Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2004/QH11

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004

 

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 30/2004/QH11 NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ XUẤT BẢN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về xuất bản.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.

Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 4. Xuất bản phẩm

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau.

Tài liệu theo quy định của Luật này bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn học tập, thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếu hội thảo.

Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả

1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả.

2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.

3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 6. Chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện.

2. Nhà nước có chính sách đặt hàng đối với xuất bản phẩm về lý luận, chính trị; xuất bản phẩm phục vụ thiếu niên, nhi đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, người khiếm thị; xuất bản phẩm cần phổ biến rộng rãi nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu và thông tin đối ngoại; trợ cước vận chuyển đối với xuất bản phẩm cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại; xuất bản phẩm phục vụ đồng bào miền núi, hải đảo.

3. Nhà nước mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.

Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản.

2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản.

3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.

4. Tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.

5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản.

6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.

Điều 9. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái pháp luật; cá nhân có quyền tố cáo các hành vi trái pháp luật trong hoạt động xuất bản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khiếu nại, tố cáo của mình.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, tác giả cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại, khởi kiện về dân sự hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về hình sự khi xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 10. Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.

4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Chương 2:

LĨNH VỰC XUẤT BẢN

Điều 11. Đối tượng được thành lập nhà xuất bản

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản.

Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu.

Điều 12. Điều kiện thành lập nhà xuất bản

Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

2. Có người lãnh đạo nhà xuất bản đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 14 và đội ngũ biên tập viên đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;

3. Trong các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản phải có ít nhất một người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản từ ba năm trở lên;

4. Có trụ sở hoạt động, vốn và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật;

5. Phù hợp với quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản toàn quốc, quy hoạch của từng ngành, từng địa phương.

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản

Cơ quan chủ quản nhà xuất bản là cơ quan, tổ chức đứng tên xin phép thành lập nhà xuất bản, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xác định và chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; xét duyệt kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản;

2. Cấp vốn ban đầu và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động;

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Văn hoá - Thông tin;

4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền;

5. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 14. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản

1. Giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có trình độ đại học, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

2. Giám đốc nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Bảo đảm thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản;

b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất bản;

d) Ký quyết định xuất bản đối với từng bản thảo trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã đăng ký;

đ) Ký duyệt bản thảo trước khi đưa in và ký duyệt xuất bản phẩm trước khi phát hành;

e) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, kể cả xuất bản phẩm liên kết;

g) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;

h) Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.

3. Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Giúp giám đốc nhà xuất bản xây dựng kế hoạch xuất bản;

b) Tổ chức bản thảo;

c) Tổ chức biên tập bản thảo;

d) Đọc duyệt bản thảo trước khi trình giám đốc nhà xuất bản và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.

Điều 15. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên nhà xuất bản

1. Biên tập viên nhà xuất bản là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có trình độ đại học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

2. Biên tập viên nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Được đứng tên trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 26 của Luật này;

b) Được khước từ biên tập những tác phẩm mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này và báo cáo với giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản;

c) Chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

Điều 16. Cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

1. Trước khi thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ xin cấp giấy phép gửi Bộ Văn hoá - Thông tin. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép ghi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, giám đốc, tổng biên tập, trụ sở và vốn của nhà xuất bản;

b) Lý lịch trích ngang của giám đốc, tổng biên tập và danh sách biên tập viên nhà xuất bản.

2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và hoàn thành các thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản; thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và trụ sở của nhà xuất bản

1. Khi thay đổi cơ quan chủ quản, tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản thì cơ quan chủ quản mới phải làm thủ tục xin cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

2. Khi thay đổi tên gọi của cơ quan chủ quản hoặc nhà xuất bản, thay đổi đối tượng phục vụ của nhà xuất bản thì cơ quan chủ quản phải có văn bản gửi Bộ Văn hoá - Thông tin xin đổi giấy phép.

3. Khi thay đổi trụ sở, nhà xuất bản phải thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới.

Điều 18. Đăng ký kế hoạch xuất bản

Hằng năm, nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi xuất bản.

Điều 19. Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

Việc xuất bản tác phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Liên kết trong lĩnh vực xuất bản

1. Nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.

2. Giám đốc nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo trước khi đưa in, ký duyệt xuất bản phẩm liên kết trước khi phát hành.

3. Tổ chức, cá nhân liên kết với nhà xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này được đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm liên kết.

Điều 21. Tác phẩm cần thẩm định nội dung trước khi tái bản

Những tác phẩm sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký kế hoạch xuất bản:

1. Tác phẩm xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;

2. Tác phẩm xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cho phép;

3. Tác phẩm xuất bản ở nước ngoài.

Điều 22. Xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam

1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép theo quy định sau đây:

a) Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức của địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin phép xuất bản ghi tên cơ quan, tổ chức xin phép, tên tài liệu, số lượng in, khuôn khổ, số trang, nội dung tóm tắt, đối tượng và phạm vi phát hành, cam kết thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép;

b) Hai bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 23. Xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam

1. Việc xuất bản tác phẩm của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản của Việt Nam có chức năng tương ứng thực hiện.

2. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản của Việt Nam phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.

