một tổ chức phát sóng phát sóng đồng thời chương trình phát sóng của một tổ chức phát sóng khác. Tiếp sóng cũng là tái phát sóng.
10. Tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá là tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh dưới dạng mà trong đó các đặc tính âm thanh hoặc các đặc tính hình ảnh, hoặc cả hai đặc tính đó đã được thay đổi nhằm mục đích ngăn cản việc thu trái phép chương trình.
Điều 5: Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật phục vụ lợi ích công cộng, nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (tạo nguồn, quỹ), cơ chế thực hiện việc mua bản quyền.
Bộ Văn hoá - Thông tin duyệt danh mục tác phẩm thuộc diện hỗ trợ mua bản quyền đối với các cơ quan, tổ chức thuộc trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh duyệt danh mục tác phẩm thuộc diện hỗ trợ mua bản quyền đối với các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương.
2. ưu tiên đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ Trung ương đến địa phương.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ tự bảo vệ quyền trong hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới pháp luật, cơ chế, chính sách, ứng dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật và công nghệ về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống trường học các cấp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin đưa nội dung giảng dạy về quyền tác giả, quyền liên quan vào chương trình giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.
Điều 6: Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, pháp luật, cơ chế, chính sách bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
b. Ban hành, tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật;
c. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
d. Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm (kể cả chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu), quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ. Quy định về việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
e. Xây dựng và quản lý bộ máy về quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan;
g. Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan;
h. Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
i. Lập và quản lý Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan;
k. Xuất bản và phát hành Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan;
l. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, cơ chế, chính sách và hoạt động thông tin, thống kê về quyền tác giả, quyền liên quan;
m. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan;
n. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
o. Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật là cơ quan của Bộ Văn hoá - Thông tin giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các công việc chung khác theo chỉ đạo của Chính phủ.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 7: Thẩm quyền quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a. Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương;
b. Ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương;
c. Tổ chức các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương; Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan;
d. Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương;
đ. Hướng dẫn, tiếp nhận đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo thẩm quyền và quy định pháp luật;
e. Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Sở Văn hoá- Thông tin giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
a. Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
b. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
c. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
d. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
Điều 9: Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác
Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Điều 10: Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.
Điều 15: Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác);
Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
Điều 18: Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
Điều 19: Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
1. Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 20: Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
2. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
3. Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình.
4. Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
Điều 21: Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
4. Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.
1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Trong khoản này, biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình.
2. Quyền sao chép quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.
4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn.
Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
Điều 24: Trích dẫn hợp lý và nhập khẩu bản sao tác phẩm
1. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ phải phù hợp với các điều kiện sau:
a. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình;
b. Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
2. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với việc sao lại tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
1. Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
2. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản.
3. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.
Điều 26: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
2. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
3. Kể từ ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006, thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được tính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 27: Chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Điều 28: Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh
1. Tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu nhà nước.
2. Trường hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền của chủ sở hữu.
3. Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
Điều 29: Sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước
1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
a. Xin phép sử dụng;
b. Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
c. Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
3. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 30: Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc về công chúng không được hưởng quyền công bố quy định tại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính, dân sự hoặc hình sự.
Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.
Điều 31: Quyền của người biểu diễn
1. Sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tạo ra các bản sao khác từ chính bản ghi âm, ghi hình đó.
2. Sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tạo ra các bản sao khác không từ chính bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông liên quan và các hình thức tương tự khác.
3. Truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.
Điều 32: Sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không nhằm mục đích thương mại thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
1. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần tuý đưa tin, phải phù hợp với các điều kiện sau:
1. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin;
2. Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.
Bản sao tạm thời của tổ chức phát sóng được hưởng quyền phát sóng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ chính thức.
Điều 35: Sử dụng bản ghi âm, ghi hình
1. Sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số.
Sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.
2. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại khác.
3. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng quy định tại Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ tuỳ thuộc vào thoả thuận của người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.
Tỉ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác do các chủ thể quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thoả thuận.
Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể uỷ thác cho một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ thác được hưởng một khoản phí nhất định theo thoả thuận.
Điều 36: Chủ sở hữu chương trình phát sóng
Chủ sở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng.
Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.
CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Điều 37: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá - Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
2. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật hoặc tại Sở Văn hoá - Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
1. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, một bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ, sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh.
1. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.
a. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.
b. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất; đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
c. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp xác định người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu và những trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật.
