BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2004/TT-BNV |
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2004 |
Thi hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sau đây gọi tắt là Nghị định), Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:
Phạm vi điều chỉnh gồm: hội, liên hiệp hội, hội liên hiệp, Tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ và hội có tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội) có tư cách pháp nhân, có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh; trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
1. Muốn thành lập hội những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất 10 thành viên;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất 5 thành viên;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất 3 thành viên;
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động trong cả nước có ít nhất 5 thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 3 thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
2. Hồ sơ thành lập ban vận động thành lập hội gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
3. Việc công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh, do Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận;
b) Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, do Sở, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Sở) quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận;
c) Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định công nhận.
4. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội:
a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;
b) Chuẩn bị hồ sơ thành lập hội theo quy định tại Điều 8 của Nghị định.
Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ đến:
- Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh;
- Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã.
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban chấp hành của hội.
III. SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐĂNG KÝ THAM GIA THÀNH LẬP HỘI
1. Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.
2. Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 50 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.
3. Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất 20 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.
4. Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất 10 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.
5. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện của các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động trong cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định, xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
IV. VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đại hội, ban lãnh đạo hội gửi báo cáo theo quy định tại Điều 13 Nghị định và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội, đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định:
a) Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo theo quy định tại Điều 13 Nghị định và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ của hội, căn cứ vào quy định pháp luật, nội dung của dự thảo điều lệ hội, ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định quyết định phê duyệt điều lệ.
Trường hợp điều lệ hội có điểm trái với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội theo đúng quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC HỘI VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức hội do điều lệ hội quy định.
2. Nhân sự làm việc tại cơ quan thường trực của hội do hội tự quyết định. Tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với nhân sự làm việc tại cơ quan thường trực hội thực hiện theo quy định của hội, do nguồn kinh phí của hội chi trả. Đối với cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tiền lương và các chế độ chính sách khác thực hiện theo quy định của Nhà nước.
3. Kinh phí hoạt động của hội thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo. Trong trường hợp hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước cho hội được thực hiện theo Quyết định số 21/2003/ QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước.
VI. VIỆC KẾT NẠP HỘI VIÊN LIÊN KẾT VÀ HỘI VIÊN DANH DỰ
1. Đối với hiệp hội của các tổ chức kinh tế được kết nạp hội viên liên kết là những doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).
2. Các hội (trừ các hiệp hội của các tổ chức kinh tế) chỉ được kết nạp hội viên liên kết và hội viên danh dự là công dân và tổ chức của Việt Nam. Quyền, nghĩa vụ của hội viên liên kết và hội viên danh dự do điều lệ hội quy định.
1. Việc đặt văn phòng đại diện.
Đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước khi đặt văn phòng đại diện ở địa phương khác phải xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện. Đơn xin phép nêu rõ:
a) Sự cần thiết đặt văn phòng đại diện;
b) Số hội viên của hội tập hợp tại địa phương đó và các hoạt động chính;
c) Nơi đặt trụ sở (địa điểm, điện thoại, fax...).
Sau khi được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc cho phép đặt văn phòng đại diện, hội phải báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.
2. Khi thay đổi trụ sở làm việc của hội và thay đổi Chủ tịch, phó Chủ tịch, tổng thư ký hoặc các chức danh tương đương, lãnh đạo hội phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh, lãnh đạo hội gửi văn bản đến Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động;
b) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, lãnh đạo hội gửi văn bản đến Sở Nội vụ và Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động;
c) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, lãnh đạo hội gửi văn bản báo cáo đến Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân huyện.
Báo cáo về việc thay đổi trụ sở phải nêu rõ nơi đặt trụ sở (địa điểm, điện thoại, fax).
Báo cáo của hội về thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc chức danh tương đương, gửi kèm theo nghị quyết về việc bầu các chức danh trên và lý lịch của người lãnh đạo mới.
VIII. HIỆP HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
Ngoài các quyền được quy định tại Điều 22 của Nghị định, hiệp hội các tổ chức kinh tế còn có quyền và trách nhiệm sau:
1. Làm đầu mối phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, thúc đẩy liên doanh, liên kết, cùng có lợi;
2. Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên trong việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại;
3. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong tranh chấp thương mại và hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên.
IX. VIỆC CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; GIẢI THỂ VÀ ĐỔI TÊN HỘI
1. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự.
2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định, trong thời gian 12 tháng liên tục mà hội không có những hoạt động như: họp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực theo quy định điều lệ hội và tổ chức các hoạt động khác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định quyết định giải thể.