Hồ sơ xin cấp giấy phép được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này; đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế xin phép xuất bản phải kèm theo bản sao có công chứng giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 24. Đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam

1. Việc đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin đặt văn phòng đại diện ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, tên người đứng đầu văn phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của nhà xuất bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam được giới thiệu về nhà xuất bản, sản phẩm của nhà xuất bản; xúc tiến các giao dịch về bản quyền và xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 25. Xuất bản trên mạng thông tin máy tính (Internet)

1. Việc xuất bản trên mạng thông tin máy tính phải do nhà xuất bản thực hiện và phải tuân theo quy định của Luật này.

Những xuất bản phẩm lưu hành hợp pháp được đưa lên mạng thông tin máy tính.

2. Việc đưa xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 26. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm

1. Đối với sách và tài liệu dưới dạng sách, việc ghi thông tin được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Bìa một ghi tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, số thứ tự của tập;

b) Trang tên sách, ngoài các thông tin quy định tại điểm a khoản này còn phải ghi thêm tên người chủ biên hoặc người dịch, người hiệu đính, số lần tái bản, năm xuất bản;

c) Đối với sách dịch, mặt sau của trang tên sách phải ghi đầy đủ tên nguyên bản, tác giả, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản; nếu sách dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản phải ghi rõ ngôn ngữ và tên người dịch bản đó;

d) Trang cuối sách ghi tên người chịu trách nhiệm xuất bản, tên người biên tập nội dung, tên người trình bày bìa, minh họa; khuôn khổ; số đăng ký kế hoạch xuất bản; số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, số lượng in, tên cơ sở in, ngày nộp lưu chiểu;

đ) Bìa bốn ghi giá bán lẻ; đối với sách đặt hàng phải ghi là sách đặt hàng; đối với sách không kinh doanh phải ghi là không bán; đối với sách liên kết phải ghi tên, địa chỉ của đối tác liên kết xuất bản, in hoặc phát hành.

2. Đối với xuất bản phẩm không phải là sách, tài liệu dưới dạng sách phải ghi tên xuất bản phẩm, tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản; số lượng in, tên cơ sở in; số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm đặt hàng phải ghi là đặt hàng; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là không bán; đối với xuất bản phẩm liên kết phải ghi tên, địa chỉ của đối tác liên kết xuất bản, in hoặc phát hành.

Điều 27. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

1. Tất cả xuất bản phẩm phải được nộp lưu chiểu trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ít nhất mười ngày trước khi phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Văn hoá - Thông tin; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;

b) Cơ quan, tổ chức có tài liệu do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản, ngoài số bản phải nộp theo quy định tại điểm a khoản này còn phải nộp hai bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Sau khi xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp năm bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.

Điều 28. Đọc xuất bản phẩm lưu chiểu

1. Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do mình cấp giấy phép xuất bản.

Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.

Điều 29. Quảng cáo trên xuất bản phẩm

1. Đối với sách chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản trên bìa hai, ba và bốn, trừ sách chuyên về quảng cáo.

2. Đối với tài liệu không kinh doanh chỉ được quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu đó.

3. Không được quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm quảng cáo.

Điều 30. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản

1. Nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản có xuất bản phẩm vi phạm quy định tại các điều 10, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27 và 29 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị tạm đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ; trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực xuất bản có xuất bản phẩm vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình.

Chương 3:

LĨNH VỰC IN XUẤT BẢN PHẨM

Điều 31. Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm gồm:

a) Giám đốc hoặc chủ cơ sở in là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có nghiệp vụ về in và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;

b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để in xuất bản phẩm;

c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;

d) Phù hợp với quy hoạch phát triển in xuất bản phẩm.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

Đơn xin cấp giấy phép ghi tên, địa chỉ cơ sở in, mục đích, sản phẩm chủ yếu;

Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất, danh mục thiết bị chính, lý lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ cơ sở in;

c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở in có công chứng;

d) Bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau:

a) Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in của địa phương.

4. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 32. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm

1. Việc in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với xuất bản phẩm của nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản;

b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

c) Đối với tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản của Việt Nam thì phải có giấy phép xuất bản do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp;

d) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài tại cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương thì phải có giấy phép in gia công do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp; đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài tại cơ sở in của địa phương thì phải có giấy phép in gia công do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

2. Việc in xuất bản phẩm phải có hợp đồng. Việc in nối bản xuất bản phẩm phải được sự đồng ý của nhà xuất bản và phải có hợp đồng.

Điều 33. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm

1. Cơ sở in chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

2. Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ, chủ sở hữu, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

4. Khi thay đổi giám đốc hoặc chủ cơ sở in, cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm kèm theo lý lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ mới của cơ sở in.

Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài

1. Cơ sở in xuất bản phẩm được in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài. Việc in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài phải được Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép ghi tên, quốc tịch người đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in, tên xuất bản phẩm đặt in, số lượng in, cửa khẩu xuất;

b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;

c) Bản sao giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm có công chứng.

2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 35. Phát hiện xuất bản phẩm vi phạm trong quá trình in

1. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì cơ sở in phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, đồng thời thông báo với nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in.

2. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quyết định đình chỉ in xuất bản phẩm thì nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có xuất bản phẩm bị đình chỉ in phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở in; nếu quyết định sai thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có xuất bản phẩm bị đình chỉ in.

Điều 36. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực in xuất bản phẩm

Cơ sở in, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực in xuất bản phẩm có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị đình chỉ in xuất bản phẩm đang in, tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1. In xuất bản phẩm không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;

2. In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;

3. In xuất bản phẩm gia công cho nước ngoài không có giấy phép in gia công;

4. In xuất bản phẩm đã có quyết định đình chỉ in, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ;

5. In xuất bản phẩm không đúng với bản thảo đã được nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản ký duyệt; không có hợp đồng in hoặc in vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng.

Chương 4:

LĨNH VỰC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Điều 37. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm

1. Phát hành xuất bản phẩm bao gồm các hình thức mua, bán, phân phát, cho thuê, triển lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm và đưa xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính (Internet) để phổ biến đến nhiều người.

2. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm là cơ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất bản phẩm.

Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

3. Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (sau đây gọi là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) phải có giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp.

Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Điều kiện để cơ sở phát hành xuất bản phẩm được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm gồm:

a) Là doanh nghiệp nhà nước;

b) Có nhân lực đủ trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ về nhập khẩu.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm;

b) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 39. Kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm được thực hiện thông qua các cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.

2. Hằng năm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu với Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi nhập khẩu.

3. Giám đốc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức kiểm tra nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm mà mình nhập khẩu.

Điều 40. Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam do Chính phủ quy định.

Điều 41. Xuất khẩu xuất bản phẩm

Xuất bản phẩm của nhà xuất bản lưu hành hợp pháp khi xuất khẩu ra nước ngoài không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

Điều 42. Hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm

1. Việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép theo quy định sau đây:

a) Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép ghi mục đích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ;

b) Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm, hội chợ không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thì bị đình chỉ việc tổ chức hoặc thu hồi giấy phép.

Điều 43. Hợp tác với nước ngoài về phát hành xuất bản phẩm

1. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm có tư cách pháp nhân được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh để kinh doanh xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.

2. Việc đặt văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép theo quy định sau đây:

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm đơn xin cấp giấy phép hoạt động ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, tên người đứng đầu văn phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của tổ chức xin đặt văn phòng đại diện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

3. Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm được giới thiệu về tổ chức và sản phẩm của mình, xúc tiến các giao dịch về phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 44. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

1. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì cơ sở phát hành xuất bản phẩm phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

2. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ xuất bản phẩm vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu, thu hồi giấy phép hoạt động nhập khẩu hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

a) Phát hành xuất bản phẩm mà việc xuất bản, in, nhập khẩu không hợp pháp;

b) Phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ;

c) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh;

d) Tiêu thụ, phổ biến xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Nhập khẩu xuất bản phẩm không đăng ký danh mục nhập khẩu hoặc thực hiện không đúng danh mục đã đăng ký.

3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quyết định tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu xuất bản phẩm vi phạm thì nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có xuất bản phẩm vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở phát hành; nếu quyết định sai thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản hoặc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

2. Luật này thay thế Luật xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993.

Điều 46. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Văn An

 

 

THE NATIONAL ASSEMBLY

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 30/2004/QH11

Hanoi, December 03rd, 2004

 

LAW

ON PUBLISHING

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by Resolution 51-2001-QH10 passed by Legislature X of the National Assembly at its 10th Session on 25 December 2001;
This Law regulates publishing.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

This Law regulates the organization of publishing and publishing activities; and the rights and obligations of bodies, organizations and individuals participating in publishing activities.

Publishing activities include the sectors of publishing, printing of publications and distribution of publications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Law shall apply to Government bodies, political organizations, socio- political organizations, socio-politico-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, professional entities, units of the people's armed forces and Vietnamese citizens (hereinafter together referred to as bodies, organizations and individuals); and to international organizations and foreign organizations operating in the territory of Vietnam and to foreign individuals residing in Vietnam. If an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains different provisions, the provisions of such international treaty shall prevail.

Article 3. Status and objectives of publishing activities

Publishing activities belong to the cultural and ideological sector by way of the production and distribution of publications amongst the people aimed at introducing ideas from all sectors of social life, ethnic cultural values and the essential culture of mankind, satisfying the spiritual needs of the people and raising their intellectual standards, creating good and ethical standards for the Vietnamese people, expanding cultural exchange with other countries, contributing to socio-economic development, fighting ideology and conduct which are harmful to the national interest, and contributing to the building and protection of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 4. Publications

Publications means works and data about politics, economics, culture, society, education and training, science and technology, literature and art which are published in the Vietnamese language, in languages of ethnic minorities or in foreign languages, and which may also be expressed in the forms of images and music on different materials and facilities.

Data as regulated in this Law shall comprise propaganda, campaign material, study guides, operating instructions, resolutions of the Party and laws of the State; technical guidelines for manufacturing; material fighting against natural disasters and epidemics; and seminar bulletins.

Article 5. Assurance of right to distribute works and right to protection of copyright

1. The State shall assure the right to distribute works in the form of publications by publishing houses and shall assure protection of copyright.

2. The State shall not censor works prior to their publication.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6. Policy on development of publishing profession

1. It is the policy of the State to encourage and facilitate the development of the publishing industry into a multi-faceted eco-technical industry.

