CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/1998/NĐ-CP |
|
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và quy định thủ tục, trình tự giải quyết việc xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam và việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.
Điều 2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp về quốc tịch
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch Việt Nam, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch Việt Nam và ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó;
2. Hướng dẫn ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phối hợp và thông qua Bộ Ngoại giao hướng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam) trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch Việt Nam;
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
4. Thực hiện thống kê nhà nước về quốc tịch Việt Nam;
5. Ban hành và quản lý thống nhất các mẫu giấy tờ, sổ sách về quốc tịch Việt Nam;
6. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch Việt Nam;
7. Phối hợp với Bộ Ngoại giao đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế về quốc tịch hoặc liên quan đến quốc tịch; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc tịch.
Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc tịch
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn về quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
2. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch Việt Nam theo thủ tục, trình tự quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam về quốc tịch
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và đề nghị việc giải quyết đơn xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; xét và cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; xem xét và kiến nghị việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.
Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và đề nghị việc giải quyết đơn xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; xét và cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; xem xét và kiến nghị việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.
Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và đề nghị việc giải quyết đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp cá biệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
Điều 5. Giá trị của giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp hoặc chứng thực
Giấy tờ kèm theo đơn xin giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Khi nộp hồ sơ xin giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này, đương sự phải nộp lệ phí. Mức thu và việc quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thống nhất quy định.
Điều 7. áp dụng điều ước quốc tế
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Nghị định này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC VỀ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
MỤC 1: NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 8. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;
b) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
c) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam thì nộp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
đ) Giấy xác nhận về thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã), nơi đương sự thường trú, cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, thì còn phải có giấy xác nhận về thời gian đã thường trú do ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương đó cấp;
e) Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự thường trú, cấp;
g) Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.
Trong trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Quốc tịch Việt Nam, thì không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rõ lý do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
3. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; đối với người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam trong trường hợp cá biệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thì chỉ cần lập thành 03 bộ hồ sơ.
Điều 9. Miễn, giảm điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Việc miễn, giảm một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:
a) Người có chồng, vợ, cha, mẹ hoặc con là công dân Việt Nam; người có Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nứơc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thì được giảm 02 năm về điều kiện thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam và được miễn các điều kiện về biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
b) Trong trường hợp cá biệt, khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài sẽ có lợi đặc biệt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì được miễn các điều kiện về thời gian đã thường trú ở Việt Nam, biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người được miễn, giảm điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này không phải nộp các giấy tờ tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, nhưng phải nộp các giấy tờ chứng minh phù hợp với các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp tỉnh
1. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tư pháp, thẩm tra hồ sơ, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị Bộ Tư pháp về việc giải quyết hồ sơ đó.
2. Trình tự giải quyết hồ sơ được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Sở Tư pháp có văn bản gửi cơ quan Công an cùng cấp (sau đây gọi là Công an cấp tỉnh), kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân.
b) Trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra bổ sung về các điều kiện thực tế của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (như về năng lực hành vi, thời gian đã thường trú ở Việt Nam, khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam hay trình độ tiếng Việt), Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện.
c) Trong thời hạn 60 ngày đối với Công an cấp tỉnh và 30 ngày đối với các cơ quan chuyên môn khác, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Tư pháp, các cơ quan này phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
d) Ngay sau ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác, Sở Tư pháp dự thảo văn bản, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.
3. Trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thủ tục, trình tự giải quyết tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí đối với trường hợp cá biệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải xem xét, thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và các giấy tờ của đương sự với các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam và có văn bản kết luận, đề nghị việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.
2. Trong trường hợp kết luận đương sự chưa có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp Trung ương
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, thì có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung. Trong trường hợp này thì thời hạn trên là 75 ngày.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải hoàn tất hồ sơ hoặc làm rõ những vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
2. Ngay sau ngày nhận được ý kiến ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp thông báo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam về việc đương sự đã hoàn tất hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam cấp cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam Giấy xác nhận về việc hoàn tất hồ sơ để người đó làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài của họ.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, hoặc trong trường hợp cần thiết, thì kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của đương sự, Bộ Tư pháp hoàn tất hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự. Đối với trường hợp đặc biệt đương sự xin giữ quốc tịch nước ngoài, trong Tờ trình phải nêu rõ đề nghị về việc đó.
Trong trường hợp cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định của Chủ tịch nước ghi tên của đương sự bằng tên gọi Việt Nam.
MỤC 2: TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 13. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
c) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.
2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đương sự còn phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;
b) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
c) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lơị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
4. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ.
Điều 14. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp tỉnh
1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tư pháp thẩm tra hồ sơ, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét kết luận và đề nghị Bộ Tư pháp về việc giải quyết hồ sơ đó.
2. Trình tự giải quyết hồ sơ được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Sở Tư pháp có văn bản gửi Công an cấp tỉnh, kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân.
b) Trong thời hạn 15 ngày tiếp theo, Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra bổ sung về các điều kiện thực tế của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam (như việc hồi hương, quan hệ thân thích với công dân Việt Nam, công lao hoặc khả năng đóng góp của người đó cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam), Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
d) Ngay sau ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác, Sở Tư pháp dự thảo văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự.
3. Trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Thủ tục, trình tự giải quyết tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam
1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải xem xét, thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam và có văn bản kết luận, đề nghị về việc giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự.
