THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2000/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2000 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình (số 22/2000/QH10) ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế (số
07/1998/PL-UBTVQH10) ngày 20 tháng 8 năm 1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội và
Nghị định số 161/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc
tế;
Căn cứ Quyết định số 120 QĐ/CTN ngày 14 tháng 7 năm 2000 của Chủ tịch nước
phê chuẩn Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng
Bộ Công an,
QUYẾT ĐỊNH:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo giải quyết ưu tiên các hồ sơ xin nhận con nuôi của công dân Pháp và những người thường trú tại Pháp còn tồn đọng do việc thực hiện quyết định tạm đình chỉ nói tại đoạn 1 Điều này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI
GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 142/2000/QĐ-TTg ngày 11 tháng
12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)
Quy chế này áp dụng đối với việc thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp (sau đây gọi là Hiệp định).
Điều 2. Nguyên tắc giải quyết cho, nhận con nuôi và áp dụng pháp luật
1. Việc giải quyết cho, nhận nuôi con nuôi phải bảo đảm mục đích nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.
Nghiêm cấm lợi dụng việc giới thiệu và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích mua bán, trục lợi hoặc mục đích khác trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Việc giải quyết hồ sơ của công dân Pháp và người nước ngoài thường trú tại Pháp, kể cả trong trường hợp họ đang tạm trú có thời hạn ở ngoài nước Pháp (sau đây gọi là người xin nhận con nuôi) xin nhận trẻ em là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo các quy định của Hiệp định, Quy chế này và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp Hiệp định quy định trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi khác với quy định của pháp luật Việt Nam, thì áp dụng quy định của Hiệp định.
Điều 3. Đối tượng trẻ em được giới thiệu làm con nuôi
Trẻ em được giới thiệu và giải quyết cho làm con nuôi theo quy định của Quy chế này là trẻ em đang ở trong các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp trẻ em bị mồ côi, bị tàn tật, người xin nhận con nuôi trước đây đã nhận anh, chị, em ruột của trẻ em đó làm con nuôi hoặc vì lý do nhân đạo khác được Bộ Tư pháp chấp thuận, thì giải quyết cho người xin nhận con nuôi được xin đích danh trẻ em đó từ gia đình.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ XIN NHẬN CON NUÔI
Điều 4. Hồ sơ xin nhận con nuôi
1. Hồ sơ xin nhận con nuôi phải được lập theo đúng quy định của Hiệp định. Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ xin nhận con nuôi phải được dịch ra tiếng Việt, có chứng thực bản dịch của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
2. Hồ sơ xin nhận con nuôi phải được Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp gửi cho Bộ Tư pháp qua đường ngoại giao. Trong trường hợp được Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp ủy quyền và Bộ Tư pháp chấp thuận, việc chuyển hồ sơ có thể được thực hiện thông qua các tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam.
Điều 5. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin nhận con nuôi tại Bộ Tư pháp
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin nhận con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này, Bộ Tư pháp xem xét, kiểm tra toàn bộ hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, thì Bộ Tư pháp có công văn gửi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đề nghị giới thiệu trẻ em làm con nuôi; công văn này được sao gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, thì Bộ Tư pháp đề nghị Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp bổ sung, hoàn thiện.
Điều 6. Thủ tục giới thiệu trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng
1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 5 của Quy chế này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tư pháp xác định trẻ em phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để trả lời Bộ Tư pháp. Trong trường hợp có trẻ em để giới thiệu, thì có công văn trả lời kèm theo hồ sơ của trẻ em; nếu không có trẻ em phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, thì trả lời sớm cho Bộ Tư pháp để thông báo cho người đó.