2. Sở Văn hoá - Thông tin sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định pháp luật, chuyển Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chuyển cho tổ chức, cá nhân nộp đơn ngay sau khi nhận được kết quả xem xét, giải quyết của Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan cho Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật theo quy định pháp luật.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành các mẫu đơn đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Điều 40: Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Các loại Giấy Chứng nhận bản quyền tác giả do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật cấp trước ngày Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực vẫn tiếp tục được duy trì hiệu lực.
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ, TỔ CHỨC TƯ VẤN, DỊCH VỤ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Điều 41: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:
a. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan uỷ quyền;
b. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ quyền đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đối với việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể;
c. Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác đối với những trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chưa uỷ quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được uỷ quyền đại diện cho các quyền, nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thoả thuận để một tổ chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi thực hiện.
4. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải thực hiện chế độ báo cáo, thông tin cho Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất về các hoạt động của tổ chức mình.
Điều 42: Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ khi người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b. Thường trú tại Việt Nam;
c. Có bằng tốt nghiệp đại học luật.
2. Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin cho Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất về các hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.
BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
1. áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
2. Các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp khác quy định tại khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 44: Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Các chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan:
a. Tác giả;
b. Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
c. Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
d. Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
đ. Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;
e. Người biểu diễn;
g. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình;
h. Tổ chức phát sóng;
i. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ thác quyền;
k. Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 45: Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
1. Những người sau đây có quyền nộp đơn khiếu nại, tố cáo :
a. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tổ chức, cá nhân được uỷ quyền có quyền khiếu nại việc cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
b. Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền tố cáo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:
a. Người khiếu nại về việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan phải có đơn gửi Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật. Trong đơn nêu rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên. Kèm theo đơn khiếu nại là các tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, hoặc quyết định huỷ bỏ hiệu lực, văn bản từ chối cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các tài liệu, bằng chứng liên quan khác.
b. Người tố cáo phải có đơn gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong đơn nêu rõ ngày, tháng, năm tố cáo; tên, địa chỉ của người tố cáo; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo; nội dung, lý do tố cáo và yêu cầu của người tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên. Kèm theo đơn tố cáo là các tài liệu, bằng chứng liên quan.
3. Trong thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
4. Trường hợp không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người khiếu nại, tố cáo có quyền khiếu nại, tố cáo tới cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực được tiếp tục xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.
3. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc vi phạm hợp đồng thực hiện trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật có giá trị hiện hành vào thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định này thay thế Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này./.
|
TM.CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
|
No.
100/2006/ND-CP |
|
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the November 29, 2005 Intellectual Property Law;
At the proposal of the Culture and Information Minister,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
...
...
...
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals; and foreign organizations and individuals engaged in activities relating to copyright and related rights.
Article 3.- Protection of copyright and related rights
1. Protection of copyright means protection of the rights of authors to all types of literary, artistic and scientific works specified in Article 738 of the Civil Code and Articles 18, 19 and 20 of the Intellectual Property Law.
2. Protection of related rights means protection of the rights of performers to their performances; the rights of producers of phonograms and video recordings to such phonograms and video recordings; the rights of broadcasting organizations to their broadcasts and encrypted program-carrying satellite signals specified in Articles 745, 746, 747 and 748 of the Civil Code and Articles 29, 30 and 31 of the Intellectual Property Law.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. Posthumous works means those first published after their authors’ death.
2. Anonymous works means those published without indicating their authors’ names (real names or pseudonyms) thereon.
...
...
...
4. Copies of works means directly or indirectly reproduced versions of the entire or part of works. Photocopies of works are also regarded as copies.
5. Fixation means the expression in written languages, other characters, lines, three-dimensional figures, layouts, colors, sounds, images or the reproduction of sounds or images in whatever material form from which a work can be perceived, reproduced or otherwise communicated.
6. Phonograms and video recordings means fixations of sounds and images of performances or other sounds and images or the reproduction of sounds and images not in fixed forms as part of cinematographic works or other audiovisual works.
7. Copies of phonograms and video recordings means directly or indirectly reproduced versions of the entire or part of fixed phonograms and video recordings.
8. Publication of fixed performances or phonograms and video recordings means the public presentation of copies of such fixed performances or phonograms and video recordings with the consent of related rights holders.
9. Retransmission means the simultaneous transmission by one broadcasting organization of a broadcast from another such organization. Relay is also regarded as retransmission.
10. Encrypted program-carrying satellite signals means program-carrying signals transmitted by satellites in whatever forms in which audio or visual features or both have been changed so as to prevent the illegal receipt of such programs.
Article 5.- The State’s policies on copyright and related rights
The State’s policies on copyright and related rights provided for in Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of the Intellectual Property Law include:
...