2. Trong trường hợp kết luận đương sự chưa đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp Trung ương
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, thì có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung. Trong trường hợp này thì thời hạn trên là 60 ngày.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung và trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp hoàn tất hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự.
Trong trường hợp cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định của Chủ tịch nước ghi tên của đương sự bằng tên gọi Việt Nam.
MỤC 3: CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 17. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định, trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Kèm theo đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải có bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Khi nộp đơn, đương sự phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để kiểm tra.
Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, thì kèm theo đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải nộp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy tờ chứng minh đương sự được nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Giấy tờ chứng minh đương sự được trở lại quốc tịch Việt Nam;
c) Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;
d) Giấy xác nhận đăng ký công dân do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam cấp;
đ) Sổ hộ khẩu;
e) Thẻ cử tri mới nhất;
g) Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; của cha hoặc mẹ;
h) Giấy khai sinh;
i) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
k) Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm i khoản này, thì nộp Bản khai danh dự về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú của bản thân; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú của cha mẹ và nguồn gốc gia đình. Bản khai này phải được ít nhất 02 người biết rõ sự việc đó làm chứng và được ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự sinh ra, xác nhận.
2. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam và giấy tờ kèm theo quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ.
Điều 18. Trình tự giải quyết tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, lời khai, chứng nhận, giấy tờ của đương sự là đúng sự thật, đương sự là người chưa bị mất quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp có văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Ngay sau ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp phải trao hoặc gửi Giấy chứng nhận cho đương sự.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ cần thẩm tra bổ sung, Sở Tư pháp có văn bản gửi Công an cấp tỉnh yêu cầu thực hiện, kèm theo 01 bộ hồ sơ. Trong trong trường hợp này thì thời hạn trên là 60 ngày.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
2. Trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự không được cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
3. Định kỳ 03 tháng một lần, Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Điều 19. Trình tự giải quyết tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải thẩm tra hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, lời khai, chứng nhận, giấy tờ của đương sự là đúng sự thật, đương sự là người chưa bị mất quốc tịch Việt Nam, người đứng đầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam và trao hoặc gửi Giấy chứng nhận cho đương sự.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ cần thẩm tra bổ sung, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong nước thực hiện. Trong trong trường hợp này thì thời hạn trên là 60 ngày.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, cơ quan trong nước phải thẩm tra và trả lời kết quả bằng văn bản cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam.
2. Trong trường hợp kết luận đương sự không được cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu không nhất trí với kết luận đó, đương sự có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua Bộ Ngoại giao, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam định kỳ 03 tháng một lần báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
MỤC 4: THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 20. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
1. Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
c) Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;
d) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
đ) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp;
e) Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.
2. Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều này. Trường hợp này, giấy tờ quy định tại điểm e, khoản 1 Điều này do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phụ trách địa bàn, nơi đương sự thường trú, cấp.
3. Đơn xin thôi quốc tịch và các giấy tờ kèm theo của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải đựơc lập thành 03 bộ hồ sơ.
Điều 21. Miễn thủ tục thẩm tra về nhân thân
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục thẩm tra của cơ quan Công an quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này:
1. Người dưới 14 tuổi;
2. Người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài;
3. Người đã định cư ở nước ngoài trên 15 năm;
4. Người đã được xuất cảnh Việt Nam theo diện đoàn tụ gia đình.
Điều 22. Thủ tục, trình tự giải quyết tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tư pháp thẩm tra hồ sơ, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị Bộ Tư pháp về việc giải quyết hồ sơ đó. Trong các trường hợp quy định tại Điều 21 của Nghị định này thì thời hạn trên là 01 tháng.
2. Trình tự giải quyết hồ sơ được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Sở Tư pháp có văn bản gửi Công an cấp tỉnh, kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân.
Cũng trong thời hạn này, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở; đồng thời, cho đăng báo địa phương trong 03 số liên tục về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự.
b) Trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra hoặc nhận được khiếu nại về các điều kiện thực tế của người xin thôi quốc tịch Việt Nam (như về việc nợ thuế hoặc nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam), Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
d) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này hoặc ngay sau ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác, Sở Tư pháp dự thảo văn bản, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự.
3. Trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa đủ điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Thủ tục, trình tự giải quyết tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam
1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải niêm yết tại trụ sở về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự; xem xét, thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam và có văn bản kết luận, đề nghị việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Trong các trường hợp quy định tại Điều 21 của Nghị định này thì thời hạn trên là 01 tháng.
2. Trong trường hợp kết luận đương sự chưa đủ điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp Trung ương
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, thì có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung. Trong trường hợp này thì thời hạn trên là 60 ngày.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phải hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung và trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp hoàn tất hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự.
MỤC 5: CẤP GIẤY XÁC NHẬN MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 25. Hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
1. Người xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định; trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
Kèm theo đơn xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam phải có bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định này để chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam và một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh đương sự đã mất quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy tờ chứng minh đương sự được thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Giấy tờ chứng minh đương sự bị tước quốc tịch Việt Nam;
c) Giấy tờ chứng minh việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự;
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
đ) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam do việc tìm thấy cha, mẹ hoặc người giám hộ là công dân nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 19 hoặc do cha mẹ được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Đơn xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam và giấy tờ kèm theo quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ.