2. It is the policy of the State to place orders for publications on theoretical and political subjects; publications for young persons, infants, ethnic minority groups, and the blind; publications which require wide distribution for important political and social purposes and in order to provide information about external relations; and it is the policy of the State to provide financial assistance for the costs of delivery of publications to areas with difficult and specially difficult socio-economic conditions, publications which provide information about external relations, and publications servicing compatriots in mountainous and sea island areas.

3. The State shall purchase manuscripts of valuable works when it is not yet appropriate to publish them or for which readership is limited; and shall provide financial assistance to purchase copyright in domestic and foreign works with value in servicing economic, cultural and social development.

The Government shall provide specific regulations on implementation of the policies stipulated in this article.

Article 7. State administrative body for publishing activities

1. The Government shall exercise uniform State administration of publishing activities throughout the whole country.

2. The Ministry of Culture and Information shall be responsible to assist the Government to exercise uniform State administration of publishing activities.

Ministries and ministerial equivalent bodies shall, in accordance with the authority delegated to them, co-ordinate with the Ministry of Culture and Information in the exercise of State administration of publishing activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(hereinafter referred to as provincial people's committees) shall, in accordance with the authority delegated to them by the Government, exercise State administration of publishing activities within their respective localities.

Article 8 Contents of State administration of publishing activities

1. Formulation of strategies, master planning and specific plans for development of the publishing profession; promulgation of legal instruments and policies on publishing activities.

2. Administration of the work of scientific research and application of technology in publishing activities; training and fostering professional experts in publishing activities.

3. Administration of international co-operation in publishing activities.

4. Organization of the reading of copies of publications submitted for copyright registration.

5. Conduct of checks and inspections and resolution of complaints and denunciations about breaches of law during publishing activities.

6. Conduct of the work of providing commendations or of imposing

disciplinary penalties for publishing activities; selecting persons worthy of awards and conferring such awards for publications with a high value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Bodies, organizations and individuals shall have the right to lodge complaints about any decision or conduct contrary to law; and individuals shall have the right to lodge denunciations about any conduct contrary to law in publishing activities. Bodies, organizations and individuals shall be responsible before the law for their complaints and denunciations.

2. Bodies, organizations and individuals shall have the right to require a publishing house, a body or organization which is authorized to publish, or an author to publish a correction in the press or to pay compensation for loss and damage, to institute civil proceedings, or to request the competent State body to institute a prosecution when a publication contains errors about, slanders, or offends the honour and dignity of any such body, organization or individual or causes loss and damage to the legal rights and interests of such body, organization or individual.

Article 10. Conduct which is prohibited during publishing activities

1. Propaganda against the Socialist Republic of Vietnam; destruction of the unity of all citizens.

2. Propaganda about or incitement towards war and aggression, causing rancour between the citizens and those of other countries; incitement towards violence; spread of reactionary ideology, depraved life styles, cruel acts, social evils and superstition, or destruction of good morals and customs.

3. Disclosure of secrets of the Party, State, military, defence, economics or external relations; disclosure of secrets from the private lives of individuals, and of other secrets as stipulated by law.

4. Distortion of historical facts; opposing the achievements of the revolution; offending citizens, great persons and heroes; slandering or harming the reputation of bodies and organizations or offending the honour and dignity of individuals.

Chapter II

PUBLISHING SECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Government bodies, political organizations, socio-political organizations and other organizations as stipulated by the Government shall be permitted to establish a publishing house.

Publishing houses shall be organized and operate in the form of a business enterprise subject to conditions or in the form of a revenue-earning professional entity.

Article 12. Conditions for establishment of publishing houses

To establish a publishing house, the following conditions must be satisfied:

1. The policy and objectives and the entities serviced must be consistent with the functions and duties of the managing body;

2. The heads of the publishing house must satisfy the standards stipulated in article 14.1 and the editorial staff must satisfy the standards stipulated in article 15.1 of this Law;

3. At least one of the persons occupying the position of head of the publishing house must have operated in the publishing sector for at least three years;

4. There must be operational headquarters, capital and the other necessary conditions required by law;

5. Compliance with the master plan for development of the publishing profession on a national basis and with master plans for each industry and each locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Managing body of a publishing house means the body or organization which gives its name to the application for permission to establish a publishing house.

A managing body shall have the following duties and powers:

1. To determine the policy, objectives and operational direction of the publishing house and to direct implementation thereof; to approve publishing plans of the publishing house;

2. To issue initial capital and to ensure other necessary conditions are satisfied in order for the publishing house to operate;

3. To appoint, remove and dismiss the director and editor-in-chief of the publishing house after receiving written approval from the Ministry of Culture and Information;

4. To check and inspect the activities of the publishing house in accordance with its authority;

5. To bear responsibility for breaches of the law by the publishing house during the conduct of publishing activities within the scope of its duties and powers.