...
...
The Culture and Information Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Planning and Investment Ministry and concerned agencies in, guiding the elaboration of financial plans (creation of sources and setting up of funds) and formulating mechanisms for copyright purchase.
The Culture and Information Ministry shall approve the lists of works eligible for supports for copyright purchase by central agencies or organizations, while provincial People’s Committees shall approve the lists of works eligible for supports for copyright purchase by local agencies or organizations.
2. To prioritize investment in training and retraining of cadres, civil servants and state employees engaged in the management and enforcement of copyright and related rights protection from the central to local levels.
To concentrate on training and retraining the contingent of cadres for performing the task of right self-protection in the collective representation of copyright and related rights.
3. To prioritize scientific research subjects concerning law, mechanisms and policies on, and the application of scientific-technical and technological solutions to, protection of copyright and related rights.
4. To intensify the education of knowledge on copyright and related rights in schools of all grades.
The Education and Training Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Culture and Information Ministry in, the inclusion of the copyright and related rights in the university, college and professional secondary education curricula.
Article 6.- Contents of, and responsibilities for, state management of copyright and related rights
1. The Government shall perform the unified state management of copyright and related rights.
...
...
...
a/ To formulate and direct the implementation of strategies, laws, mechanisms and policies on protection of copyright and related rights;
b/ To promulgate and organize and guide the implementation of legal documents on copyright and related rights according to the provisions of law;
c/ To take measures to protect lawful interests of the State, organizations or individuals in the domain of protection of copyright and related rights;
d/ To manage copyright to works (including computer programs and compilations of data), related rights to performances, phonograms, video recordings or broadcasts belonging to the State according to the provisions of law;
e/ To provide for the supply, cooperation, placement of orders and assurance of copyright to works and related rights to performances, phonograms, video recordings or broadcasts;
f/ To build up and manage the apparatus in charge of copyright and related rights; to organize the training and retraining of personnel in charge of copyright and related rights;
g/ To manage activities of organizations acting as collective agents of copyright and related rights;
h/ To grant, re-grant, renew or revoke copyright registration certificates, related rights registration certificates and other relevant procedures;
i/ To compile and manage the national register of copyright and related rights;
...
...
...
k/ To organize and direct the education, propagation and dissemination of knowledge, law, mechanisms, policies on copyright and related rights and the activities of supplying information and making statistics on copyright and related rights;
l/ To organize and manage the assessment of copyright and related rights;
m/ To conduct inspection, examination and handling of violations of law on copyright and related rights; to settle complaints and denunciations about copyright and related rights;
n/ To enter into international cooperation on copyright and related rights.
3. The Culture and Information Ministry shall be responsible before the Government for assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, and provincial/municipal People’s Committees (hereinafter referred to as provincial-level People’s Committees) in, performing the state management of copyright and related rights.
The Copyright Office of Vietnam is a body attached to the Culture and Information Ministry, assisting the Culture and Information Minister in performing the function of state management of copyright and related rights. The Culture and Information Minister shall specify the functions, tasks and powers of the Copyright Office of Vietnam in performing the state management of copyright and related rights.
The Culture and Information Ministry shall coordinate with the Science and Technology Ministry in formulating general guidelines, policies and law on protection of intellectual property rights, synthesizing general information on intellectual property, executing projects on international cooperation on intellectual property, and performing other common tasks under the Government’s direction.
4. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Culture and Information Ministry in performing the state management of copyright and related rights.
Article 7.- The state management competence of provincial-level People’s Committees
...
...
...
a/ To organize and guide the enforcement of legal provisions on copyright and related rights in their respective localities;
b/ To promulgate according to their competence legal documents guiding and directing the enforcement of legal provisions, regimes and policies on copyright and related rights in suitability with local characteristices and conditions;
c/ To organize activities of protecting copyright and related rights in their localities; to apply measures to protect legitimate rights and interests of the State, organizations or individuals in relation to copyright and related rights;
d/ To inspect, examine and handle according to their competence complaints, denunciations and violations of legal provisions on copyright and related rights in their localities;
e/ To guide and receive applications for registration of copyright and related rights according to their competence and the provisions of law;
f/ To coordinate with the Culture and Information Ministry, concerned ministries, branches and provincial-level People’s Committees in protecting copyright and related rights.
2. Provincial/municipal Culture and Information Services shall assist provincial People’s Committees in performing the function of state management of copyright and related rights.
Presidents of provincial-level People’s Committees shall specify functions, tasks and powers of provincial/municipal Culture and Information Services, district-level and commune-level People’s Committees in performing the state management of copyright and related rights.
