QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 73/2006/QH 11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc
hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về bình đẳng giới.
Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).
2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH
Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Điều 16. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 19. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Điều 20. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;
c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;
d) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 22. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
1. Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Việc tuân thủ thủ tục và trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo;
d) Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.
Điều 23. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.
2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
3. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.
Điều 24. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
1. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN VÀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 25. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
5. Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước.
6. Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.
Điều 26. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
5. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
Điều 27. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:
1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý;
2. Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
3. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
Điều 28. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương.
2. Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.
3. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương.
4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
5. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
Điều 29. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.
Điều 30. Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.
4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình
1. Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;
b) Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.
2. Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm;
b) Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý;
d) Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình;
đ) Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình.
1. Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng;
b) Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
2. Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây:
a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động;
b) Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới;
c) Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới;
d) Dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới;
đ) Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình;
e) Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi;
g) Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con.
Nhà nước khuyến khích thực hiện các hoạt động quy định tại khoản này.
Điều 33. Trách nhiệm của gia đình
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Điều 34. Trách nhiệm của công dân
Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây:
1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;
3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;
4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
Chương V
THANH TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 35. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện chức năng thanh tra về bình đẳng giới.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về bình đẳng giới bao gồm:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới;
b) Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới theo quy định của Luật này và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bình đẳng giới; đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
2. Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại địa phương.
Điều 37. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Việc giải quyết khiếu nại về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 38. Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
1. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
2. Việc tố cáo, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 39. Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;
b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.
3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;
d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
5. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ;
b) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm:
a) Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới;
b) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới;
c) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Điều 41. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
Điều 42. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
Law No.73/2006/QH11 |
Hanoi, November 29th, 2006 |
THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIETNAM
10TH SESSION OF THE XI LEGISLATURE
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic
of Vietnam amended
and supplemented according to the Resolution
No. 51/2001/QH10 dated 25th
December 2001 of the 10th Session
of the X Legislature of the National
Assembly.
This Law provides for gender equality.
Article 1. Scope of adjustment
This law provides for principles of gender equality in all fields of social and family life, measures ensuring gender equality, responsibilities of agencies, organizations, families, individuals in exercising gender equality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. State institutions, political organizations, socio-political organizations, socio- political and professional organizations, social organizations, social and professional organizations, economic organizations, non-productive units, units of people’s armed forces, families and Vietnamese citizens (hereinafter referred to as agencies, organizations, families and individuals).
2. Foreign agencies and organizations, international organizations operating in the territory of Vietnam, foreign individuals legally residing in Vietnam.
Article 3. Application of international treaties on gender equality
Where an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is one of the signatories contains provisions that differ from those of this law, the provisions set out in that international treaty shall be applied.
Article 4. Gender equality goals
The gender equality goals are to eliminate gender discrimination, to create equal opportunities for man and woman in socio-economic development and human resources development in order to reach substantial equality between man and woman, and to establish and enhance cooperation and mutual assistance between man and woman in all fields of social and family life.
Article 5. Interpretation of terms
In this Law, the terms below can be understood as follows:
1. Gender indicates the characteristics, positions and roles of man and woman in all social relationships.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Gender equality indicates that man and woman have equal position and role; are given equal conditions and opportunities to develop their capacities for the development of the community, family and equally enjoy the achievement of that development.
4. Gender preconception is negative and partial attitude, acknowledgement and assessment of the characteristics, position, role and capacity of man or woman.
5. Gender discrimination indicates the act of restricting, excluding, not recognizing or not appreciating the role and position of man and woman leading to inequality between man and woman in all fields of social and family life.
6. Measure to promote gender equality is the measure aimed at ensuring substantial gender equality, set forth by the state authorities in cases there remains considerable imparity between man and woman concerning the positions, roles, conditions, and opportunities for man and woman to bring into play all their capacities and to enjoy the achievement of the development where the application of equal regulations for man and woman cannot remove this imparity. The measure to promote gender equality is to be implemented for a certain period of time and shall end when the gender equality goals have been achieved.
