Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/KH-UBND

Bình Phước, ngày 01 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Công văn số 3490/BKHCN-SHTT ngày 31/10/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030,

UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược SHTT phù hợp với thực tiễn địa phương, đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao nhận thức và phát huy tính chủ động của các tổ chức, cá nhân trong việc tạo lập, quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương, đặc biệt là các sản phẩm mang chdẫn địa lý của Bình Phước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2020 - 2025

- Đáp ứng 100% yêu cầu tuyên truyền, đào tạo về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 100% cán bộ phụ trách lĩnh vực liên quan đến SHTT của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh được tập huấn, trang bị kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ; 100 % cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ của Sở Khoa học và Công nghệ được đào tạo chuyên sâu về SHTT.

- Khai thác hiệu quả, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển quyền SHTT cho ít nhất 05 sản phẩm đặc thù của địa phương.

- Tư vấn và hỗ trợ thủ tục pháp lý về bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho ít nhất 50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức khoa học và công nghệ, hợp tác xã, thợp tác trên địa bàn tỉnh.

- Tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT và hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 05 giải pháp sáng tạo đoạt giải tại các cuộc thi sáng tạo về khoa học và công nghệ, các sáng chế/giải pháp hữu ích của nông dân, các sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền công nhận.

- Hỗ trợ ứng dụng vào thực tiễn và thương mại hóa đối với 100% kiểu dáng công nghiệp đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ.

- Htrợ ít nhất 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, thợp tác có sản phẩm, hàng hóa đã được bảo hộ quyền SHTT (ưu tiên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc thù, chủ lực của tỉnh, có tiềm năng xuất khẩu) tham gia Hội chợ thiết bị, công nghệ; Giải thưởng chất lượng Việt Nam và Hội chợ giới thiệu, quảng bá thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ và khai thác quyền cho ít nhất 01 giống cây trồng để tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh cao.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ; khuyến khích xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh trong và ngoài nước; khai thác khu du lịch tâm linh núi Bà Rá, Di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các sản phẩm du lịch độc đáo từ nền văn hóa đặc trưng của tỉnh để trthành những điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước; hình thành các tua, tuyến du lịch tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông ở Bình Phước kết hợp với các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương đã được bảo hộ quyền SHTT; tạo điều kiện cho ngành du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Triển khai có hiệu quChương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh.

2.2. Giai đoạn 2026 - 2030

- 100% cán bộ phụ trách lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh được đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ.

- 100% doanh nghiệp và người dân có nhu cầu đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục pháp lý.

- 100% sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được khai thác và phát triển hiệu quả.

- 100% sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có khả năng đưa vào ứng dụng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đã được Cục SHTT cấp văn bng bảo hộ, đảm bo được hỗ trợ các thủ tục pháp lý và kinh phí đtriển khai ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

- 100% giống cây trồng đã được bảo hộ đảm bảo tiếp tục được triển khai ứng dụng hiệu quvào thực tiễn; đồng thời hỗ trợ đăng ký bảo hộ và khai thác quyền cho ít nht 01 giống cây trng mới có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh cao.

- Hỗ trợ các thủ tục thành lập và đưa vào hoạt động ít nhất 01 tổ chức đại diện SHTT trên địa bàn tỉnh được Cục SHTT hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

- Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát, hoàn thiện và cụ thể hóa các chính sách về SHTT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hi của tỉnh

- Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để cụ thể hóa, thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT.

- Ban hành cơ chế, chính sách về tài chính và các ưu đãi khác để thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tài sản trí tuệ được tạo ra từ các hoạt động: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới đtạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế, khả năng cạnh tranh cao.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Đơn giản hóa, hiện đại hóa, công khai, minh bạch trình tự và thủ tục hành chính về SHTT và triển khai toàn diện dịch vụ công trực tuyến về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng trên địa bàn tnh.

2. Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT và thông tin có liên quan nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền SHTT; hình thành văn hóa SHTT trong xã hội, trong đó chú trọng đi mới hình thức, nâng cao chất lượng nội dung các chuyên mục, tin, bài viết trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Bình Phước, Trang thông tin điện tcủa Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (lồng ghép trong các chuyên mục về khoa học và công nghệ), các kênh thông tin của Ngành Khoa học và Công nghệ trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng khác; biên soạn, ấn hành Kỷ yếu vcác đối tượng đã được bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh từ khi tái lập tnh đến nay; kỷ yếu về các công trình, giải pháp đoạt giải tại các cuộc thi, hội thi sáng tạo về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; gn kết với các lễ hội, sự kiện chính trị, văn hóa để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương đã được bảo hộ quyền SHTT để phát triển thị trường.

