ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND |
Bắc Ninh, ngày 19 tháng 11 năm 2019 |
Thời gian qua, cùng với việc cải cách thủ tục hành chính cho người nước ngoài (NNN) sinh sống và làm việc tại địa bàn như: đơn giản và rút ngắn thời gian, thủ tục cấp giấy phép lao động, thủ tục cấp lý lịch tư pháp, thủ tục đăng ký tạm trú… và các chính sách thông thoáng cởi mở khác đã tạo điều kiện thu hút Nhà đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh những tích cực nêu trên, đã xuất hiện một số vấn đề phức tạp về an ninh trật tự liên quan đến NNN làm việc, cư trú trên địa bàn. Trong đó, đáng lưu ý, một số NNN lợi dụng chính sách thông thoáng để hoạt động kinh doanh bất hợp pháp như làm việc không có giấy phép lao động, “núp bóng” kinh doanh các hoạt động nhạy cảm, trò chơi điện tử ăn tiền, hoặc các hoạt động khác xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối trật tự an toàn trên địa bàn. Các vấn đề phức tạp trên có thể trở thành nguy cơ đối với an ninh, trật tự trong tỉnh nếu không được theo dõi, quản lý chặt chẽ.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 04/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại Việt Nam; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Chủ trì, phối hợp với các sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền các quy định liên quan đến trách nhiệm của NNN, của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mời, bảo lãnh NNN nhập cảnh, cư trú, hoạt động tại địa bàn.
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của các đối tượng NNN; kịp thời phát hiện, xử lý NNN vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, nhất là người nhập cảnh bằng thị thực du lịch nhưng làm việc, lao động, đầu tư chui, cư trú trái phép…Điều tra, xử lý nhanh các vụ án có đối tượng vi phạm pháp luật là NNN.
- Phối hợp với các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, giấy phép lao động, hành nghề luật sư, y dược, giáo dục…kiểm tra, xác minh tư cách pháp nhân, năng lực hoạt động thực tế của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên bảo lãnh cho NNN nhập cảnh, cư trú, hoạt động tại tỉnh; chấn chỉnh, khắc phục tình trạng “lách luật” để bảo lãnh cấp thị thực nhập cảnh cho NNN; tổ chức tiếp nhận, đăng ký việc khai báo tạm trú của NNN trên địa bàn tỉnh; tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho NNN và chủ cơ sở có NNN lưu trú.
- Khẩn trương triển khai các đề án, dự án đã được phê duyệt về trang bị, phương tiện, thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học tiên tiến trong việc quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, tham gia đóng góp, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhập cảnh, xuất cảnh của NNN tại Việt Nam để kịp thời cập nhật thông tin, tài liệu về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của NNN trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ chế kết nối (có bảo mật) để trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các sở, ban, ngành, UBND các địa phương phục vụ công tác quản lý NNN.
- Thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan về các nội dung phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc mời, bảo lãnh NNN làm việc phù hợp với các quy định về quản lý xuất nhập cảnh và quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, kiểm tra, quản lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến NNN có đăng ký, sử dụng nhiều đường truyền Internet tốc độ cao, lưu lượng lớn để kịp thời phát hiện, xử lý hoạt động vi phạm pháp luật theo quy định.
- Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam theo hướng: bổ sung hành vi vi phạm mới; tăng mức xử phạt; bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Giám đốc Công an tỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh xây dựng và ban hành quy chế một cửa trong cấp phiếu lý lịch tư pháp và giấy phép lao động cho NNN theo hướng liên thông, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Rà soát cụ thể đối tượng NNN làm việc trên địa bàn tỉnh thuộc diện có giấy phép lao động, được miễn giấy phép lao động, không thuộc diện có giấy phép lao động, thông báo cho Công an tỉnh, Ban quản lý các KCN và các địa phương để thống nhất trong việc hướng dẫn, giải thích cho doanh nghiệp khi tiếp nhận NNN làm việc.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ, đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành về việc tuyên truyền và sử dụng lao động nước ngoài tại doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.