7. Mainstreaming gender equality in the process of making legal normative documents is the measure aimed at achieving the goal of gender equality by defining gender issue, forecasting the gender impact of documents, responsibilities and resources to deal with gender issues in the social relations that are adjusted by legal normative documents.
8. Gender equality activities are activities implemented by agencies, organizations, families and individuals to achieve the gender equality goal.
9. Gender Development Index (GDI) is the synthetic figures reflecting the real situation of gender equality, which are calculated based on life expectancy, educational level and per capita income of man and woman.
Article 6. Basic principles on gender equality
1. Man and woman are equal in all fields of social and family life.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The measures aimed at promoting gender equality are not considered the gender discrimination.
4. Policies aimed at protecting and supporting the mother are not considered gender discrimination.
5. Ensuring the gender mainstreaming in the process of development and implementation of laws.
6. Exercising gender equality is the responsibility of agencies, organizations, families and individuals.
Article 7. State policies on gender equality
1. To ensure gender equality in all fields of politics, economy, culture, society and family; to support and provide man and woman with conditions for them to bring into play their abilities; to give them equal opportunities to take part in the process of development and to benefit from the achievements of the development.
2. To protect and support the mother during pregnancy, giving birth and upbringing her child; to facilitate man and woman in sharing housework.
3. To apply appropriate measures to eliminate backward customs and habits hindering the implementation of the gender equality goal.
4. To encourage agencies, organizations, families and individuals to take part in the gender equality promoting activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 8. Contents of state management on gender equality
1. To formulate and implement national strategies, policies and goals on gender equality.
2. To promulgate and implement legal normative documents on gender equality.
3. To promulgate and implement measures aimed at promoting gender equality.
4. To propagate and disseminate policies and law on gender equality.
5. To build, train and foster the cadres working on gender equality.
6. To inspect, examine the implementation of the law on gender equality; to deal with complaints, denunciations and to handle violations of the law on gender equality.
7. To carry out statistical work, provision of information and report on gender equality.
8. To conduct international cooperation on gender equality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Government shall have function of unified state management on gender equality.
2. The ministry or the ministerial-level agency assigned by the Government shall be responsible before the Government in implementing the state management on gender equality.
3. Ministries, ministerial-level agencies, within their mandate, shall have responsibility to coordinate with the state management agencies specified in section 2 of this Article to exercise state management on gender equality.
4. People’s committees at all levels exercise the state management on gender equality within their localities as devolved by the Government.
Article 10: Acts strictly prohibited
1. Acts impeding man and woman from exercising gender equality;
2. Gender discrimination in all forms;
3. Gender-based violence;
4. Other acts that are strictly prohibited.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
GENDER EQUALITY IN ALL FIELDS OF SOCIAL AND FAMILY LIFE
Article 11. Gender equality in the field of politics
1. Man and woman are equal in participating in the state management and social activities.
2. Man and woman are equal in participating in the formulation and implementation of village codes, community regulations, agencies and organizations regulations.
3. Man and woman are equal in self-nominating as candidates or in nominating candidates to the National Assembly, people’s councils; and are equal in self-nominating as candidates and in nominating candidates to leading agencies of political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations, social organizations, socio-professional organizations.
4. Man and woman are equal in term of professional qualifications and age when they are promoted or appointed to the same posts of management and leadership in agencies and organizations.
5. Measures to promote gender equality in the field of politics include:
a) To ensure the appropriate proportion of the National Assembly female members and people’s committees female members in accordance with the national gender equality goals.
b) To ensure the appropriate proportion of women in appointing officials to hold titles in the professions in state agencies in accordance with the national gender equality goals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Man and woman are equal in setting up a business, carrying out business and production activities, managing business and are equal in accessing information, capital, markets and labour sources.
2. Measures to promote gender equality in the field of economy include:
a) Enterprises employing many female workers shall be given tax and financial preferential treatment according to the regulations of the law.
b) Female workers in rural areas shall be given credit aid, encouraged to expand agriculture, forestry and fishery according to the law.
Article 13. Gender equality in the field of labour
1. Man and woman are equal in terms of qualifications and age in recruitment, are treated equally in workplaces regarding work, wages, pay and bonus, social insurance, labour conditions and other working conditions.
