Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 52-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1991

 

PHÁP LỆNH

CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 52-LCT/HĐNN8 NGÀY 07/05/1991 VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 

Để bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng dân sự trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng; góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về hợp đồng dân sự.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.

Điều 2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 3. Cá nhân có quyền giao kết hợp đồng dân sự

1- Cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.

2- Cá nhân dưới mười tám tuổi được giao kết hợp đồng dân sự, nếu được cha, mẹ hoặc người đỡ đầu đồng ý, trừ hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

3- Cá nhân từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được giao kết hợp đồng dân sự, nếu họ có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp pháp luật quy định phải từ đủ mười tám tuổi trở lên.

Điều 4. Tổ chức có quyền giao kết hợp đồng dân sự

1- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội gọi chung là tổ chức, có tư cách pháp nhân, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.

2- Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

b) Tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước Toà án;

c) Được thành lập hợp pháp và được pháp luật công nhận là một tổ chức độc lập.

Điều 5. Giao kết hợp đồng dân sự thông qua người đại diện

Cá nhân, pháp nhân có thể giao kết hợp đồng thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền, có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng do người đại diện giao kết đúng thẩm quyền.

Điều 6. Đại diện theo pháp luật

1- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân và chỉ được giao kết hợp đồng trong phạm vi thẩm quyền đại diện do pháp luật hoặc điều lệ của pháp nhân quy định.

2- Người đại diện theo pháp luật của người dưới mười tám tuổi, của người mất trí là cha, mẹ hoặc người đỡ đầu và được toàn quyền giao kết hợp đồng dân sự vì lợi ích của người được đại diện.

Điều 7. Đại diện theo uỷ quyền

1- Người được uỷ quyền chỉ được giao kết hợp đồng dân sự trong phạm vi uỷ quyền mà người uỷ quyền và người được uỷ quyền đã thoả thuận. Việc uỷ quyền phải được thông báo cho bên cùng giao kết hợp đồng.

2- Người được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người khác, nếu có sự đồng ý của người uỷ quyền.

3- Việc uỷ quyền, uỷ quyền lại phải được lập thành văn bản hoặc phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật quy định là hợp đồng mà người được uỷ quyền giao kết phải được lập thành văn bản hoặc phải được chứng thực.

4- Uỷ quyền chấm dứt khi người được uỷ quyền hoàn thành việc được uỷ quyền, hết hạn uỷ quyền hoặc người uỷ quyền rút việc uỷ quyền.

Điều 8. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

1- Hợp đồng dân sự phải được thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện và các thoả thuận khác đã ghi trong hợp đồng.

Hợp đồng dân sự chỉ được sửa đổi, chấm dứt theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

2- Các bên có nghĩa vụ trao đổi thông tin và hợp tác trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều 9. Nguyên tắc trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự

Các bên hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự.

Điều 10. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng dân sự

Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng.

Chương 2:

GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Mục 1: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 11. Đề nghị, chấp nhận giao kết hợp đồng

1- Bên đề nghị giao kết hợp đồng mà có nêu rõ những điều khoản chủ yếu của hợp đồng với một cá nhân hoặc một pháp nhân, thì phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thời hạn đã ấn định.

2- Việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có giá trị trong thời hạn mà bên đề nghị đã ấn định.

3- Sự im lặng không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 12. Nội dung chủ yếu của hợp đồng

1- Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điểm đặc trưng của từng loại hợp đồng mà pháp luật quy định và những điểm mà các bên yêu cầu thoả thuận.

2- Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những điểm chủ yếu sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng là tài sản hoặc một việc;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá cả;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Điều 13. Hình thức của hợp đồng

1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản.

2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó.

Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

1- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

2- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các bên ký vào văn bản.

Nếu hợp đồng phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực.

Điều 15. Hợp đồng vô hiệu

1- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội;

b) Một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng.

2- Hợp đồng do người dưới mười tám tuổi giao kết mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này, thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có quyền yêu câu Toà án xác định hợp đồng vô hiệu.

3- Khi một bên hợp đồng bị nhầm lẵn về nội dung chủ yếu của hợp đồng, bị đe doạ hoặc bị lừa dối, thì có quyền yêu cầu Toà án xác định hợp đồng vô hiệu.

4- Hợp đồng vô hiệu từng phần, khi nội dung của phần đó vô hiệu, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng.

Điều 16. Xử lý hợp đồng vô hiệu

1- Hợp đồng vô hiệu không có giá trị từ thời điểm giao kết.

2- Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc đã được thực hiện một phần, thì các bên không được tiếp tục thực hiện.

