BỘ
THUỶ SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4-TS/TT |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 1986 |
1. Vùng biển vịnh Bắc Bộ:
Giới hạn từ vĩ tuyến 21 độ 30 N, đến 17 độ 00 N, phía đông giới hạn bởi đường bao ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Vùng biển vịnh Bắc bộ có các ngư trường là Cát Bà - Đồ Sơn, Long Châu, Thượng Hạ Mai, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê - Hòn Mắt, Hòn Giá. Ngư trường chính là Bạch Long Vĩ và Hòn Mê - Hòn Mắt.
2. Vùng biển miền Trung: Giới hạn từ vĩ độ 17 độ 00 N - 10 độ 40 N, về phía đông giới hạn bởi đường đẳng sâu 200m. Vùng biển miền Trung có các ngư trường phía đông các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh và Thuận Hải. Ngư trường chính là Thuận Hải.
3. Vùng biển đông và tây các tỉnh Nam bộ: Giới hạn từ vĩ độ 10 độ 40 N trở xuống, về phía đông giới hạn bởi đường đẳng sâu 50m, về phía tây giới hạn bởi đường bao ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Trong vùng biển này có các ngư trường là Vũng Tàu - Côn Đảo, Cù Lao Thu, Hòn Khoai, Phú Quốc, Thổ Chu... Ngư trường chính là Vũng Tầu - Côn Đảo, Hòn Khoai và Phú Quốc.
4. Vùng biển khơi là vùng biển sâu, nằm phía ngoài các giới hạn quy định của các vùng biển trên.
1. Tuyến bờ: giới hạn từ bờ đến độ sâu <10m. ở vùng biển có độ dốc lớn hơn 30 độ, tuyến bờ được quy định cách bờ ít nhất là 5 ki-lô-mét.
2. Tuyến lộng: Giới hạn từ độ sâu 10-30m. Vùng biển có độ dốc lớn hơn 30 độ, tuyến lộng cách bờ từ 6 đến 15 kilômét.
3. Tuyến khơi: giới hạn từ độ sâu 30m trở lên. Vùng biển có độ dốc lớn hơn 30 độ, tuyến khơi có khoảng cách xa bờ ít nhất là 16 kilômét.
B- NỘI DUNG TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT TRÊN CÁC NGƯ TRƯỜNG
ở vùng biển gần địa phương mình, Sở Thuỷ sản cần phối hợp với các viện nghiên cứu để điều tra các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế, phục vụ nội địa và xuất khẩu, nhằm bổ sung mức độ chính xác và làm phong phú thêm tài liệu đã có. Đồng thời, kết hợp với tầu thuyền sản xuất, khôi phục lại chế độ điều tra, khảo sát để xác định chính xác các bãi tôm, cá và sự biến động của chúng.
Giao cho Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng hàng năm lập kế hoạch hướng dẫn phối hợp tiếp tục nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thuỷ sản.
Dưới sự hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thuỷ sản các huyện ven biển phải tổ chức điều tra vùng eo, vịnh, cửa lạch, đầm phá, bãi ngang ven biển để lập quy hoạch, kế hoạch tận dụng mặt nước, đắp đầm nuôi tôm, trồng rong câu phục vụ xuất khẩu.
2. Công tác dự báo ngư trường.
Vào trung tuần hàng tháng Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng có nhiệm vụ dự báo cho tháng sau về khu vực phân bố, mức khai thác, khả năng xuất hiện các đối tượng đánh bắt trên các vùng biển và trên các ngư trường chính. Các Sở Thuỷ sản, các quốc doanh khai thác hải sản, căn cứ vào dự báo chung, kết hợp với điều tra và kết quả sản xuất thực tế, để tổ chức dự báo trên các ngư trường của địa phương mình.
Ngoài dự báo hàng tháng, Viện nghiên cứu hải sản Hải phòng có nhiệm vụ tiến hành dự báo dài hạn từ 3 đến 6 tháng về xu thế phân bố, biến động, mật độ khai thác... các đối tượng đánh bắt chủ yếu ở các vùng biển, nhất là trên các ngư trường chính.