2. Man and woman are equal in terms of qualifications and age when they are promoted or appointed to hold titles in the title-standard professions.
3. Measures to promote gender equality in the field of labour include:
a) To provide for proportion of man and woman to be recruited;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Employers create safe and hygienic working condition for female workers in some hard and dangerous professions and occupations or those that have direct contact with harmful substances.
Article 14. Gender equality in the field of education and training
1. Man and woman are equal in terms of age for schooling, training and fostering courses.
2. Man and woman are equal in choosing professions and occupations for learning and training.
3. Man and woman are equal in accessing and benefiting from the policies on education, training, fostering of professional knowledge and skills.
4. Female officials, public servants bringing along their children less than 36 months of age when participating in the training and fostering activities shall be given assistance and support as provided by the Government.
5. Measures to promote gender equality in the field of education and training include:
a) To provide for the proportion of man and woman participating in the study and training;
b) To assist female workers in rural areas in vocational training under the law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Man and woman are given equal opportunities to approach and apply science and technology.
2. Man and woman are given equal opportunities to participate in training courses on science and technology, dissemination of the results of scientific and technological studies and patents.
Article 16. Gender equality in the fields of culture, information and sport
1. Man and woman are equal in participating cultural, information and sport activities.
2. Man and woman are equal in enjoying culture, and in approaching and using sources of information.
Article 17. Gender equality in the field of public health
1. Man and woman are equal in participating the activities of education and communication on health care, reproductive health and in using health services.
2. Man and woman are equal in choosing and deciding on contraceptive measures, measures for safe sex and for preventing and protecting against HIV/AIDS and other sexually transmitted infectious diseases.
3. Poor women residing in remote and mountainous areas and being ethnic minorities, excluding those who pay compulsory social insurance, when giving birth to a child in accordance with the population policy, shall be supported as provided by the Government.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Wife and husband are equal in the civil relationship and other relationships related to marriage and family.
2. Wife and husband have equal rights and duties in possessing common assets and are equal in using their common income and in deciding their family resources.
3. Wife and husband are equal in discussing, deciding the choice and use the appropriate family planning measure and use the leave to take care of their children as provided by the law.
4. Boys and girls are given equal care, education and provided with equal opportunities to study, work, enjoy, entertain and develop by the family.
5. Female and male members in the family have the responsibility to share housework.
MEASURES TO ENSURE GENDER EQUALITY
Article 19. Measures to promote gender equality
1. The measures to promote gender equality include:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) To train, foster to improve the ability of woman or man;
c) To support in providing the conditions and opportunities for woman or man;
d) To provide for specific criteria and conditions for woman or man;
dd) To provide that woman has the right to be selected where woman has the equal qualifications and criteria with man;
e) Measures to promote gender equality provided in Article 11 section 5, Article 12 section 2, Article 13 section 4, Article 14 section 5 of this Law.
2. The National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee and the Government have the authority to stipulate measures to promote gender equality as provided in section 1 of this Article, have the responsibility to review the implementation of measures to promote gender equality and to decide to end these measures when the goals of gender equality have been achieved.
1. The development, amendment and supplementation of legal normative documents must ensure the basic principles of gender equality.
2. The basic principles of gender equality are the key foundations in checking to amend and supplement the legal normative documents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The mainstreaming of gender equality in the development of legal normative documents shall include:
a) To define gender issue and measures to implement in the field that is adjusted by legal normative documents;
b) To forecast the impact of the regulations in the legal normative documents on woman and man when promulgated;
c) To determine the responsibility and resources to deal with gender issues within the adjustment scope of legal normative documents.
2. The key drafting agency of legal normative documents has the responsibility to mainstream gender equality in the documents and prepare reports on the mainstreaming of gender equality in the development process of legal normative documents according to the contents laid down in section 1 of this Article and in annexes of information and statistics on gender related to the draft legal normative documents.
3. The assessing agency of legal normative documents has the responsibility to coordinate with the state management agency of gender equality to appraise the mainstreaming of gender equality in the development of legal normative documents. Issues subjected to appraisal include:
a) The identification of the gender issue in the draft laws and other documents;
b) Ensuring the basic principles of gender equality in the draft laws and other documents;
c) The feasibility of the solution to the issue of gender that is subject to adjustment in the draft laws and other documents;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. The Government shall stipulate the mainstreaming of gender equality in development of legal normative documents.