3- Trong trường hợp hợp đồng đã được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, thì các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền.

4- Bên có lỗi trong việc giao kết hợp đồng vô hiệu mà gây ra thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường, trừ trường hợp bên bị thiệt hại biết rõ lý do làm cho hợp đồng vô hiệu mà vẫn giao kết.

5- Khoản thu nhập không hợp pháp từ việc thực hiện hợp đồng vô hiệu phải bị tịch thu.

Mục 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 17. Thời hạn thực hiện hợp đồng

1- Hợp đồng phải được thực hiện đúng thời hạn đã thoả thuận.

2- Nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, thì các bên có quyền thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào.

3- Bên có nghĩa vụ chỉ được thực hiện hợp đồng trước hoặc sau thời hạn đã thoả thuận, nếu được bên kia đồng ý.

Điều 18. Địa điểm thực hiện hợp đồng

1- Hợp đồng phải được thực hiện tại địa điểm mà các bên đã thoả thuận hoặc tại địa điểm mà pháp luật quy định đối với từng loại hợp đồng.

2- Trong trường hợp các bên không thoả thuận về địa điểm thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng được thực hiện tại nơi thường trú hoặc trụ sở của bên có nghĩa vụ.

Trong trường hợp các bên không thoả thuận về địa điểm trả tiền, thì địa điểm trả tiền là nơi thường trú hoặc trụ sở của bên nhận tiền.

Nếu đối tượng của hợp đồng là nhà cửa, công trình xây dựng khác hoặc cây lâu năm, thì địa điểm thực hiện hợp đồng là nơi có tài sản đó.

Điều 19. Thực hiện nghĩa vụ giao một vật.

1- Một bên hợp đồng chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao một vật, khi đã giao vật đó cho bên kia hợp đồng theo đúng thoả thuận.

2- Trong trường hợp đến hạn mà chưa giao vật, thì bên đang giữ vật đó phải chịu trách nhiệm về tổn thất xảy ra trước khi giao.

Điều 20. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng địa điểm, đúng phương thức, thời hạn đã thoả thuận.

Điều 21. Thực hiện nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc

1- Bên nhận làm hoặc không làm một việc chỉ hoàn thành nghĩa vụ khi đã làm một hoặc không làm việc đó theo đúng thoả thuận.

2- Bên nhận làm một việc mà làm không đúng theo thoả thuận, thì bên kia có quyền yêu cầu làm lại hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng.

3- Bên nhận không làm một việc mà lại làm việc đó, thì bên kia có quyền yêu cầu chấm dứt việc làm đó hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Điều 22. Thực hiện hợp đồng có nhiều người tham gia

1- Nếu trong hợp đồng mà một bên có nhiều người tham gia và nghĩa vụ của họ độc lập với nhau, thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

2- Nếu trong hợp đồng mà một bên có nhiều người tham gia có nghĩa vụ liên đới, thì bên kia có quyền yêu cầu một trong những người có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện toàn bộ hợp đồng.

Khi một trong những người có nghĩa vụ liên đới đã thực hiện toàn bộ hợp đồng, thì người đó có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Điều 23. Thực hiện hợp đồng có điều kiện

Trong trường hợp các bên thoả thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt.

Điều 24. Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

1- Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì bên giao kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và người thứ ba có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.

2- Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình, thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện hợp đồng, nếu các bên giao kết không có thoả thuận khác.

Điều 25. Chuyển quyền, nghĩa vụ của các bên hợp đồng

1- Một bên hợp đồng có thể chuyển quyền của mình cho người khác, trừ trường hợp các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định không được chuyển quyền. Việc chuyển quyền phải được thông báo cho bên kia biết.

2- Một bên hợp đồng có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác thực hiện thay, nếu có sự đồng ý của bên kia hợp đồng.

Mục 3: SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 26. Sửa đổi hợp đồng

1- Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi hợp đồng, nếu pháp luật không có quy định khác.

2- Nếu hợp đồng phải được lập thành văn bản, đăng ký hoặc chứng thực, thì khi sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó.

Điều 27. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1- Hợp đồng đã được thực hiện xong;

2- Hợp đồng chấm dứt theo thoả thuận của các bên;

3- Hợp đồng phải chấm dứt theo quy định của pháp luật;

4- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giải thể hoặc phá sản mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

5- Hợp đồng không thể thực hiện trong trường hợp bất khả kháng.

Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.

Điều 28. Huỷ bỏ hợp đồng

1- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng theo điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.

2- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì hoàn trả bằng tiền. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

Điều 29. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

1- Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết việc đơn phương đình chỉ.

2- Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện, thì hợp đồng bị chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ. Bên đã giao một vật hoặc đã làm một việc, thì có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chương 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Mục I: THẾ CHẤP TÀI SẢN 

Điều 30. Thế chấp tài sản

1- Các bên có thể thoả thuận thế chấp toàn bộ hoặc một phần nhà cửa, công trình xây dựng khác, tàu biển, cây lâu năm nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp và có thể bán được.

2- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 31. Hình thức thế chấp tài sản

1- Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản và được cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực.

2- Trong văn bản thế chấp phải ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, trị giá tài sản; thời hạn thế chấp; phương thức xử lý tài sản thế chấp.

Điều 32. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1- Phải giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản;

2- Phải bảo quản tài sản thế chấp; chỉ được sử dụng, hưởng hoa lợi, nếu được sự đồng ý của bên nhận thế chấp;

3- Không được bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản thế chấp; không được dùng tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ khác.

Điều 33. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

1- Bên nhận thế chấp tài sản phải trả lại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, khi bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ.

2- Trong trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp, thì phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 của Pháp lệnh này.

Điều 34. Xử lý tài sản thế chấp

1- Trong trường hợp bên thế chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận, thì tài sản thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quyết định của Toà án, khi có yêu cầu của một trong các bên.

2- Bên nhận thế chấp tài sản được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp. Nếu tiền bán tài sản thế chấp không đủ để thanh toán, thì bên thế chấp phải bảo đảm phần còn lại bằng các tài sản khác.

Mục 2: CẦM CỐ TÀI SẢN 

Điều 35. Cầm cố tài sản

1- Các bên có thể thoả thuận cầm cố tài sản, trừ nhà cửa, công trình xây dựng khác, cây lâu năm để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố và có thể bán được.

2- Tài sản cầm cố được giao cho bên nhận cầm cố giữ, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 36. Hình thức cầm cố tài sản

1- Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, trị giá tài sản; thời hạn cầm cố; phương thức xử lý tài sản cầm cố.

2- Văn bản cầm cố tài sản phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật có quy định.

Điều 37. Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

1- Bên cầm cố phải giao tài sản cầm cố theo đúng thoả thuận. Nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì cũng phải giao giấy tờ đó.

2- Trong trường hợp bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản; không được bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ khác; chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên nhận cầm cố.

Điều 38. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

1- Trong trường hợp bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, không được bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố; chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên cầm cố.

2- Bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sử hữu tài sản cho bên cầm cố, khi bên cầm cố đã hoàn thành nghĩa vụ.

Điều 39. Xử lý tài sản cầm cố

Việc xử lý tài sản cầm cố được thực hiện theo như quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này về xử lý tài sản thế chấp.

Mục 3: BẢO LÃNH

Điều 40. Bảo lãnh

1- Bảo lãnh là việc cá nhân hoặc pháp nhân, gọi chung là người bảo lãnh, cam kết chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận. Người bảo lãnh chỉ có thể bảo lãnh bằng tài sản hoặc bằng việc thực hiện một việc.

2- Người bảo lãnh đã thực hiện xong cam kết, có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Điều 41. Hình thức bảo lãnh

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản.

Văn bản bảo lãnh phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật có quy định.

Mục 4: ĐẶT CỌC

Điều 42. Đặt cọc

1- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một số tiền nhất định để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2- Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, thì số tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc một số tiền gấp đôi số tiền đặt cọc, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 43. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Bên có lỗi trong việc không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận, thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, nếu pháp luật không có quy định khác.

Điều 44. Trách nhiệm do không thực hiện hợp đồng

Trong trường hợp một bên không thực hiện hợp đồng, thì bên đó phải thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên kia và bồi thường thiệt hại.

Điều 45. Trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng

Trong trường hợp thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết mà một bên chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình, thì bên đó phải tiếp tục thực hiện và bồi thường thiệt hại. Bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng.

Điều 46. Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đủ số lượng

1- Trong trường hợp một bên thực hiện hợp đồng không đủ số lượng, thì bên đó phải tiếp tục thực hiện đầy đủ.

2- Bên kia hợp đồng có quyền nhận, đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng; nếu nhận thì chỉ thanh toán theo số lượng đã nhận.

3- Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Điều 47. Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đúng chất lượng

1- Trong trường hợp một bên vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng đã thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, thì bên bị vi phạm có quyền không nhận hoặc nếu nhận, thì có quyền yêu cầu giảm giá hoặc sửa chữa sai sót và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2- Trong thời hạn bảo hành mà chất lượng không được bảo đảm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, thì bên có vật được bảo hành có quyền yêu cầu sửa chữa không phải trả tiền, được giảm giá, đổi vật khác hoặc trả lại vật và đòi lại tiền và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 48. Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đồng bộ

Trong trường hợp một bên không hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hoá, một việc theo thoả thuận, thì bên bị vi phạm có quyền không nhận và yêu cầu hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hoá hoặc việc đó, và có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Điều 49. Trách nhiệm do giao một vật không đúng chủng loại

Trong trường hợp một bên giao một vật không đúng chủng loại, thì bên kia có quyền không nhận và yêu cầu giao vật đúng chủng loại, đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 50. Trách nhiệm do chậm thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền

Trong trường hợp thời hạn trả tiền đã hết mà một bên chưa trả tiền hoặc trả chưa đầy đủ, thì bên kia có quyền yêu cầu trả ngay và đầy đủ cùng lãi suất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Điều 51. Bồi thường thiệt hại

1- Bên vi phạm hợp đồng do lỗi của mình mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

2- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thiệt hại có thể được bồi thường bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một việc. Trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng bồi thường của bên vi phạm, thì bên vi phạm có thể được giảm mức bồi thường.

3- Thiệt hại là tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền mà bên vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm. Thiệt hại bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí cần thiết để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất.

Điều 52. Trường hợp không phải bồi thường thiệt hại

Bên vi phạm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

2- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, nếu pháp luật không có quy luật khác.

Điều 53. Trách nhiệm của nhiều người gây thiệt hại

1- Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng có nhiều người cùng gây thiệt hại, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại, nếu trách nhiệm liên đới được các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

2- Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng có nhiều người cùng gây thiệt hại mà trách nhiệm của họ độc lập với nhau, thì mỗi người chỉ phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Điều 54. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên cùng có lỗi

Nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của các bên, thì bên bị thiệt hại không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Điều 55. Phạt vi phạm hợp đồng

1- Ngoài trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và 50 của Pháp lệnh này, thì bên vi phạm phải nộp cho bên kia một khoản tiền phạt, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2- Mức tiền phạt do các bên thoả thuận, nếu pháp luật không quy định.

Chương 5:

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Điều 56. Thời hiệu khởi kiện

1- Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm xẩy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thời hạn này, bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện.

2- Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.

3- Đối với hợp đồng bị vi phạm trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.

Chương 6:

ĐIỀU KHỎAN CUỐI CÙNG

Điều 57. Phạm vi áp dụng

1- Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với hợp đồng có mục đích kinh doanh của cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp tư nhân.

2- Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với hợp đồng dân sự mà một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài giao kết, được thực hiện tại Việt Nam, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.

Điều 58. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1991.

Những quy định về họp đồng dân sự trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.

Điều 59.

Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

THE STATE COUNCIL
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 52-LCT/HDNN8

Hanoi, April 29th, 1991

 

ORDINANCE

ON CIVIL CONTRACTS

To provide judicial support for civil contract relations in the context of a multi-sectorial commodity economy, protect legal rights and interests and promote the sense of responsibility of parties to contracts, as a contribution to increasing production, business and the circulation of commodities and in response to the material and moral requirements of the people;
In accordance with article 100 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Ordinance makes provisions on civil contracts.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1

A civil contract represents an agreement between two or more parties which establishes, modifies or terminates the rights and obligations of those parties in the sale and purchase, hire, loan, borrowing or donation of property, or the provision of an act or a service, or any other agreement in which one party or many parties perform to meet a requirement in living or consumption.

Article 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. Individuals entitled to enter into civil contracts:

1.Individuals who are eighteen (18) years of age or older who have the capacity to understand and perform their rights and obligations under a contract and to bear responsibility for the performance of those obligations, shall be entitled to enter into civil contracts.

2. Individuals under eighteen (18) years of age shall be entitled to enter into civil contracts only if they obtain the consent of their parents or guardian, except where those contracts are of minor value relating to daily necessities.

3. Individuals aged between sixteen (16) years and eighteen (18) years shall be entitled to enter into civil contracts, provided they have their own assets guaranteeing the discharge of payment obligations, except in the event that it is stipulated by the law that the party to the contract must be eighteen (18) years of age or older.

Article 4. Organizations entitled to enter into civil contracts:

1. State agencies and economic and social organizations, (hereinafter referred to as organizations) which have legal status, shall be entitled to enter into civil contracts.

An organization having legal status must satisfy the following conditions:

(a) having its own assets and being able to bear responsibility for those assets;

(b) being able to independently enter into legal relations and to appear as either plaintiff or defendant in legal proceedings;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. To enter into civil contracts through a representative:

An individual or a legal entity may enter into a civil contract through a legal or mandated representative and shall enjoy all rights and be liable for all obligations arising from those contracts so entered into by that representative within his authority.