3. Khôi phục, duy trì chế độ báo cáo định kỳ sản xuất và ngư trường.
Cùng với báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng tháng; Sở Thuỷ sản, các đơn vị trực thuộc Bộ có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo Bộ về diễn biến của các đối tượng đánh bắt địa phương, đơn vị mình; những nguyên nhân tác động đến diễn biến ngư trường, nguồn lợi...
Vụ khai thác bảo vệ Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở các Sở Thuỷ sản, các đơn vị báo cáo theo định kỳ. Đồng thời, cùng với Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng tập hợp, xử lý các số liệu để thông báo nhanh tình hình ngư trường đến các địa phương và giúp cho việc dự báo ngư trường chính xác hơn.
II- SẮP XẾP LỰC LƯỢNG NUÔI TRỒNG KHAI THÁC HẢI SẢN
2. Khai thác hải sản.
a) Đối với quốc doanh khai thác hải sản, nhanh chóng củng cố, kiện toàn tổ chức để làm tốt vai trò chủ đạo của quốc doanh đối với nghề cá:
- Sắp xếp lại đội tầu khai thác hiện có. Những tầu không còn khả năng đánh bắt, chuyển sang làm hậu cần dịch vụ, vận tải sản phẩm thuỷ sản trên biển. Những tầu sức kéo giảm, chuyển sang các nghề đánh cá nổi hoặc kéo tôm...
- Xây dựng cơ cấu nghề nghiệp hợp lý để bảo đảm khai thác tốt trên tuyến lộng, tuyến khơi. Đẩy mạnh việc làm kiêm nghề để khai thác cả cá đáy lẫn cá nổi và đặc sản.
- Làm nòng cốt trong việc chỉ huy, chỉ đạo khai thác, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Các xí nghiệp khai thác hải sản của Trung ương, địa phương thông qua hình thức liên doanh, liên kết để sử dụng, bố trí hợp lý đội tầu của mình, vừa làm nhiệm vụ khai thác, vừa làm hậu cần dịch vụ cho lực lượng ngư dân tại chỗ, một phần cho ngư dân các nơi khác di chuyển theo mùa vụ để thu gọn sản phẩm.
b) Nghề cá nhân dân hiện nay và trong những năm tới vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nghề cá. Vì thế, đòi hỏi phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, trước mắt trên những ngư trường chính nhằm tăng dần sản lượng đánh bắt hàng năm. Tổ chức lại sản xuất nghề cá nhân dân bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất mới nhằm bảo đảm cho nghề cá phát triển vững chắc trên cơ sở tăng sản lượng đánh bắt, tăng tích luỹ và tăng thu nhập cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất mới, cần chỉ đạo tốt các nội dung về hình thức và bước đi của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất; quy mô tổ chức thích hợp. Đồng thời, xác định phương hướng sản xuất và cơ cấu nghề nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, tập quán của địa phương. Ngoài ra, ở mỗi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất cần kiện toàn lại lực lượng đánh bắt, hậu cần dịch vụ của mình để có kế hoạch tổ chức, đăng ký lực lượng di chuyển sản xuất theo mùa vụ trên các ngư trường hàng năm, theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản và Sở Thuỷ sản.
- Để khắc phục tình trạng cơ cấu nghề nghiệp chưa hợp lý, các địa phương cần xây dựng cơ cấu nghề nghiệp mới theo phương hướng sau:
Vùng biển vịnh Bắc Bộ, giảm dần số lượng nghề vó ánh sáng từ 600 - 700 và hiện nay xuống còn khoảng 300 - 350 vàng trong năm tới. Phục hồi và phát triển nghề rê - thu, câu vàng, kéo cá thủ công và kéo tôm...
Vùng biển Trung bộ, giảm dần các nghề lưới cao, quát, rùng, xăm bãi là các nghề khai thác cá con, năng suất vùng ven bờ. Tăng cường phát triển các nghề khai thác vùng xa bờ như rê chuồn, cán khơi, lưới vây, rút chì và nghề câu vàng...
Vùng biển đông và tây Nam bộ, tăng cường đầu tư nghề lưới kéo cá ở vùng biển có độ sâu ngoài 30m nước. Phục hồi nghề vây cá cơm, du nhập với số lượng hợp lý nghề pha xúc phục vụ cho sản xuất nước mắm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Phát triển có mức độ các nghề kết hợp ánh sáng như vây, vó, mành...