Trẻ em được giới thiệu làm con nuôi phải là trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ điều kiện làm con nuôi theo quy định của pháp luật, có nguồn gốc rõ ràng, hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
2. Thủ tục xác định trẻ em và lập hồ sơ của trẻ em được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm xác định trẻ em để giới thiệu làm con nuôi và lập 02 bộ hồ sơ của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Trong trường hợp có ủy quyền bằng văn bản của người xin nhận con nuôi, tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam được tiếp xúc ban đầu với trẻ em và nếu được người đứng đầu cơ sở nuôi duỡng đồng ý, thì được cho trẻ em đi khám sức khoẻ bổ sung; chi phí liên quan đến việc khám sức khoẻ bổ sung do người xin nhận con nuôi chịu;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được công văn giới thiệu của cơ sở nuôi dưỡng và hồ sơ của trẻ em, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, kiểm tra toàn bộ hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được ủy quyền thông báo kết quả cho Bộ Tư pháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em.
Trong trường hợp hồ sơ của trẻ em chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc xét thấy nguồn gốc trẻ em không rõ ràng, Sở Tư pháp yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng bổ sung, hoàn thiện hoặc phối hợp với cơ quan công an cấp tỉnh thẩm tra. Thời hạn quy định tại điểm này được kéo dài thêm không quá 10 ngày.
Điều 7. Thủ tục giới thiệu trẻ em từ gia đình
Trong trường hợp người xin nhận con nuôi đề nghị xin đích danh trẻ em từ gia đình phù hợp với quy định tại Điều 3 của Quy chế này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập 02 bộ hồ sơ của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Việc xem xét, kiểm tra hồ sơ của trẻ em và thông báo kết quả cho Bộ Tư pháp tuân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quy chế này.
Thời hạn giới thiệu trẻ em từ gia đình là 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả giới thiệu và hồ sơ của trẻ em do Sở Tư pháp thừa ủy quyền Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi, Bộ Tư pháp xem xét, kiểm tra lại hồ sơ của trẻ em. Nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, trẻ em được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện làm con nuôi theo quy định của pháp luật, Bộ Tư pháp có công văn, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết; công văn này được sao gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người xin nhận con nuôi do Bộ Tư pháp gửi, ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Tư pháp trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam thông báo bằng văn bản cho người xin nhận con nuôi.
Điều 9. Hoàn tất thủ tục cho, nhận con nuôi tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo của Sở Tư pháp, người xin nhận con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người xin nhận con nuôi không thể đến Việt Nam trong thời hạn này, thì có thể đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, nhưng tổng số thời gian không quá 06 tháng.
2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người xin nhận con nuôi có mặt tại Sở Tư pháp, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật và ký vào bản cam kết về việc báo cáo tình hình phát triển của con nuôi để bổ sung hồ sơ xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ nuôi con nuôi, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký quyết định cho nhận con nuôi.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ nuôi con nuôi do Sở Tư pháp gửi, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định cho nhận con nuôi.
Điều 10. Thông báo quyết định cho nhận con nuôi
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp gửi cho Bộ Tư pháp bản sao quyết định cho nhận con nuôi, biên bản giao nhận con nuôi và bản cam kết của cha mẹ nuôi về việc báo cáo tình hình phát triển của con nuôi, để bổ sung hồ sơ xin nhận con nuôi, đưa vào lưu trữ và theo dõi chung. Đồng thời, Sở Tư pháp gửi bản sao quyết định cho nhận con nuôi cho ủy ban nhân dân nơi trưước đây đã đăng ký khai sinh cho trẻ em để làm thủ tục ghi chú việc đăng ký nuôi con nuôi.