Article 22. Examination of the mainstreaming of gender equality
1. The National Assembly Committee responsible for the gender issue shall have the responsibility to coordinate with the Council of Ethnic Minorities and other committees of the National Assembly to examine the mainstreaming of gender equality in the draft laws, ordinances and resolutions before submitting to the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee for review and adoption.
2. Contents of the examination of the mainstreaming of gender equality shall include:
a) The identification of the gender issue in the draft laws and other documents;
b) The insurance of the principles of gender equality in the draft laws and other documents;
c) The compliance with the procedure and sequence for assessing the mainstreaming of gender equality in development of draft laws and other documents;
d) The feasibility of the draft laws and other documents to ensure gender equality.
Article 23. Information, education, communication on gender and gender equality
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The information, education, communications on gender and gender equality shall be included in the education syllabus in schools, in activities of agencies, organizations and community.
3. The information, education, communications on gender and gender equality shall be conducted through the education programmes, publications, broadcasts and television programmes and other forms.
Article 24. Financial resources for the gender equality activities
1. The financial resources for the gender equality activities shall include:
a) State budget;
b) Voluntary contribution of organizations and individuals;
c) Other sources of legal incomes.
2. The management and use of the financial resources for gender equality activities must meet the set objectives, be effective and in accordance with the law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 25. Responsibility of the Government
1. To promulgate national strategies, policies and targets on gender equality and to annually report to the National Assembly on the implementation of the national gender equality goals.
2. To submit to the National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee for the promulgation or to promulgate legal normative documents on gender equality within the extent of their competence.
3. To direct and conduct the mainstreaming of gender equality in the development of legal normative documents within its competence.
4. To implement the laws on gender equality; to direct and to conduct the inspection and examination of observance of the law on gender equality.
5. To publicize national information on gender equality; to regulate and direct to implement the criteria for gender classification in the state statistical data.
6. To coordinate with the Vietnam Fatherland Front and the Vietnam’s Women Union; and to direct relevant agencies in propagandizing, disseminating and educating the laws and in raising the awareness of gender equality for the people.
Article 26. Responsibility of state management agency of gender equality
1. To develop and submit to the Government on the promulgation of national strategy, policies, and target programmes on gender equality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
or to give guidelines on develop legal normative documents on gender equality within its competence.
3. To participate in assessing the mainstreaming of gender equality in development
of legal normative documents.
4. To synthesize and report to the Government on the implementation of the national goals of gender equality.
5. To play the key role in coordinating with the ministries, ministerial-level agencies in exercising state management function on gender equality.
6. To examine, inspect and handle violations, complaints and denunciation against violations of gender equality.
Article 27. Responsibility of the ministries, ministerial-level agencies
Within the scope of their duties and authorities, ministries and ministerial-level agencies have the following responsibilities:
1. To review current legal normative documents to amend, supplement, annul or promulgate within their competence or to submit to the competent agencies on amendment, supplement, annulment and promulgation of legal normative documents to ensure gender equality in their field.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To coordinate with the state management agencies on gender equality to assess the situation of gender equality in their field; to inspect, examine and handle violations of the law on gender equality.
Article 28. Responsibility of the people’s committee at all levels
1. To develop plan to implement the national goals of gender equality at the locality.
2. To submit to the people’s councils to promulgate or promulgate the legal normative documents on gender equality within its competence.
3. To implement law on gender equality at the locality.
4. To inspect, examine and handle with violations against the law on gender equality within its competence.
5. To organize and conduct the propaganda and education on gender and law on gender equality for the local people.
Article 29. Responsibility of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. To participate in the development of policies and laws and to participate in state management of gender equality under the law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To participate in the overseeing of the implementation of the law on gender equality.
