CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006 |
NGHỊ ĐỊNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ.
3. Bên nhận bảo đảm ngay tình là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
4. Bên có nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên có quyền.
5. Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.
6. Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.
7. Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
8. Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.
10. Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.
3. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 5. Giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự
Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 6. Thứ tự ưu tiên thanh toán
1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự.
2. Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thoả thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
3. Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Điều 7. Lựa chọn giao dịch bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự
Trong trường hợp một nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng nhiều giao dịch bảo đảm, mà khi đến hạn bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn giao dịch bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các giao dịch bảo đảm, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 8. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai
Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.
Điều 9. Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm
1. Việc công chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.
Điều 10. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:
a) Các bên có thoả thuận khác;
b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;
c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;
d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Việc mô tả chung về tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch bảo đảm.
Điều 11. Thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba
2. Việc thay đổi một hoặc các bên tham gia giao dịch bảo đảm không làm thay đổi thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.
Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Điều 13. Trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm
1. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và 258 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm bằng tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê sau thời điểm đăng ký hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê không được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình.
Điều 14. Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại
1. Bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại thông báo cho bên nhận bảo đảm về việc tổ chức lại pháp nhân trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi.
2. Các bên thoả thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trình tổ chức lại pháp nhân; nếu không thoả thuận được thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn; nếu không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thì giải quyết như sau:
a) Trong trường hợp chia pháp nhân thì các pháp nhân mới phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
b) Trong trường hợp tách pháp nhân thì pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
c) Trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân hợp nhất, pháp nhân sáp nhập phải thực hiện giao dịch bảo đảm;
d) Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi công ty nhà nước thì doanh nghiệp được chuyển đổi phải thực hiện giao dịch bảo đảm.
Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì việc đăng ký thay đổi bên bảo đảm phải được thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định.
Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố.
1. Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó.
Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.
1. Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định tại khoản 2 Điều 332 Bộ luật Dân sự thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản từ bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
1. Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì bên nhận cầm cố có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó.
2. Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.
Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1. Trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính xác số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình.
2. Trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán, trao đổi.
Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận thế chấp được chủ động yêu cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi tài sản bảo đảm trong trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký.
Điều 21. Quyền của bên cầm giữ trong trường hợp cầm giữ tài sản đang được dùng để thế chấp
Trong trường hợp bên có quyền cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 416 Bộ luật Dân sự mà tài sản này đang được dùng để thế chấp thì quyền của bên cầm giữ được ưu tiên hơn so với quyền của bên nhận thế chấp.
Điều 22. Thế chấp quyền đòi nợ
1. Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
2. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
b) Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.
3. Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.
4. Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền.
Điều 23. Cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp bên thế chấp cho thuê hoặc cho mượn tài sản thế chấp mà không thông báo cho bên thuê hoặc bên mượn về việc tài sản đang được dùng để thế chấp theo quy định tại khoản 5 Điều 349 Bộ luật Dân sự và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thuê hoặc bên mượn.
2. Hợp đồng cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp chấm dứt khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ. Bên thuê, bên mượn phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý, trừ trường hợp bên nhận thế chấp và bên thuê, bên mượn có thoả thuận khác.
Điều 24. Thế chấp tài sản đang cho thuê
Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thế chấp thông báo về việc cho thuê tài sản cho bên nhận thế chấp; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 25. Trách nhiệm của bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên nhận thế chấp và phải sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác, nếu không có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Dân sự thì số tiền bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.
3. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp vật thế chấp bị hao mòn tự nhiên.
Điều 26. Giám sát, kiểm tra tài sản thế chấp hình thành trong tương lai
Bên thế chấp có nghĩa vụ tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản. Việc giám sát, kiểm tra của bên nhận thế chấp không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành tài sản.
Điều 27. Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. Bên nhận thế chấp không được hạn chế bên thế chấp đầu tư hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp để làm tăng giá trị tài sản đó.
2. Trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp và dùng phần tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp và nhận thế chấp bằng chính phần tài sản tăng thêm do đầu tư thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp phần tài sản tăng thêm có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi đầu tư thì các bên nhận bảo đảm có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm để xử lý.
b) Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo thời điểm đăng ký.
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật cho phép dùng quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại giấy chứng nhận đó cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, trừ trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba có quyền giữ giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 29. Trương hợp không xác định rõ là tiền đặt cọ hoặc tiền trả trước
Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.
Điều 30. Nghĩa vụ của bên đặt cọc, bên ký cược
1. Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
Điều 31. Quyền của bên đặt cọc, bên ký cược
Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
Điều 32. Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.
Điều 33. Quyền của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược
Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên nhận ký cược có quyền sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1. Tài sản ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 360 Bộ luật Dân sự được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Tài sản ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần tại ngân hàng nơi ký quỹ do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Điều 35. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ
1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.
Điều 36. Quyền của ngân hành nơi ký quỹ
1. Yêu cầu bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thường thiệt hại.
2. Được hưởng chi phí dịch vụ ngân hàng.
Điều 37. Nghĩa vụ của bên ký quỹ
1. Thực hiện ký quỹ tại ngân hàng mà bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại chỉ định hoặc chấp nhận.
2. Nộp đủ tài sản ký quỹ theo đúng thoả thuận với bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại.
3. Thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại.
Bên ký quỹ có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ hoàn trả tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt ký quỹ.
Điều 39. Nghĩa vụ của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thủ tục khi yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán.