2. Định kỳ hàng quý, Bộ Tư pháp lập danh sách thống kê các quyết định cho nhận con nuôi đã giải quyết theo Hiệp định này trong phạm vi cả nước và các quyết định về con nuôi của Toà án Pháp gửi Bộ Ngoại giao để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CHO NHẬN CON NUÔI
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp là Cơ quan trung ương của phía Việt Nam theo quy định tại Điều 2 của Hiệp định, có trách nhiệm làm đầu mối trong việc thực hiện các quy định của Hiệp định và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Quy chế này;
2. Chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết hồ sơ cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
3. Thành lập và chủ trì Nhóm công tác liên ngành của phía Việt Nam để tham gia vào Nhóm công tác hỗn hợp Việt - Pháp theo quy định tại Điều 20 của Hiệp định;
4. Cấp Giấy phép hoạt động cho các Tổ chức của Pháp có đủ điều kiện được hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam để thực hiện những công việc được Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp ủy quyền và giúp đỡ người xin nhận con nuôi trong việc hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi; quản lý hoạt động của các tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;
5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về hồ sơ xin nhận con nuôi của người xin nhận con nuôi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 10 của Hiệp định và tại Quy chế này;
6. Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thi hành Hiệp định và Quy chế này.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao phối
hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thực hiện
Hiệp định, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xử lý về đối ngoại những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định;
2. Chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trong việc giới thiệu nội dung của Hiệp định, Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam về nuôi con nuôi; hướng dẫn người xin nhận con nuôi hoàn thiện hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; giải quyết thuận lợi các thủ tục dịch và chứng thực bản dịch hồ sơ xin nhận con nuôi, cũng như thủ tục để người xin nhận con nuôi nhập cảnh Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại Pháp.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo cơ quan công an cấp tỉnh, khi có yêu cầu, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc thẩm tra hồ sơ, xác minh nguồn gốc của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi; cấp hộ chiếu kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho làm con nuôi xuất cảnh Việt Nam;
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống các hành vi lợi dụng việc giới thiệu, giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích mua bán, trục lợi và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong việc nuôi con nuôi;
3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý các tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong lĩnh vực nuôi con nuôi với người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an trong việc thực hiện Hiệp định và Quy chế này.
Điều 15. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em được giới thiệu làm con nuôi hoặc nơi thường trú của trẻ em được xin làm con nuôi, là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Hiệp định, có trách nhiệm thực hiện các quy định có liên quan của Hiệp định và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi do Bộ Tư pháp chuyển, chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan công an cấp tỉnh và cơ sở nuôi dưỡng giải quyết hồ sơ, đảm bảo việc cho trẻ em làm con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
2. Chỉ định cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thuộc địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ điều kiện để giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
3. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 1 Điều 11 của Hiệp định và tại Quy chế này;
4. Quyết định việc cho nhận con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Hiệp định và chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức việc giao nhận con nuôi theo quy định của pháp luật;
5. Quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoạt động của các tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên đây, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em
Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em được ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định để giới thiệu trẻ em làm con nuôi có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc giới thiệu trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi; định kỳ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan đã ra quyết định thành lập cơ sở nuôi dưỡng về tình hình giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
2. Bảo đảm trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm con nuôi theo quy định của pháp luật, có nguồn gốc rõ ràng, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
3. Tạo điều kiện cho cha mẹ nuôi, tổ chức của Pháp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam tiếp xúc với trẻ em và làm các thủ tục cần thiết trong việc xin nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của Nhóm công tác liên ngành
1. Nhóm công tác liên ngành được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thành phần gồm có đại diện là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan khác, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng nhóm.
2. Nhóm công tác liên ngành có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành hữu quan trong việc thực hiện Hiệp định và giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Hiệp định và Quy chế này;
b) Chuẩn bị báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện Hiệp định và Quy chế này để Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
c) Định kỳ kiểm tra việc thực hiện Hiệp định và Quy chế này tại các địa phương;
d) Tham gia vào hoạt động của Nhóm công tác hỗn hợp Việt - Pháp và thực hiện những nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 của Hiệp định.
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức của Pháp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam
1. Tổ chức của Pháp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam có nghĩa vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Hoạt động theo đúng nội dung, phạm vi đã được quy định trong Giấy phép;
c) Đôn đốc, nhắc nhở người xin nhận con nuôi thực hiện cam kết về việc báo cáo tình trạng phát triển của con nuôi;
d) Định kỳ 6 tháng báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp về hoạt động của tổ chức tại Việt Nam; đồng thời có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức cho Bộ Tư pháp, khi được yêu cầu;
e) Hết năm tài chính, phải có báo cáo quyết toán gửi Bộ Tư pháp;
g) Được thuê trụ sở làm việc, tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người được tổ chức ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức đó tại Việt Nam.