Article 14. Standards, duties and powers of directors and editors-in-chief of publishing houses

1. The director and editor-in-chief of a publishing house must be Vietnamese citizens, with registration of their permanent residential address in Vietnam; they must have university qualifications, management qualifications, professional expertise in publishing, and good political and ethical standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) To ensure correct implementation of the policy and objectives of the publishing house;

(b) To build the operational apparatus and staff of the publishing house;

(c) To formulate and arrange implementation of the publishing plans;

(d) To sign a publishing decision for each manuscript on the basis of the registered publishing plan;

(dd) To sign approval of proofs prior to sending for printing and to sign approval of publications prior to distribution;

(e) To determine and adjust retail sale prices of publications, including joint publications, in accordance with law;

(g) To manage the assets and material facilities of the publishing house;

(h) To bear responsibility before the managing body and before the law for the publications and all activities of the publishing house.

3. The editor-in-chief of a publishing house shall have the following duties and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) To arrange preparation of manuscripts;

(c) To organize the editing of manuscripts;

(d) To read and approve manuscripts prior to submitting them to the director of the publishing house and to bear joint responsibility before the law for the contents of publications of the publishing house.

Article 15. Standards, duties and powers of editorial staff of publishing houses

1. The editorial staff of a publishing house must be Vietnamese citizens, with registration of their permanent residential address in Vietnam; they must have university qualifications, professional expertise in publishing, and good political and ethical standards.

2. The editorial staff of a publishing house shall have the following duties and powers:

(a) To give their names to publications in accordance with article 26 of this Law;

(b) When editing, to reject any works with contents indicating a breach of article 10 of this Law and to report same to the director and editor-in-chief of the publishing house;

(c) To bear responsibility before the director of the publishing house and before the law for the contents of publications which they edit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Prior to establishment of a publishing house, the managing body must submit an application file for issuance of a licence to the Ministry of Culture and Information. The file shall comprise:

(a) Application for issuance of a licence, specifying the name, the policy and objectives, the entities to be serviced, the director and editor-in-chief, and the head office and capital of the publishing house;

(b) Summarized curriculum vitae of the director, editor-in-chief and editorial staff of the publishing house.

2. Within a time-limit of thirty (30) days from the date of receipt of a valid and complete file, the Ministry of Culture and Information shall issue a licence, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a licence.

3. After a licence for establishment of a publishing house has been issued to a managing body, the managing body shall issue a decision on establishment of the publishing house and shall complete other necessary procedures as required by law.

Article 17. Change of managing body or name of managing body; change of name, policy, objectives, entities to be serviced, or head office of a publishing house

1. If there is a change of managing body or of the policy or objectives of a publishing house, the new managing body must conduct the procedures for application for issuance of a licence for establishment of a publishing house stipulated in article 16 of this Law.

2. If there is a change of name of the managing body or of the publishing house or a change of entities serviced by the publishing house, the managing body must submit a written request for amendment of its licence to the Ministry of Culture and Information.

3. If there is a change of head office of a publishing house, the publishing house must provide written notification thereof to the State administrative body for publishing activities within three days at the latest after the date of relocation to the new head office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Publishing houses shall register annually their publishing plans with the Ministry of Culture and Information prior to conducting any publishing activities.

Article 19. Copyright in publishing sector

The publication of works and the re-publishing of publications shall only be implemented after there is a contract with the author or owner of the work in accordance with law.

Article 20. Associations in publishing sector

1. Publishing houses shall be permitted to associate with authors and owners of works, with individuals with a business registration certificate for printing or distribution of publications, and with organizations with legal entity status in order to arrange the preparation of manuscripts and the printing and distribution of each publication.

2. The director of a publishing house shall arrange the editing and completion of a manuscript and shall sign his or her approval of the proof prior to sending it for printing and shall sign his or her approval of a joint publication prior to its distribution.

3. If any organization or individual associates with a publishing house as stipulated in clause 1 of this article, the name of such organization or individual shall appear in the publication and such organization or individual shall bear joint responsibility before the law for the joint publication.

Article 21. Works the contents of which must be evaluated prior to re- publication

If the contents of the following works bear indications of a breach of article 10 of this Law, the publishing house must evaluate such works prior to registration of its publishing plan:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Works published from 1954 to 30 April 1975 in Southern Vietnam without permission from the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam;

3. Works published abroad.

Article 22. Publication of non-business data of Vietnamese bodies and organizations

1. To publish non-business data of Vietnamese bodies and organizations other than by way of a publishing house, the State administrative body for publishing activities must issue a permit in accordance with the following provisions:

(a) The Ministry of Culture and Information shall issue permits to central bodies and organizations;

(b) Provincial people's committees shall issue permits to local bodies and organizations; and to branches, representative offices and subsidiaries situated in their respective localities of central bodies and organizations.

2. An application file for issuance of a permit shall comprise:

(a) Application for a publishing permit, specifying the name of the applicant body or organization, name of the data, number of copies to be printed, the graphics, the number of pages, a summary of the contents, the subjects and scope of distribution, and an undertaking to implement correctly the provisions stipulated in the permit;

(b) Two copies of the manuscript; if the manuscript is in a foreign language or in the language of an ethnic minority group, there must also be a translation into Vietnamese.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23. Publication of works and data of foreign organizations and individuals and of international organizations in Vietnam

1. Publication of works of foreign organizations and foreign individuals and of international organizations for the purpose of conducting business in Vietnam must be implemented by a Vietnamese publishing house with the appropriate function.