Điều 26. Thủ tục, trình tự cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
Thủ tục, trình tự giải quyết việc xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
MỤC 6: HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM, TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 27. Hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Người được nhập quốc tịch Việt Nam chưa quá 05 năm, không phụ thuộc vào việc người đó đang cư trú trong hay ngoài nước, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì có thể bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam:
1. Đã có hành vi cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam dẫn đến sự hiểu lầm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự;
2. Đã làm hoặc sử dụng giả mạo một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 8, khoản 2 Điều 9 hoặc Giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định này, nhằm chứng minh có đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam.
Điều 28. Tước quốc tịch Việt Nam
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì có thể bị tước quốc tịch Việt Nam.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về những hành vi quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm thẩm tra, lập 03 hồ sơ và có văn bản kiến nghị gửi Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ.
2. Tòa án đã xét xử hành vi phạm tội của bị cáo đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này có quyền kiến nghị với Bộ Tư pháp về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, hoặc của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành chức năng khác có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu cơ quan đã lập hồ sơ hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung trong thời hạn 15 ngày.
4. Ngay sau ngày nhận được ý kiến ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp hoàn tất hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ.
Điều 30. Đăng Công báo Quyết định của Chủ tịch nước giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam
Quyết định của Chủ tịch nước về cho nhập, cho trở lại, cho thôi quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam được đăng trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 31. Giấy tờ áp dụng đối với người không quốc tịch
Đối với người không quốc tịch, giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 và điểm b khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được hiểu là giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú, cấp.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 và thay thế Nghị định số 37/HĐBT ngày 05 tháng 02 năm 1990 quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 và Nghị định số 06/1998/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/HĐBT.
2. Các quy định tại Nghị định này cũng được áp dụng để giải quyết đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam đã đựơc gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được giải quyết.
Điều 33. Quy định việc cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam
Căn cứ vào thủ tục, trình tự giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam theo yêu cầu của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 104/1998/ND-CP |
Hanoi, December 31, 1998 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON VIETNAMESE NATIONALITY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of September 30, 1992; Pursuant to Law No.
07/1998/QH10 on Vietnamese Nationality of May 20, 1998;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES:
Article 1.- Application scope:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2.- The responsibilities of the Ministry of Justice regarding nationality
The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the State management over Vietnamese nationality and have the following tasks and powers:
1. To elaborate and submit to the competent State agency(ies) for promulgation legal documents on Vietnamese nationality and promulgate according to its own competence documents guiding the implementation thereof;
2. To guide the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred to collectively as the provincial People’s Committees), coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and through which to guide the Vietnamese diplomatic representations and consular offices abroad (hereafter referred to as the Vietnamese diplomatic missions and consular offices) in handling the Vietnamese nationality-related matters;
3. To organize and direct the popularization and education of the legislation on Vietnamese nationality;
4. To conduct the State statistics on Vietnamese nationality;
5. To issue and uniformly manage the forms of papers and books regarding Vietnamese nationality;
6. To inspect, examine and settle according to its competence complaints and denunciations related to the settlement of Vietnamese nationality matters;
7. To coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in proposing the signing of international treaties on nationality or in relation to nationality; undertake international cooperation in the field of nationality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The ministries, ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Justice in performing tasks and powers regarding Vietnamese nationality in accordance with the provisions of this Decree and other provisions of law.
2. The Ministry for Foreign Affairs and the Ministry of Public Security shall have to direct and guide their attached agencies in settling Vietnamese nationality-related matters according to the procedures and order prescribed in this Decree.
1. The provincial People’s Committees shall have to receive, process and propose the settlement of applications for naturalization in Vietnam, Vietnamese nationality restoration or relinquishment; consider and grant the certificates of Vietnamese nationality and certificates of Vietnamese nationality loss; consider and propose the annulment of decisions on granting or deprivation of Vietnamese nationality.
The provincial/municipal Justice Services shall assist the provincial People’s Committees in performing the functions and tasks stipulated in this Clause.
2. The Vietnamese diplomatic missions and consular offices shall have to receive, process and propose the settlement of applications for Vietnamese nationality restoration or relinquishment; consider and grant the certificates of Vietnamese nationality and certificates of Vietnamese nationality loss; consider and propose the annulment of decisions on granting or deprivation of Vietnamese nationality.
The Vietnamese diplomatic missions and consular offices shall have to receive, process and propose the settlement of applications for naturalization in Vietnam in particular cases specified in Point b, Clause 1, Article 9 of this Decree.
Article 5.- The validity of papers issued or certified by foreign agencies
The papers enclosed with the applications for settlement of Vietnamese nationality-related matters, which have been issued or certified by foreign competent agencies, must be legalized by consular procedures; papers in foreign language(s) must be translated into Vietnamese. The translations must be notarized according to provisions of Vietnamese law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Persons applying for the granting, restoration or relinquishment of Vietnamese nationality, for certificates of Vietnamese nationality or certificates of Vietnamese nationality loss, who reside in the country, shall file their dossiers at the Justice Service of the provinces or cities where they reside; if they reside abroad, they shall file their dossiers at the Vietnamese diplomatic mission or consular office in charge of the territory where they reside.
2. When filing dossiers applying for settlement of Vietnamese nationality-related matters as specified in Clause 1 of this Article, applicants shall have to pay fee(s). The levels, management and use of fees shall be jointly stipulated by the Minister of Finance, the Minister of Justice and the Minister for Foreign Affairs.
Persons applying for naturalization or restoration of Vietnamese nationality, who have done meritorious services to the cause of building and defending the Vietnamese fatherland or are helpful to the economic, social or scientific development or national defense and security of the Socialist Republic of Vietnam, shall be exempt from the fee(s).