4. To propagate and mobilize the people, members of associations, members of organizations to exercise gender equality.
Article 30. Responsibility of the Vietnam’s Women Union
1. To implement the regulations in Article 29 of this Law.
2. To conduct activities in supporting women and contributing to the fulfillment of the gender equality goals.
3. To coordinate with relevant agencies and organizations to foster and recommend qualified women as candidates to the National Assembly and people’s councils; and to recommend qualified women to participate in management and leading of agencies in the political systems at all levels.
4. To exercise the representative function, protecting the legitimate rights and interests of women and girls under the law.
5. To conduct social opponency against policies and laws concerning gender equality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) To ensure that male and female officials, civil servants and public employees are equal in employment, training, promotion, appointment and enjoyment of welfare;
b) To ensure that officials, civil servants and public employees shall be assessed basing on the principle of gender equality.
2. In their operation, state agencies, political organizations, socio-political organizations have the responsibility:
a) To identify the real situation of gender equality; to develop and ensure the implementation of the goals of gender equality within their agencies, organizations and to annually report;
b) To ensure the participation of male and female officials, civil servants and public employees in law development and implementation, in programmes, plans and projects on development of economy, culture and society, unless otherwise provided by law.
c) To educate about gender and the law on gender equality for officials, civil servants and public employees under their management;
d) To establish measures to encourage officials, civil servants and public employees to exercise gender equality within agencies, organizations and families;
dd) To facilitate the development of social welfare establishments and support services to reduce the workload of the family.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) To ensure the equality between men and women in their participation and benefit enjoyment;
b) To timely report or provide information about gender equality within agencies and organization at the request of competent agencies.
c) To propose or to participate in the development of policy and law on gender equality related to the operation of their agencies and organizations.
2. Depending on their capacities and circumstances, agencies and organizations shall be actively conduct or to coordinate in conducting following activities to promote gender equality:
a) To organize activities to propagate knowledge about gender and the law on gender equality to the members of agencies, organizations and employees;
b) To assign staff to take part in gender equality activities;
c) To conduct researches and apply research results to strengthen gender equality;
d) To provide financial resources for gender equality activities;
dd) To set up appropriate network of kindergartens so that male and female workers could harmonize productive labour and housework;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) To create favorable conditions for male workers to have full paid leave and allowances when their wives give birth.
All activities provided in this section are encouraged to be implemented by the State.
Article 33. Responsibility of the family
1. To create favorable conditions for members of the family to raise their awareness and knowledge on gender equality and to participate in gender equality-related activities.
2. To educate members of the family to be responsible for sharing housework and allocating housework to members of the family in an appropriate manner.
3. To look after reproductive health and create favorable conditions to women to exercise their safe motherhood.
4. To equally treat and provide equal opportunity to boys and girls in their study, work and participation in other activities.
Article 34. Responsibility of citizens
Male and female citizens have the responsibility:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To exercise and to guide other people to exercise reasonable behaviors on gender equality.
3. To criticize and prevent any gender discriminatory acts.
4. To oversee the implementation and ensure gender equality within community, organizations and agencies and among citizens.
INSPECTION, MONITORING AND HANDLING OF VIOLATIONS OF THE LAW ON GENDER EQUALITY
Article 35. To inspect the implementation of law on gender equality
1. The state management agency on gender equality exercises the inspection functions on gender equality.
2. Duties and authority of the inspection functions on gender equality include:
a) To inspect the implementation of law on gender equality;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) To perform tasks of handling with complaints and denunciations on gender equality in accordance with this law and the law on complaint and denunciation;
d) To handle with violations of the law on gender equality under the provisions of the law on handling with administrative violations;
dd) To recommend measures to ensure implementation of the law on gender equality, and recommend adjustment, supplementations of laws and policies on gender equality;
e) To perform other tasks and functions as stipulated by laws.
Article 36. Monitoring the implementation of law on gender equality
1. The National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee, the Council of Ethnic Minorities, the Committees of the National Assembly, provincial National Assembly delegations and National Assembly members, within their extent of duties and powers, have the responsibility to oversee the implementation of law on gender equality.
2. People’s councils and their members, within their extent of duties and powers, have the responsibility to oversee the implementation of the law on gender equality at local levels.