3. Việc chia, tách; hợp nhất; sáp nhập hội phải được đưa ra thảo luận trong ban chấp hành để trình đại hội quyết định. Sau khi có nghị quyết của đại hội về việc chia, tách; hợp nhất; sáp nhập hội, ban chấp hành hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định quyết định. Việc lập hội mới sau khi đã có nghị quyết chia, tách; hợp nhất; sáp nhập được nghị quyết đại hội của hội thông qua, thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định.
4. Việc đổi tên hội phải được đưa ra thảo luận trong ban chấp hành để trình đại hội của hội. Sau khi có nghị quyết của đại hội về việc đổi tên hội, ban lãnh đạo hội gửi tờ trình, nghị quyết về việc đổi tên hội và dự thảo điều lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định xem xét quyết định.
1. Đối với người đại diện hội và ban lãnh đạo hội cố tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ theo quy định tại điều lệ hội.
Trong thời gian 12 tháng kể từ khi hết nhiệm kỳ đại hội, nếu hội không tiến hành đại hội, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định có văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội. Trong thời gian 6 tháng kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội mà người đại diện hội, ban lãnh đạo hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điều 15 Nghị định, quyết định xử lý bằng các biện pháp:
a) Đình chỉ việc điều hành hội của người đại diện hội và cử thành viên trong ban lãnh đạo hội tạm thời điều hành các hoạt động của hội cho đến khi bầu được ban chấp hành mới;
b) Tổ chức họp ban chấp hành yêu cầu cử ban trù bị tổ chức đại hội. Nếu hội vẫn không tổ chức họp được ban chấp hành thì hội bị giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định.
2. Trường hợp thành lập tổ chức pháp nhân trực thuộc hội không đúng thẩm quyền.
Việc lập tổ chức pháp nhân trực thuộc hội không đúng thẩm quyền thì người đại diện hội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định yêu cầu hội ra quyết định giải thể và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi con dấu.
3. Việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ hội phải báo cáo:
a) Hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh báo cáo với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh báo cáo Sở Nội vụ và Sở thuộc Uỷ ban nhân dân quản lý ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã báo cáo Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân huyện.
Việc tổ chức đại hội mà không báo cáo, theo quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định yêu cầu hội đình chỉ việc tổ chức đại hội hoặc không phê duyệt điều lệ mà đại hội thông qua.
4. Việc xử lý kỷ luật đối với người đại diện hội và ban lãnh đạo hội do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội và pháp luật, sau đó gửi báo cáo tới Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động đối với hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ và Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực hội hoạt động đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh; Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân huyện đối với hội có phạm vi hoạt động huyện, xã.
XI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI
1. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hội, phối hợp với các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hội theo quy định tại Điều 32 Nghị định và có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của hội theo quy định của Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20/2/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động khi cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên; giải thể và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Điều 33 Nghị định có trách nhiệm:
a) Tạo điều kiện để hội thành lập đúng pháp luật;
b) Tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ phù hợp với điều kiện và khả năng của hội;
c) Hướng dẫn hội hoạt động đúng các quy định của Bộ;
d) Hướng dẫn Sở, ban, ngành địa phương trong việc quản lý các hoạt động của hội thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
a) Tạo điều kiện giúp hội hoạt động có hiệu quả, khuyến khích các hoạt động của hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Tạo điều kiện để hội tham gia vào quá trình xã hội hóa các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, xem xét tạo điều kiện để hội tham gia một số dịch vụ công mà hội có điều kiện và khả năng thực hiện;
c) Đối với các hội mới thành lập hoặc còn gặp nhiều khó khăn, Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện giúp hội ổn định hoạt động.
4. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a) Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc theo dõi quản lý hội ở địa phương; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của hội; phối hợp với các ngành hữu quan tạo điều kiện giúp hội hoạt động có hiệu quả;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã làm cơ sở để thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập; chia,tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên; giải thể và phê duyệt điều lệ.
- Tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội trong tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các hội có trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
|
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |
THE MINISTRY OF HOME AFFAIR |
|
No. 01/2004/TT-BNV |
Ha Noi, January 15th, 2004 |
In furtherance of the Governments Decree No.88/2003/ND-CP of July 30, 2003 providing for the organization, operation and management of associations (hereinafter called the Decree for short), the Ministry of Home Affairs hereby guides the implementation thereof as follows:
The scope of regulation covers: associations, unions of associations, confederations, federations, societies, clubs and associations under other names according to law provisions (hereinafter referred collectively to as associations), which have legal person status and operate nationwide or inter-provincially; within provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as provinces); within rural districts, urban districts, provincial capitals or towns (hereinafter referred collectively to as districts); and within communes, wards and district townships (hereinafter referred collectively to as communes).