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trái với Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người nào có hành vi vi phạm Quy chế này và các quy định khác của pháp luật; lợi dụng việc giới thiệu và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 142/2000/QD-TTg |
Hanoi,
December 11, 2000 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the Promulgation of Legal Documents of November 12,
1996;
Pursuant to the Marriage and Family Law (No. 22/2000/QH10) of June 9, 2000;
Pursuant to the Ordinance (No. 07/1998/PL-UBTVQH10) on the Conclusion and
Implementation of International Agreements of August 20, 1998 of the National
Assembly Standing Committee and the Government’s Decree No. 161/1999/ND-CP of
October 18, 1999 detailing the implementation of a number of articles of the
Ordinance on the Conclusion and Implementation of International Agreements;
Pursuant to the State President’s Decision No. 120/QD-CTN of July 14, 2000
ratifying the Agreement on Child Adoption Cooperation between the Socialist
Republic of Vietnam and the Republic of France;
At the proposals of the Minister of Justice, the Minister for Foreign Affairs
and the Minister of Public Security,
DECIDES:
The Minister of Justice shall direct the prioritized settlement of dossiers of application for child adoption filed by French citizens and permanent residents in France, which remain unsettled due to the execution of the suspension decision mentioned in paragraph 1 of this Article.
...
...
...
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
ON THE IMPLEMENTATION OF THE AGREEMENT ON CHILD ADOPTION
COOPERATION BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM AND THE REPUBLIC OF
FRANCE
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 142/2000/QD-TTg of
December 11, 2000)
Article 1.- Scope of application
...
...
...
Article 2.- Principles for the settlement of child adoption and the law application
1. The settlement of child adoption must serve the humanitarian purposes as well as the best interests of children and the respect for their fundamental rights.
It is strictly forbidden to take advantage of the recommendation of children for adoption and the settlement of child adoption for the purposes of trafficking, profit-seeking or other purposes contrary to laws and social morality.
2. The processing of dossiers filed by French citizens and foreigners permanently residing in France, including cases where they are residing temporarily outside France for a definite term, (hereinafter called the adopters) applying for the adoption of children who are Vietnamese citizens residing in Vietnam must comply with the provisions of the Agreement and other relevant provisions of the Vietnamese legislation.
Where the Agreement contains provisions on the child adoption-settling order and procedures different from the provisions of the Vietnamese legislation, such provisions of the Agreement shall apply.
Article 3.- Children to be recommended for adoption
Children who may be recommended and permitted for adoption and according to this Regulation are those who are staying at the children-rearing establishments lawfully set up in the provinces and centrally-run cities.
In cases where a child is orphaned or disabled and the adopter previously adopted his/her natural sibling(s), or for other humanitarian reasons approved by the Ministry of Justice, the adopter shall be permitted to ask for the adoption of the very child from his/her family.
...
...
...
Article 4.- Child adoption application dossiers
1. Child adoption application dossiers must be compiled in accordance with the Agreement. Foreign-language papers in a child adoption application dossier must be translated into Vietnamese and the translations be authenticated by the Vietnamese Embassy in France.
2. Child adoption application dossiers must be sent by the French International Mission for Child Adoption to the Ministry of Justice via diplomatic channels. For cases authorized by the French International Mission for Child Adoption and consented by the Ministry of Justice, the dossiers may be sent via French organizations already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam.
3. Basing itself on the Agreement and the Vietnamese legislation on child adoption, the Ministry of Justice shall reach agreement with the French International Mission for Child Adoption on the kinds of papers needed for a child adoption application dossier.