Ở cả 3 vùng biển cần coi trọng việc tổ chức kiêm nghề hợp lý giữa các mùa vụ, hoặc kiêm 1 hay 2 nghề trong cùng thời điểm trên 1 đơn vị nghề.
- Cơ cấu đội tàu khai thác: sử dụng hợp lý đội tầu đánh bắt hiện có cho từng vùng biển. Bảo đảm khai thác trên 3 tuyến và di chuyển lực lượng đánh bắt theo mùa vụ.
Đối với tuyến bờ, tuyến lộng chủ yếu sử dụng tàu thuyền có công suất từ 33 cv trở xuống và thuyền, bè thủ công.
Tuyến khơi: Loại 45 cv, 90 - 140 cv; đồng thời, hình thành đội tầu cỡ 250 - 400 - 600 - 1000 cv... tổ chức khai thác có hiệu quả vùng biển khơi.
Cùng với việc hình thành các đội tầu khai thác ở biển, ở mỗi địa phương cần chú ý thích đáng đội tầu có công suất nhỏ phục vụ nghề cá sông, vùng cửa sông, để giữ vững có mức độ sản lượng vùng ven bờ và trong sông.
Để làm tốt công tác hậu cần dịch vụ cho nghề cá nhân dân, Bộ Thuỷ sản cùng với các ngành và các địa phương phát triển đội tầu hậu cần dịch vụ, thu gom sản phẩm trên các ngư trường chính. ở mỗi địa phương cũng sẽ phát triển đội tầu dịch vụ, hậu cần, thu gom sản phẩm, bảo đảm cho lực lượng đánh bắt của địa phương mình. Trước mắt, huy động đội tầu của các quốc doanh đánh cá địa phương, Trung ương, công ty thuỷ sản Trung ương và địa phương mà chủ lực là xí nghiệp liên hợp thuỷ sản Hải Phòng.
- Phân bố nghề nghiệp theo tuyến sản xuất nhằm tránh việc đánh bắt chồng chéo giữa các loại nghề, bảo đảm năng suất khai thác lâu dài... việc phân bố nghề nghiệp được quy định như sau:
Tuyến bờ dành cho các nghề rừng, đáy, xăm, teriệp, kéo tôm, rê tôm, then 2 - 3 đăng, nò... với cỡ tàu từ 4 - 16 cv, thuyền thủ công loại 2 - 13 tấn và bè mảng.
Tuyến lộng dành cho các nghề mành đèn, mành chà, vây rút chì, kéo tôm, kéo cá, lưới rê... với cỡ tàu từ 12 - 33 cv và thuyền thủ công loại 7 - 30 tấn.
Tuyến khơi dành cho các nghề lưới cản khơi, vây rút chì, lưới chuồn, kéo cá, câu khơi... với cỡ tầu từ 45 cv trở lên.
Ngoài quy định trên, hàng năm tuỳ theo diễn biến nguồn lợi, Bộ Thuỷ sản, Ban chỉ đạo ngư trường chính có thể điều chỉnh nghề nghiệp, tăng giảm số lượng, cỡ loại tàu thuyền và sản lượng cho phép khai thác ở từng tuyến.
c) Tổ chức di chuyển lực lượng đánh bắt.
ở mỗi ngư trường cụ thể và từng vùng biển chỉ cho phép khai thác sản lượng nhất định. Để bảo đảm năng suất đánh bắt và tái tạo nguồn lợi, nhất thiết phải có sự điều hoà lực lượng khai thác ở các vùng biển. Vì vậy, các xí nghiệp quốc doanh đánh cá Trung ương, địa phương, quân đội và các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có lực lượng di chuyển phải đang ký kế hoạch di chuyển ngư trường của mình với Bộ Thuỷ sản vào tháng 10 hàng năm để bố trí kế hoạch đánh bắt cho năm sau (đăng ký cần nói rõ thời gian khai thác, số lượng tàu thuyền, nghề nghiệp, dự kiến sản lượng đánh bắt, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, khả năng hậu cần dịch vụ của địa phương, đơn vị và những yêu cầu hỗ trợ). Đơn vị nào không có đăng ký nhất thiết không được tổ chức lực lượng di chuyển để đánh bắt hải sản ở địa phương khác.