...
...
...
1. Authors means persons who personally create part of or the entire literary, artistic or scientific works and include:
a/ Vietnamese individuals who have works covered by copyright protection;
b/ Foreign individuals who have
works created and expressed in whatever material forms in
c/ Foreign individuals who have
works first published in
d/ Foreign individuals who have
works protected in
2. Organizations and individuals that render supports, give comments or supply documents to others to create works shall not be recognized as authors.
Article 9.- Works presented in other characters
Works presented in other characters specified at Point a, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented in signs or symbols instead of written languages, i.e., Braille for the blind, shorthand signs and other similar signs, which can be reproduced or copied in different forms by interested parties.
...
...
...
Lectures, addresses and other sermons specified at Point b, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law constitute a type of work presented in spoken languages and required to be fixed in whatever material forms.
Press works specified at Point c, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law shall take the following forms: news articles, quick notes, news reports, interviews, features, investigative stories, commentaries, editorials, special articles, memoirs or other forms, which are published or transmitted on the print, audio, visual or online media or other media.
Musical works specified at Point d, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented in the form of musical notes in musical pieces or other musical characters, with or without lyrics, regardless of whether they are performed or not.
Dramatic works specified at Point e, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works of various performing arts, including drama (play, ballet, opera, pantomime), circus, dance, puppetry and works of other theatrical genres.
Article 14.- Cinematographic works
Cinematographic works and works created by a process analogous to cinematography specified at Point f, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works each consisting of a sequence of images that, when viewed in rapid succession, gives the appearance of movement, with or without soundtracks, fixed on a specific medium, able to be distributed or communicated to the public by technical devices and technologies, and including feature films, documentaries, scientific films, cartoons and other similar genres.
...
...
...
1. Plastic-art works specified at Point g, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented by lines, colors, three-dimensional figures or layouts, such as works of fine-arts, graphic arts, sculpture, installation arts and similar forms of presentation, which are available in unique copies. Particularly, a work of graphic art may be presented in as many as 50 copies which are ordinally numbered and bear the author’s signature.
2. Works of applied arts specified at Point g, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented by lines, colors, three-dimensional figures or layouts, having useful features associated with useful objects, and being mass-produced by hand or by machines, such as: logos; handicraft and fine-arts articles; expressions on products or packages.
Article 16.- Photographic works
Photographic works specified at Point h, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works showing images of the objective world on photosensitive materials or other media on which images are created or can be created by any technical methods (chemical, electronic or other methods).
Still images taken from a cinematographic work or a work created by a process analogous to cinematography shall not be regarded as photographic work but part of that cinematographic work.
Article 17.- Architectural works
Architectural works specified at Point i, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means design drawings in any forms conveying creative ideas about houses, construction works or spatial plans (construction plans), completely built or not. An architectural work consists of design drawings of floor space, elevation, cross-section and perspective, which convey creative ideas about a house, a work or an architectural complex, spatial organization or landscape architecture of an area, an urban center, system or functional quarter, or a rural population area.
Models or relief plans of houses, construction works or spatial plans shall be recognized as independent architectural works.
Article 18.- Sketches, plans, maps and drawings
...
...
...
Article 19.- Copyright to cinematographic works and dramatic works
1. A cinematographic or dramatic work is created by a collective of authors. Persons who take part in the creation of a cinematographic or dramatic work defined in Clause 1, Article 21 of the Intellectual Property Law shall enjoy the moral rights to their parts of creative work according to the provisions of Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
Producers, directors and screenwriters may agree on the exercise of the right to title their cinematographic works provided for in Clause 1, Article 19 of the Intellectual Property Law, and the right to modify screenplays of their cinematographic works provided for in Clause 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
2. Organizations and individuals that invest finance and material-technical facilities in the production of cinematographic works or the staging of dramatic works defined in Clause 2, Article 21 of the Intellectual Property Law shall be holders of the rights provided for in Clause 3, Article 19, and Article 20 of the Intellectual Property Law.
Organizations and individuals that invest finance and material-technical facilities in the production of cinematographic works or the staging of dramatic works may agree on the exercise of the rights provided for in Clause 3, Article 19, and Article 20 of the Intellectual Property Law and the performance of the obligations specified in Clause 3, Article 21 of the Intellectual Property Law.
Article 20.- Use of folklore and folk art works
1. Folklore and folk art works specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law shall be protected regardless of their fixation.