Article 7.- Application of international treaties
In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaty shall apply.
THE PROCEDURES AND ORDER FOR SETTLING VIETNAMESE NATIONALITY- RELATED MATTERS
Section 1. NATURALIZATION IN VIETNAM
Article 8.- Dossiers applying for naturalization in Vietnam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The copy(ies) of the applicant’s birth certificate or other papers of substitute value, including those of his/her minor children, in cases where the application is made also for such children;
b) The curriculum vitae made according to the form set by the Ministry of Justice;
c) The judicial background certificate issued by the Vietnamese competent agency in the locality where the applicant resides; in cases where the applicant does not reside in Vietnam, the certificate of the judicial background issued by the competent agency of the country of which the applicant is a citizen or where the applicant resides, shall be required;
d) The certificate of Vietnamese language acquisition, including knowledge of Vietnamese culture, history and law as prescribed by the Ministry of Education and Training and the Ministry of Justice;
e) The paper certifying the continuous period of residence in Vietnam issued by the People’s Committee of the commune, ward or township (hereafter referred to as the commune People’s Committee) where the applicant resides; if the applicant has previously resided in other localities, the papers certifying such previous residence period issued by the commune People’s Committees of such localities are also required;
f) The paper certifying the domicile, occupation, lawful income or property status in Vietnam issued by the People’s Committee of the commune where the applicant resides;
g) The written commitment to relinquish foreign nationality (if any) when he/she is naturalized in Vietnam.
For case of automatic loss of foreign nationality upon the naturalization in Vietnam, the above-said written commitment shall be substituted by a paper of the diplomatic mission or consular office of the country, of which the applicant is a citizen, certifying that such country’s law stipulates the automatic nationality loss in this case.
In special cases where persons applying for naturalization in Vietnam wish to retain their foreign nationality(ies) in accordance with Clause 3, Article 20 of the Law on Vietnamese Nationality, they shall not have to submit the paper prescribed in this Point, but shall have to make applications for retention of their foreign nationality(ies) according to the form set by the Ministry of Justice, which clearly state the reason(s) for retention of foreign nationality(ies) and commitment that such foreign nationality retention shall not hinder the performance of basic rights and obligations of Vietnam citizens.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Each application for naturalization in Vietnam and papers enclosed therewith of a foreigner residing in Vietnam must be made in 4 dossier sets; for a foreigner who does not reside in Vietnam but falls within the exceptional cases specified in Point b, Clause 1, Article 9 of this Decree, such an application and enclosed papers shall be made only in 3 dossier sets.
Article 9.- Exemption or reduction of conditions for naturalization in Vietnam
1. The exemption or reduction of a number of conditions for naturalization in Vietnam is stipulated as follows:
a) Persons whose spouses, parents or children are Vietnamese citizens; and those who have been awarded orders, medals and/or other honorable titles by the State of the Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam, the State of the Socialist Republic of Vietnam or have made outstanding contributions to the cause of building and defending the Vietnamese fatherland, shall be entitled to 2-year reduction of the required length of continuous residence in Vietnam and exempt from conditions regarding the Vietnamese language knowledge and ability to ensure their living in Vietnam.
b) In particular cases where the naturalization in Vietnam of foreigners is especially beneficial to the economic, social and/or scientific development and/or national defense and security of the Socialist Republic of Vietnam, such foreigners shall be exempt from conditions regarding the length of their residence in Vietnam, Vietnamese language knowledge and ability to ensure living in Vietnam.
2. Persons who are entitled to exemption or reduction of conditions for naturalization in Vietnam as stipulated in Clause 1 of this Article shall not have to submit corresponding papers prescribed in Clause 1, Article 8 of this Decree, but have to produce papers to prove the eligible conditions as stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 10.- The procedures and order for settlement at the provincial level
1. Within 4 months after the provincial/municipal Justice Services receive complete and valid dossiers, the provincial People’s Committees shall have to direct the Justice Services in verifying the dossiers, then submitting them to the provincial People’s Committees for consideration and conclusion, and request the Ministry of Justice to settle such dossiers.
2. The order for settling the dossiers is stipulated as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Within 30 subsequent days, the provincial/municipal Justice Service shall have to verify the dossier, compare the applicant’s statements, certifications and papers with the conditions for naturalization in Vietnam.
In cases where it deems necessary to make additional verification of actual conditions of the applicant for naturalization in Vietnam (such as his/her capacity for acts, the length of his/her residence in Vietnam, the capability to ensure living in Vietnam or Vietnamese language knowledge), the Justice Service shall coordinate with the specialized agencies in conducting such verification.
c) Within 60 days for the provincial Police and 30 days for other specialized agencies after receiving the provincial/municipal Justice Service’s request, such agencies shall have to conduct the verification according to their respective specialized functions and reply the Justice Service in writing.
d) Right after receiving the results of the verification by the provincial Police and other specialized agencies, the Justice Service shall draft and submit to the president of the provincial People’s Committee for consideration, conclusion and signing a written settlement request, which shall be forwarded to the Ministry of Justice together with 02 sets of the applicant’s dossier applying for naturalization in Vietnam.