Article 6. Legal representative:

1. A legal representative of a legal entity is the head of that legal entity; he shall enter into civil contracts only within the limit of his authority as stipulated by law or by the charter of the legal entity.

2. The legal representative of an individual under eighteen (18) years of age or an insane person shall be his parents or legal guardian which persons shall have full power to enter into civil contracts in the interests of the person represented.

Article 7. Mandated representative:

1. A mandated representative shall be entitled to enter into civil contracts but only within the scope of the mandate agreed upon by the two sides: the mandator and the mandatory. The other party to the civil contract shall be informed of the mandate.

2. The mandatory shall delegate his mandate to another person only with the consent of the mandator.

3. Mandates shall be established in writing or certified by a notary public, if it is stipulated by law that contracts entered into by mandatories must be established in writing or certified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8. Principles for the performance of civil contracts:

1. A civil contract shall be performed in accordance with its terms and with the quality, quantity, duration, location, formal requirements and other items stipulated in the contract. A civil contract shall be modified or terminated in accordance with the agreement of the contracting parties or stipulations of the law.

2. The contracting parties shall be obliged to exchange information and to co-operate with each other in the course of performance of the contract.

Article 9. Responsibility for breaches of civil contracts:

The contracting parties shall be responsible for breaches which occur in the conclusion and performance of civil contracts.

Article 10. Protection of legal rights and interests of parties to civil contracts:

The State shall protect the legal rights and interests of contracting parties.

Chapter II

CONCLUSION, PERFORMANCE, MODIFICATION AND TERMINATION OF CIVIL CONTRACTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11. Offer, acceptance and conclusion of contracts:

1. The party proposing to an individual or a legal entity to enter into a contract the main clauses of which are clearly stated shall be responsible for his proposal for the duration of time stipulated.

2. The acceptance of the contract shall be valid only for the duration of time stipulated in the proposal.

3. Silence shall not be interpreted as acceptance of the contract unless otherwise agreed upon.

Article 12. Principal contents of a civil contract:

1. The principal contents of a civil contract shall be the main items stipulated by law for each kind of contract and other items agreed upon by the contracting parties.

2. Depending on the type of contract involved, the parties may agree to include any of the following main contents:

(a) the object of the contract which may be an asset or an act;

(b) quantity and quality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) duration of time, location, manner of performance of the contract;

(e) rights and obligations of the parties;

(f) responsibility for breaches of the contract.

Article 13. Forms of contracts:

1. The parties may enter into contracts either orally or in writing.

2. In respect of those contracts which the law requires to be in writing and registered or certified by a notary public, the parties shall comply with those legal requirements.

Article 14. Time at which contracts become effective:

1. A contract shall take effect as from the time of its conclusion unless otherwise agreed upon by the parties or provided for by the law.

2. The time of conclusion of an oral contract shall be the time at which the parties agree on the main contents of the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the contract is required to be certified by a notary public, the time of conclusion of the contract shall be the time of such certification by the notary public.

Article 15. Invalid contracts:

1. A contract shall be null and void in the event of any of the following:

(a)its contents are illegal or against social standards;

(b)one or more of the parties to the contract are not of sufficient capacity to enter into contracts;

(c)the contract is entered into by a person under eighteen (18) without the consent of his parents or legal guardian in accordance with paragraph 2 of article 3 of this Ordinance, in which case his parents or guardian are entitled to request that the court declare the contract invalid.

2. When a contracting party makes an error as to the principal contents of the contract or is the victim of deception, he shall be entitled to request the court to declare the contract invalid.

3. Where any part of the contract is invalid that part shall be severed from the contract without affecting the validity of the remaining parts.

Article 16. Settlement of the invalidity of contracts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If the contract has not been performed or is only partially performed, the parties shall cease performance of it.

3. Where the contract has been performed either in part or in full, the parties shall be obliged to return to each other any assets which have already been exchanged pursuant to the contract provided that those assets are not required by law to be confiscated if the assets are not able to be returned in kind, they shall be returned in cash.

4. The part at fault in the conclusion of an invalid contract which has caused damage to the other party shall indemnify it against such damage except where the injured party has concluded the contract in full knowledge of the cause of invalidity of the contract.

5. Any illegal income derived from the performance of an invalid contract shall be confiscated.

Section II. PERFORMANCE OF CIVIL CONTRACTS

Article 17. Duration of time for the performance of a contract:

1. A contract shall be performed in accordance with the duration of time agreed for its performance.

2. In the event that no agreement exists as to the duration of time for the performance of the contract, the parties shall be entitled to perform, or to request the performance of, the contract at any time.