Article 5.- Receipt and processing of child adoption application dossiers at the Ministry of Justice
Within 7 days from the date of receipt of the child adoption application dossiers prescribed in Clause 2, Article 4 of this Regulation, the Ministry of Justice shall consider and check thoroughly such dossiers. If deeming that the dossiers are complete and valid, the Ministry of Justice shall send official dispatches to the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter called the provincial-level People’s Committees) requesting the latter to recommend children for adoption; these official dispatches shall be duplicated and sent to the French International Mission for Child Adoption.
Where a dossier is incomplete or invalid, the Ministry of Justice shall request the French International Mission for Child Adoption to supplement and complete it.
Article 6.- Procedures for recommendation of children by the children-rearing establishments
1. Within 45 days after receiving the written requests from the Ministry of Justice as provided for in Article 5 of this Regulation, the provincial-level People’s Committees shall have to direct the provincial/municipal Justice Services to identify children suitable to the aspirations of the adopters and make replies to the Ministry of Justice. Where there are children for recommendation, they shall make written replies enclosed with the children’s dossiers; if there are no children suitable to the aspirations of the adopters, they shall also reply soon to the Ministry of Justice for notification to the adopters.
...
...
...
2. Procedures for identification of children and compilation of their dossiers are prescribed as follows:
a/ Within 20 days after receiving the written requests from the provincial/municipal Justice Services, the children-rearing establishments shall have to identify children to be recommended for adoption and compile two sets of dossier for each child under the guidance of the Ministry of Justice. Where authorized in writing by the adopter, the French organization already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam shall be allowed to make first contacts with the children and may take the children for supplementary health check-ups if so agreed by the heads of the rearing establishments; the costs related to the supplementary health check-ups shall be covered by the adopters;
b/ Within 10 days after receiving the written recommendations from the rearing establishments and the children’s dossiers, the provincial/municipal Justice Services shall have to consider and check the dossiers thoroughly. If deeming that the children’s dossiers are complete and valid, they shall send written reports to the presidents of the provincial-level People’s Committees for authorization to report the results to the Ministry of Justice, enclosed with one dossier set of each child.
Where a child’s dossier is incomplete or invalid or deeming the child’s background is unclear, the provincial/municipal Justice Service shall request the rearing establishment to supplement and complete the dossier or coordinate with the provincial police in verifying the child’s background. The time limit prescribed for this work shall not exceed 10 days.
Article 7.- Procedures for recommendation of children from their families
Where the adopter wishes to adopt a particular child from his/her family in accordance with the provisions in Article 3 of this Regulation, the provincial-level People’s Committee shall direct the provincial/municipal Justice Service to guide the natural parents or guardian to compile two dossier sets for the child under the guidance with the Ministry of Justice.
The consideration and checking of the child’s dossier and the notification of the result to the Ministry of Justice shall comply with the provisions at Point b, Clause 2, Article 6 of this Regulation.
The time limit for recommendation of children from their families shall be 30 days as from the date of receipt of the written requests of the Ministry of Justice as provided for in Article 5 of this Regulation.
...
...
...
2. Within 7 days after receiving the adopters’ dossiers from the Ministry of Justice, the provincial-level People’s Committees shall assign the provincial/municipal Justice Services to notify such in writing directly or through the French organizations already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam to the adopters.
1. Within 90 days after receiving the written notifications from the provincial/municipal Justice Services, the adopters must be in Vietnam to complete the child adoption procedures. If due to some objective reasons they cannot come to Vietnam within this time limit, they may ask the provincial/municipal Justice Services to grant an extension but the total time must not exceed 6 months.
2. Within 5 days after the adopters come to the provincial/municipal Justice Services, pay the child adoption registration fee according to the law provisions and sign the written commitments to report the development of the adopted children for supplement to the child adoption application dossiers, the provincial/municipal Justice Services shall complete the child adoption dossiers and submit them to the provincial-level People’s Committee presidents for signing of the decisions to permit the child adoption.
Within 7 days after receiving the reports together with the child adoption dossiers from the provincial/municipal Justice Services, the presidents of the provincial-level People’s Committees shall consider and sign the decisions to permit the child adoption.