2. The use of folklore and folk art works specified in Clause 2, Article 23 of the Intellectual Property Law means the research into, collection and introduction of true values of such folklore and folk art works.
3. Users of folklore and folk art works mentioned in Clause 2 of this Article must agree on the payment of remuneration to keepers of such folklore and folk art works and shall enjoy copyright to their researches, collections or introductions.
...
...
...
Article 21.- Objects not covered by copyright protection
1. News of the day as mere items of press information specified in Clause 1, Article 15 of the Intellectual Property Law means daily news briefs which are merely of informatory nature and contain no creative elements.
2. Administrative documents specified in Clause 2, Article 15 of the Intellectual Property Law include documents issued by state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed forces units and other organizations defined by law.
1. The right to title works provided for in Clause 1, Article 19 of the Intellectual Property Law shall not apply to works translated from one language into another.
2. The right to publish works or authorize other persons to publish works provided for in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law means the right of the author or copyright holder of a work or another individual or organization authorized by the author or copyright holder to make a work available to the public in a sufficient amount of copies to satisfy the reasonable demand of the public, depending on the nature of the work.
Publication of a work does not mean the performance of a dramatic, cinematographic or musical work; public recitation of a literary work; broadcasting of a literary or artistic work; exhibition of a plastic work; or construction of structures based on an architectural work.
3. The right to protect the integrity of works and to prevent other persons from modifying or mutilating works provided for in Clause 4, Article 19 of the Intellectual Property Law means the right of the author of a work to prevent other persons from modifying or multilating his/her work without his/her consent.
4. Authors of computer programs and investors in production of computer programs may agree on the titling and development of such computer programs.
...
...
...
1. The right to perform works before the public provided for at Point b, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to perform works either directly or through phonograms or video recordings or with whatever technical devices accessible by the public.
In this Clause, public performance of works means performance of works anywhere except in the family.
2. The right to reproduce works provided for at Point c, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to make copies of works by whatever means or in whatever form, including permanent or provisional backup of works in electronic form.
3. The right to distribute original works or copies thereof provided for at Point d, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons in whatever forms or with the assistance of whatever technical devices accessible by the public to sell, lease or otherwise assign their original works or copies thereof.
For plastic or photographic works, the distribution of works also means the public display or exhibition thereof.
4. The right to communicate works to the public by wire or wireless means, electronic information networks or any other technical means provided for at Point e, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to make their works or copies thereof available to the public, in such a way that members of the public may access such works from a place and at a time they themselves select.
5. The right to lease original cinematographic works and computer programs or copies thereof provided for at Point f, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to lease their works for use within a definite term.
The right to lease works shall not apply to computer programs which do not themselves constitute principal objects for lease, such as computer programs conducive to the normal operation of means of transport as well as other machines and technical devices.
Article 24.- Reasonable recitation and importation of copies of works
...
...
...
a/ The recited parts aim merely to introduce, comment or clarify matters touched upon in his/her work;
b/ The number and essence of parts recited from the work used for recitation are not prejudicial to the copyright to such work and suitable to the nature and characteristics of the type of work used for recitation.
2. Importation of copies of another person’s work for personal use as provided for at Point j, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall only apply to case of importation of no more than one copy of a work.
3. The use of works in the cases specified in Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall not apply to the reproduction of architectural or plastic works and computer programs.
Article 25.- Reproduction of works
1. Duplication of works by their authors provided for at Point a, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall apply to the case of non-commercial scientific research or teaching by individuals.
2. Reprographic reproduction of works by libraries for archival and research purpose provided for at Point e, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law means reproduction of no more than one copy of a work. Libraries must not reproduce and distribute copies of works, including digital copies, to the public.
Article 26.- Term of copyright protection
1. The term of protection of economic rights and moral rights provided for in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law for a posthumous work shall be fifty years as from the date of its first publication.
...
...
...
3. As from July 1, 2006 - the effective date of the Intellectual Property Law, the term of protection of photographic works and works of applied art shall be calculated according to the provisions of Clause 2 of this Article.
Article 27.- Copyright holders
Copyright holders defined in Article 36 of the Intellectual Property Law include:
1. Vietnamese organizations and individuals;
2. Foreign organizations and
individuals that have works created and expressed in whatever material forms in
3. Foreign organizations and
individuals that have works first published in
4. Foreign organizations and
individuals that have works protected in
Article 28.- Holders of copyright to anonymous works
1. Anonymous works specified at Point a, Clause 1, Article 42 of the Intellectual Property Law shall be under the state ownership.
...
...
...