Điều 40. Quyền của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
Điều 41. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây:
1. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
2. Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
3. Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
4. Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định.
Điều 42. Thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 41 Nghị định này; nếu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn.
Điều 43. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý, kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều 44. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh
Các bên có thể thoả thuận về việc xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 45. Quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu không thông báo mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh.
Điều 46. Quyền của bên nhận bảo lãnh
Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 42 Nghị định này, bên nhận bảo lãnh có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
2. Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.
Điều 47. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp phải xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự thì các bên thoả thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thoả thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án.
1. Trong trường hợp bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau:
a) Nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu;
b) Nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh thì bên được bảo lãnh phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau:
a) Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải do chính bên bảo lãnh thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bảo lãnh chấm dứt;
b) Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không phải do chính bên bảo lãnh thực hiện thì bảo lãnh không chấm dứt. Người thừa kế của bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự. Người thừa kế đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh thì có các quyền của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh.
1. Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
2. Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định này.
3. Chuẩn nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.
Điều 50. Tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp
Đơn vị tại cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội sau đây là bên bảo đảm bằng tín chấp:
1. Hội Nông dân Việt Nam;
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 51. Nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội
1. Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó.
2. Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.
Điều 52. Quyền của tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị - xã hội có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.
Điều 53. Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ.
Điều 54. Quyền của tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ.
Điều 55. Nghĩa vụ của bên vay vốn
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
3. Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng.
XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Điều 56. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Điều 57. Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản
1. Trong trường hợp bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản và Nghị định này để thực hiện nghĩa vụ; trường hợp pháp luật về phá sản có quy định khác với Nghị định này về việc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản.
2. Trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý như sau:
a) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện nghĩa vụ;
b) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn thực hiện thì tài sản bảo đảm được xử lý theo thoả thuận của các bên; trong trường hợp không có thoả thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm.
Điều 58. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
Điều 59. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận
3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
4. Phương thức khác do các bên thoả thuận.
1. Thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định này.
2. Thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm.
3. Thanh toán tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên thanh toán.
Điều 61. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
2. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
3. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản;
b) Nghĩa vụ được bảo đảm;
c) Mô tả tài sản;
d) Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
4. Trong trường hợp người xử lý tài sản không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho các bên cùng nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì phải bồi thường thiệt hại.
Điều 62. Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy ngày đối với đông sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
Điều 63. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý
1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:
a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm
1. Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép hoặc uỷ quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải được lập thành văn bản.
2. Hoa lợi, lợi tức thu được phải được hạch toán riêng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Sau khi trừ các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản, số tiền còn lại được dùng để thanh toán cho bên nhận bảo đảm.
Điều 65. Xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý
Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tài sản bảo đảm có thế xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).
Điều 66. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ
1. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.
2. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.
Điều 67. Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm
1. Việc xử lý tài sản bảo đảm là trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm.
2. Bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoá ghi trên vận đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Nghị định này.
Trong trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hoá theo vận đơn cho bên nhận bảo đảm mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận bảo đảm.
3. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.
1. Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.
2. Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ trong tương lai có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm đó, không phụ thuộc vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ trong tương lai.
Điều 70. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
1. Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.
Điều 71. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm
Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
3. Nghị định này bãi bỏ:
a) Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng;
b) Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng;
c) Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, quy định tại khoản 5 Điều 32, khoản 4 Điều 33, khoản 4 Điều 34, khoản 4 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành được chuyển thành việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba.
5. Các quy định khác trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp
Các giao dịch bảo đảm được giao kết theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác mà còn thời hạn thực hiện sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn có hiệu lực mà không phải sửa đổi hoặc giao kết lại giao dịch bảo đảm đó.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 163/2006/ND-CP |
Hanoi,
December 29, 2006 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December
25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the National Assembly's Resolution No. 45/2005/QH11 of June 14,
2005, on the implementation of the Civil Code;
At the proposal of the Justice Minister,
DECREES:
...
...
...
Article
2.- Application of law
The establishment and
execution of security transactions and the disposal of security assets shall
comply with the provisions of the Civil Code, this Decree and relevant legal documents.
Article
3.- Interpretation of terms
In this Decree, the
terms below are construed as follows:
1. Securer means an
obligor or a third party that commits to secure the performance of civil
obligations, that may be a pledgor, mortgagor, depositor, escrow account
depositor, collateral payer, guarantor or a grassroots socio-political
organization in case of trust.
2. Securee means a
right holder (obligee) in a civil relation whereby the exercise of that right
is secured with one or more than one security transaction, that may be a
pledgee, mortgagee, deposit receiver, escrow account receiver, guarantee or a
credit institution in case of trust, or a party entitled to a payment by bank
or to a damages in case of collateral.
3. Bona fide securee
means a securee that is ignorant or unable to know that the securer is not
entitled to use an asset to secure the performance of civil obligations.
4. Obligor means a
party that is supposed to perform the secured obligation toward the obligee.
5. Secured obligation
means part or the whole of a civil obligation, which may be a present
obligation, a future obligation or a conditional obligation, of which the
performance is secured with one or more than one security transaction.
...
...
...
7. Security asset
means an asset used by the securer to secure the performance of a civil
obligation toward the securee.
8. Goods circulated in
the production or business process means a movable asset used for exchange,
sale, purchase or lease within the scope of production or business activities
of the securer.
9. Valuable papers
means stocks, bonds, bills of exchange, promissory notes, deposit certificates,
checks and other valuable papers that are specified by law, can be monetized
and are allowed to be transacted.