3. Any party committed to perform a contract within a specified duration shall perform the contract prior to or after that duration of time only if he has the consent of the other party to the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A contract shall be performed at the location agreed on by the parties or at the location provided for by law depending on the type of contract involved.

2. In the event that no agreement exists as to the location for the performance of a contract, the contract shall be performed at the place of residence of the party committed to an obligation to perform it.

In the event that no agreement exists as to the location for payments under the contract in cash, payments shall be made at the place of residence of the party accepting those payments in cash.

If the object of the contract is a house, a construction work or a valuable perennial tree, the location for the performance of the contract shall be the place where the house, construction work or tree is located.

Article 19. Fulfillment of an obligation to deliver an object:

1.A party to a contract shall have fulfilled his obligations to deliver an object pursuant to a contract only when he has delivered the object to the other party as agreed.

2.If the object is delivered within the deadline agreed, the party who has failed to deliver the object shall bear responsibility for any damage which may be caused up to the time the object is delivered.

Article 20. Fulfillment of an obligation to refund money:

Any obligation to refund money shall be fulfilled at the location, in the manner and within the time agreed by the parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.A party which has agreed to perform or not perform an act shall be deemed to have fulfilled his obligation only when he has or has not performed such act in accordance with the manner agreed.

2.A party which has agreed to perform an act but who has failed to do so in accordance with the manner agreed shall be subject to a further request by the other party to the contract to perform the act anew or to cease performing the contract.

3.A party which has agreed not to perform an act but has failed to not do so shall be subject to a further request by the other party, to the contract to stop performing this act or to cease performing the contract.

Article 22. Performance of a contract involving the participation of several persons:

1.If a party to a contract comprises a number of participants with independent obligations, each participant shall fulfill his own obligations.

2.If a party to a contract comprises several participants with joint obligations, the other party to the contract shall be entitled to request that one of the participants with such joint obligations to perform the whole contract.

When one of the participants having joint obligations performs the whole contract, he shall be entitled to ask the other participants having those joint obligations also to fulfill to his benefit their respective shares of those obligations.

Article 23. Conditional performance of contracts:

Where the parties agree on a condition precedent for the performance or termination of a contract, the contract shall be performed or terminated upon such condition occurring.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.Where the parties agree to the performance of a contract in the interests of a third person, the party concluding the contract in the interests of the third person as well as that third person shall be entitled to request that the other party perform the contract.

2.Where the third person relinquishes up his interest, the party committed to perform the contract on that person's behalf shall no longer be liable for performance of the contract, unless otherwise agreed by the contracting parties.

Article 25. Transfer of rights and obligations of contracting parties:

1.A contracting party may transfer its rights in a contract to another person, unless expressly prohibited from doing so by the contract or by the law. Any such transfer shall be notified to the other party to the contract.

2.A contracting party may transfer its obligations to perform a contract to another person provided that the other party to the contract agrees.

Section III. MODIFICATION AND TERMINATION OF CIVIL CONTRACTS

Article 26. Modification of contracts:

1.The parties may agree to modify the contract and deal with the

consequences of such modification, provided the law does not stipulate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.Where the contract is required to be in writing,registered or

certified, any modifications to it shall require the same formalities.

Article 27. Termination of contracts:

A contract shall be terminated in the following circumstances:

1.The contract has been performed in full.

2.The contract is terminated by agreement between parties.

3.The contract must be terminated pursuant to the law.

4.The individual who has entered into the contract dies, or if a legal entity, is liquidated or goes bankrupt and the contract is required to be performed by that particular individual or legal entity only.

5.The contract cannot be performed due to circumstances of force majeure. Circumstances of force majeure are cases in which unpreventable and insurmountable objective circumstances occur, despite the taking of all necessary measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.A party shall be entitled to cancel a contract on the conditions agreed on by the contracting parties or as provided for by the law.

2.When a contract is canceled, the parties shall return to each other any assets they have received pursuant to that contract. If they are unable to return the objects in kind, they shall return them in cash. The injured party shall be entitled to liquidated damages.

Article 29. Unilateral cessation of performance of contracts:

1.A party shall be entitled to unilaterally cease performance of a contract on the conditions agreed on by the parties or as provided for by the law. The party unilaterally ceasing performance of the contract shall immediately inform the other party of such action.

2.When the performance of a contract is unilaterally ceased the contract shall be deemed to have been terminated as from the time the other side is informed of the cessation. Any party which has delivered an object or performed any act pursuant to the contract shall be entitled to seek reimbursement from the other party for same. The party which has unilaterally ceased the performance of the contract shall be entitled to request liquidated damages.

