QUỐC
HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1988 |
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối
quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và công dân, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để xác định người có quốc tịch Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 5, Điều 53 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này quy định về Quốc tịch Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; mọi thành viên của các dân tộc đều có quốc tịch Việt Nam.
Những người có quốc tịch Việt Nam bao gồm những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và những người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền của công dân và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân ViệtNam ở nước ngoài.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
1- Việc kết hôn, ly hôn và việc huỷ kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch không làm thay đổi quốc tịch của họ.
2- Việc vợ hoặc chồng vào hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Một người có quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1- Do sinh ra;
2- Được vào quốc tịch Việt Nam;
3- Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4- Có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết;
5- Có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của Luật này.
1- Trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2- Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch hoặc không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3- Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu sinh trên lãnh thổ Việt Nam hoặc khi sinh ra cha mẹ đều có nơi thường trú ở Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp cha mẹ nhất trí lựa chọn quốc tịch khác. Trong trường hợp trẻ em đó sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam và khi sinh cha mẹ đều không có nơi thường trú ở Việt Nam, thì quốc tịch theo sự lựa chọn của cha mẹ.
4- Trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ đều là người không quốc tịch và có nơi thường trú ở Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
5- Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
1- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang cư trú ở Việt Nam, tự nguyện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, có thể được vào quốc tịch Việt Nam, nếu có những điều kiện sau đây:
a) Từ 18 tuổi trở lên;
b) Biết tiếng Việt;
c) Đã cư trú ở Việt Nam ít nhất 5 năm.
3- Trong trường hợp những người đã vào quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều này mà khai man khi xin vào quốc tịch Việt Nam thì quyết định cho vào quốc tịch Việt Nam có thể bị huỷ bỏ.
MẤT QUỐC TỊCH, TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
1- Được thôi quốc tịch Việt Nam;
2- Bị tước quốc tịch Việt Nam;
3- Mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết;
4- Mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của Luật này.
1- Công dân ViệtNam, nếu có lý do chính đáng, có thể được thôi quốc tịch ViệtNam.
2- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang làm nghĩa vụ quân sự;
b) Đang nợ thuế hay một nghĩa vụ tài sản khác đối với Nhà nước;
c) Đang bị khởi tố về hình sự;
d) Đang phải thi hành một bản án.
3- Nếu việc thôi quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến an ninh quốc gia thì không được thôi quốc tịch Việt Nam.
1- Công dân Việt Nam cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoặc đến lợi ích và uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2- Những người đã vào quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 7 Luật này dù cư trú ở đâu cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động như quy định tại khoản 1 Điều này.
Những người đã mất quốc tịch Việt Nam, nếu có lý do chính đáng, có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam.
QUỐC TỊCH TRẺ EM KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CHA MẸ; QUỐC TỊCH CON NUÔI
1- Khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch: vào quốc tịch, thôi quốc tịch hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của trẻ em mặc nhiên thay đổi theo quốc tịch của cha mẹ.
2- Khi chỉ cha hoặc mẹ có sự thay đổi quốc tịch thì quốc tịch của trẻ em được xác định theo sự lựa chọn của cha mẹ.
3- Sự thay đổi quốc tịch của người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được sự đồng ý của người đó.
Khi cha mẹ hoặc một trong hai người đó bị tước quốc tịch theo quy định tại Điều 10 hoặc bị huỷ bỏ quyết định cho vào quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật này thì quốc tịch của trẻ em không thay đổi.
1- Trẻ em là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cha mẹ nuôi hoặc một trong hai người đó là công dân Việt Nam, thì được vào quốc tịch Việt Nam theo đơn xin của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật này.
2- Trẻ em là công dân Việt Nam, nếu cha mẹ nuôi hoặc một trong hai người đó là công dân nước ngoài và được cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu đồng ý, thì được thôi quốc tịch Việt Nam theo đơn xin của cha mẹ nuôi để vào quốc tịch nước ngoài.
3- Sự thay đổi quốc tịch của người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được sự đồng ý của người đó.
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUỐC TỊCH
1- Hội đồng bộ trưởng quyết định những trường hợp cho vào, cho thôi, cho trở lại, tước quốc tịch và huỷ bỏ quyết định cho vào quốc tịch Việt Nam.
2- Thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết có quy định khác thì áp dụng quy định trong điều ước quốc tế đó.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 1988, đồng thời bãi bỏ những văn bản dưới đây:
1- Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945;
2- Sắc lệnh số 73/SL ngày 7 tháng 12 năm 1945;
3- Điều 6 Sắc lệnh số 215/SL ngày 20 tháng 8 năm 1948;
4- Sắc lệnh số 51/SL ngày 14 tháng 12 năm 1959;
5- Nghị quyết số 1043 NQ/TVQH ngày 8 tháng 2 năm 1971 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.
|
Võ Chí Công (Đã ký) |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
8-LCT/HDNN8 |
Hanoi, June 28, 1998 |
LAW
ON NATIONALITY OF VIETNAM
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1.
Persons holding Vietnamese nationality The Socialist Republic of Vietnam is a unified state of all nationals living on Vietnamese territory. All members of all ethnic groups hold Vietnamese nationality. Persons holding Vietnamese nationality include those who hold Vietnamese nationality up to the day this Law comes into force and those who will be granted Vietnamese nationality in accordance with the provisions of this Law.
Article 2.
Relationship between the State and citizens Vietnamese citizens shall be guaranteed all rights as citizens by the State of the Socialist Republic of Vietnam, and must fulfil their obligations towards the State and society as provided by law. The State shall protect the legitimate rights of Vietnamese citizens living abroad.
...
...
...
Recognition of a single nationality for Vietnamese citizens The State of the Socialist of Vietnam recognises Vietnamese citizens as having only one nationality: Vietnamese.
Article 4.
Retention of nationality in cases of marriage, divorce, annulment of unlawful marriage, and charge of nationality by a husband or wife
1. Marriage, divorce or annulment of unlawful marriage between a Vietnamese citizen and a foreigner or a stateless person, shall not change their respective nationality.
2. Where a husband or wife is granted or loses Vietnamese nationality, there shall be no change to the nationality of the partner.
Chapter II
DETERMINATION OF VIETNAMESE NATIONALITY
Article 5.
Persons holding Vietnamese nationality A person shall hold Vietnamese nationality if one of the following circumstances applies:
...
...
...
2. Being granted Vietnamese nationality;
3. Having Vietnamese nationality restored;
4. Holding Vietnamese nationality in accordance with international treaties to which Vietnam is a party;
5. Holding Vietnamese nationality in other cases as provided for by this Law.
Article 6.
Nationality of a child
1. Any child born to parents who are Vietnamese citizens shall hold Vietnamese nationality regardless of whether that child was born inside or outside the territory of Vietnam.
2. Any child born to parents, one of whom is a Vietnamese citizen and the other a stateless person or person unknown, shall hold Vietnamese nationality regardless of whether that child was born inside or outside the territory of Vietnam.
3. Any child born to parents, one of whom is a Vietnamese citizen and the other a foreign national, if born inside Vietnamese territory or at a time when the parents have permanent residence in Vietnam shall hold Vietnamese nationality unless both parents decide otherwise. Where that child is born outside Vietnamese territory, and at a time when the parents have no permanent residence in Vietnam, the child's nationality shall be decided by the parents.
...
...
...
5. Any child found on Vietnamese territory and whose parents are unknown shall hold Vietnamese nationality.
Article 7.
Granting of Vietnamese nationality
1. A foreign national or stateless person who is residing in Vietnam and voluntarily observes the Constitution and laws of Vietnam, may be granted Vietnamese nationality if satisfying the following conditions:
a- Being 18 years of age or over;
b- Speaking Vietnamese;
c- Having been residing in Vietnam for at least five years.
2. A foreign national or stateless person may, on legitimate grounds, be granted Vietnamese nationality without having to satisfy the conditions set out in points a, b and c of paragraph 1 of this Article.
3. Where persons have been granted Vietnamese nationality in accordance with the provisions of this Article, but have made inaccurate statements when applying for Vietnamese nationality, the decision to grant Vietnamese nationality may be revoked.
...
...
...
LOSS OF NATIONALITY, RESTORATION OF VIETNAMESE NATIONALITY
Article 8.