10. Asset allowed to
be transacted means an asset not banned from transactions under law at the time
a security transaction is established.
1. Security assets are
agreed upon by the involved parties and owned by the obligor or by a third
party that commits to use those assets to secure the performance of obligations
of the obligor toward the obligee. Security assets may be current assets or
future assets which are allowed to be transacted.
2. Future assets means
those owned by the securer after the time the obligation is established or the
security transaction is entered into. Future assets also include those formed
at the time the security transaction is entered into, which, however, shall
belong to the securer's ownership only after the security transaction is
entered into.
3. Unless otherwise
provided for by law, state enterprises are entitled to use assets under their
management to secure the performance of civil obligations.
4. If a security
transaction is lawfully entered into and binding on a third party, the court or
a competent state agency may not distrain security assets for the performance
of another obligation by the securer, unless otherwise provided for by law.
...
...
...
In case the securer
uses an asset to secure the performance of many civil obligations according to
Clause 1, Article 324 of the Civil Code, the involved parties may agree to use
an asset of a value smaller than, equal to or larger than the total value of
the secured obligations, unless otherwise provided for by law.
Article
6.- Payment priority order
1. The payment
priority order upon the disposal of security assets is determined in accordance
with Article 325 of the Civil Code.
2. Parties secured
with the same asset may agree on the interchange of the payment priority order
between them. The party succeeding the top payment priority shall be given
priority to be paid within the scope of security of its predecessor.
3. If the proceeds
from the disposal of the security asset is not enough to pay the securees with
the same payment priority, that amount shall be paid to those parties in
proportion to the values of secured obligations.
Article
7.- Selection of security transactions to
secure the performance of civil obligations
When a civil
obligation is secured with many security transactions but the obligor fails to
perform or improperly performs that obligation when it comes due, the securee
may select a security transaction to dispose of or dispose of all security
transactions, unless otherwise agreed by involved parties.
ENTRY INTO
SECURITY TRANSACTIONS
...
...
...
In case the
performance of an obligation is secured with a future asset, when the securer
owns part or the whole of the security asset, the securee will have the right
to part or the whole of that asset. For assets that are, under law, subject to
the ownership registration but have not yet been registered by the securer, the
securee may still dispose thereof when the time for disposal comes due.
Article
9.- Notarization or certification of
security transactions
1. The notarization or
certification of security transactions shall be agreed upon by the involved
parties.
2. When it is so
provided for by law, security transactions must be notarized or certified.
Article
10.- Effect of security transactions
1. A security
transaction which is lawfully entered into takes effect as from the time it is
entered into, except for the following cases:
a/ The involved
parties otherwise agree;
b/ The asset pledge
takes effect as from the time the asset is transferred to the pledgee;
c/ The mortgage of
land use rights, forest use right, ownership over planted production forests,
aircraft or seagoing vessels becomes valid as from the time of mortgage
registration;
...
...
...
2. The general
description of security assets does not affect the validity of security
transactions.
Article
11.- Time
when a security transaction is legally valid for a third party
1. A security
transaction shall be legally valid for a third party as from the time it is
registered. The time of registration is determined according to the provisions
of law on registration of security transactions.
2. The change of a
party or parties to a security transaction shall not change the time that
security transaction is legally valid for a third party.
Article
12.- Registration of security transactions
1. Cases where
registration is required include:
a/ The mortgage of
land use rights;
b/ The mortgage of
forest use rights, ownership right to planted production forests;
c/ The mortgage of
aircraft or seagoing vessels;
...
...
...
e/ Other cases
specified by law.
2. Security transactions
not falling into the cases specified in Clause 1 of this Article shall be
registered upon requests of organizations or individuals.
3. The order,
procedures and competence for registering security transactions shall comply
with the provisions of law on registration of security transactions.
Article
13.- Cases where security assets are not
owned by securers
1. When a securer uses
an asset not under its ownership to secure the performance of civil
obligations, the owner may reclaim that asset according to Articles 256, 257
and 258 of the Civil Code and Clause 2 of this Article.
2. When a security
asset is purchased on a deferred payment, payment in installments or is rented
for a term of one year or more by an enterprise or an individual that has made
business registration, i.e., machinery, equipment or another movable not
subject to the ownership registration and the contract on purchase on deferred
payment, payment in installments or rent registered at a competent security
transaction registry within fifteen days after that contract is entered into,
the seller may retain the ownership and the renter is on the top payment
priority upon the disposal of security assets. If no registration is made or
the registration is made after the above time limit and after the security
transaction is registered, the securee is considered as a bona fide securee and
on the top payment priority upon the disposal of security assets.
3. Organizations or
individuals that are secured with assets purchased on a deferred payment,
payment in installments or rented shall not be considered bona fide securees
after the contracts on purchase on deferred payment, payment in installments or
rent are registered.
Article
14.- Cases where securers are reorganized
legal entities
1. A securer being a
reorganized legal entity shall notify the securee of its reorganization before
it is divided, separated, consolidated, merged or transformed.
...
...
...
a/ In case of division
of the legal entity, new legal entities shall jointly execute the security
transaction;
b/ In case of
separation of the legal entity, the separated legal entity and separating legal
entities shall jointly execute the security transaction;
c/ In case of
consolidation or merger, the consolidating legal entity or the merging legal
entity shall execute the security transaction;
d/ In case of
transformation of an enterprise or state company, the transformed enterprise
shall execute the security transaction.