Within 7 days after the presidents of the provincial-level People’s Committees sign the decisions to permit the child adoptions, the provincial/municipal Justice Services shall organize ceremonies for the hand-over and receipt of the adopted children according to the law provisions, hand over to the adoptive parents the original decisions to permit the child adoption and the original minutes on the hand-over and receipt of the adopted children as well as the civil status papers of the adopted children under the guidance of the Ministry of Justice.
Article 10.- Notification of the decisions to permit the child adoption
1. Within 7 days from the date of the hand-over and receipt of an adopted child, the provincial/municipal Justice Service shall send to the Ministry of Justice the copy of the decision on the child adoption, the minutes of the hand-over and receipt of the adopted child and the adoptive parents’ written commitment to report on the development of the adopted child, which shall be added up to the child adoption application dossier for archival and general monitoring. At the same time, the provincial/municipal Justice Service shall send a copy of the decision on the child adoption to the People’s Committee of the locality where the child’s birth is registered for completion of the procedures to make a note on the child adoption registration.
2. Quarterly, the Ministry of Justice shall draw up lists of decisions on child adoption settled throughout the country under this Agreement, and decisions on adopted children sent by the French courts to the Ministry for Foreign Affairs for the performance of the task stated in Clause 2, Article 12 of this Regulation.
...
...
...
Article 11.- Responsibilities of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice, being the central body of the Vietnamese side as provided for in Article 2 of the Agreement, shall act as the key body in the implementation of the provisions of the Agreement and have the following tasks and powers:
1. To promulgate documents guiding the implementation of the provisions of this Regulation;
2. To direct and guide the provincial-level People’s Committees in processing dossiers on the adoption of Vietnamese children.
3. To set up and lead the Vietnamese inter-branch working team for participation in the Vietnam-France joint working team according to the provisions in Article 20 of the Agreement.
4. To issue operation licenses to qualified French organizations for their operation for humanitarian and non-profit purposes in the field of child adoption in Vietnam so as to perform the tasks authorized by the French International Mission for Child Adoption and assist the adopters in completing the child adoption procedures; to manage activities of French organizations already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam;
5. To ensure that the child adoption application dossiers comply with the provisions in Clause 3, Article 10 of the Agreement and this Regulation, and take responsibility for such dossiers.
6. To make annual reports to the Prime Minister on the implementation of the Agreement and this Regulation.
...
...
...
The Ministry for Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice and the competent Vietnamese bodies in implementing the Agreement and have the following tasks and powers:
1. To handle external matters arising in the course of implementing the Agreement;
2. To direct the Vietnamese Embassy in France to recommend the contents of the Agreement, this Regulation and relevant legal documents of Vietnam on child adoption; to guide the adopters to complete the dossiers of application for adoption of Vietnamese children; to facilitate the procedures for the translation of such dossiers and the authentication of their translations as well as the procedures for the adopters to enter Vietnam; to closely coordinate with the domestic bodies in protecting the legitimate rights and interests of adopted Vietnamese children in France.
Article 13.- Responsibilities of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Justice and the competent Vietnamese bodies in implementing the Agreement, and have the following tasks and powers:
1. To direct the provincial/municipal police agencies to, when requested, closely coordinate with the provincial/municipal Justice Services in checking dossiers and verifying the backgrounds of children recommended for adoption; to issue passports in time and create favorable conditions for children who have been permitted by the presidents of the provincial-level People’s Committees for adoption to exit Vietnam;
2. To take measures to prevent and combat acts of taking advantage of recommending children for adoption and settling the child adoption for the purposes of trafficking in children, seeking profits, and other illegal acts in the child adoption;
3. To coordinate with the Ministry of Justice in managing the French organizations already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam;
4. To perform other tasks and powers in the field of child adoption involving foreigners according to law provisions.
...
...
...
The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Justice, the Ministry for Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in implementing the Agreement and this Regulation.