Article 37. Complaints and handling of complaints against violations of the law on gender equality
1. Agencies, organizations, individuals have the right to complain about decisions and acts of agencies, organizations and individuals where they have reasons to believe that these decisions or acts violate the law on gender equality and their legitimate rights and interests.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Individuals have the right to denounce any violations of the law on gender equality.
2. The denunciations and handling of denunciations against violations of the law on gender equality is carried out in accordance to the law on complaint and denunciation.
Article 39. Principles of handling violations of the law on gender equality
Every violation of the law on gender equality must be timely detected and prevented. The handling of violations of the law on gender equality must be carried out in a prompt, just and thorough manner in accordance with the law.
1. Violations of the law on gender equality in the fields of politics include:
a) Impeding man or woman from self-nominating as candidate and from nominating candidates to the National Assembly, people’s councils, to leading agencies of the political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations, social organizations, social and professional organizations for gender preconception reasons;
b) Not carrying out or impeding the appointment of man and woman to the post of managers, leaders or professional titles for gender preconception reasons;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Violations against the law on gender equality in the field of economy include:
a) Impeding or preventing man and woman from setting up a business, carrying out business activities for gender preconception reasons;
b) Conducting commercial advertisements that cause adverse consequences to business owner or trader of one certain gender.
3. Violations of the law on gender equality in the field of labour include:
a) Applying different qualifications in recruiting male and female workers to the same job that both male and female workers are qualified and have the same level and ability to perform it, except for cases requiring the application of measures to promote gender equality;
b) Refusing to recruit or limit recruitment of workers, firing or dismissing workers for gender reasons or because of their pregnancy, giving birth or raising their children;
c) Implementing discriminatory allocation of job between man and woman leading to inequality in income or applying different pay levels for workers of the same qualifications and capacity for gender reasons.
d) Not carrying out specific provisions for female workers in the labour law.
4. Violations against the law on gender equality in the field of education and training include:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Agitating or forcing other people to leave school for gender reasons:
c) Refusing to enroll those that are qualified for training and fostering courses for gender reasons or because of their pregnancy, raising newborns and children;
d) Career-oriented education, compilation and dissemination of textbooks that contains gender preconception.
5. Violations against the law on gender equality in the field of science and technology include:
a) Impeding man and woman from participating in activities of science and technology;
b) Refusing the participation of one gender in training courses on science and technology.
6. Violations against the law on gender equality in the field of culture, information and sport include:
a) Impeding man and woman from composing, literary and artistic criticism, performing and participating in other cultural activities for gender reasons;
b) Composing, circulating and authorizing the publication of works under any genre or form to encourage, propagate gender inequality and gender preconception;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Violations of the law on gender equality in the field of public health include:
a) Impeding, inciting or forcing other people not to participate in the activities of health education for gender preconception reasons;
b) Choosing gender for the fetus under all forms or inciting and forcing other people to abort because of the fetus’s gender.
Article 41. Violations of the law on gender equality in the family
1. Impeding members in the family who have enough qualifications under the law from participating in the determination of assets of common proprietary of a family for gender reasons.
2. Not allowing or impeding members in the family from contributing their opinion to the use of common assets of the family, from conducting income earning activities or satisfying other needs of the family for gender preconception reasons.
3. Unequally treating family members for gender reasons.
4. Constraining or forcing members in the family to leave school for gender reasons.
5. Imposing the realization of family work and the conduct of contraceptive measures as responsibilities of members of certain gender.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Those who commit any violation of the law on gender equality, depending on the nature and level of the violation, shall be subject to disciplinary measures, administration sanctions or criminal prosecutions.
2. Agencies, organizations, individuals whose violations of the law on gender equality have caused damages shall have to compensate for the damages in compliance with the law.
Article 43. Implementation validity
This Law shall come into force from 01 July 2007.
Article 44. Implementation guidance
The Government shall stipulate detailed regulations and give guidance on the implementation of this Law.
This Law has been adopted at the
10th session, XI Legislature of the National Assembly of the
Socialist Republic of Vietnam on 29
November 2006.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHAIRMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Phu Trong
;
Luật Bình đẳng giới 2006
Số hiệu: | 73/2006/QH11 |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Luật Bình đẳng giới 2006
Chưa có Video