Loss of Vietnamese nationality
A Vietnamese citizen shall lose Vietnamese nationality in the following circumstances:
1. Being permitted to relinquish Vietnamese nationality;
2. Being deprived of Vietnamese nationality;
3. Losing Vietnamese nationality in accordance with international treaties to which Vietnam is one of the signatories.
4. Losing Vietnamese nationality in other cases as provided for in this Law.
Article 9.
...
...
...
1. A Vietnamese citizen may be permitted to relinquish Vietnamese nationality, if there are legitimate grounds.
2. Where a person requests permission to relinquish Vietnamese nationality, the relinquishing may not be permitted if any of the following circumstances applies:
a- If performing military service;
b- If tax due or other property obligations to the State;
c- Being prosecuted for criminal offences;
d- Executing a court's verdict.
3. If the relinquishing of Vietnamese nationality endangers national security, permission to relinquish Vietnamese nationality will not be granted.
Article 10.
Deprivation of Vietnamese nationality
...
...
...
2. Persons having been granted Vietnamese nationality in accordance with Article 7 of this Law wherever residing may also be deprived of their Vietnamese nationality if they commit such acts as stipulated in paragraph 1 of this Article.
Article 11.
Restoration of Vietnamese nationality
Persons who have lost their Vietnamese nationality may, on legitimate grounds, be granted the restoration of Vietnamese nationality.
Chapter IV
NATIONALITY OF CHILDREN IN THE CASE OF CHANGES TO PARENTS'
NATIONALITY-NATIONALITY OF ADOPTED CHILDREN
Article 12.
Nationality of children in the case of changes to parent’s nationality
1. Where there is a change to the nationality of parents (granting, relinquishing or restoration of Vietnamese nationality) the nationality of the child shall be changed accordingly.
...
...
...
3. Any change to the nationality of persons aged over 15 and less than 18, in accordance with the provisions of paragraphs 1 and 2 of this Article, must be subject to the consent of that person.
Article 13.
Nationality of children whose parents are deprived of Vietnamese nationality or where a decision to grant Vietnamese nationality is revoked. Where one or both parents are deprived of Vietnamese nationality in accordance with Article 10, or where a decision to grant Vietnamese nationality is revoked in accordance with paragraph 3, Article 7, the nationality of any children shall not be subject to change.
Article 14.
Nationality of adopted children.
1. Where a child is a foreign national or a stateless person, and if either or both of the adoptive parents is Vietnamese citizen, that child shall be granted Vietnamese nationality in accordance with the request from the adoptive parents and be exempt from the conditions set out in paragraph 1 of Article 7 of this Law.
2. Where a child is a Vietnamese citizen, and either or both of the adoptive parents is a foreign national and the natural parents or legal guardian so agree, the child may relinquish Vietnamese nationality in accordance with request by the adoptive parents for the granting of a different nationality.
3. A change in the nationality of a person aged over 15 and less than 18, as stipulated in paragraphs 1 and 2 of this Article, must be subject to the consent of that person.
Chapter V
...
...
...
Article 15
1. The Council of Ministers shall determine in all cases the granting, relinquishing, restoration, depriving and revoking of decisions to grant Vietnamese nationality.
2. Procedures for deciding all questions of nationality shall be determined by the Council of Ministers.
Chapter VI
FINAL PROVISIONS
Article 16
Where an international treaty to which Vietnam is one of the signatories contains provisions which differ from those of this Law, the provisions set out in that international treaty shall be applied.
Article 17
This law comes into force on 15 July 1988, and the decrees listed hereunder are simultaneously repealed:
...
...
...
2. Decree No 73/SL December 7th, 1945;
3. Article 6 of Decree No 251/SL of August 20th, 1948;
4. Decree No 51/SL of December 14th, 1959;
5. Resolution No 1043 NQ/TVQH of February 8th, 1971 of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 18
The Council of Ministers shall
determine the details of implementation of this Law.
FOR THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN
Nong Duc Manh
Luật Quốc tịch Việt Nam 1988
Số hiệu: | 8-LCT/HĐNN8 |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Luật Quốc tịch Việt Nam 1988
Chưa có Video