- Phối hợp với Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai hoặc tham gia các chương trình đào tạo, tập hun chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức các hội thảo liên quan đến lĩnh vực SHTT.

- Triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình: Đổi mới công nghệ; chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển giống cây trồng mới để tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế, khả năng cạnh tranh cao; sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng như y tế, dinh dưỡng...

- Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học, công nghệ theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT đphát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin về SHTT theo hướng dẫn của Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Hỗ trợ thành lập các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp tương ứng đủ mạnh và xây dựng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp để hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc sản của địa phương đã được bảo hộ quyền SHTT.

- Hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp, tổ chức tập thể và tổ chức khoa học và công nghệ.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức thành công các cuộc thi về sáng tạo khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, từ đó thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến trong mọi tầng lớp nhân dân, trong đó tập trung vào Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng và các cuộc thi sáng tạo khác.

- Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT:

+ Thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia vào các hoạt động SHTT trên địa bàn.

+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về SHTT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của của các bộ phận chuyên môn liên quan đến hoạt động SHTT tại các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, chuyên đề, bài giảng liên quan đến vai trò, tm quan trọng của SHTT và giới hiệu các chính sách, pháp luật về SHTT cho các cán bộ, công chức, viên chức, học viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

3. Hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với kết quả nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

- Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bảo hộ và khai thác quyền SHTT ở trong nước và nước ngoài.

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền SHTT cho các cá nhân có sáng kiến được cấp thẩm quyền công nhận có phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh; các giải pháp đoạt giải tại các cuộc thi sáng tạo về khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp toàn quốc hoặc quốc tế; kiểu dáng sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; các ging cây trng mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận; các sáng chế hoặc giải pháp hữu ích của nông dân, công nhân có khả năng áp dụng rộng rãi vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề cấp thiết trong đời sống, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT và sản phẩm xâm phạm quyền SHTT thông qua việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia Hội chợ thiết bị, công nghệ; Giải thưởng chất lượng Việt Nam và các hội chợ giới thiệu, quảng bá thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

4. Hỗ trợ ứng dụng, khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ

- Ứng dụng kịp thời kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến đnâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh mang nhãn hiệu tập th, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ để phát triển các giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa đã được bảo hộ quyền SHTT, trong đó ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực của địa phương.

- Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp để khai thác các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ nhằm phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về nhà nước.

- Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tim năng sản phẩm có thế mạnh của địa phương.

- Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương, các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu liên quan đến sức khỏe cộng đồng đã được bảo hộ quyền SHTT thông qua hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề và các hoạt động khác có liên quan.

- Hỗ trợ áp dụng vào thực tiễn, khai thác thương mại cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức phổ biến, nhân rộng áp dụng và thương mại hóa những sáng kiến đã được công nhận hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hỗ trợ hoàn thiện, khai thác, áp dụng vào thực tiễn đối với các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng.

- Vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

5. Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ

- Rà soát, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, từng bước tinh giản đầu mối cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn bng biện pháp hành chính.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT thông qua việc xây dựng quy chế cụ thể do UBND tỉnh ban hành.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.

- Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT; nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về SHTT theo quy định của pháp luật về hình sự.

- Khuyến khích giải quyết tranh chấp về SHTT bằng hình thức trọng tài, hòa giải.

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền SHTT.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền SHTT.

(Kèm theo Danh mục các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2020 - 2025 tại Phụ lục I).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở tng dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao hng năm (theo Phụ lục II đính kèm), giao Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng dự toán chi tiết kinh phí triển khai các nhiệm vụ của ngành Khoa học và Công nghệ, gi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

2. Kinh phí triển khai các nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố do các sở, ngành, địa phương bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp của đơn vị mình và lập dự toán, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định theo quy định hiện hành, đồng thời gửi Sở Khoa học và Công nghệ góp ý về chuyên môn nội dung các nhiệm vụ trước khi thực hiện.

3. Ngoài các nhiệm vụ được nêu tại Kế hoạch này, Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ tình hình thực tế tham mưu xây dựng các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với thực tế và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

4. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối ứng kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tại Kế hoạch này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan triển khai Kế hoạch này đảm bảo đạt yêu cầu, đúng quy định.

- Tuyên truyền, phổ biến về SHTT; xác định nhu cầu và hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHTT; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.

- Tham mưu thành lập và tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đxem xét thẩm định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có liên quan đến lĩnh vực SHTT theo quy định.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được hỗ trợ, đôn đốc thực hiện đúng tiến độ.