3. When the name of the real owner of a work is identified, the ownership of the work shall belong to such owner as from the date his/her name is identified.
Article 29.- Use of works under the state ownership
1. Except in the cases specified in Clauses 2 and 3, Article 28 of this Decree, when using works under the state ownership specified at Points a and b, Clause 1, Article 42 of the Intellectual Property Law, organizations and individuals shall have to perform the following obligations:
a/ Asking for the use permission;
b/ Paying royalty, remuneration and other material benefits;
c/ Depositing a copy of the work within thirty days as from the date of publication or distribution.
2. Organizations and individuals shall perform the obligations specified in Clause 1 of this Article at the Copyright Office of Vietnam.
3. The Copyright Office of
The Culture and Information Ministry and the Finance Ministry shall prescribe the financial management regime applicable to amounts specified at Point b, Clause 1 of this Article.
...
...
...
1. Organizations and individuals that use works belonging to the public, which are specified in Article 43 of the Intellectual Property Law, must respect the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
Holders of copyright to works belonging to the public shall not enjoy the right to publish such works, provided for in Clause 3, Article 19, and the economic rights provided for in Article 20 of the Intellectual Property Law.
2. When detecting acts of infringing upon the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law to works for which the term of protection has expired, state agencies, organizations and individuals that have related rights and obligations may request persons committing acts of infringement to stop such acts, make public apology or correction, and pay damages; may lodge complaints or denunciations or request competent state agencies to handle such acts. Depending on the nature and severity of violations, violating organizations or individuals may be handled according to the provisions of administrative, civil or penal law.
Socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, organizations acting as collective representatives of copyright or related rights may request competent state agencies to protect the moral rights to works of their members for which the term of protection has expired.
Article 31.- Rights of performers
1. Direct reproduction of performances which have been fixed on phonograms or video recordings according to the provisions of Point b, Clause 3, Article 29 of the Intellectual Property Law means the making of other copies from these phonograms or video recordings.
2. Indirect reproduction of performances which have been fixed on phonograms or video recordings according to the provisions of Point b, Clause 3, Article 29 of the Intellectual Property Law means the making of other copies from sources other than these phonograms or video recordings, such as websites, broadcasts, services of relevant post and telecommunications networks and similar media.
...
...
...
Cases of use of related rights not for commercial purposes shall not require permission and payment of royalties and/or remunerations, including:
1. Duplication of works by authors for scientific research purpose as specified at Point a, Clause 1, Article 32 of the Intellectual Property Law.
2. Duplication of works by authors for teaching purpose, except for performances, phonograms, video recordings or broadcasts which have been published for teaching purpose as specified at Point b, Clause 1, Article 32 of the Intellectual Property Law.
Article 33.- Reasonable recitation
Reasonable recitation for informatory purpose specified at Point c, Clause 1, Article 32 of the Intellectual Property Law means the use of quotations for merely informatory purpose and must satisfy the following conditions:
1. Recited parts aim only to introduce, comment or clarify some matters in the supplied information;
2. The number and essence of parts recited from performances, phonograms, video recordings or broadcasts are not prejudicial to the rights of performers, the rights of producers of phonograms or video recordings, the rights of broadcasting organizations to their performances, phonograms, video recordings or broadcasts used for recitation; and are suitable to the nature and characteristics of performances, phonograms, video recordings or broadcasts used for recitation.
Article 34.- Provisional copies
...
...
...
Article 35.- Use of phonograms and video recordings
1. Direct use of phonograms or video recordings already published for commercial purposes in making broadcasts which are sponsored, advertised or charged in whatever form specified at Point a, Clause 1, Article 33 of the Intellectual Property Law means the transmission by broadcasting organizations of such phonograms or video recordings by wire or wireless means, including the transmission by satellites or in digital environment.
Indirect use of phonograms or video recordings already published for commercial purposes in making broadcasts which are sponsored, advertised or charged in whatever form specified at Point a, Clause 1, Article 33 of the Intellectual Property Law means the relay or retransmission of transmitted broadcasts; or putting of broadcasts in digital environment on air.
2. Use of phonograms or video recordings already published in business or commercial activities specified at Point b, Clause 1, Article 33 of the Intellectual Property Law means the direct or indirect use by organizations or individuals of published phonograms or video recordings in restaurants, hotels, shops and department stores; in establishments providing karaoke, post, telecommunications or ditigal environment services; in tourist, aviation, mass transit activities and other business and commercial activities.
3. When phonograms or video recordings are used as specified in Article 33 of the Intellectual Property Law, performers shall enjoy remunerations on the basis of agreements made with producers or in the course of producing such phonograms or video recordings.
