Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5395/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 19 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đng giới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương còn bt bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị:

1.1. Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ để phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ trong quy hoạch cấp ủy Đng các cấp đạt từ 25% trở lên, quy hoạch Ban Thường vụ cấp ủy các cấp đạt từ 20% trở lên.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội đạt trên 35%.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp tnh - huyện đạt trên 25%; cấp xã đạt 20% trở lên.

- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2020, trên 35% số cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; Tăng tỷ lệ lãnh đạo là nữ từ cấp phòng thuộc Sở và tương đương đạt trên 30%.

- Chỉ tiêu 5: Phn đấu đến năm 2020, 100% số cơ quan ban Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương trở lên có 30% trở lên cán bộ, công chức là nữ, trong đó có cán bộ chủ chốt là nữ.

- Chỉ tiêu 6: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ kết nạp Đảng trên tổng số đảng viên được kết nạp đạt trên 42%.

1.2. Giải pháp thực hiện:

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách cán bộ, công chức nữ trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ phải thực hiện lồng ghép giới vào chỉ tiêu đào tạo, tuyển dụng, cơ cấu, đề bạt cán bộ lãnh đạo. Có biện pháp cụ thể hướng dẫn cơ quan, đơn vị, địa phương quy hoạch cán bộ nữ; tổ chức kiểm tra, đánh giá hàng năm, đánh giá đúng năng lực và tham mưu đề xuất việc bổ nhiệm nlãnh đạo chủ chốt trong tất cả các cấp, các ngành.

- Ưu tiên cán bộ nữ trong quá trình tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ khi cả nam và ncó đủ điều kiện ngang nhau.

- Thực hiện lồng ghép giới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong công tác tổ chức cán bộ cơ cấu hợp lý công chc nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở một số ngành đặc thù.

- Thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức về bình đng giới và tăng cường trang bị nhận thức về giới, lồng ghép giới cho đội ngũ lãnh đạo các ngành, các cấp.

- Xác định tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội hàng năm nhm thực hiện công tác tạo nguồn và quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, chú ý kiểm tra các quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.

- Htrợ việc nâng cao năng lực cho nlãnh đạo trẻ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề nghiệp khác nhau.

2. Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận cửa phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động:

2.1. Các chỉ tiêu:

- Ch tiêu 1: Đảm bo cân bằng gia nam và nữ trong tổng số người được tạo việc làm mới hàng năm.

- Ch tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt từ 20-25% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 50%; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của nhà nước đạt 45% trở lên.

- Chỉ tiêu 4: Phn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu, được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 100%/năm.

2.2. Giải pháp thực hiện:

- Lồng ghép các mục tiêu lao động và việc làm nữ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các đơn vị, địa phương từ xây dựng, giao triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu trên.

- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế như các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về pháp luật, chính sách, bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động...

- Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cn tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; thu hút nhiều lao động nữ, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nông thôn. Có chính sách đào tạo các cơ sở đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ.

- Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc làm và cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có tách biệt theo giới tính.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ ở các loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả, công bng trong chính sách đào tạo nghề, bo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu.

3. Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

3.1. Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 95% trở lên vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ Thạc sỹ đạt 20-25% và tỷ lệ nTiến sỹ đạt 15-20% trong tng số người được đào tạo sau đại học vào năm 2020.

3.2. Giải pháp thực hiện:

- Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đặc biệt bậc trung học. Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về giới, giúp các em nữ lựa chọn nghề nghiệp, trường học phù hợp với giới tính n, nhận thức đúng đắn về dân số - sức khỏe sinh sản. Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chchốt.

- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới.

- Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay.

- Thực hiện lồng ghép giới trong chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học.

4. Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

4.1. Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 115 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống dưới 52/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 80% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ số phá thai xuống 25/100 trẻ sinh sống. Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám đủ 3 ln trở lên đạt trên 95% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 5: 70% cơ sở y tế tuyến tỉnh được bố trí bác sỹ định hướng chuyên khoa nam học.