- Tham mưu lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Định kỳ trước ngày 10/11 hằng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền), chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về kết quả, tình hình thực hiện Kế hoạch; tham mưu tổ chức sơ kết giai đoạn 2020 - 2025 vào năm 2025 và chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng các nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn 2026 - 2030; tham mưu tổ chức tổng kết vào năm 2030.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; đồng thời kết hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có liên quan được nêu tại Kế hoạch này.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến SHTT trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là giống cây trồng mới và các sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).

4. Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư, thương mại, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh và các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biu.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của ngành chủ động chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đtham mưu UBND tỉnh xem xét ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, đảm bảo nội dung về SHTT được triển khai hợp lý, hiệu quả khi được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, Kế hoạch này.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Bình Phước

Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tnh để cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan được nêu trong Kế hoạch này; trong đó chú trọng tuyên truyền chính sách, pháp luật và phổ biến kiến thức về SHTT cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên thông qua việc tổ chức các hội tho, tọa đàm; xây dựng các chuyên đ, bài giảng, hoạt động ngoại khóa có chủ đề liên quan đến lĩnh vực SHTT; thúc đy các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi về sáng tạo khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường học.

7. S Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và các ngành tham mưu bố trí ngân sách và thẩm định dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch.

8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tích cực thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch này và các chính sách liên quan thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý, hoạt động đến các tổ chức, cá nhân thực hiện.

- Căn cứ theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch này; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển của ngành, địa phương.

- Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

- Định kỳ trước ngày 01/11 hằng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Kế hoạch này thông qua đầu mối tổng hợp là Sở Khoa học và Công nghệ.

- Đối với các cơ quan, tổ chức, tập thể trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền giao quyền quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập th, nhãn hiệu chứng nhận đã được bo hộ đối với các sn phẩm đặc thù của địa phương, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, tập trung thực hiện thêm các nhiệm vụ sau đây:

+ Tích cực, chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức quản lý kiểm soát tốt chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp văn bằng bảo hộ.

+ Tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận theo quy định.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh để nâng cao nhận thức về SHTT, đặc biệt là các quy định về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

+ Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ định hướng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

9. Đài Phát tranh - Truyền hình và Báo Bình Phước, các cơ quan báo chí, Cổng/Trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh

- Hằng năm có kế hoạch cụ thể xây dựng các chuyên mục, tin, bài viết để thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch này.

- Thường xuyên cập nhật, đưa tin kịp thời các hoạt động liên quan đến việc triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

- Thẩm định, cấp phép xuất bản tài liệu tuyên truyền về các nội dung liên quan đến nội dung triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Tăng cường công tác thanh tra, kim tra các hoạt động thông tin, báo chí xuất bản liên quan đến thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thtỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành ph và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ đtổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TTTU, TTHĐND tỉnh, TT.
UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT, P.KG-VX (Nga.KH12.
01.7.20).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tuyết Minh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)

STT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

Sản phẩm, kết quả

Ghi chú

I

Rà soát, hoàn thiện chính sách về sở hữu trí tuệ

1

Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN)

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Các đối tượng khác chịu sự tác động của chính sách.

2020-2021

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Kế hoạch do UBND tỉnh ban hành để triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2025.

- Năm 2020: Nghiên cứu Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ để xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai của tỉnh.

- Năm 2021: Tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan để tham mưu UBND tỉnh ban hành.

2

Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh

Sở KH&CN

- Công an tỉnh;

- Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát ND tỉnh;

- Cục Quản lý thị trường tỉnh;

- Cục Hải quan tỉnh;

- Cục Thuế tỉnh;

- Các Sở: Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công Thương; Y tế; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Các cơ quan liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh và các đối tượng chịu sự tác động của chính sách.

2021

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy định cơ chế phối hợp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh.

 

II

Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

1

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

Sở KH&CN

- Đài PT-TH & Báo Bình Phước;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Tài chính;

- Các tác giả và các tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

- Mỗi năm thực hiện ít nhất 02 chuyên mục liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sáng kiến, sáng tạo phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước;

- Lồng ghép các chuyên mục, tin, bài về sở hữu trí tuệ trên Bản tin KH&CN Bình Phước, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở KHCN; Báo Bình Phước và các phương tiện truyền thông khác.