3. In cases where the president of the provincial People’s Committee concludes that the applicant is unqualified for naturalization in Vietnam, the Justice Service shall have to notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
1. Within 03 months after receiving a complete and valid dossier and collecting fee for particular cases specified in Point b, Clause 1, Article 9 of this Decree, a Vietnamese diplomatic mission or consular office shall have to consider and verify the dossier, compare the statements, certifications and papers of the applicant with the conditions for naturalization in Vietnam, then make and send written conclusion and request for settlement of the dossier applying for naturalization in Vietnam to the Ministry for Foreign Affairs before being forwarded to the Ministry of Justice together with 02 sets of the applicant’s dossier applying for naturalization in Vietnam.
2. In cases where it concludes that the applicant is unqualified for naturalization in Vietnam, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
Article 12.- The procedures and order for settlement at the central level
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In cases where it deems that the dossier is incomplete or contains matters that need to be clarified, the Ministry of Justice shall request in writing the provincial People’s Committee or, through the Ministry for Foreign Affairs, the Vietnamese diplomatic mission or consular office to complete the dossier or make the additional verification. For such cases, the above- said time limit shall be 75 days.
Within 30 days after receiving the Ministry of Justice’s request, the provincial People’s Committee, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall complete the dossier or clarify the requested matters and reply the Ministry of Justice in writing.
2. Right after getting the Prime Minister’s authorization, the Ministry of Justice shall have to notify the provincial People’s Committee or the Vietnamese diplomatic mission or consular office of the completion of the dossier applying for the naturalization in Vietnam by the applicant. In cases of necessity, the provincial People’s Committee or the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall issue the naturalization applicant a paper certifying the dossier completion, so that the latter can fill in the procedures for relinquishment of his/her foreign nationality.
3. Within 07 days after getting the Prime Minister’s authorization, or in cases of necessity, after receiving the certificate of relinquishment of foreign nationality of the applicant, the
Ministry of Justice shall have to complete the dossier; the Minister of Justice shall, under the Prime Minister’s authorization, sign a report to the State President for consideration and decision, together with 01 set of the applicant’s dossier applying for naturalization in Vietnam. For special cases where the applicant wishes to retain his/her foreign nationality, the report must clearly state such wish.
If the applicant is naturalized in Vietnam, the State President’s decision shall write his/her Vietnamese name.
Section 2. VIETNAMESE NATIONALITY RESTORATION
Article 13.- Dossiers applying for Vietnamese nationality restoration
1. Persons applying for Vietnamese nationality restoration shall make applications according to form set by the Ministry of Justice. Enclosed with an application for Vietnamese nationality restoration must be the following papers:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The judicial background certificate issued by the competent agency of the country of which the applicant is a citizen or a resident;
c) The paper or document proving that the applicant once held the Vietnamese nationality.
2. Apart from the papers prescribed in Clause 1 of this Article, the applicant shall also have to submit one of the following papers:
a) The paper of the Vietnamese diplomatic mission, consular office or the Commission for Overseas Vietnamese certifying that the applicant has filed an application for repatriation to Vietnam;
b) The paper or document proving that the applicant’s spouse, offspring, father or mother is a Vietnamese citizen;
c) The paper or document proving that the applicant was awarded orders, medals and/or other honorable titles by the State of the Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam, the State of the Socialist Republic of Vietnam, or certifying that the applicant has done meritorious services to the cause of building and defending the Vietnamese fatherland;
d) The paper or document proving that the restoration of the applicant’s Vietnamese nationality shall be beneficial to the economic, social and/or scientific development or national defense and security of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The persons applying for Vietnamese nationality restoration shall have to resume their previous Vietnamese names and clearly write them on the applications for Vietnamese nationality restoration; if they wish to change their names, they must clearly state the reason(s) therefor.
4. An application for Vietnamese nationality restoration and the papers enclosed therewith of a person residing in Vietnam must be made in 4 dossier sets; in cases where the applicant resides abroad, his/her application and enclosed papers must be made in 3 dossier sets.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Within 2 months after the provincial/municipal Justice Service receives a complete and valid dossier, the provincial People’s Committee shall have to direct the Justice Service in verifying the dossier, then submitting it to the former for consideration, conclusion and requesting the Ministry of Justice to settle such dossier.
2. The order for settling dossiers is stipulated as follows:
a) Within 07 days after receiving a complete and valid dossier and collecting the fee(s), the provincial/municipal Justice Service shall send a written request to the provincial Police together with 01 dossier set for personal status verification.
b) Within 15 subsequent days, the provincial/municipal Justice Service shall have to verify the dossier, compare the statements, certifications and papers of the applicant with the conditions for Vietnamese nationality restoration.
In cases where it deems necessary to make an additional verification of actual conditions of the person applying for Vietnamese nationality restoration (such as his/her repatriation, relationship with Vietnamese citizens, meritorious services or ability to contribute to the cause of building and defending the Vietnamese fatherland), the provincial/municipal Justice Service shall coordinate with the specialized agencies in conducting such verification.
c) Within 30 days after receiving the provincial/municipal Justice Service’s requests, the provincial Police and other specialized agencies shall have to conduct the verification according to their respective specialized functions and reply the provincial/municipal Justice Service in writing.
d) Right after receiving the verification results from the provincial Police and other specialized agencies, the Justice Service shall draft and submit to the President of the provincial People’s Committee for consideration, conclusion and signing a written request, which shall be sent to the Ministry of Justice together with 02 sets of the applicant’s dossier applying for Vietnamese nationality restoration.