2. Publication of non-business data of foreign organizations and of international organizations in Vietnam which is not implemented by a Vietnamese publishing house shall be subject to a permit from the Ministry of Culture and Information.

The provisions in article 22.2 of this Law shall apply to an application file for issuance of a permit; in the case of an application to publish by a branch or representative office of a foreign organization or international organization, the application shall include a notarized copy of the licence for establishment of the branch or representative office issued by the competent State body.

3. Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid and complete file, the Ministry of Culture and Information shall issue a permit, or shall provide a written explanation for refusal in a case of refusal to issue a permit.

Article 24. Establishment of representative offices of foreign publishing houses in Vietnam

1. The establishment of a representative office of a foreign publishing house in Vietnam shall be implemented in accordance with the laws of Vietnam and shall be subject to a licence from the Ministry of Culture and Information.

2. An application file for issuance of a licence shall comprise:

(a) Application for establishment of a representative office, specifying the objectives, duties, scope of operation, the address of head office in Vietnam, the name of the person who will be the head of the representative office, and an undertaking to implement correctly the laws of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within a time-limit of thirty (30) days from the date of receipt of a valid and complete file, the Ministry of Culture and Information shall issue a licence, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a licence.

4. A representative office of a foreign publishing house in Vietnam shall be permitted to introduce the publishing house and its products and to expedite transactions relating to copyright and publications in accordance with the laws of Vietnam.

Article 25. Publishing on computer information network (Internet)

1. Publishing on the computer information network must be implemented by a publishing house and must comply with the provisions of this Law.

Publications which are being circulated legally shall be permitted to be placed on the computer information network.

2. Placing publications on the computer information network shall be implemented in accordance with regulations of the Government.

Article 26. Information appearing in publications

1. In the case of books and data in book form, the recording of information in such books shall be implemented in accordance with the following provisions:

(a) On the front cover, there shall be recorded the name of the book; the name of the author; the name of the publishing house or of the body or organization with the publishing permit; and the number of the series;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) In the case of a translated book, on the reverse side of the title page, there shall be recorded in full the name of the original book, the author and the foreign publishing house and the year of publication; if the book is a translation from a language other than the language of the original book, the former language must be recorded together with the name of the person who made the translation from such former language;

(d) On the last page of the book, there shall be recorded the names of the person responsible for publishing, the person who edited the contents, the person who designed the cover, the illustrator, and the graphic designer; the registration number of the publishing plan; the number of the publishing decision of the director of the publishing house or the number of the publishing permit issued by the State administrative body for publishing activities; the number of copies printed; the name of the printers; and the date of submission of a copy of the publication for copyright registration;

(dd) On the back cover of the book, there shall be recorded the retail sale price; if an order was placed for the book, this fact must be recorded; in the case of a non-business book, it must be recorded that the book is not-for-sale; and in the case of a joint book, the names and addresses of the parties involved in the joint publishing, printing or distribution must be recorded.

2. In the case of publications which are not books or data in book form, there must be recorded the name of the publication; the name of the publishing house or of the body or organization with the publishing permit; the number of copies printed and the name of the printers; the number of the publishing decision of the director of the publishing house or the number of the publishing permit issued by the State administrative body for publishing activities; and the retail sale price; if an order was placed for the publication, this fact must be recorded; in the case of a non-business publication, it must be recorded that the publication is not-for-sale; and in the case of a joint publication, the names and addresses of the parties involved in the joint publishing, printing or distribution must be recorded.

Article 27. Submission of copy of publication for copyright registration and submission of copy of publication to National Library of Vietnam

1. A copy of each and every publication must be submitted for copyright registration prior to distribution of the publication in accordance with the following provisions:

(a) At least ten (10) days prior to distribution, the publishing house or the body or organization with the publishing permit shall submit three copies with the Ministry of Culture and Information, or two copies if less than three hundred copies of the publication have been printed;

(b) In the case where a provincial people's committee issued the permit to publish data to a body or organization, in addition to the number of copies which must be submitted pursuant to sub-clause (a) of this clause, two copies must also be submitted to the provincial people's committee.

2. After a publication has been distributed, the publishing house or the body or organization with the publishing permit shall submit five copies to the National Library of Vietnam, or two copies if less than three hundred copies of the publication have been printed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Culture and Information shall arrange for the reading of submitted copies of publications; and provincial people's committees shall arrange for the reading of submitted copies of publications for which such provincial people's committee issued the publishing permit.

If it is discovered that a publication breaches the provisions of this Law, the Ministry of Culture and Information or the provincial people's committee shall send a written notice requiring the publishing house or the body or organization with the publishing permit to arrange evaluation of the contents and shall apply measures for dealing with the breach in accordance with law.

2. The Ministry of Culture and Information shall preside over co-ordination with the Ministry of Finance to issue regulations on remuneration for readers of submitted copies of publications.

Article 29. Advertising in publications

1. In the case of books, there may only be advertisements of the author, the work and the publishing house on the reverse side of the front cover and on both sides of the back cover, except for specialized books on advertising.

2. In the case of non-business data, there may only be advertisements of the products, services and operations of the body or organization publishing such data.