3. For security
transaction established before the reorganization of legal entities and still
within the execution time limit, the involved parties are not required to
re-enter into those transactions. They may record in writing the change of
securers.
For registered
security transactions, the registration of change of securers shall be made
within a time limit specified by law.
Article
15.- Relationship between security
transactions and contracts involving secured obligations
1. When a contract
involving secured obligations is invalidated but the contracting parties have
not yet performed it, the security transaction shall terminate. If the contract
involving secured obligations has been partially or wholly performed, the
security transaction shall not terminate, unless otherwise agreed upon.
2. Unless otherwise
agreed upon, invalid security transaction shall not terminate the contract
involving the secured obligations.
...
...
...
4. Unless otherwise
agreed upon, cancelled or unilaterally terminated security transaction shall
not terminate the contract involving the secured obligations.
5. If a security
transaction does not terminate according to the provisions of Clauses 1 and 3
of this Article, the securee may dispose of the security assets for settling
the refunding obligation of the obligor toward the securee.
EXECUTION OF
SECURITY TRANSACTIONS
Article
16.- Holding of pledged assets
After taking the
transfer of the pledged asset, the pledgee shall directly hold that asset or
authorize a third party to hold it. In case of authorizing a third party to
hold the asset, the pledgee shall still be responsible before the pledgor for
the performance of obligations specified in Article 332 of the Civil Code and
other obligations as agreed with the pledgor.
1. In case the pledged
asset is an object in danger of deterioration or devaluation, the pledgee
currently holding that asset shall notify the pledgor of the danger and request
the latter to give the handling methods within a given time limit. If past that
time limit the pledgor fails to reply, the pledgee shall take necessary
preventive measures. The pledgee may request the pledgor to pay reasonable
expenses if the former is not at fault for the danger.
...
...
...
2. In case the pledged
asset is an object held by a third party and in danger of loss, damage,
deterioration or devaluation, the rights and obligations between the third
party and the pledgee shall comply with the asset custody contract.
3. The provisions of
Clauses 1 and 2 of this Article do not apply in case the pledged asset suffers
natural wear.
1. When the pledgee
sells, exchanges, donates, leases or lends the pledged asset or uses the
pledged asset to secure the performance of other obligations in contravention
of the provisions of Clause 2, Article 332 of the Civil Code, the pledgor may
claim back that asset and request the pledgee to pay damages. The pledgor does not
have the right to reclaim the asset in the following cases:
a/ The asset buyer,
exchangee and donee may establish the ownership within the statute of
limitations specified in Clause 1, Article 247 of the Civil Code;
b/ The buyer or
exchangee of assets being movables is not required to register the asset
ownership and considered a bona fide party according to the provisions of
Article 257 of the Civil Code.
2. If the pledgor does
not have the right to reclaim the asset from the asset buyer, exchangee or donee
according to the provisions of Clause 1, this Article, the pledgee shall pay
damages to the pledgor.
1. In case of pledge
of an ordered bill of lading or a bearer bill of lading (complete set of bills
of lading) according to the provisions of Article 89 of the Maritime Code of
Vietnam, the pledgee has the rights to the cargo stated in that bill of lading.
...
...
...
3. In case of pledge
of a valuable paper, the pledgee may request the issuer of that valuable paper
or the Securities Depositary Center to guarantee the pledgee's right to
supervise the asset value stated in that paper.
If the valuable paper
issuer or the Securities Depositary Center breaches the commitment to guarantee
the pledgee's supervision right, it shall pay damages equivalent to the decreased
portion of the asset value stated in that paper, unless otherwise agreed upon
by the parties.
1. In case the mortgagor
sells, exchanges or donates the mortgaged asset that is not a goods circulated
in the production or business process without the consent of the mortgagee, the
mortgagee may recover the mortgaged asset, except for the following cases:
a/ The asset purchase
or exchange is conducted before the time of mortgage registration, and the
buyer or the exchangee of the mortgaged asset is a bona fide party;
b/ For the buyer or
the exchangee of a motorized vehicle which has been registered for mortgage,
the content of the mortgage registration does not accurately describe the frame
number and engine number of that motorized vehicle and the mortgaged asset
buyer or exchangee is a bona fide party.
2. If the mortgagee
does not exercise the right to recover the mortgaged asset, the proceeds, the
right to claim payment or other assets obtained from the sale, purchase or
exchange of the mortgaged asset will become the mortgaged asset in replacement
of the sold or exchanged asset.
For a registered
security transaction, the mortgagee may take initiative in requesting the
registration of change of the security asset. The registration of change of the
security asset in this case does not change the time of registration.
...
...
...
Article
21.- Rights of the holding party in case
of holding of assets currently used for mortgage
When the obligee holds
the asset according to the provisions of Article 416 of the Civil Code and that
asset is currently used for mortgage, the rights of the holding party are
preferred over those of the mortgagee.
Article
22.- Mortgage of the right to claim debts
1. The debt claim
holder may mortgage part or the whole of that claim, including also the future
claim, without the consent of the debtor.
2. The debt claim
mortgagee has the following rights and obligations:
a/ To request the
debtor to pay the due debt, if the debtor fails to perform or improperly performs
the debt payment obligation;
b/ To supply
information on the mortgage of the debt claim, when so requested by the debtor.
3. The debtor has the
following rights and obligations:
a/ To pay the debt to the
mortgagee according to the provisions of Point a, Clause 2 of this Article;
...