1. To establish associations, the founding members must set up boards canvassing for the establishment thereof. The numbers of members of the association establishment-canvassing boards are prescribed as follows:
a/ For associations operating nationwide or inter-provincially, such a canvassing board must comprise at least 10 members;
...
...
...
c/ For associations operating within districts or communes, it must have at least 3 members;
d/ For unions of economic organizations operating nationwide, such a board must be composed of at least 5 members representing various economic organizations; and for those operating within provinces, it must comprise at least 3 members representing various economic organizations in the provinces.
2. A dossier of application for setting up an association establishment-canvassing board shall include:
a/ The application for recognition of the association establishment-canvassing board, clearly stating the associations name, its guiding principles and purposes, the domains where the association is expected to operate, the scope of operation, the expected time for establishment of the association, and the temporary meeting venue;
b/ The list of those who are expected to join the association establishment-canvassing board and their curriculum vitae: their full names; dates of birth; residence places; educational qualifications; and professional qualifications.
3. Recognition of the association establishment-canvassing boards:
a/ Boards canvassing for the establishment of associations operating nationwide or inter-provincially shall be recognized by the ministries or ministerial-level agencies (hereinafter referred collectively to as ministries) which perform the State management over the branches or domains where the associations are expected to operate;
b/ Boards canvassing for the establishment of associations operating within provinces shall be recognized by the services or agencies under the provincial Peoples Committees (hereinafter referred collectively to as provincial/municipal services) which perform the State management over the branches or domains where the associations are expected to operate;
c/ Boards canvassing for the establishment of associations operating within districts or communes shall be recognized by the district Peoples Committees.
...
...
...
a/ To mobilize citizens and/or organizations to register for joining the associations;
b/ To prepare dossiers for the establishment of the associations according to Article 8 of the Decree.
After completing all preparations for the establishment of the associations, the association establishment-canvassing boards shall send dossiers to:
- The Ministry of Home Affairs, for associations operating nationwide or inter-provincially;
- The provincial/municipal Home Affairs Services, for associations operating within provinces, districts or communes.
The association establishment-canvassing boards shall be automatically dissolved after the associations executive boards are elected by their congresses.
III. THE NUMBERS OF PEOPLE REGISTERING FOR PARTICIPATION IN THE ASSOCIATIONS ESTABLISHMENT
1. For associations operating nationwide or inter-provincially, there must be at least 100 signatures (applications for participation) of eligible citizens and/or organizations in various provinces, voluntarily registering for participation in the associations establishment.
2. For associations operating within provinces, there must be at least 50 signatures (applications for participation) of eligible citizens and/or organizations in the provinces, voluntarily registering for participation in the associations establishment.
...
...
...
4. For associations operating within communes, there must be at least 10 signatures (applications for participation) of eligible citizens and/or organizations in the communes, voluntarily registering for participation in the associations establishment.
5. For unions of economic organizations having members being representatives of Vietnamese economic organizations with the legal person status and operating nationwide, there must be at least 11 eligible legal person representatives in various provinces, while for those operating within provinces, there must be at least 5 eligible legal person representatives in the provinces, which are engaged in the same production and business lines or the same operation domains meeting the prescribed conditions and voluntarily registering for participation in the unions establishment.
For professional associations with professional peculiarities, the numbers of citizens and/or organizations voluntarily registering for participation in their establishment shall be considered and decided on a case-by-case basis by the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree.
IV. APPROVAL OF ASSOCIATIONS CHARTERS
1. Within 30 days after the congresses, the associations leaderships shall send the reports prescribed in Article 13 of the Decree and the written requests for the approval of the associations charters to the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree, namely:
a/ The Ministry of Home Affairs, for associations operating nationwide or inter-provincially;
b/ The provincial Peoples Committees (via the provincial/municipal Home Affairs Services), for associations operating within provinces, districts or communes.
2. Within 60 days after receiving the reports prescribed in Article 13 of the Decree and the written requests for the approval of the associations charters, the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall base themselves on law provisions, the contents of the associations draft charters and opinions of competent State management agencies to decide on the approval of the charters.
In cases where the associations charters contain contents contrary to law provisions, the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall guide the associations leaderships to finalize the associations charters in strict accordance with the current regulations.
...
...
...