- Chủ động, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tháo gỡ những vướng mắc trong việc cấp giấy phép lao động đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại các dự án trong giai đoạn xây dựng (nhất là dự án trọng điểm, dự án có vốn đầu tư lớn của nước ngoài).
- Bố trí vốn cho việc triển khai các đề án, dự án về đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh của NNN tại địa bàn.
- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định đối với NNN góp vốn, đầu tư vào các doanh nghiệp, tránh tình trạng NNN lợi dụng việc góp vốn “tượng trưng” nhằm hợp thức hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú, cấp thị thực dài hạn để hoạt động không đúng mục đích.
- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ, ngăn chặn các hình thức đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” vào các lĩnh vực nhạy cảm, quan trọng đối với an ninh, quốc phòng.
Căn cứ quy định hiện hành hướng dẫn Công an tỉnh quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn phí xuất nhập cảnh được trích lại để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý xuất nhập cảnh, đời sống của cán bộ chiến sỹ.
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo có NNN là giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để NNN không có kiến thức sư phạm hoặc không được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép theo quy định tham gia “giảng dạy chui”, vi phạm các quy định về cư trú hoặc có hoạt động vi phạm pháp luật khác mà cơ sở giáo dục và đào tạo không nắm được.
Kiểm tra, rà soát việc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng NNN khám chữa bệnh; kịp thời xử lý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do NNN “núp bóng”, NNN hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, hành nghề dược nhưng không có chứng chỉ và giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch NNN vào địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan xuất nhập cảnh Công an tỉnh kiểm tra, xử lý, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế các doanh nghiệp cho NNN sử dụng tư cách pháp nhân để kinh doanh du lịch, sử dụng NNN làm hướng dẫn viên hoặc không có giấy phép lao động, bảo lãnh cho khách nước ngoài nhập cảnh du lịch nhưng bỏ rơi, không quản lý, thậm chí để khách có hoạt động vi phạm pháp luật nhưng không biết …
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với các hành vi vi phạm chưa được quy định tại Luật Du lịch, xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch trong việc quản lý NNN khi bảo lãnh nhập cảnh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan định kỳ, đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành doanh nghiệp lữ hành về việc khai thác, quản lý khách du lịch nước ngoài, sử dụng lao động nước ngoài.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh xử lý các dự án tại các khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh do NNN “núp bóng” cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam để hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố rả soát, xử lý các dự án có yếu tố nước ngoài vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đất đai.
10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ thanh toán cho NNN, kịp thời xử lý các sai phạm về hoạt động thanh toán, thanh toán bằng ngoại tệ không đúng quy định trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định về việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI, không để tình trạng dự án sau khi đầu tư một phần thì sử dụng giấy phép sử dụng đất của dự án để thế chấp vay tiền các ngân hàng thương mại.
11. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhà nước về NNN làm việc trong các KCN trên địa bàn tỉnh.
12. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nộp thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội đối với NNN tại địa phương.
13. Văn phòng UBND tỉnh (Phòng Ngoại vụ)
Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, tiếp nhận, cấp phép đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến làm việc tại địa bàn.
14. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm quản lý NNN cư trú, hoạt động tại địa phương.
- Kiểm tra, đôn đốc lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý cư trú NNN, đặc biệt là công tác khai báo tạm trú cho NNN trên địa bàn. Lưu ý những địa điểm tập trung đông NNN, cơ sở lưu trú cho NNN thuê … Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn để các cơ sở cho NNN lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú thông qua Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
- Chủ động kiểm tra lao động NNN làm việc tại địa phương để kịp thời xử lý lao động nước ngoài và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài vi phạm quy định về lao động. Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với lực lượng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, xử lý các trường hợp thành lập công ty, doanh nghiệp nhưng thực tế không hoạt động, chỉ hợp thức hóa để làm thủ tục bảo lãnh cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn cho NNN; đồng thời trao đổi lực lượng quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh để xử lý về xuất nhập cảnh.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Công an tỉnh trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tập hợp báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: | 15/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Nguyễn Tiến Nhường |
Ngày ban hành: | 19/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh
Chưa có Video