Chapter III

MEASURES ENSURING THE PERFORMANCE OF CIVIL CONTRACTS

Section I. MORTGAGE

Article 30. Assets as security:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.Property mortgaged as security shall remain in the possession of the mortgagor unless otherwise agreed.

Article 31. Property mortgaged as security:

1.Mortgages of property shall be established in writing and certified by a notary public.

2.In the security document mention shall be clearly made of the type, quantity, quality and value of the property mortgaged, the duration of the mortgage and the manner in which property mortgaged is to be treated.

Article 32. Obligations of the mortgagor:

A mortgagor shall have the following obligations:

1.To deliver to the mortgagee the original document certifying ownership of the assets.

2.To maintain the property mortgaged, to use it and benefit from it only with the consent of the mortgagee.

3.Not to sell, donate, hire, lend or exchange the property and not to use it to guarantee another obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.The mortgagee shall return documents certifying ownership of the property mortgaged upon the mortgagor fulfilling his obligations.

2.Where the mortgagee takes possession of the property mortgaged for the duration of the mortgage, he shall fulfill the obligations stipulated in clauses 2 and 3 of articles 32 of this Ordinance.

Article 34. Dealing with property mortgaged:

1.Where the mortgagor fails to perform the contract at all or in accordance with the manner agreed, the property mortgaged shall be dealt with in the manner agreed by the parties or sold by way of auction upon decision being made by the court at the request of one of the parties.

2.The mortgagee shall take priority in the distribution of the proceeds of the sale of the mortgaged property. If the proceeds of such sale are insufficient for payment, the mortgagor shall guarantee

the remainder using other assets.

Section II. PLEDGE

Article 35. Pledge of assets:

1.The contracting parties may agree to pledge assets other than houses, construction works and perennial trees, in order to guarantee the performance of contracts. The assets pledge must be owed by the pledgor and be capable of being sold.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36. Forms of pledge of assets:

1.A pledge of assets shall be established in writing with clear reference to the type, quantity, quality and value of the assets pledged, the duration of the pledge, and the manner in which those assets pledged are to be treated.

2.The document containing the pledge of assets shall be certified by a notary public if so required by law.

Article 37. Obligations of the parties to a pledge of assets:

1.The pledgor shall deliver the assets in accordance with the agreement. If there exist any documents evidencing ownership of the assets pledged, those documents shall also be delivered up. Where the assets pledged remain in the possession of the pledgor, they shall be maintained and shall not be sold, donated, hired, lent or exchanged, neither shall they be used to guarantee another obligation and they shall be used only with the consent of the pledgee.

Article 38. Obligations of the pledgee:

1.Where the pledgee takes control of the assets, he shall maintain them, and shall not sell, donate, hire out, lend or exchange them and shall use them only with the consent of the pledgor.

2.The pledgee shall return to the pledgor the assets pledged and the documents attesting to their ownership upon the pledgor fulfilling all of his obligations.

Article 39. Dealing with pledged assets:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section III. GUARANTEE

Article 40. Guarantee:

1.A guarantee is a commitment by an individual or a legal entity, generally referred to as the guarantor to bear responsibility for another if at its deadline a contract has not been performed by that other person at all in accordance with the agreement. The guarantor shall provide a guarantee only in the form of either assets or the performance of a service.

2.The guarantor, after fulfillment of his commitments, shall be entitled to request that the accommodated party fulfill his obligations towards him.

Article 41. Forms of guarantee:

All guarantees shall be established in writing.

Guarantee documents shall be certified by a notary public if so required by the law.

Section IV. ADVANCE SECURITY FUNDS

Article 42. Advance security funds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.If the party making the advance gives up his commitment or does not perform the contract, the funds advanced shall be deemed to belong to the recipient of the money. If the recipient of the funds advanced gives up his commitment or does not perform the contract, he shall return to the party who has made the advance a sum twice the amount of the funds advanced unless therwise agreed by the parties.

Chapter IV

RESPONSIBILITY FOR BREACH OF CIVIL CONTRACTS

Article 43. Responsibility for breach of contract:

A party who fails to perform a contract at all or in accordance with the manner agreed shall be liable for breach of contract, unless otherwise provided by the law.

Article 44. Responsibility for non-performance of contracts:

Where a party fails to perform a contract he shall perform it at the request of the other party and pay liquidated damages.

Article 45. Responsibility for delay in the performance of contracts:

Where a party has failed to fulfill his obligations prior to expiry of duration for performance of a contract that party shall continue to perform the contract and pay liquidated damages. The injured party shall be entitled to unilaterally cease performance of the contract or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 46. Responsibility for performance of contracts which does not conform with the required quantity:

1.In cases where a party performs a contract but not in conformity with the required quantity, he shall continue to fully perform it.

