Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP-BỘ THỦY LỢI VÀ ĐIỆN LỰC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02-NN/TT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 1961 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TRỒNG VÀ SỬ DỤNG CỎ TRÊN THÂN ĐÊ, BỜ MƯƠNG MÁNG

Kính gửi:

Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành,
Các Khu, Ty Nông nghiệp, Nông lâm, Thủy lợi

 

Miền Bắc chúng ta có một hệ thống đê điều mương máng, đó là một diện tích đất đai rất lớn có thể dùng vào việc phát triển co để giải quyết một phần khó khăn về chăn nuôi trâu bò hiện nay.

Để phát triển và sử dụng hợp lý cỏ trên đê, bờ mương máng, đồng thời tăng cường bảo vệ đê điều, mương máng, Liên bộ Thủy lợi điện lực và Nông nghiệp quy định như sau:

1. Đê điều, mương máng thuộc địa phận nào thì địa phương đó được quyền sử dụng, gây trồng cỏ nuôi trâu bò.

Tùy theo tình hình từng nơi, huyện phân chia đê và bờ mương máng cho các xã; xã sẽ phân chia cho các hợp tác xã và hợp tác xã có thể chia cho từng đội lao động hay cá nhân xã viên có nuôi trâu bò, để bảo quản, sử dụng phát triển cỏ, nhưng hợp tác xã vẫn phải chịu trách nhiệm chung.

2. Những đơn vị hay cá nhân được phân phối sử dụng và bảo quản cỏ trên đê, bờ mương máng có nhiệm vụ bảo vệ nhất là phát hiện kịp thời những hiện tượng hư hỏng, như tổ mối, hang hốc, nơi mặt đê bị nứt rạn, chân đê bị xói lở v.v… để chính quyền địa phương kịp thời giải quyết.

3. Muốn cải tạo cỏ trên đê, bờ mương máng (loại trừ cỏ xấu, có năng suất thấp, có hại cho đê) phải tỉa và dâm dần từng cụm vào thời kỳ không có mưa lũ. Đê mới đắp tiến hành trồng cỏ theo phương pháp giao hạt, cấm hom hoặc áp từng mảng cỏ vào mặt đê, bờ mương máng.

4. Một số điều cấm.

a) Cắm hẳn việc nạo cỏ, đẫy cỏ trên đê, bờ mương máng.

b) Cấm không được cày cuốc, đào hố, đóng cọc, trồng cây và hoa màu trên đê, trừ trường hợp cắm bờ rào để bảo vệ cỏ.

c) Cấm thả trâu bò tập trung đông quá trên một quãng đê xung yếu trong mùa mưa lụt, và cấm hẳn khi đã có lệnh báo động số hai trở lên.

d) Về mùa lụt mái đê trong đồng không được để cỏ tốt quá mười phân để dễ phát hiện các chỗ rò rỉ, thẩm lậu, bồi bổ kịp thời.

Các Ty Thủy lợi và Nông lâm, Nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch hướng dẫn sát từng vùng về kỹ thuật phát triển và sử dụng cỏ trên đê, mương máng, vừa có cỏ nuôi trâu bò vừa bảo vệ đê điều, mương máng được tốt.

Ủy ban hành chính các cấp cần đôn đốc kiểm tra chặt chẽ và có kế hoạch tuyên truyền, giải thích, làm cho mọi địa phương và mọi người thông suốt để thi hành đúng theo những điều đã quy định trong thông tư này, nhằm sử dụng đê điều, mương máng hợp lý, đảm bảo được đoàn kết nông thôn, tránh được tình trạng tranh chấp, suy tị, chỉ biết sử dụng mà buông lơi việc bảo vệ đê điều, mương máng.

Nhận được thông tư này Ủy ban cần nghiên cứu và có kế hoạch chỉ đạo kịp thời và sát đúng với hoàn cảnh từng địa phương. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn trở ngại yêu cầu Ủy ban báo cho Liên bộ biết để kịp thời giải quyết. 

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ THỦY LỢI VÀ ĐIỆN LỰC
THỨ TRƯỞNG

 
 


Nguyễn Như Quỳ

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG

 


 
Phan Văn Chiêu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 02-NN/TT năm 1961 quy định trồng và sử dụng cỏ trên thân đê, bờ mương máng do liên bộ Bộ Nông Nghiệp- Bộ Thuỷ Lợi và Điện Lực ban hành

Số hiệu: 02-NN/TT
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thủy lợi và Điện lực
Người ký: Nguyễn Như Quý, Phan Văn Chiêu
Ngày ban hành: 13/12/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 02-NN/TT năm 1961 quy định trồng và sử dụng cỏ trên thân đê, bờ mương máng do liên bộ Bộ Nông Nghiệp- Bộ Thuỷ Lợi và Điện Lực ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…