3. Advertising of goods and services which the law prohibits to be advertised shall not be permitted.

Article 30. Dealing with breaches in publishing sector

1. Any publishing house or any body or organization with a publishing permit which has a publication which breaches articles 10, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27 or 29 of this Law shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to the following: compulsory amendment of the publication prior to it being published; temporary suspension of distribution of the publication; retrieval, confiscation, prohibition from circulation or destruction of the publication; and if loss and damage is caused to another body, organization or individual, the offender must make a public apology or print a correction in the press and must pay compensation in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The State administrative body for publishing activities shall be responsible for its decisions dealing with breaches.

Chapter III

PRINTING OF PUBLICATIONS SECTOR

Article 31. Issuance of licence for activities of printing publications

1. For issuance of a licence for activities of printing publications, the following conditions must be satisfied:

(a) The director or owner of the printing establishment must be a Vietnamese citizen, with registration of his or her permanent residential address in Vietnam; he or she must have professional expertise in printing, and he or she must satisfy other conditions stipulated by law;

(b) There must be a production establishment and facilities for printing publications;

(c) The conditions on security and order must be satisfied;

(d) There must be compliance with the master planning for development of printing of publications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Application for a licence, specifying the name and address of the printing establishment, its objectives and main products;

(b) Data proving that there is a production establishment; a list of the main facilities; and a summarized curriculum vitae of the director or owner of the printing establishment;

(c) Notarized copy of the business registration certificate of the printing establishment;

(d) Undertaking to implement correctly the conditions on security and order.

3. Authority to issue a licence shall be provided for as follows:

(a) The Ministry of Culture and Information shall issue licences for printing establishments of central bodies and organizations;

(b) Provincial people's committees shall issue licences for local printing establishments.

4. Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid and complete file, the State administrative body for publishing activities as stipulated in clause 3 of this article shall issue a licence for activities of printing publications, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a licence.

Article 32. Conditions for receipt of orders for printing publications

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) In the case of publications of a publishing house, there must be a publishing decision signed by the director of the publishing house;

(b) In the case of non-business data of Vietnamese bodies and organizations which is not published by a publishing house, there must be a publishing permit issued by the State administrative body for publishing activities;

(c) In the case of non-business data of foreign organizations and of international organizations in Vietnam which is not published by a Vietnamese publishing house, there must be a publishing permit issued by the Ministry of Culture and Information;

(d) In the case of publications printed for overseas parties at the printing establishment of a central body or organization, there must be a printing permit issued by the Ministry of Culture and Information; and in the case of publications printed for overseas parties at a local printing establishment, there must be a printing permit issued by the provincial people's committee.

2. The printing of publications shall be implemented by way of a contract. The activity of both printing and publishing a publication must be approved by the publishing house and shall be implemented by way of a contract.

Article 33 . Activities of establishments printing publications

1. Printing establishments shall only be entitled to print publications after they have been issued with a licence for the activity of printing publications.

2. Printing establishments shall only be permitted to take orders for printing publications in accordance with the provisions of article 32 of this Law.

3. When a printing establishment changes its name or address, changes the owner of the establishment, or when it demerges or merges, it shall conduct procedures for amendment of its licence for the activity of printing publications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34. Printing publications for overseas parties

1. Establishments which print publications shall be permitted to print publications for overseas parties, subject to issuance of a permit by the Ministry of Culture and Information or by a provincial people's committee.

An application file for issuance of a permit shall comprise:

(a) Application for issuance of a permit, specifying the name and nationality of the representative of the foreign organization or foreign individual placing the order for printing, the name of the publication, the number of copies to be printed, and the export bordergate;

(b) Two copies of the publication required to be printed;

(c) Notarized copy of the licence for the activity of printing publications.

2. Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid and complete file, the Ministry of Culture and Information or a provincial people's committee shall issue a permit, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a permit.

Article 35. Discovery of a publication in breach during printing

1. If a printing establishment discovers that a publication has contents which breach article 10 of this Law, the printing establishment must immediately report to the State administrative body for publishing activities and, at the same time, notify the publishing house and the body, organization or individual having placed the order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36. Dealing with breaches in printing sector

Any printing establishment which commits or any organization or individual participating in the sector of printing of publications and committing any of the following acts shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to suspension of printing of the publication that is currently being printed; temporary suspension of its activity of printing publications; revocation of its licence for the activity of printing publications, or criminal prosecution; and if loss and damage is caused, it must pay compensation in accordance with law:

1. Printing of a publication without a licence for the activity of printing publications;

2. Printing of a publication without a publishing decision of a publishing house or without a publishing permit;

3. Printing of a publication for overseas parties without a printing permit;

4. Printing of a publication which is subject to a decision on suspension of printing; or which is subject to a decision on retrieval, confiscation, prohibition from circulation or destruction of the publication;

5. Printing of a publication which is different from the proof for which the publishing house or body or organization authorized to publish the publication signed approval or for which there is no printing contract; or printing a number of copies in excess of the number stipulated in the contract.

Chapter IV

DISTRIBUTION OF PUBLICATIONS SECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Distribution of publications shall include the activities of purchase, sale, dissemination, leasing out, exhibiting at fairs and exhibitions, export and import of publications and placing publications on the computer information network (Internet) in order to distribute them to multiple persons.

2. Publications distribution establishment means an establishment belonging to an organization or individual conducting business in publications.

A publishing house shall be permitted to establish a publications distribution establishment.