The proportional sharing of royalties, remunerations and other material benefits shall be agreed upon by rights holders or organizations acting as collective representatives of copyright and related rights.
Organizations acting as collective representatives of copyright and related rights may entrust one of them to collect and distribute royalties, remunerations and other material benefits. Entrusted organizations being collective representatives of copyright and related rights shall enjoy a charge as agreed upon.
Article 36.- Owners of broadcasts
Owners of broadcasts specified in Clause 3, Article 44 of the Intellectual Property Law means broadcasting organizations which invest their finance and material-technical facilities in broadcasting activities.
...
...
...
COPYRIGHT AND RELATED
RIGHTS REGISTRATION CERTIFICATES
Article 37.- Registration of copyright and related rights
1. Authors, copyright holders and related rights holders specified in Article 50 of the Intellectual Property Law may directly file applications for registration of copyright or related rights with the Copyright Office of Vietnam and Culture or Information Services of provinces or cities where they are based or reside, or authorize other organizations or individuals to do so.
2. Foreign individuals and organizations whose works, performances, phonograms, video recordings or broadcasts are covered by copyright and related rights protection specified in Clause 2, Article 13 and Article 17 of the Intellectual Property Law may directly file applications for copyright and related rights registration with the Copyright Office of Vietnam or Culture and Information Services of provinces or cities where they are based or reside, or authorize copyright and related rights consultancy or service organizations to do so.
1. The Copyright Office of
2. Copies of works registered for copyright specified at Point b, Clause 2, Article 50 of the Intellectual Property Law may be substituted by three-dimensional photos thereof, for works with particular features, such as paintings, statues, monuments, bas reliefs or murals attached to architectures; and oversized works.
...
...
...
a/ Authors, copyright holders and related rights holders that wish to have their copyright registration certificates or related rights registration certificates re-granted or renewed shall file applications, clearing stating reasons for re-grant or renewal, and dossiers according to the provisions of Article 50 of the Intellectual Property Law;
b/ The Copyright Office of Vietnam shall re-grant copyright registration certificates or related rights registration certificates in case such copyright registration certificates or related rights registration certificates are lost; renew copyright registration certificates or related rights registration certificates which are torn or damaged or of which copyright holders or related rights holders are changed;
c/ When the Copyright Office of Vietnam determines that persons granted copyright registration certificates or related rights registration certificates are not authors or copyright or related rights holders or the registered works, performances, phonograms, video recordings or broadcasts are not covered by copyright protection, it shall revoke copyright registration certificates or related rights registration certificates according to the provisions of law.
2. After receiving applications for registration, re-grant or renewal of copyright registration certificates or related rights registration certificates according to the provisions of law, provincial/municipal Culture and Information Services shall forward them to the Copyright Office of Vietnam for examination and handling according to its competence.
Right after receiving results of examination and handling of applications from the Copyright Office of Vietnam, provincial/municipal Culture and Information Services shall have to forward such results to application-filing organizations and individuals.
3. When carrying out procedures related to copyright or related rights, organizations and individuals are obliged to pay charges and fees to the Copyright Office of Vietnam according to the provisions of law.
4. The Culture and Information Ministry shall set forms of registration application, copyright registration certificate and related rights registration certificate.
Various kinds of copyright certificates granted by the Copyright Protection Firm of Vietnam, the Copyright Protection Agency of Vietnam or the Copyright Office of Vietnam prior to the effective dates of the Civil Code and the Intellectual Property Law shall continue to be valid.
...
...
...
Article 41.- Organizations acting as collective representatives of copyright or related rights
1. Organizations acting as collective representatives of copyright or related rights specified in Clause 1, Article 56 of the Intellectual Property Law must satisfy the following conditions for their operation:
a/ They are authorized by authors, copyright holders or related rights holders;
b/ They are authorized to represent authors, copyright holders or related rights holders in managing a specific right or group of rights;
c/ The collection and distribution of royalties, remunerations and other material benefits generated from the exercise of a right or a group of rights specified in their operation charters.
2. When authors, copyright holders or related rights holders have not yet authorized any organizations to act as collective representatives of copyright or related rights, the Culture and Information Ministry shall guide the division of royalties, remunerations and other material benefits.
3. Where a work, phonogram, video recording or broadcast is related to rights and benefits of many organizations authorized to act as collective representatives of different rights or groups of rights, the involved parties may agree to designate one of them to negotiate on their behalf on the grant of use licenses, collect and divide money, and report to the Culture and Information Ministry before doing so.