1. The organization of associations shall be prescribed in the associations charters.
2. The personnel working at associations standing bodies shall be decided by the associations themselves. Wages and other regimes and policies for personnel working at the associations standing bodies shall comply with the associations regulations and be covered by the associations funding. For cadres enjoying salaries from the State budget, their wages and other regimes and policies shall comply with the States regulations.
3. Funding for the operation of associations shall comply with the principle of self-financing. In cases where the associations have their activities associated with the States tasks, they shall be rendered with support from the State budget. The provision of support from the State budget to the associations shall comply with the Prime Ministers Decision No. 21/2003/QD-TTg of January 29, 2003 on the State budget support rendered to political-social-professional organizations, social organizations and social-professional organizations for activities associated with the States tasks.
VI. ADMISSION OF ASSOCIATED MEMBERS AND HONORARY MEMBERS
1. Unions of economic
organizations may admit associated members being joint-venture enterprises and
enterprises with 100% foreign capital, operating in
2. Associations (except for unions of economic organizations) shall only be allowed to admit associated members and honorary members being Vietnamese citizens and organizations. The rights and obligations of associated members and honorary members shall be prescribed in the associations charters.
1. On the setting up of representative offices
Associations operating nationwide, when setting up their representative offices in other localities, shall have to apply for permission of the Peoples Committees of the provinces where the representative offices are to be located. The applications for permission must clearly state:
...
...
...
b/ The number of the associations members in the localities and major operations;
c/ The office locations (addresses, telephone numbers, fax numbers)
After obtaining the provincial Peoples Committees consent, permitting the setting up of representative offices, the associations must report thereon in writing to the Ministry of Home Affairs and the ministries performing the State management over the branches and domains where the associations operate.
2. When relocating their head-offices, changing presidents, vice-presidents, secretaries general or equivalent posts, the associations leaderships must report thereon in writing to competent State agencies:
a/ For associations operating nationwide or inter-provincially, the associations leaderships shall send their reports to the Ministry of Home Affairs and the ministries performing the State management over the branches and domains where the associations operate;
b/ For associations operating within provinces, the associations leaderships shall send their reports to the provincial/municipal Home Affairs Services and the services under provincial Peoples Committees, which perform the State management over the branches and domains where the associations operate;
c/ For associations operating within districts or communes, the associations leaderships shall send their report to the provincial/municipal Home Affairs Services and the district Peoples Committees.
Reports on the relocation of head-offices must clearly state the new locations of the head-offices (addresses, telephone numbers, fax numbers).
The associations reports on the change of their presidents, vice-presidents, secretaries general or equivalent posts shall be enclosed with resolutions on the election of people to the above-stated posts and the curricula vitae of new leaders.
...
...
...
Apart from the rights prescribed in Article 22 of the Decree, unions of economic organizations shall also have the following rights and responsibilities:
1. To act as the standing bodies linking and urging the cooperation among member enterprises for common interests;
2. To assist member enterprises in technology transfer, managerial experiences and trade promotion;
3. To protect the legitimate interests of members in commercial disputes and conciliate disputes among them.
IX. DIVISION, SEPARATION; MERGER; CONSOLIDATION; DISSOLUTION AND RENAMING OF ASSOCIATIONS
1. The division, separation; merger; consolidation; dissolution and renaming of associations shall comply with the provisions of the Civil Code.
2. Under the provisions of Clause 1, Article 28 of the Decree, if the associations fail to conduct such activities as holding meetings of their executive boards or standing boards according to their charters, organizing other activities, for 12 consecutive months, the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall decide to dissolve such associations.
3. The division, separation, merger or consolidation of associations must be put up for discussion in their executive boards for submission to the congresses for decision. After the congresses resolutions on the division, separation; merger; and consolidation of associations are adopted, the associations executive boards shall request the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree to make decisions thereon. The establishment of new associations after the resolutions on the division, separation, merger or consolidation are adopted by the associations congresses shall comply with Article 8 of the Decree.
4. The renaming of associations must be put up for discussion in their executive boards for submission to congresses. After the congresses resolutions on the renaming of associations are adopted, the associations leaderships shall send reports and resolutions on the renaming of the associations and the draft charters to the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree for consideration and decision.
...
...
...
1. For representatives and leaderships of associations, who intentionally prolong the duration for holding term congresses prescribed in the associations charters.