Trước khi di chuyển, lực lượng đánh bắt cần tiến hành những thủ tục và chuẩn bị sau đây:
- Các đơn vị di chuyển phải bảo đảm có đầy đủ giấy tờ theo quy định.
- Tầu thuyền phải bảo đảm an toàn và nghề nghiệp phù hợp với ngư trường dự kiến chuyển đến.
- Cử cán bộ có thẩm quyền liên hệ trước với Ban chỉ đạo ngư trường và các địa phương có ngư trường về các mặt quy chế liên kết, liên doanh, nghĩa vụ trách nhiệm đối với vùng biển, tiến hành hợp đồng kinh tế với địa phương có ngư trường, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của hai bên.
- Khi di chuyển và trong quá trình đánh bắt, ở mỗi địa phương, xí nghiệp tổ chức thành một đoàn. Đoàn có từ ba đơn vị đánh bắt trở lên phân thành các đội. Đội có thể phân theo nghề, theo cỡ loại tàu thuyền hoặc theo nhóm tàu thuyền để tiện việc theo dõi, quản lý và giúp đỡ nhau trong quá trình di chuyển.
- Các vùng giáp ranh giữa các tỉnh và trong nội tỉnh khai thác theo đàn cá không phải đăng ký, xin phép di chuyển tàu thuyền.
Hàng năm, Bộ Thuỷ sản phối hợp với các ngành và các địa phương khảo sát, lập luận chứng kinh tế để từng bước tiến hành đầu tư có trọng điểm, nâng cao khả năng thu nhận sản phẩm, hậu cần dịch vụ của các bến cá trên các ngư trường chính.
Đối với các bến cá ở địa phương, Sở Thuỷ sản tiến hành lập luận chứng kinh tế trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để phê chuẩn kế hoạch đầu tư hàng năm, phục vụ cho tàu thuyền đánh cá của địa phương, đáp ứng yêu cầu của sản xuất phát triển, trên cơ sở quy hoạch của toàn ngành.
2. Tổ chức hậu cần, dịch vụ, cung ứng vật tư thu mua sản phẩm.
ở các địa phương, xí nghiệp, nhất là trên các ngư trường chính, cần thống nhất khâu quản lý sản phẩm. Từ nguyên liệu khai thác được, có kế hoạch phân công, phân cấp để thu hút các mặt hàng xuất khẩu, nội địa... tập trung vào tay Nhà nước. Có các biện pháp cụ thể, kiên quyết trong việc lập lại trật tự, ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán nâng giá thị trường.
Về nguyên tắc, đơn vị cung ứng vật tư, hậu cần dịch vụ là đơn vị thu nhận sản phẩm.
Việc cung ứng vật tư, nhiên liệu cho tàu thuyền khai thác phải thực hiện theo định mức thống nhất của Bộ Thuỷ sản. Đồng thời, gắn chặt với thu mua sản phẩm hàng năm, và do hệ thống các Công ty thuỷ sản địa phương đảm nhiệm. Đối với Công ty thuỷ sản Trung ương, tổ chức thu mua theo chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Thuỷ sản giao hàng năm:
- Sản phẩm xuất khẩu giao cho Công ty xuất khẩu thuỷ sản đảm nhiệm; trên biển giao cho Công ty chuyên doanh xuất khẩu thẳng trên biển. Trước mắt giao cho Công ty xuất khẩu thuỷ sản và xí nghiệp liên hợp thuỷ sản Hải Phòng làm thử.
- Trừ địa phương, đơn vị có nhiệm vụ cung cấp cá tươi, còn sản phẩm cá tươi giao cho tổ chức chuyên doanh đảm nhiệm. Trước mắt giao cho xí nghiệp liên hợp thuỷ sản Hải Phòng.
- Sản phẩm qua chế biến tiêu thụ nội địa, một phần giao cho Công ty thuỷ sản Trung ương theo kế hoạch hàng năm, còn lại giao cho Công ty thuỷ sản địa phương.
- Đối với lực lượng di chuyển có mối quan hệ liên kết, liên doanh với nghề cá của từng vùng, sẽ thông qua Công ty dịch vụ của từng ngư trường để thu gom sản phẩm.