Article 15.- Responsibilities of the provincial-level People’s Committees
The provincial-level People’s Committees of the localities where the establishments rearing the children recommended for adoption are based or where the children to be adopted reside, shall act as the bodies competent to decide the permission of child adoption as provided for in Clause 1, Article 7 of the Agreement and have to implement the relevant provisions of the Agreement and perform the following tasks and powers:
1. To receive dossiers of the adopters from the Ministry of Justice; to direct the provincial/municipal Justice Services to coordinate with the provincial/municipal police agencies and the children-rearing establishments in processing the dossiers, ensuring that the child adoption be effected in the humanitarian spirit and in the best interests of children;
2. To designate the qualified children-rearing establishments located within their respective provinces or centrally-run cities to recommend children for adoption;
3. To ensure that the dossiers of children recommended for adoption comply with all the provisions in Clause 1, Article 11 of the Agreement and this Regulation and to take responsibility for such dossiers;
4. To decide the permission of child adoption according to Clause 1, Article 7 of the Agreement and direct the provincial/municipal Justice Services to organize the hand-over and receipt of adopted children according to law provisions;
5. To manage the activities carried out in their respective provinces or centrally-run cities by the French organizations already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam.
In performing the above-mentioned tasks and powers, the provincial-level People’s Committees shall have to submit themselves to the professional direction and guidance of the Ministry of Justice and the concerned ministries and branches.
...
...
...
The children-rearing establishments designated by the provincial-level People’’s Committees to recommend children for adoption shall have:
1. To coordinate with the provincial/municipal Justice Services in recommending eligible children for adoption; make periodical reports on the recommendation of children for adoption and send them to the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and the bodies that have issued decisions to set up the establishments;
2. To ensure that the children recommended for adoption meet all the adoption conditions prescribed by law, have clear backgrounds as well as complete and valid dossiers.
3. To create conditions for adoptive parents and French organizations already licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam to contact the children and complete the necessary procedures for child adoption according to law provisions.
Article 17.- Responsibilities of the inter-branch working team
1. The inter-branch working team shall be set up by decision of the Minister of Justice, composed of representatives who are departmental leaders of the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Ministry for Foreign Affairs and other concerned agencies, and headed by a Vice Minister of Justice.
2. The inter-branch working team shall have the following powers and tasks:
a/ To coordinate activities among the concerned ministries and branches for the implementation of the Agreement and solve problems arising in the course of implementing the Agreement and this Regulation;
b/ To prepare annual reports on the implementation of the Agreement and this Regulation, which shall be presented by the Minister of Justice to the Prime Minister;
...
...
...
d/ To participate in the activities of the Vietnam-France joint working team and perform the tasks defined in Clause 2, Article 20 of the Agreement.
1. The French organizations licensed to operate in the field of child adoption in Vietnam shall have the following obligations and powers:
a/ To strictly abide by the Vietnamese laws; respect the Vietnamese customs and practices;
b/ To operate in compliance with the contents and scope already prescribed in their licenses;
c/ To urge and remind the adopters to fulfill their commitments to report on the development of their adopted children;
d/ To make bi-annual reports to the Ministry of Justice on their operations in Vietnam; concurrently to report and supply documents or explain questions related to their operations to the Ministry of Justice, when so requested;
e/ At the end of every fiscal year, to send financial settlement reports to the Ministry of Justice;
f/ To be entitled to rent working offices, recruit Vietnamese employees to work for them according to the provisions of the Vietnamese legislation;
...
...
...
3. The Ministry of Justice shall stipulate the dossiers and procedures for the French child adoption organizations to apply for licenses to operate in Vietnam.
Article 19.- Handling of violations
1. Those who abuse their positions and powers in the settlement of child adoption in contravention of this Regulation and other law provisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law provisions.
2. Those who commit acts of violating this Regulation and other law provisions; take advantage of the recommendation of children for adoption and the settlement of child adoption for the purposes of exploitation of child labor, sexual abuse or child trafficking or for other profit-seeking purposes, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
;Quyết định 142/2000/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Số hiệu: | 142/2000/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 11/12/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 142/2000/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Chưa có Video