3. An establishment conducting the business of importing publications (hereinafter referred to as a publications importing establishment) must have a licence for the activity of importing publications issued by the Ministry of Culture and Information.

Article 38. Issuance of licence to conduct business of importing publications

1. For issuance of a licence to conduct the business of importing publications to a publications distribution establishment, the following conditions must be satisfied:

(a) It must be a State owned enterprise;

(b) It must have staff with professional qualifications in foreign languages and professional expertise in importing.

2. An application file for issuance of a licence shall comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Letter of request from the managing body.

3. Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid and complete file, the Ministry of Culture and Information shall issue a licence, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a licence.

Article 39. Business of importing publications

1. The importation of publications shall be implemented through publications importing establishments.

2. Publications importing establishments shall, prior to conducting any importation, register annually a list of publications to be imported with the Ministry of Culture and Information.

3. The director of a publications importing establishment must organize a check of the contents of an imported publication prior to its distribution and shall be responsible before the law for the contents of publications which the establishment has imported.

Article 40. Importation of non-business publications

The Government shall provide regulations on the importation of non-business publications by the following entities currently operating in Vietnam: Vietnamese bodies, organizations and individuals; foreign organizations and foreign individuals; international organizations; and Vietnamese residing overseas.

Article 41. Exportation of publications

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42. Holding exhibitions or fairs of publications

1. Prior to a Vietnamese body, organization or individual, a foreign organization or individual, or an international organization holding an exhibition or fair of publications in Vietnam, the State administrative body for publishing activities must issue a permit in accordance with the following provisions:

(a) The Ministry of Culture and Information shall issue permits to central bodies and organizations, to foreign organizations and individuals, and to international organizations;

(b) Provincial people's committees shall issue permits to local bodies and organizations; and to branches, representative offices and subsidiaries situated in their respective localities of central bodies and organizations.

2. An application file for issuance of a permit shall comprise:

(a) Application for issuance of a permit, specifying the objectives, dates and duration, location of and names of the entities participating in the exhibition or fair;

(b) List of publications to be displayed at the exhibition or fair.

3. Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid and complete file, the State administrative body for publishing activities as stipulated in clause 1 of this article shall issue a permit, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a permit.

4. If any body, organization or individual holds an exhibition or fair without a permit, or fails to implement correctly the provisions in an issued permit, the exhibition or fair shall be suspended or the permit shall be revoked.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Any publications distribution establishment with legal entity status shall be permitted to co-operate with a foreign organization or foreign individual in the form of a business co-operation contract or a joint venture in order to conduct business in publications in accordance with law.

2. The opening by a foreign organization of a representative office in Vietnam in the sector of distribution of publications must be implemented in accordance with the law of Vietnam and shall be subject to issuance of a licence by the Ministry of Culture and Information in accordance with the following provisions:

(a) An application file for issuance of a licence shall comprise an application for an operational licence, specifying the objectives, duties, scope of operation, head office, name of the person heading the representative office, and an undertaking to implement correctly the law of Vietnam; and certification issued by the competent State body of the foreign country of legal entity status of the organization applying to open the representative office;

(b) Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid and complete file, the Ministry of Culture and Information shall issue a licence, or shall provide a written explanation for refusal in the case of refusal to issue a licence.

3. The representative office in Vietnam of a foreign organization in the sector of distribution of publications shall be permitted to introduce the organization and its products and to expedite transactions relating to distribution of publications in accordance with the law of Vietnam.

Article 44. Dealing with breaches in sector of distribution of publications

1. If a publications distribution establishment discovers that the contents of a publication breach the provisions of article 10 of this Law, such establishment must report to the State administrative body for publishing activities.

2. Any publications distribution establishment which commits or any organization or individual participating in the sector of distribution of publications and committing any of the following acts shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to temporary suspension of distribution; or suspension of distribution; or retrieval, confiscation, prohibition from circulation or destruction of the offending publication; or temporary suspension of the activity of importing by the offender; or revocation of its licence for the activity of importing; or criminal prosecution; and if loss and damage is caused, it must pay compensation in accordance with law:

(a) Distribution of a publication when publishing, printing or importation of such publication is illegal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Sale of a publication in the non-business category;

(d) Sale or distribution in the territory of Vietnam of a publication which was printed for an overseas party;

(dd) Importation of a publication without registration of an import list or importation of a publication without correct implementation of the registered import list.

3. In the case where the State administrative body for publishing activities issues a decision on temporary suspension of distribution; or suspension of distribution; or retrieval or confiscation of an offending publication, the publishing house or the establishment which imported the offending publication must pay compensation for loss to the distributing establishment; and if the decision was incorrect, the State administrative body for publishing activities must pay compensation for loss to the publishing house or to the establishment which imported the publication.

Chapter V

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 45. Effectiveness

1. This Law shall be of full force and effect as of 1 July 2005.

2. This Law shall replace the Law on Publication dated 7 July 1993.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall provide detailed regulations and guidelines for implementation of this Law.

This Law was passed by Legislature XI of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 6th Session on 3 December 2004.

 

THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Van An

;

Luật Xuất bản 2004

Số hiệu: 30/2004/QH11
Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 03/12/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Luật Xuất bản 2004

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [10]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…