3. In cases where the president of the provincial People’s Committee concludes that the applicant is unqualified for Vietnamese nationality restoration, the provincial/municipal Justice Service shall notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. In cases where it concludes that the applicant is unqualified for Vietnamese nationality restoration, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
Article 16.- The procedures and order for settlement at the Central level
1. Within 30 days after receiving the written request of the provincial People’s Committee or the Vietnamese diplomatic mission or consular office, the Ministry of Justice shall have to re- examine the dossier, if it finds that the dossier is complete and the applicant is fully qualified for Vietnamese nationality restoration according to the provisions of law, it shall report in writing to the Prime Minister to get the latter’s authorization to sign a report to the State President for consideration and decision.
In cases where it deems that the dossier is incomplete or contains matters that need to be clarified, the Ministry of Justice shall request the provincial People’s Committee, or request, through the Ministry for Foreign Affairs, the Vietnamese diplomatic mission or consular office to complete the dossier or make additional verification. In these cases, the above-said time limit shall be 60 days.
2. Within 15 days after receiving the Ministry of Justice’s request, the provincial People’s Committee or the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall have to complete the dossier or additional verification, and reply the Ministry of Justice in writing.
3. Within 07 days after getting the Prime Minister’s authorization, the Ministry of Justice shall complete the dossier, the Minister of Justice shall, under the Prime Minister’s authorization, sign a report to the State President for consideration and decision together with 01 set of the involved party’s dossier of application for Vietnamese nationality restoration.
If the applicant’s Vietnamese nationality restoration is permitted, the State President’s decision shall write the applicant’s Vietnamese name.
Section 3. GRANTING OF VIETNAMESE NATIONALITY CERTIFICATES
Article 17.- The dossiers applying for Vietnamese nationality certificates
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Enclosed with the applications for Vietnamese nationality certificates must be copies of identity cards or Vietnamese passports which are still valid. Upon filing the applications, the applicants shall have to produce their identity cards or passports for checking.
In cases where an applicant has no identity card or passport, he/she must submit together with the application for Vietnamese nationality certificate the certified copy of one of the following papers to prove his/her Vietnamese nationality:
a) The paper proving the applicant has been naturalized in Vietnam;
b) The paper proving the applicant’s Vietnamese nationality has been restored;
c) The decision recognizing the adoption of a child who is a foreigner;
d) The certificate of citizen registration issued by a Vietnamese diplomatic mission or consular office;
e) The household registration book;
f) The latest voter’s card;
g) The paper proving Vietnamese nationality of his/her parents; or of either of them;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) The paper and/or document proving that the applicant holds Vietnamese nationality under the international treaty which Vietnamese has signed or acceded to; or
j) In cases where he/she has none of the papers prescribed in Points from a to i of this Clause, the applicant shall submit an affidavit on his/her date of birth, place of birth, native land, place of residence, full name, age, nationality, his/her parents’ place(s) of residence and his/her family origin. Such an affidavit must be testified by at least two persons who know well the information stated therein and certified by the People’s Committee of the commune where the applicant was born.
2. The application for Vietnamese nationality certificate and the papers enclosed therewith as prescribed in Clause 1 of this Article shall be made in 02 dossier sets.
Article 18.- The procedures and order for settlement at the provincial People’s Committees
1. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier and collecting the fee(s), the provincial/municipal Justice Service shall have to verify the dossier. If it deems that the dossier is complete, the applicant’s statements, certifications and papers are truthful and the applicant has not yet lost Vietnamese nationality, the Justice Service shall request in writing the president of the provincial People’s Committee to consider and grant Vietnamese nationality certificate.
Right after the president of the provincial People’s Committee signs Vietnamese nationality certificate, the provincial/municipal Justice Service shall deliver or send such certificate to the applicant.
In cases where it deems that the dossier needs to be further verified, the provincial/municipal Justice Service shall send a written request together with 01 dossier set to the provincial Police for such verification. For such a case, the above-said time limit shall be 60 days.
Within 30 days after receiving the Justice Service’s request, the provincial Police shall have to verify and reply the former in writing.
2. In cases where the president of the provincial People’s Committee concludes that the applicant is unqualified and shall not be granted Vietnamese nationality certificate, the provincial/municipal Justice Service shall notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 19.- The order for settlement at the Vietnamese diplomatic missions and consular offices
1. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the Vietnamese diplomatic or consular office shall verify the dossier. If deeming that the dossier is complete, the applicant’s statements, certifications and papers are truthful and the applicant has not yet lost Vietnamese nationality, the head of the Vietnamese diplomatic or consular office shall sign the Vietnamese nationality certificate and deliver or send it to the applicant.
In cases where it deems that the dossier needs to be further verified, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall coordinate with the domestic specialized agencies in such verification. For such a case, the above-said time limit shall be 60 days.
Within 15 days after receiving the request of the Vietnamese diplomatic mission or consular office, the domestic agencies shall have to verify and notify in writing the Vietnamese diplomatic mission or consular office of the verification results.
2. In cases where it concludes that the applicant shall not be granted Vietnamese nationality certificate, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall have to notify the applicant in writing thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
3. Through the Ministry for Foreign Affairs, the Vietnamese diplomatic missions and consular offices shall have to report once every three months to the Ministry of Justice on the situation of granting Vietnamese nationality certificates.