- Chỉ tiêu 6: Ít nhất có 80% vị thành niên, thanh niên ở thành thị, 70% vị thành niên, thanh niên ở khu vực nông thôn và 60% vị thành niên, thanh niên ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AISD tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS và phòng chống HIV/AISD.

4.2. Giải pháp thực hiện:

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phù hợp với từng giới, đặc biệt mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới để nam giới dễ tiếp cận trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình.

- Bảo đảm bình đẳng giới trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Phát triển mạng lưới tư vn sức khỏe sinh sản và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cung cấp đầy đủ, thuận lợi dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước và sau sinh. Phát triển và củng cố mạng lưới y tế từ tnh đến cơ sở; đu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cho cả nam và nữ.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khe sinh sản và thai sản. Mrộng các hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn.

- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.

5. Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin:

5.1. Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới; tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Chỉ tiêu 2: 100% hệ thống đài phát thanh truyền hình tnh, đài phát thanh cấp huyện tuyên truyền, phát sóng các chương trình, chuyên mục, chuyên đề nhm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Chỉ tiêu 3: Duy trì hàng năm tổ chức hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 - 15/12.

5.2. Giải pháp thực hiện:

- Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa, thông tin.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực nhằm xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch nhằm kịp thời chấn chnh và tạo môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh trên địa bàn.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới.

6. Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới:

6.1. Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Giảm 50% tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình đối với một số hành vi bạo lực cơ bản như: Đánh đập, chửi bới và ép buộc quan hệ tình dục.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020, 50% số nạn nhân bị bạo lực gia đình phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe; 85% số người gây bạo lực gia đình phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2020, 100% số nạn nhân bị buôn bán trvề phát hiện được sẽ hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

6.2. Giải pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó nhn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.

- Tiếp tục xây dựng và duy trì các mô hình hiệu quả như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, mô hình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, mô hình sửa đổi hương ước quy ước bất bình đẳng; đặc biệt thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này.

- Triển khai thực hiện Tháng hành động về bình đng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh.

7. Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới:

7.1. Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: 100% các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vn đề bất bình đng giới, phân biệt đối xử về giới thực hiện đúng quy trình lồng ghép giới; có phân tích tác động của các dự thảo này đối với phụ nữ và nam giới.

- Chỉ tiêu 2: 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và VSTBCPN, cán bộ làm chính sách các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới được tập huấn nghiệp vụ, kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu 100% nữ đại biểu dân cử, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch (từ cấp phòng trở lên) được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

- Chỉ tiêu 4: 100% các Sở, ban ngành; các huyện, thị xã, thành phố bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đng giới. Hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ sở.

- Chỉ tiêu 5: 100% các đơn vị, địa phương bố trí ngân sách cho hoạt động bình đẳng giới và VSTBCPN.

7.2. Giải pháp thực hiện:

- Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp, hình thành đội ngũ cộng tác viên tham gia công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cơ sở.

- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và thực hiện lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Nghiên cứu lồng ghép các chỉ tiêu về giới trong quá trình tham gia xây dựng chính sách, tham gia quản lý nhà nước đồng thời thường xuyên rà soát các quy định về chính sách liên quan đến bình đng giới chưa phù hợp để tham gia góp ý, sửa đổi, bổ sung,

- Tổ chức tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho các thành viên, cộng tác viên liên quan đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN.

Kinh phí thực hiện Chương trình được huy động từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác; trong đó kinh phí từ ngân sách địa phương được bố trí tùy theo khnăng ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác bình đẳng giới trong phạm vi toàn tnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020; nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-TƯ của Bộ Chính trị khóa X và kế hoạch hành động bình đẳng giới giai đoạn 2016­-2020. Chtrì, phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đánh giá hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong toàn tnh theo từng giai đoạn.

- Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội,

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bình đẳng giới các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch và thực hiện các chế độ thông tin báo cáo.

- Chủ trì thực hiện chỉ tiêu 1,3,4 - mục tiêu 2; chỉ tiêu 2 - mục tiêu 7; chỉ tiêu 3 - mục tiêu 5.

- Theo dõi, thu thập, xử lý thông tin, số liệu. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các ngành, các cấp và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm và giai đoạn 2016 - 2020.

