ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 946/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 26 tháng 3 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:
1. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Kon Tum.
2. Đưa hoạt động sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.
1. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, giảm đáng kể tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng số lượng và chất lượng tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 đạt được một số chỉ tiêu sau:
- Có ít nhất 10 sáng chế, 10 kiểu dáng công nghiệp và 5 giải pháp hữu ích được cấp văn bằng bảo hộ.
- Khoảng 70% các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu.
- Có ít nhất 5 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và đưa vào khai thác thương mại.
- Các chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của địa phương sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Thực hiện việc đưa các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, huyện, thành phố và thực hiện thống kê các chỉ tiêu về tài sản trí tuệ sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ công về sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác công tư trong cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (từ năm 2021 trở đi).
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh (từ năm 2021 trở đi).
- Tham mưu xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan Tư pháp trên địa bàn tỉnh trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm 2021).
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình (thường xuyên hàng năm).
- Triển khai việc cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ, bản đồ công nghệ; phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ để định hướng cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Triển khai việc sử dụng các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Tham mưu bổ sung yêu cầu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cần phải đạt được trong việc thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Ưu tiên xây dựng và triển khai các chương trình khoa học, công nghệ, hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh của tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2763/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025 (thường xuyên hàng năm).
- Triển khai thực hiện tốt cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo văn hóa sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2019); nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 theo định hướng của Kế hoạch này (thường xuyên hàng năm).
- Hỗ trợ Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum; Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và dịch vụ Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum; các doanh nghiệp có tiềm năng xây dựng trung tâm chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ (từ năm 2021 trở đi).
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh của tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Hỗ trợ khai thác thông tin sáng chế phục vụ cho việc lựa chọn và khai thác công nghệ phù hợp; khuyến khích sử dụng các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Triển khai hiệu quả Đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 đối với Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ (thường xuyên hàng năm).
- Thúc đẩy phát triển tổ chức dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (từ năm 2021 trở đi).
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan: Rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, từng bước tinh giản đầu mối cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ để đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
- Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước (thường xuyên hàng năm).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án xây dựng bộ dữ liệu về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan và hệ thống phần mềm quản lý, phát hiện vi phạm trên môi trường số, mạng internet sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ, quản lý và khai thác quyền đối với giống cây trồng và tài sản trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành, đơn vị liên quan
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án phát triển một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án nâng cao tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ và liên kết với doanh nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và xây dựng, triển khai giảng dạy môn học sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành, đơn vị liên quan
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
7. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành, đơn vị liên quan
- Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ (thường xuyên hàng năm).
- Phát triển đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ và thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
8. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ngành có liên quan
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương (thường xuyên hàng năm).
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội (Thường xuyên hàng năm).
Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh (thường xuyên hàng năm).
13. Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp các Hội, Hiệp hội trên bàn tỉnh
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh trong hỗ trợ và triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (thường xuyên hàng năm).
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ địa phương phối hợp với các sở, ngành của tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố.
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2025, xác định nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo.
Quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét (thông qua Sở Khoa học và Công nghệ).
2. Các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 946/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: | 946/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Trần Thị Nga |
Ngày ban hành: | 26/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 946/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
Chưa có Video