2.In such cases the other party shall be entitled either to accept such performance, unilaterally cease performance of the contract or terminate it completely. In the event that he accepts such performance, he shall be obliged to pay for the quantity received.

3.The party in breach of the contract shall pay liquidated damages.

Article 47. Responsibility for performance of contracts which does not conform with required quality:

1.Where a party violates the quality standards agreed upon or provided for by law, the injured party shall be entitled to reject the subject of the contract or if he accepts, to request a reduction in price or improvement in quality and the payment of liquidated damages.

2.For the duration of guarantee of quality, if that quality does not conform with that agreed or provided for by the law, the party having the guaranteed object shall be entitled to request that it be repaid free of charge, a reduction in the price paid, exchange for another object or return of the original object and full refund of its price and the payment of liquidated damages.

Article 48. Responsibility for untimely performance of contracts:

Where a party does not achieve a timely completion of a product or performance of a service as agreed upon, the injured party shall be entitled to reject that product or service and request a timely completion; he shall also be entitled to unilaterally cease performance of the contract or terminate it completely.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 49. Responsibility for delivery of an object of a type other than that required:

Where a party delivers an object which is not of the type required, the other party shall be entitled to reject that object and request that an object of the required type be delivered instead, to cease performance of the contract or to terminate the contract and seek liquidated damages.

Article 50. Responsibility for delayed or insufficient payment:

In the event that a deadline for payment under a contract expires, and a party has not paid or has not fully paid the amount due, the other party shall be entitled to request immediate and full payment together with interest as agreed upon by the parties or provided for by the

law.

Article 51. Payment of liquidated damages:

1.The party in breach of a contract due to his own fault and who causes damage to the other party shall pay liquidated damages.

2.Liquidated damages shall be paid in full except where otherwise provided for by the law. Liquidated damages may be paid in kind, cash or the provision of a service. Where the damage caused by a lack of attention is far greater than the ability of the party in breach to pay liquidated damages, the party in breach may be liable only for a reduced amount.

3.Damage shall be calculated by reference to actual losses caused to the injured party which can be valued in monetary terms. Damage shall include loss of assets, expenditure incurred in preventing and limiting such loss and actual loss of revenue.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A party in breach of a contract shall not be liable for payment of liquidated damages in the following circumstances:

1.The damage is fully caused by the fault of the injured party.

2.The damage is caused by circumstances of force majeure, unless otherwise provided for by law.

Article 53. Responsibility of several persons causing the damage:

1.Where the party in breach of a contract is comprised of several persons who cause the damage, those persons shall be jointly liable to pay liquidated damages provided joint responsibility is agreed upon and provided for by law.

2.Where the party in breach of the contract is comprised of several persons who cause the damage, and their responsibility for such damage is independent of each other, each person shall be liable to pay liquidated damages for that part of the damage caused by his own fault.

Article 54. Payment of liquidated damages where both parties at fault:

If the damage is caused due to the fault of both parties, the injured party shall not be indemnified for the part of damage caused by his own fault.

Article 55. Penalty for breach of contracts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.The amount of punitive damages shall be agreed upon by the parties, unless otherwise provided for by law.

Chapter V

LIMITATION OF ACTIONS AT LAW

Article 56. Expiry of time for actions at law:

1.An injured party may within three years as from the date of the breach of a contract, commence proceedings in the court unless otherwise provided by the law. Upon expiry of this time limit, the injured party shall lose its right to commence such proceedings.

2.Where due to objective reasons the proceedings cannot be commenced within the time limit stipulated in the first paragraph of this article, the delay caused shall not affect the expiry of the time for commencement of proceedings at law.

3.In respect of contracts breached prior to the day upon which this Ordinance takes effect, the time for expiry of proceedings at law shall be calculated as from the day upon which this Ordinance takes effect.

Chapter VI

FINAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.The provisions of this Ordinance shall apply to business contracts of registered owners of business which are not classified as private according to the provisions of the Law on Private Enterprise.

2.The provisions of this Ordinance shall apply to civil contracts concluded by a party represented by a foreign individual or legal entity and which are to be performed in Vietnam, unless otherwise provided by any international conventions signed or adhered to by Vietnam.

Article 58. Enforcement:

This Ordinance shall be of full force and effect as from 1 July 1991.

Any previous provisions on civil contracts which are inconsistent with this Ordinance shall be repealed.

Article 59

The Council of Ministers and the Supreme People's Court shall, within the scope of their respective authority issue detailed provisions for the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



;

Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 52-LCT/HĐNN8
Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 29/04/1991
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…