2. Sở Tư pháp:

- Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới;

- Chtrì thực hiện chỉ tiêu 1, mục tiêu 7 của Kế hoạch.

3. Sở Nội vụ:

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nđể bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhà nước;

- Thực hiện lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

- Chủ trì thực hiện chỉ tiêu 2, 3, 4 - mục tiêu 1; chỉ tiêu 2 - mục tiêu 3; chỉ tiêu 3, 4 - mục tiêu 7 của Kế hoạch.

- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện chỉ tiêu 1, chỉ tiêu 5 - mục tiêu 1;

4. Sở Kế hoạch và Đu tư:

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính cân đối, phân bổ nguồn lực; huy động các nguồn viện trợ và các nguồn hỗ trợ khác cho hoạt động bình đẳng giới.

5. Sở Tài chính:

Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích.

- Chủ trì thực hiện chỉ tiêu 5 - mục tiêu 7 của Kế hoạch.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Tăng cường thanh, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, hoạt động vui chơi, giải trí đảm bảo không mang định kiến giới;

- Tổ chức, nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong thực hiện bình đng giới; phối hợp tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” hàng năm;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu 6 của Kế hoạch.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Lồng ghép vấn đề bình đng giới vào giảng dạy trong hệ thống trường học; tổ chức các mô hình học tập phù hợp đảm bảo xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

- Chủ trì thực hiện chỉ tiêu 1, mục tiêu 3 của Kế hoạch.

8. Sở Y tế;

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016-2020; chỉ đạo bệnh viện tuyến tỉnh đến tuyến huyện, trạm y tế xã thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sn cho phụ nữ và trẻ vị thành niên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo được thụ hưởng các dịch vụ y tế cơ bản;

- Chủ trì thực hiện Mục tiêu 4 của Kế hoạch.

9. Ban Dân tộc tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị:

- Hướng dẫn các cơ quan báo chí tăng cường phổ biến, tuyên truyền chtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bình đng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đổi mới hoạt động truyền thông về công tác bình đẳng giới;

- Chủ trì thực hiện chỉ tiêu 1, chỉ tiêu 2 của mục tiêu 5 của Kế hoạch.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị tăng thời lượng phát sóng, slượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm tuyên truyền về bình đẳng giới trong tỉnh.

11. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020; nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-TƯ của Bộ Chính trị khóa X và kế hoạch hành động bình đng giới giai đoạn 2016-2020; đánh giá hoạt động bình đng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong toàn tnh theo từng giai đoạn.

- Kiện toàn tổ chức và hướng dẫn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp xây dựng và triển khai kế hoạch hành động bình đng giới giai đoạn 2017-2020 đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

- Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động bình đng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ hàng năm trong toàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch; tng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm và giai đoạn 2016 -2020.

12. Các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Trên cơ sở Kế hoạch bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020 đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

- Chỉ đạo bổ sung thêm “tiêu chí nữ” vào trong quy hoạch về cán bộ hàng năm. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị, địa phương; tăng cường công tác truyền thông, giáo dục pháp luật và lồng ghép tuyên truyền về Luật bình đẳng giới, kế hoạch hành động bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020. Bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động bình đẳng giới theo quy định hiện hành.

- Bố trí cán bộ theo dõi công tác bình đẳng giới và kịp thời kiện toàn đội ngũ Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp; thực hiện kế hoạch đào tạo, bi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, điều kiện thực hiện các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020.

- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020 và tình hình thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến công tác bình đng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.

13. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh:

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về bình đng giới; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

- Bố trí cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới ở cơ sở.

- Chđộng phối hợp với các ngành trong việc phát hiện, giới thiệu bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ để bổ sung vào bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện 6 tháng (Trước ngày 25/5), báo cáo năm (trước ngày 25/11) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mc, kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH (b/c);
- UBQG VSTBPN;
- TT/T
nh ủy; TT/HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh:
-
Ủy ban MTTQVN tnh;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Thành viên Ban VSTBPN t
nh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Thức

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 5395/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu: 5395/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
Người ký: Mai Thức
Ngày ban hành: 19/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 5395/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…