 

2

Triển khai hoặc tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ

Sở KH&CN

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Đảm bảo 100% cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phụ trách lĩnh vực liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ được đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ

 

3

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tra cứu thông tin về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Sở KH&CN

- Các tổ chức, cá nhân đề nghị bảo hộ quyền SHTT;

- Sở Tài chính;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Đảm bảo 100% các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ tra cứu thông tin khi có nhu cầu

 

4

Tổ chức cuộc thi, hội thi về sáng tạo khoa học và công nghệ

Sở KH&CN

- Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh;

- Sở GD&ĐT;

- Tỉnh đoàn;

- Liên đoàn Lao động tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, TP.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Cuộc thi khởi nghiệp, đi mới sáng tạo (Sở KHCN chủ trì), Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì), Cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật dành cho học sinh trung học (do Sở GD&ĐT chủ trì), Ngày hội sáng tạo trẻ (do Tỉnh đoàn chủ trì) và các cuộc thi sáng tạo khác đảm bảo được tổ chức thành công.

 

5

Biên soạn và ấn hành Kỷ yếu về các đối tượng đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 - 2020

Sở KH&CN

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Sở NN&PTNT;

- Sở Công thương;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài chính;

- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng SHTT đã được bảo hộ.

2020-2021

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Dự kiến phát hành 1000 cuốn tới các đối tượng sau:

- Lãnh đạo Bộ KH&CN;

- Lãnh đạo tỉnh;

- Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã được cấp văn bằng bảo hộ;

- Các cơ quan chức năng của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng các huyện, thị xã, TP;

- Các Hội viên Hội điều Bình Phước và các hội, đoàn thể, doanh nghiệp liên quan;

- Sở KHCN các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Cục Sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện;

- Cục Công tác Phía Nam (Bộ KH&CN).

- Năm 2020: Thu thập thông tin, tài liệu về các đối tượng đã được bảo hộ.

- Năm 2021: Tiến hành biên tập, xuất bản.

6

Hỗ trợ kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm cao su góp phần phát triển giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước”

Sở KH&CN

- Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước và các công ty cao su trên địa bàn tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, TP;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2025

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

* Giai đoạn 2020 - 2021:

- Nghiên cứu hoàn thiện các quy chế liên quan đến quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước”; hỗ trợ ít nhất 01 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước”.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước” áp dụng công nghệ mới trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

* Giai đoạn 2022 - 2025: Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước”.

Nhãn hiệu này đã được Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ tại Quyết định số 29274/QĐ-SHTT ngày 09/5/2017.

III

Hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ

1

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đánh giá khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Đăng Hà” cho sản phẩm lúa, gạo của xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

UBND huyện Bù Đăng

- Sở KHCN;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Một số đơn vị chuyên nghiên cứu về giống lúa và chất lượng lúa gạo;

- Sở Tài chính;

- UBND xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng và các hộ trồng lúa ở địa phương;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2021

Kinh phí sự nghiệp của huyện Bù Đăng

- Năm 2020: Triển khai nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc bảo hộ chỉ dẫn đại lý “Đăng Hà”.

- Năm 2021: Xây dựng hồ sơ đăng bạ để tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với sản phẩm lúa, gạo của xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ năm 2020.

 

2

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dê Tân Thành”, huyện Bù Đốp

UBND huyện Bù Đốp

- Sở KHCN;

- Sở NNPTNT;

- Sở Tài chính;

- Hội Nông dân, các HTX, hộ chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh Dê và thịt Dê ở địa phương;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2021

Kinh phí sự nghiệp của huyện Bù Đốp

- Năm 2020: Triển khai nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

- Năm 2021: Xây dựng hồ sơ đăng bạ để tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ; tổ chức Lễ đón nhận văn bằng khi được cấp.

 

3

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi da xanh Bù Đốp”

UBND huyện Bù Đốp

- Sở KHCN;

- Sở NNPTNT;

- Sở Tài chính;

- Hội Nông dân, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh bưởi da xanh trên địa bàn huyện Bù Đốp;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2021

Kinh phí sự nghiệp của huyện Bù Đốp

- Năm 2020: Triển khai nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

- Năm 2021: Xây dựng hồ sơ đăng bạ để tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ; tổ chức Lễ đón nhận văn bằng khi được cấp.

 

4

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nhung hươu Bù Đốp”

UBND huyện Bù Đốp

- Sở KHCN;

- Sở NNPTNT;

- Sở Tài chính;

- Hội Nông dân, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh bưởi da xanh trên địa bàn huyện Bù Đốp;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2021

Kinh phí sự nghiệp của huyện Bù Đốp

- Năm 2020: Triển khai nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

- Năm 2021: Xây dựng hồ sơ đăng bạ để tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ; tổ chức Lễ đón nhận văn bằng khi được cấp.

 

5

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đánh giá khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Sóc Bom Bo” cho sản phẩm lá nhíp, đọt mây, cơm lam.