...
...
4. When the debt claim
is transferred according to the provisions of Article 309 of the Civil Code,
the order of priority between the debt claim transferee and mortgagee is
determined according to the time of registration of transfer and mortgage
transactions at the competent security transaction registry.
Article
23.- Lease or lending of mortgaged assets
1. When the mortgagor
leases or lends the mortgaged asset without notifying the lesser or the
borrower of the current mortgage of that asset according to the provisions of
Clause 5, Article 349 of the Civil Code, thus causing damage, it shall pay
damages to the lessee or the borrower.
2. The contract on
lease or lending of the mortgaged asset shall terminate when the mortgaged
asset is disposed of for the obligation performance. The lessee or the borrower
shall hand over the asset to the mortgagee for disposal, unless otherwise
agreed upon by the mortgagee and the lessee or the borrower.
Article
24.- Mortgage of currently leased assets
In case of mortgage of
currently leased assets, the mortgagor shall notify the mortgagee of the lease.
If that asset is disposed of for the obligation performance, the lessee may
continue leasing it until the expiration of the contracted lease term, unless
otherwise agreed upon by the parties.
Article
25.- Responsibilities of the mortgagor or
a third party holding the mortgaged asset
1. If the mortgaged
asset is lost, damaged, deteriorated or devalued, the mortgagor shall promptly
notify such to the mortgagee and repair, supplement or replace that asset with
another asset of equivalent value or add or replace the mortgage with another
security measure, unless otherwise agreed upon by the parties.
2. When the third
party holding the mortgaged asset pays damages for the loss, deterioration or
devaluation of the mortgaged asset according to the provisions of Clause 1,
Article 352 of the Civil Code, the paid damages shall become the security asset.
...
...
...
Article
26.- Supervision and inspection of
mortgaged future assets
The mortgagor is
obliged to create conditions for the mortgagee to exercise the right to
supervise and inspect the process of asset formation. The supervision and
inspection by the mortgagee must neither obstruct nor cause troubles for the
formation of the asset.
Article
27.- Investment in mortgaged assets
1. The mortgagee must not
restrict the investment by the mortgagor or a third party in the mortgaged
asset to increase that asset's value.
2. When the mortgagor
invests in the mortgaged asset and uses the asset portion increased thanks to
investment to secure the performance of another obligation or when a third
party invests in the mortgaged asset and takes up the mortgage of the very
asset portion increased thanks to investment, the case shall be handled as
follows:
a/ If the increased
asset portion can be detached from the mortgaged asset without devaluing the
mortgaged asset compared with its value before investment, the securees may
detach asset portions they receive as security for disposal.
b/ If the asset
portion increased thanks to investment cannot be detached from the mortgaged
asset, that mortgaged asset shall be disposed of as a whole for the obligation
performance. The order of payment priority between the co-securees is
determined according to the time of registration.
1. When it is agreed
by the parties or permitted by law to use the land use rights or assets with
ownership registration to secure the performance of many civil obligations, the
mortgagee or a third party currently holding the land use right certificate or
the asset ownership certificate shall return such certificate to the
registration applicant for carrying out procedures for mortgage registration,
unless the registration of security transaction is otherwise agreed upon by the
co-securees.
...
...
...
Section
3. DEPOSITS OR ESCROW ACCOUNTS
Article
29.- Cases where deposits or advances are
not clearly identified
When a contracting
party transfers to the other party a sum of money, which is not clearly
identified by the parties as a deposit or an advance, that sum of money shall
be considered an advance.
Article
30.- Obligations of the depositor or the
escrow account depositor
1. To pay to the
deposit receiver or escrow account receiver reasonable expenses for
preservation and maintenance of the deposited asset or the asset put in escrow
account, unless otherwise agreed upon.
2. To carry out the registration
of the ownership over the deposited asset or the asset put in escrow account
for the deposit receiver or escrow account receiver, for assets of which the
ownership must be registered as required by law, in case the ownership over
that asset is transferred to the deposit or escrow account receiver as provided
for by law or agreed upon.
Article
31.- Rights of the depositor or escrow
account depositor
The depositor or
escrow account depositor may request the deposit receiver or escrow account
receiver to stop using the deposited asset or the asset put in the escrow
account if the use of such asset may pose a danger of deterioration or
devaluation.
Article
32.- Obligations of the deposit receiver
or escrow account receiver
...
...
...
2. Not to establish
any transaction on the deposited asset or the asset put in the escrow account,
unless it is so agreed by the depositor or the escrow account depositor.
Article
33.- Rights of the deposit receiver or
escrow account receiver
Unless otherwise
agreed upon, the deposit receiver may own the deposited asset if the depositor
refuses to enter into or perform the contract.
The escrow account
receiver may own the asset put in the escrow account if the rented asset no
longer exists for return to the escrow account receiver, unless otherwise
agreed upon.
Article
34.- Collateral assets
1. Collateral assets
as specified in Clause 1, Article 360 of the Civil Code are put in frozen
accounts at commercial banks to secure the performance of civil obligations.
2. Collateral assets
and single or multiple collaterals at banks where collaterals are made shall be
agreed upon by the parties or provided for by law.
Article
35.- Obligations of the bank where
collateral is made
...
...
...
2. To return the
remaining collateral asset to the depositor after subtracting bank service
charge and the sum of money it has paid at the request of the obligee upon the
termination of the collateral.