4. Organizations acting as collective representatives of copyright or related rights shall biannually, annually or extraordinarily report and supply information on their activities to the Copyright Office of Vietnam.
...
...
...
1. Organizations providing copyright and related rights consultancy or services shall be established according to the provisions of Clause 1, Article 57 of the Intellectual Property Law when their heads and individuals engaged in the provision of copyright and related rights consultancy or services fully satisfy the following conditions:
a/ Being Vietnamese citizens and having full civil act capacity;
b/ Permanently residing in
c/ Possessing law university degree.
2. They shall biannually, annually or extraordinarily report and supply information on their copyright and related rights consultancy or services to the Copyright Office of Vietnam.
PROTECTION OF COPYRIGHT
AND RELATED RIGHTS
Article 43.- Right to self-protection
1. The application of technological measures to prevent acts of infringing upon copyright and related rights specified at Point a, Clause 1, Article 198 of the Intellectual Property Law means the communication by right holders of right management information attached to original works, phonograms, video recordings or broadcasts or copies thereof; the disclosure of right management information to make them available together with the public communication of works in order to identify works, their authors and right holders, and to supply information on term of protection, conditions for use of works as well as all data, codes or signs used to express such information for the purpose of protection of copyright and related rights. At the same time, right holders may apply technological measures to protect right management information and prevent acts of making access to works or illegally exercising their ownership right according to the provisions of law.
...
...
...
Article 44.- Right to initiate civil lawsuits on copyright or related rights
1. The following right holders may initiate lawsuits at competent courts to protect their legitimate rights and interests related to copyright or related rights:
a/ Authors;
b/ Copyright or related rights holders;
c/ Lawful heirs of authors or copyright or related rights holders;
d/ Individuals or organizations assigned with rights of copyright or related rights holders;
e/ Individuals or organizations using works under contracts;
f/ Performers;
g/ Producers of phonograms or video recordings;
...
...
...
i/ Organizations acting as collective representatives of copyright or related rights, vested with power of attorney;
j/ Other right holders specified by law.
2. Involved state agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, have the right to initiate civil lawsuits to request the court to protect the public interest and the State’s interest in the domain of copyright and related rights.
Article 45.- Complaints and denunciations about the registration of copyright or related rights
1. The following persons may lodge complaints or denunciations:
a/ Authors, copyright holders, related rights holders, their authorized organizations or individuals may complain about the grant, re-grant, renewal or revocation of copyright registration certificates or related rights registration certificates;
b/ Any third party may denounce the grant of copyright registration certificates or related rights registration certificates.
2. Procedures for lodging complaints or denunciations are specified as follows:
a/ Persons complaining about the registration of copyright or related rights must lodge complaints with the Copyright Office of Vietnam, clearly stating the date of making complaints; their names and addresses; names and addresses of complained agencies, organizations or individuals; contents of and reasons for complaints, and their requests. Complaints must bear signatures of complainants. Enclosed with complaints must be such documents as copyright registration certificates, related rights registration certificates, decisions on revocation of such certificates or written refusals to grant, re-grant or renew such certificates, and other relevant documents and proofs;
...
...
...
3. Within a time limit set by the Law on Complaints and Denunciations, the Copyright Office of Vietnam, the Culture and Information Ministry or competent state agencies shall have to reply in writing complainants or denouncers.
4. If complainants or denouncers disagree with replies of the Copyright Office of Vietnam, the Culture and Information Ministry or competent state agencies, they may further lodge their complaints or denunciations with competent authorities according to the provisions of law.
Article 46.- Transitional duration
1. Copyright and related rights which are protected under the provisions of the legal documents with effective dates prior to the effective date of the Intellectual Property Law and still in the term of protection on the effective date of the Intellectual Property Law shall be further protected under the provisions of the Intellectual Property Law.
2. Applications for registration of copyright or related rights, already filed with competent agencies before the effective date of the Intellectual Property Law, shall be handled according to the provisions of legal documents in force at the time of filing.
3. All acts infringing upon copyright or related rights or breaching contracts committed before the effective date of the Intellectual Property Law shall be handled according to the provisions of law which are in force at the time of commission.
...
...
...
Article 48.- Implementation responsibilities
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, presidents of People’s Committees of provinces or centrally run cities, agencies, organizations and individuals that have related rights and obligations shall have to implement this Decree.
2. The Culture and Information
Minister shall have to guide and organize the implementation of this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
Số hiệu: | 100/2006/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/09/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
Chưa có Video