Sở KH&CN

- Sở VHTTDL;

- Sở NNPTNT;

- Sở Tài chính;

- UBND huyện Bù Đăng và các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2021

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

- Năm 2020: Triển khai nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Sóc Bom Bo” cho sản phẩm lá nhíp, đọt mây, cơm lam.

- Năm 2021: Xây dựng hồ sơ đăng bạ để tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các sản phẩm lá nhíp, đọt mây, cơm lam trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ năm 2020.

 

6

Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các tác giả sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh

Sở KH&CN

- Các cá nhân có sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận;

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các cơ sở xét công nhận sáng kiến; Các tổ chức đại diện SHTT.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Đảm bảo 100% các tác giả sáng kiến được tư vấn, hỗ trợ khi có nhu cầu.

 

7

Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho giải pháp đoạt giải tại các cuộc thi sáng tạo về KH&CN cấp tỉnh, cấp toàn quốc hoặc quốc tế

Sở KH&CN

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Các cơ sở áp dụng giải pháp; Các cá nhân có giải pháp đoạt giải; Các tổ chức đại diện SHTT.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Đảm bảo 100% các tác giả được tư vấn, hỗ trợ khi có nhu cầu.

 

8

Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế/giải pháp hữu ích của nông dân, công nhân phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Sở KH&CN

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Nông dân, công nhân có sáng chế/giải pháp hữu ích;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Đảm bảo 100% các tác giả được tư vấn, hỗ trợ khi có nhu cầu.

 

9

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới đã được cơ quan chức năng chứng nhận

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Sở KHCN;

- Hội Nông dân tỉnh;

- Tác giả giống cây trồng mới;

- Các tổ chức đại diện SHTT.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp giao hằng năm cho Sở Nông nghiệp & PTNT

Đảm bảo 100% các tác giả giống cây trồng mới được tư vấn, hỗ trợ khi có nhu cầu.

 

10

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện các thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” ở một số thị trường quốc tế có tiềm năng

Sở KH&CN

- Hội điều Bình Phước;

- Sở Công thương;

- Sở Tài chính

- Các doanh nghiệp đã được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”.

- Các tổ chức đại diện SHTT.

2020 - 2021

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

- Năm 2020: Triển khai nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” ở một số thị trường.

- Năm 2021: Xây dựng hồ sơ đăng bạ để tiến hành thủ tục đăng ký quốc tế trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ năm 2020.

 

IV

Hỗ trợ ứng dụng vào thực tiễn và khai thác thương mại, phát triển tài sản trí tuệ

1

Giới thiệu, quảng bá, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”

Sở KH&CN

- Hội điều Bình Phước;

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Các doanh nghiệp đã được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Mỗi năm tổ chức được ít nhất 01 hoạt động.

 

2

Xây dựng kế hoạch, trình tự, thủ tục kiểm soát chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”

Hội Điều Bình Phước

- Sở KHCN

- Sở Tài chính

- Các doanh nghiệp đã được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”.

Hằng năm

Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động của Hội Điều hằng năm và kinh phí đối ứng của các doanh nghiệp tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”.

Đảm bảo 100% các doanh nghiệp đã được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” thực hiện tốt kế hoạch, trình tự, thủ tục kiểm soát chỉ dẫn địa lý này.

 

3

Hỗ trợ áp dụng vào thực tiễn, khai thác thương mại cho các sáng chế, giải pháp hữu ích

Sở KH&CN

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, TP;

- Các tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích;

- Các đơn vị đã hoặc có nhu cầu ứng dụng sáng chế, giải pháp hữu ích.

Hằng năm

Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh

Đảm bảo 100% tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích được hỗ trợ khi có nhu cầu áp dụng vào thực tiễn, khai thác thương mại.

 

4

Xúc tiến thương mại và kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hồ tiêu đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”

Hội Nông dân huyện Lộc Ninh

- Sở KHCN;

- Hội Nông dân tỉnh;

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh;

- UBND huyện Lộc Ninh;

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;

- Các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”.

Hằng năm

Nguồn ngân sách đã cấp cho hoạt động của Hội Nông dân huyện Lộc Ninh và kinh phí đối ứng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”.

Mỗi năm thực hiện được ít nhất 01 hoạt động.

Nhãn hiệu này đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 4-0221701-000 ngày 25/03/2014 cho Hội nông dân huyện Lộc Ninh.

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN KINH PHÍ SỬ DỤNG TỪ NGUỒN SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 01/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)

Kinh phí (triệu đồng)/năm

Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2020-2025

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

350

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.350

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu: 295/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
Người ký: Trần Tuyết Minh
Ngày ban hành: 01/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…