Article
36.- Rights of the bank where the
collateral is made
1. To request the
obligee entitled to bank payment and damages to strictly carry out procedures
for getting payment and damages.
2. To enjoy the bank
service charge.
Article
37.- Obligations of the collateral maker
1. To make the
collateral at the bank designated or accepted by the obligee entitled to bank
payment and damages.
2. To remit fully the
collateral asset in strict compliance with the agreement with the obligee
entitled to bank payment and damages.
3. To agree with the
bank where the collateral is made on payment terms in strict compliance with
the commitment with the obligee entitled to bank payment and damages.
Article
38.- Rights of the collateral maker
...
...
...
Article
39.- Obligations of the obligee entitled
to bank payment and damages
The obligee entitled
to bank payment or damages is obliged to strictly comply with procedures for
requesting payment by the bank where the collateral is made.
Article
40.- Rights of the obligee entitled to bank
payment and damages
The obligee entitled
to bank payment and damages may request full and timely payment by the bank
where the collateral is made.
Article
41.- Grounds for the performance of
guaranteed obligations
Grounds for the performance
of guaranteed obligations are agreed upon by the parties or provided for by
law, including the following cases:
1. When an obligation
comes due but the guaranteed fails to perform or improperly performs that
obligation toward the guarantee;
2. The guaranteed must
fulfill the obligation toward the guarantee ahead of time due to its obligation
breach but it fails to perform or improperly performs it;
...
...
...
4. Other grounds
provided for by law.
Article
42.- Notice on the performance of
guaranteed obligations
The guarantee shall
notify the guarantor of the performance of guaranteed obligations when the
grounds for performance of the guaranteed obligations specified in Article 41
of this Decree arise. If the guaranteed must fulfill the obligation ahead of
time due to its obligation breach but fails to perform or improperly performs
that obligation, the guarantee shall clearly state the reasons in the notice on
premature performance of the obligation by the guaranteed.
Article
43.- Time limit for the performance of
guaranteed obligations
The guarantor shall
perform a guaranteed obligation within a time limit agreed upon by the parties.
If there is no agreement, the guarantor shall perform the guaranteed obligation
within a reasonable time limit after it is notified of the performance of the
guaranteed obligation.
The parties may agree
on the establishment of a security transaction to secure the performance of the
guaranteed obligation and the guaranteed's obligation toward the guarantor
according to the provisions of the Civil Code, this Decree and relevant legal
documents.
Article
45.- The
guarantor's right to request the refund
The guarantor shall
notify the guaranteed of the completed performance of the guaranteed
obligation. If no notice is made and the guaranteed continues performing the
obligation toward the guarantee, the guarantor may not request the guaranteed
to perform the obligation toward it. The guarantor may request the guaranteed
to refund what the guaranteed has received from the guarantor.
...
...
...
As soon as it notifies
the guarantor according to the provisions of Article 42 of this Decree, the
guaranteed has the following rights:
1. To request the
court to apply provisional urgent measures to the guarantor's assets according
to the provisions of the civil procedure law;
2. To request the
person committing act of illegally obstructing the exercise of the guarantee's
right to terminate that act.
Article
47.- Disposal of the guarantor's assets
In case of necessity
to dispose of the guarantor's assets according to the provisions of Article 369
of the Civil Code, the parties shall agree on the assets to be disposed of, the
disposal time, place and mode. If no agreement is reached, the guarantee may
initiate a lawsuit at court.
1. If the guarantor is
a bankrupt enterprise, the guarantee shall be settled as follows:
a/ When the guaranteed
obligation arises, the guarantor shall perform that obligation. If the
guarantor fails to fully pay within the guarantee scope, the guarantee may
request the guaranteed to pay the deficit;
b/ When the guaranteed
obligation has not yet arisen, the guaranteed must replace the guarantee with
another security measure, unless otherwise agreed upon.
...
...
...
a/ If the guaranteed
obligation must be performed by the guarantor itself as agreed upon or provided
for by law, the guarantee terminates;
b/ If the guaranteed
obligation is not performed by the guarantor itself, the guarantee does not
terminate. The heir of the guarantor shall perform the guaranteed obligation
for the guarantor according to the provisions of Article 637 of the Civil Code,
except for case of disclaim of heritage according to the provisions of Article
642 of the Civil Code. The heir that has performed the obligation for the
guarantor shall enjoy the guarantor's rights to the guaranteed.
1. Trust means a security
provided by a grassroots socio-political organization with its prestige for a
poor individual or household to borrow a sum of money from a credit institution
for production, business or service activities.
2. Poor individuals or
households secured with trust must be members of one of the socio-political
organizations specified in Article 50 of this Decree.
3. The poverty line
applies in each period according to law.
Article
50.- Socio-political organizations
providing trust security
Grassroots units of
the following socio-political organizations are trust security providers:
...
...
...
2. Vietnam Women's
Union;
3. Vietnam
Confederation of Labor;
4. Ho Chi Minh
Communist Youth Union;
5. Vietnam War
Veterans' Association;
6. Vietnam Fatherland
Front.
Article
51.- Obligations of socio-political
organizations
1. To certify at the
request of credit institutions the conditions and circumstances of poor
individuals or households borrowing capital from those credit institutions.
2. To take the
initiative or closely coordinate with credit institutions in assisting, guiding
and creating conditions for poor individuals or households to borrow capital;
to supervise the use of borrowed capital for proper purposes and with
efficiency; to urge the full and on-time repayment of loans to credit
institutions.
Article
52.- Rights of socio-political
organizations
...