Within 12 months after the expiry of a congress term, if an association fails to hold its congress, the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall send documents requesting the association to hold its congress. Within 6 months after receiving the written request for the organization of the congress, if the associations representatives or leadership still fail to hold the congress, the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall decide on the handling thereof by the following methods:
a/ Suspending the administration of the associations by the associations representatives and appoint a member of their leaderships to temporarily administer their operations until new executive boards are elected;
b/ Holding the executive boards meetings requesting the setting up of preparatory boards for the organization of the congress. If the associations still fail to hold the executive boards meetings, they shall be dissolved according to Clause 1, Article 28 of the Decree.
2. In case of setting up legal person organizations under associations ultra vires.
The associations representatives must bear responsibility before law for the setting up of legal person organizations under the associations ultra vires and the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall request the associations to issue decisions to dissolve such organizations and request the competent State agencies to revoke their seals.
3. The organization of the associations term congresses must be reported to:
a/ The Ministry of Home Affairs and the ministries performing the State management over the branches and domains where the associations operate, for associations operating nationwide or inter-provincially;
b/ The provincial/municipal Home Affairs Services and the services under the provincial Peoples Committees, which perform the State management over the branches and domains where the associations operate, for associations operating within provinces;
...
...
...
If the organization of congresses is not reported, according to regulations, the competent State agencies defined in Article 15 of the Decree shall request the associations to stop the organization of the congresses or shall not approve the charters adopted by such congresses.
4. The discipline of associations representatives and leaderships shall be decided by the associations according to their charters and law provisions, then reported to the Ministry of Home Affairs and the ministries managing the branches and domains where the associations operate, for associations operating nationwide or inter-provincially; to the provincial/municipal Home Affairs Services and the services under the provincial Peoples Committees, which perform the State management over the domains where the associations operate, for associations operating within provinces; and the provincial/municipal Home Affairs Services or to the district Peoples Committees, for associations operating within districts or communes.
XI. RESPONSIBILITIES OF THE STATE MANAGEMENT AGENCIES TOWARDS ASSOCIATIONS
1. The Ministry of Home Affairs shall assist the Government in unifying the State management over associations, coordinate with the ministries and provincial Peoples Committees in performing the State management over associations according to Article 32 of the Decree, and have the responsibilities:
a/ To coordinate with the concerned agencies in managing the signing and implementation of international agreements by associations according to the Governments Decree No. 20/2002/ND-CP of February 20, 2002 on the signing and implementation of international agreements by provinces, centrally-run cities, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations;
b/ To gather written opinions of the ministries performing the State management over the branches and domains where the associations operate when permitting the establishment; division, separation, merger, consolidation, renaming, dissolution of associations, and approving their charters, for associations operating nationwide or inter-provincially.
2. The ministries and ministerial-level agencies defined in Article 33 of the Decree shall have the responsibilities:
a/ To create conditions for associations to be established in strict accordance with laws;
b/ To create conditions for associations to participate in activities within the domains under their respectively management, according to their conditions and capabilities;
...
...
...
d/ To guide the provincial/municipal services, departments and branches to manage associations activities in the branches and domains under their respective management.
3. The provincial Peoples Committees shall have the responsibilities:
a/ To create conditions for associations to operate with efficiency and encourage associations activities which are associated with the performance of socio-economic development tasks of the localities.
b/ To create conditions for associations to participate in the socialization of medical, cultural, educational, scientific and technological, and physical training and sports activities in the localities, consider and create conditions for associations to participate in some public services which they have conditions and capability to perform.
c/ For newly-established or difficulty-hit associations, the Peoples Committees of various levels shall create conditions and help them to stabilize their operations.
4. The provincial/municipal Home Affairs Services shall have the responsibilities:
a/ To advise and assist the provincial Peoples Committees in monitoring and managing associations in their respective localities; settle problems arising in the organization and operation of associations; and coordinate with the concerned branches in creating conditions for associations to operate with efficiency;
b/ To gather written opinions of the provincial/municipal services performing the State management over the branches and domains where associations operate, for associations operating within provinces, or the district Peoples Committees, for associations operating within districts or communes, which shall serve as basis for expertising and submitting to the provincial Peoples Committees for decision the establishment, division, separation, merger; consolidation, renaming or dissolution of associations and approval of their charters.
- To sum up and report on the organization, operation and management of associations in their provinces to the Ministry of Home Affairs.
...
...
...
This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the provincial-level Peoples Committees and associations shall have to implement this Circular. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Home Affairs for study, amendment and supplementation.
MINISTER OF HOME AFFAIRS
Do Quang Trung
;
Thông tư 01/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu: | 01/2004/TT-BNV |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ |
Người ký: | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành: | 15/01/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 01/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ Nội vụ ban hành
Chưa có Video