Section 4. VIETNAMESE NATIONALITY RELINQUISHMENT
Article 20.- The dossiers applying for Vietnamese nationality relinquishment
Vietnamese citizens applying for Vietnamese nationality relinquishment shall have to make applications according to form set by the Ministry of Justice.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The curriculum vitae made according to the form set by the Ministry of Justice;
b) The copies of identity papers, passport or other papers proving that the applicant is bearing foreign nationality(ies) (for persons bearing foreign nationality(ies); or the papers certifying or guaranteeing that the applicant shall be naturalized in foreign country(ies) (for persons applying for naturalization in foreign country(ies), except for cases where the laws of such country(ies) do not stipulate the issuance of such papers;
c) The paper certifying that the applicant is not owing tax debts to the State, issued by the tax authority of the locality where the applicant resides;
d) For persons who were once State officials, public employees or servicemen in the people’s armed forces and have retired, resigned or been released from work or demobilized for no more than 5 years, the paper of the agency, which issued the decisions on retirement, release from work or demobilization, certifying that such persons’ Vietnamese nationality relinquishment is not detrimental to Vietnam’s national interests;
e) The judicial background certificate issued by the Vietnamese competent agency of the locality where the applicant resides;
f) The paper of the Service of Education and Training of the province or city where the applicant resides, certifying that the applicant has reimbursed training expenses to the State if he/she had been provided with tertiary, vocational secondary education or post-graduate training with State funds, including foreign-financed funds.
2. Enclosed with the nationality relinquishment applications of Vietnamese citizens residing abroad must be the papers prescribed in Points a, b and f, Clause 1 of this Article. In this case, the papers prescribed in Point e, Clause 1 of this Article shall be issued by the Vietnamese diplomatic missions or consular offices in charge of the territories where the applicants reside.
3. The nationality relinquishment application and the papers enclosed therewith of a Vietnamese citizen residing in the country must be made in 04 dossier sets; for citizens residing abroad, such application and enclosed papers must be made in 3 sets.
Article 21.- Exemption from the procedures for personal status verification
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Persons who are under 14 years old;
2. Persons who were born and grown up abroad;
3. Persons who have been residing overseas for more than 15 years;
4. Persons who have been permitted to leave Vietnam for family reunion.
Article 22.- The procedures and order for settlement at the provincial People’s Committees
1. Within 2 months after a provincial/municipal Justice Service receives a complete and valid dossier, the provincial People’s Committee shall have to direct the Justice Service to verify the dossier, then submit it to the People’s Committee for consideration and conclusion, and request the Ministry of Justice to settle such dossier. For the cases specified in Article 21 of this Decree, the above-said time limit shall be 01 month.
2. The procedural order for settling the dossier is stipulated as follows:
a) Within 07 days after receiving the complete and valid dossier and collecting the fee(s), the Justice Service shall send a written request together with 01 dossier set to the provincial Police for personal status verification.
Also within such time limit, the provincial/municipal Justice Service shall post up at its office, and at the same time, publish on a local newspaper for three consecutive issues the applicant’s Vietnamese nationality relinquishment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In cases where it deems necessary to make further verification or it receives complaint(s) about the actual conditions of the applicant for Vietnamese nationality relinquishment (such as the tax debts or property obligations toward Vietnamese agencies, organizations and/or individuals), the Justice Service shall coordinate with the specialized agencies in conducting the verification.
c) Within 30 days from the date of receiving the Justice Service’s request, the provincial Police and other specialized agencies shall have to conduct the verification according to their respective specialized functions and reply in writing the Justice Service.
d) Past the time limit prescribed in Point b of this Clause or right after receiving the verification results from the provincial Police and other specialized agencies, the Justice Service shall draft and submit to the President of the provincial People’s Committee for consideration, conclusion and signing a written request, which shall be sent to the Ministry of Justice together with 02 sets of the dossiers of application for Vietnamese nationality relinquishment.
3. In cases where the president of the provincial People’s Committee concludes that the applicant is unqualified for Vietnamese nationality relinquishment, the Justice Service shall notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
1. Within 02 months after receiving a complete and valid dossier and collecting the fee(s), the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall post up the application for Vietnamese nationality relinquishment at its office; consider and verify the dossier, compare the applicant’s statements, certifications and papers with the conditions for Vietnamese nationality relinquishment and make written conclusion thereon, then send a request for the settlement of the dossier of application for Vietnamese nationality relinquishment to the Ministry for Foreign Affairs, which shall be forwarded to the Ministry of Justice together with 2 sets of dossier of application for Vietnamese nationality relinquishment. For such a case specified in Article 21 of this Decree, the above-said time limit shall be 01 month.
2. In cases where it concludes that the applicant is unqualified for Vietnamese nationality relinquishment, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall notify in writing the applicant thereof; if the applicant disagrees with such conclusion, he/she shall be entitled to lodge a complaint according to law.
Article 24.- The procedures and order for settlement at the Central level
1. Within 30 days from the date of receiving written request from the provincial People’s Committee or the Vietnamese diplomatic mission or consular office, the Ministry of Justice shall have to re-examine the dossier, if it finds that the dossier is complete and the applicant is fully qualified for Vietnamese nationality relinquishment according to the provisions of law, it shall report in writing to the Prime Minister for his/her authorization to sign a report to the State President for consideration and decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Within 15 days from the date of receiving the Ministry of Justice’s request, the provincial People’s Committee or the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall have to complete the dossier or additional verification, and reply the Ministry of Justice in writing.
3. Within 07 days from the date of getting the Prime Minister’s authorization, the Ministry of Justice shall complete the dossier, the Minister of Justice shall, under the Prime Minister’s authorization, sign the report to the State President for consideration and decision together with 01 set of the involved party’s dossier of application for Vietnamese nationality relinquishment.