...
...
Article
53.- Obligations of credit institutions
Credit institutions
are obliged to coordinate with socio-political organizations providing trust
security in providing and recovering loans.
Article
54.- Rights of credit institutions
Credit institutions
may request socio-political organizations providing trust security to
coordinate with them in inspecting the use of borrowed capital and urging the
debt repayment.
Article
55.- Obligations of borrowers
1. To use borrowed
capital for the committed proper purposes.
2. To create favorable
conditions for credit institutions and socio-political organizations to inspect
the use of borrowed capital.
3. To repay fully and on
time loan principals and interests to credit institutions.
...
...
...
Article
56.- Cases of disposal of security assets
1. The secured obligation
comes due but the obligor fails to perform or improperly performs that
obligation.
2. The obligor must
fulfill the secured obligation ahead of time as a result of its obligation
breach, as agreed upon or provided for by law.
3. It is provided for
by law that security assets must be disposed of for the performance of another
obligation by the securer.
4. Other cases agreed
upon by the parties or provided for by law.
Article
57.- Disposal of security assets when the
securer goes bankrupt
1. If the securer
being the obligor goes bankrupt, the security asset shall be disposed of
according to the provisions of law on bankruptcy and this Decree for the
obligation performance. If law on bankruptcy contains provisions on disposal of
security assets different from those of this Decree, the provisions of law on
bankruptcy prevail.
2. If the securer
being a third party that pledges or mortgages its asset goes bankrupt, the
security asset shall be disposed of as follows:
a/ If the secured
obligation comes due but the obligor fails to perform or improperly performs
the obligation, the security asset shall be disposed of according to the
provisions of Clause 1 of this Article for the obligation performance;
...
...
...
Article
58.- Principles for disposal of security
assets
1. In case an asset is
used to secure the performance of an obligation, the disposal of that asset
shall be carried out as agreed upon by the parties. If there is no agreement,
that asset shall be put on auction according to the provisions of law.
2. In case an asset is
used to secure the performance of many obligations, the disposal of that asset
shall be carried out as agreed upon by the securer and the co-securees. If
there is no agreement or no agreement is reached, that asset shall be auctioned
according to the provisions of law.
3. The disposal of
security assets must be carried out in an objective, public and transparent
manner so as to ensure the legitimate rights and interests of the parties to
security transactions, the concerned organizations and individuals and in
compliance with the provisions of this Decree.
4. The disposer of
security assets (hereinafter referred to as the asset disposer) is the securee
or the person authorized by the securee, unless otherwise agreed upon by the
parties to the security transaction.
5. The disposal of
security assets for recovery of debts does not constitute asset trading
activities of the securee.
Article
59.- Agreed modes of disposal of security
assets
1. Sale of security
assets.
2. Receipt by the
securee of the very security assets as substitute for the obligation
performance by the securer.
...
...
...
4. Other modes agreed
upon by the parties.
1. To notify other
co-securees of the disposal of the asset according to the provisions of Article
61 of this Decree.
2. To dispose of the
security asset.
3. To pay proceeds
from disposal of the security asset according to the payment priority order.
Article
61.- Notification of disposal of the
security asset for performance of many obligations
1. Before disposing of
the security asset, the asset disposer shall notify in writing the security
asset disposal to other co-securees according to their addresses kept at the
security transaction registry, or register the written notice on security asset
disposal according to the provisions of law on registration of security
transactions.
2. For security assets
in danger of deterioration or devaluation, debt claims, valuable papers,
savings cards or bills of lading, the asset disposer may dispose of them
immediately and concurrently notify other securees of that asset disposal.
3. A written notice on
disposal of a security asset shall contain the following principal details:
...
...
...
b/ Secured obligation;
c/ Description of the
asset;
d/ Mode, time and place
of disposal of the security asset.
4. If the asset
disposer fails to notify the security asset disposal according to the
provisions of Clause 1 of this Article, thus causing damage to other
co-securees in the registered security transaction, it shall pay damages.
Article
62.- Time limit for disposal of security
assets
The security asset
shall be disposed of within a time limit agreed upon by the parties. If there
is no agreement, the asset disposer may decide on the disposal time limit,
which must be at least seven days for movables or fifteen days for immovables
as from the date of notification of security asset disposal, except for the
cases specified in Clause 2, Article 61 of this Decree.
Article
63.- Custody of security assets for
disposal
1. The holder of the
security asset shall hand over that asset to the asset disposer according to
the latter's notice. Upon the expiration of the time limit stated in the
notice, if the asset holder fails to hand over the asset, the asset disposer
may take into custody the security asset according to the provisions of Clause
2 of this Article for disposal or request the court to handle.
2. When taking into
custody the security asset, the asset disposer has the following
responsibilities:
...
...
...
b/ Not to apply
measures in violation of prohibitions prescribed by law and in contravention of
social ethics in the course of taking into custody of the security asset.
3. If the asset holder
is a third party, the securer shall coordinate with the asset disposer in
taking into custody the security asset.
4. The securer or the
third party holding the security asset shall bear reasonable and necessary
expenses for the taking into custody of the security asset. If it fails to hand
over the security asset for disposal or commits act of obstructing the lawful
custody of the security asset, thus causing damage to the securee, it shall pay
damages.
