ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 16 tháng 11 năm 2022 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG, NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày 09/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2023 như sau:
- Đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của tỉnh; tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh, thương hiệu đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh;
- Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
1. Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ
Tổ chức triển khai phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ, mở lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp liên quan về tài sản trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ, vai trò tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác phù hợp với từng nhóm đối tượng: 02 lớp/năm; cử cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tham gia từ 02-03 lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức.
2. Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ
* Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới (cho 10 tổ chức, doanh nghiệp). Hình thức hỗ trợ và định mức như sau:
a) Đăng ký bảo hộ trong nước:
- Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới: 30 triệu đồng/đơn;
- Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu: 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ.
b) Đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho các đối tượng nêu tại mục trên mức hỗ trợ: 60 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn.
* Hỗ trợ đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho từ 02 sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang địa danh địa phương.
Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định (02 nhiệm vụ).
3. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ .
- Hỗ trợ khai thác, phát triển cho 01 sản phẩm chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ;
- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam.
Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định (01 nhiệm vụ).
4. Thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tối đa 05 đơn vị: Hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng (bao gồm cả chi phí điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban Tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc, in ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan); chi công chuyên gia xác định, lựa chọn sản phẩm, tra cứu đánh giá sản phẩm được bảo hộ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
5. Nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
Hỗ trợ nâng cao năng lực của tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tham gia hoạt động kiểm soát, quản lý các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và giống cây trồng.
Nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định (01 nhiệm vụ).
6. Hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, định kỳ thực hiện chuyên đề, phóng sự, bài viết về hoạt động phát triển tài sản trí tuệ trên Báo Kiên Giang và Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang (Báo 06 kỳ; Đài Phát thanh và Truyền hình 04 kỳ).
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2023 là: 1.356.780.000 đồng (bằng chữ: Một tỷ, ba trăm năm mươi sáu triệu, bảy trăm tám mươi nghìn đồng), từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2023, (có Phụ lục kèm theo).
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Đồng thời, tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch đảm bảo yêu cầu, đúng quy định;
b) Tổ chức quản lý theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ và tài chính đối với Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; thực hiện quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành;
c) Lồng ghép các Chương trình được triển khai trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch một cách có hiệu quả.
2. Sở Tài chính:
Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết gửi Sở Khoa học và Công nghệ, tổng hợp có ý kiến gửi Sở Tài chính tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách.
3. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2023. Để việc triển khai Kế hoạch có hiệu quả, đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân quan tâm phối hợp thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số: 242/KH-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
TT |
Tên nhiệm vụ và hoạt động quản lý chung |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
Đơn vị phối hợp |
Số lượng |
Trong
đó |
|
SNKH |
Khác |
|||||
I |
Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ |
|
|
|
140,60 |
|
1 |
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Cục Sở hữu trí tuệ; các sở, ban, ngành, doanh nghiệp liên quan |
02 lớp |
59,00 |
|
2 |
Tham gia từ đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
03 lớp |
81,60 |
|
II |
Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ |
|
|
|
610,00 |
|
1 |
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các tổ chức, doanh nghiệp liên quan |
10 đơn/văn bằng |
210,00 |
|
2 |
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể |
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ |
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành liên quan |
02 nhiệm vụ |
400,00 |
|
III |
Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ |
|
|
|
200,00 |
|
|
- Hỗ trợ khai thác, phát triển cho 01 sản phẩm chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP tỉnh; - Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam |
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ |
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành liên quan |
01 nhiệm vụ |
200,00 |
|
IV |
Thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ |
|
|
|
50,00 |
|
|
Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các tổ chức, doanh nghiệp liên quan |
05 đơn vị |
50,00 |
|
V |
Nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ |
|
|
|
200,00 |
|
|
Hỗ trợ nâng cao năng lực của tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tham gia hoạt động kiểm soát, quản lý các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và giống cây trồng |
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ |
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành liên quan |
01 nhiệm vụ |
200,00 |
|
VI |
Hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội |
|
|
|
50,00 |
|
1 |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang |
Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang |
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành liên quan |
4 kỳ |
32,00 |
|
2 |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trên Báo Kiên Giang |
Báo Kiên Giang |
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành liên quan |
6 kỳ |
18,00 |
|
VII |
Hoạt động quản lý chung |
|
|
|
106,18 |
|
1 |
Tổ chức họp Hội đồng Tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ban, ngành liên quan |
01 cuộc |
10,26 |
|
2 |
Tổ chức họp Hội đồng Tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ cấp tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ban, ngành liên quan |
04 cuộc |
53,44 |
|
3 |
Tổ thẩm định kinh phí |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ban, ngành liên quan |
04 cuộc |
15,00 |
|
4 |
Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ban, ngành liên quan |
04 cuộc |
27,48 |
|
TỔNG
CỘNG |
1.356,78 |
|
Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2023
Số hiệu: | 242/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký: | Nguyễn Lưu Trung |
Ngày ban hành: | 16/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2023
Chưa có Video