Section 5. GRANTING OF CERTIFICATES OF VIETNAMESE NATIONALITY LOSS
Article 25.- Dossiers applying for certificates of Vietnamese nationality loss
1. Persons applying for certificates of Vietnamese nationality loss shall have to make applications according to the set form; the applicants must clearly state the purpose(s) of their application for certificates of Vietnamese nationality loss.
Enclosed with an application for certificate of Vietnamese nationality loss must be certified copies of one of the papers prescribed in Clause 1, Article 17 of this Decree to prove that the applicant once held the Vietnamese nationality, and one of the following papers to prove that the applicant has lost his/her Vietnamese nationality:
a) The paper proving that the applicant has been permitted to relinquish his/her Vietnamese nationality;
b) The paper proving that the applicant has been deprived of his/her Vietnamese nationality;
c) The paper proving the annulment of the decision on granting the Vietnamese nationality to the applicant;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) The paper or document proving that the applicant has lost his/her Vietnamese nationality due to the fact that his/her parents or guardian(s) have been found being foreign citizens under Clause 2, Article 19, or due to his/her parents’ Vietnamese nationality relinquishment according to Article 28 of the Law on Vietnamese Nationality.
2. Each application for certificate of Vietnamese nationality loss and the papers enclosed therewith as prescribed in Clause 1 of this Article shall be made in 02 sets of dossier.
Article 26.- The procedures and order for granting certificates of Vietnamese nationality loss
The procedures and order for settling the applications for certificates of Vietnamese nationality loss shall comply with provisions of Articles 18 and 19 of this Decree.
Article 27.- The annulment of decisions granting Vietnamese nationality
The persons, who have been naturalized in Vietnam for not more than 5 years, regardless of whether they are residing in the country or abroad, if falling within one of the following cases, may have the decisions granting the Vietnamese nationality annulled:
1. They have committed acts of deliberately making false statements in their applications for naturalization in Vietnam which led to the Vietnamese competent agencies misunderstanding of their conditions for naturalization in Vietnam;
2. They have forged or used forgeries of one of the papers prescribed in Points a, c, d, e, f and g, Clause 1, Article 8 and Clause 2, Article 9 or the certificates of foreign nationality relinquishment as prescribed in Clause 3, Article 12 of this Decree, with a view to proving that they are qualified for naturalization in Vietnam.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vietnamese citizens residing abroad and persons having been naturalized in Vietnam, regardless of whether they reside inside or outside the Vietnamese territory, if committing acts that cause serious harms to the national independence, the cause of building and defending the Vietnamese fatherland or the prestige of the Socialist Republic of Vietnam, may be deprived of their Vietnamese nationality.
1. Within 15 days after detecting or receiving written denunciations against acts specified in Articles 27 and 28 of this Decree, the provincial People’s Committee, the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall have to verify them and make 3 sets of dossiers, then send a written request to the Ministry of Justice, together with 2 dossier sets.
2. The court that has brought to trial violation acts specified in Clause 2, Article 27 and Article 28 of this Decree shall be entitled to propose the Ministry of Justice to annul the decisions on granting of Vietnamese nationality or deprivation of Vietnamese nationality.
3. Within 15 days after receiving a written request of the provincial People’s Committee, the Vietnamese diplomatic mission or consular office or the court for the annulment of the decision on granting or deprivation of Vietnamese nationality, the Ministry of Justice shall have to examine the dossiers and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry for Foreign Affairs and other functional ministries and branches in reporting in writing to the Prime Minister for his/her authorization to sign a report to the State President for consideration and decision.
In cases where it deems that the dossiers are incomplete or contain matters that need to be clarified, the Ministry of Justice shall request in writing the agencies that have made the dossiers to complete them or make additional verifications within 15 days.
4. Right after getting the Prime Minister’s authorization, the Ministry of Justice shall complete the dossier; the Minister of Justice shall, under the Prime Minister’s authorization, sign a report to the State President for consideration and decision together with 01 dossier set.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vietnamese nationality-related matters The State President’s decisions on naturalization in Vietnam, Vietnamese nationality restoration or relinquishment, annulment of decisions permitting the naturalization in Vietnam or Vietnamese nationality deprivation shall be published on the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam within 15 days after their signing.
Article 31.- The papers applicable to the stateless persons
For the stateless persons, the papers prescribed in Point c, Clause 1, Article 8 and Point b, Clause 1, Article 13 of this Decree shall be construed as those issued by the competent agencies of the countries where such person reside.
1. This Decree takes effect from January 1st, 1999 and replaces Decree No. 37/HDBT of February 5, 1990 detailing the implementation of the 1988 Law on Vietnamese Nationality and Decree No. 06/1998/ND-CP of January 1st, 1998 of the Government amending and supplementing a number of Articles of Decree No. 37/HDBT.
2. The provisions in this Decree shall also apply to the settlement of the applications for naturalization in Vietnam filed at the Vietnamese competent State agencies before the effective date of this Decree which have not yet been settled.
Article 33.- Stipulations on granting of certificates of non-holding of Vietnamese nationality Basing himself on the procedures and order for settling Vietnamese nationality-related matters as prescribed in this Decree, the Minister of Justice shall stipulate the granting of certificates of non-holding of Vietnamese nationality at the requests of foreigners residing in Vietnam.
Article 34.- Implementation organization
The Minister of Justice shall have to guide the implementation of this Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 104/1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
Số hiệu: | 104/1998/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/12/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 104/1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
Chưa có Video