5. In the course of
taking into custody the security asset, if the asset holder shows signs of
resisting, obstructing, causing public insecurity or disorder or commits other
law-breaking acts, the security asset disposer may request the People's
Committee of the commune, ward or district township and the Police Office of
the locality where the security asset is taken into custody to apply, within
the ambit of their respective functions, tasks and powers, measures provided
for by law to maintain security and order, ensuring the exercise of the asset
disposer's right to take into custody the security asset.
Article
64.- Rights and obligations of the securee
pending the disposal of the security asset
1. Pending the
disposal of the security asset, the securee may exploit or use the security
asset or permit the securer or authorize a third party to exploit or use the
security asset according to its properties and utility. The permitted or
authorized exploitation, modes of exploitation and the use of yields and
profits obtained from exploitation must be recorded in writing.
2. Obtained yields and
profits must be separately accounted, unless otherwise agreed upon. After
subtracting expenses necessary for the exploitation or use of assets, the
remainder of yields and profits shall be used to pay to the securee.
Article
65.- Disposal of security assets being
movables in case of no agreement on disposal mode
If there is no
agreement on mode of security asset disposal, the security asset may be
auctioned according to the provisions of law. Particularly for a security asset
which can be specifically or clearly valued on the market, the asset disposer
may sell it at the market price without carrying out auctioning procedures and
shall concurrently notify such to the securer and other co-securees (if any).
...
...
...
1. The securee may
request a third party being a debtor to transfer money amounts or other assets
to it or to its authorized person. The securee shall prove the debt claim when
so requested by the debtor.
2. If the securee is
concurrently the debtor, it may clear such debt.
Article
67.- Disposal of security assets being
valuable papers, bills of lading or savings cards
1. The disposal of
security assets being bonds, stocks, bills of exchange, other valuable papers
and savings cards shall comply with the provisions of law on bonds, stocks,
bills of exchange, other valuable papers and savings cards.
2. Pledgees of bills
of lading may produce those bills of lading according to the procedures
specified by law for exercising the right to possession of cargos stated in
those bills of lading. The disposal of cargoes stated in bills of lading shall
comply with the provisions of Article 65 of this Decree.
If the cargo holder
fails to transfer the cargo stated in the bill of lading to the securee, thus
causing damage to the latter, it shall pay damages.
3. If the securee is
concurrently obliged to pay, it may clear the payable amount.
1. In case of no
agreement on mode of disposal of security assets being land use rights or
assets attached to land, those assets shall be auctioned.
...
...
...
When a security
transaction is entered into to secure the performance of a future obligation,
that future obligation will be on the payment priority order according to the
registration order of that security transaction, regardless of the time of
establishment of the civil transaction that gives rise to that future
obligation.
Article
70.- Transfer of security asset ownership
and use rights
1. The buyer or
principal receiver of the security asset as substitute for the performance of
the obligation by the securer to it may own that asset. The time of transfer of
ownership is determined according to the provisions of Article 439 of the Civil
Code.
2. In case of the
security asset with the ownership or use right registration, the transferee of that
asset's ownership or use rights are granted an ownership or use right
certificate by a competent state agency.
Procedures for
transferring security asset ownership or use rights comply with the provisions
of law on registration of asset ownership and use rights. If it is provided for
by law that the transfer of asset ownership or use rights must be approved in
writing by the owner and on the basis of a contract on asset purchase and sale
between the asset owner or the judgment debtor and the asset buyer on disposal
of security asset, the asset pledge contract or the asset mortgage contract is
used as a substitute for those papers.
Article
71.- Rights
to receive back security assets
If the securer
fulfills its obligation toward the securee and pay all expenses arising due to
delayed obligation performance before the disposal of the security asset, it
may receive back that asset, unless otherwise provided for by law.
...
...
...
1. This Decree takes
effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. This Decree
replaces the Government's Decree No. 165/1999/ND-CP of November 19, 1999, on
security transactions.
3. This Decree
supersedes:
a/ The Government's
Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999, on security for loans of credit
institutions;
b/ The Government's
Decree No. 85/2002/ND-CP of October 25, 2002, amending and supplementing
Government Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999, on security for
loans of credit institutions;
c/ Clause 2, Article 2
of the Government's Decree No. 08/2000/ND-CP of March 10, 2000, on registration
of security transactions.
4. The guarantee with
land use rights, right to use forests, ownership over planted production
forests according to the provisions of the Government's Decree No.
181/2004/ND-CP of October 29, 2004, on the implementation of the Land Law, the
provisions of Clause 5, Article 32; Clause 4, Article 33; Clause 4, Article 34;
Clause 4, Article 35; and Clause 1, Article 36 of the Government's Decree No. 23/2006/ND-CP
of March 3, 2006, on the implementation of the Law on Forest Protection and
Development and guiding documents, are now converted into mortgage of land use
rights, right to use forests and ownership over planted production forests by
the third party.
5. Other provisions
contrary to this Decree are hereby annulled.
...
...
...
Security transactions
entered into under the provisions of the 1995 Civil Code; the Government's
Decree No. 165/1999/ND-CP of November 19, 1999, on security transactions; the
Government's Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999, on security for
loans of credit institutions; the Government's Decree No. 85/2002/ND-CP of
October 25, 2002, amending and supplementing the Government's Decree No. 178/1999/ND-CP
of December 29, 1999, on security for loans of credit institutions; or other
legal documents that continue to be effective after the effective date of this
Decree, are still valid and not required to be modified or re-entered into.
Article
74.- Implementation responsibilities
Ministers,
heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and
presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities shall
implement this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
Số hiệu: | 163/2006/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/12/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
Chưa có Video