3. Ưu tiên phát triển nhanh hệ thống đông lạnh.
Việc phát triển hệ thống đông lạnh phải trên cơ sở quy hoạch chung toàn ngành thuỷ sản trong từng thời kỳ.
Trước mắt, ưu tiên đầu tư nhanh cơ sở sản xuất nước đá và các cụm đông lạnh có công suất nhỏ tại các vùng có sản phẩm lớn về xuất khẩu và cá tươi. Đồng thời, tăng thêm tầu vận tải lạnh, kho dự trữ hải sản phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Các cụm đông lạnh có công suất lớn giao cho Công ty thuỷ sản Trung ương, Công ty xuất khẩu thuỷ sản lập kế hoạch khảo sát, có luận chứng kinh tế, để đầu tư xây dựng hàng năm.
4. Chế biến thuỷ sản.
Trước mắt nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xây dựng kế hoạch từng bước đầu tư theo chiều sâu các thiết bị chế biến. Đẩy mạnh việc sản xuất đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài. Để sử dụng hết công suất thiết bị hiện có, cần tăng nhanh việc chế biến các mặt hàng khô như bột cá gia súc, bột cá thực phẩm, cá khô và chế biến các loại mắm.
5. Tăng cường năng lực cơ khí.
Năng lực cơ khí sửa chữa, đóng mới tàu thuyền còn yếu, chưa bảo đảm được mức huy động tàu thuyền cao nhất trong thời vụ chính. Nhìn chung trong toàn quốc, số lượng tàu thuyền đóng mới chưa đủ bổ sung cho số tàu thuyền đào thải hàng năm. Trước tình hình trên, cần nhanh chóng củng cố kiện toàn các cơ sở hiện có và đầu tư mới một số cơ sở cơ khí và tầu thuyền có năng lực phục vụ toàn ngành và cho từng khu vực.
Trong những năm tới Bộ Thuỷ sản sẽ phối hợp với các cơ quan và địa phương xây dựng 2 cụm cơ khí lớn có nhiệm vụ sửa chữa, đóng mới, sản xuất phụ tùng, phụ kiện... ở phía Bắc và phía Nam, đáp ứng cho yêu cầu sản xuất ở những ngư trường chính và các đơn vị khai thác, vận tải quốc doanh.
Ở các địa phương chủ yếu tận dụng năng lực cơ khí của các cơ sở hiện có của hợp tác xã, tập đoàn và của gia đình để sửa chữa, đóng mới, sản xuất phụ tùng thay thế cho tàu thuyền địa phương.
Tiến hành việc tiêu chuẩn hoá cỡ loại tàu thuyền phù hợp với từng vùng biển và nghề nghiệp khai thác. Đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý chất lượng đóng mới, sửa chữa, giá cả hợp lý... để tăng số lượng tàu thuyền đóng mới, sửa chữa hàng năm.
Giao cho Công ty cơ khí thuỷ sản vào cuối năm 1987 phải báo cáo Bộ thông qua đề án quy hoạch mạng lưới sửa chữa, đóng mới, sản xuất phụ tùng, phụ kiện và việc quản lý thống nhất về chất lượng sản phẩm toàn ngành.
Trước mắt giúp Bộ chỉ đạo củng cố, kiện toàn năng lực cơ khí sửa chữa hiện có để đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay.
6. Về giá:
Giá thu mua sản phẩm thuỷ sản, vật tư cung ứng theo hợp đồng hai chiều và giá mua sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản thực hiện theo khung giá Nhà nước ban hành.
7. Lệ phí: Tầu thuyền di chuyển đánh bắt ở ngư trường ngoài tỉnh đều có nghĩa vụ đóng lệ phí cho địa phương có ngư trường. Mục đích của việc đóng lệ phí nhằm chi phí cho các hoạt động về quản lý sản xuất, an ninh và các dịch vụ bến bãi... lệ phí được quy định như sau:
a) Đối với ngư trường ở các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang và Thuận Hải, lực lượng di chuyển phải đóng lệ phí cho Sở Thuỷ sản các tỉnh trên là 1,5% giá trị sản lượng đánh bắt được.
b) Đối với các ngư trường khác, lực lượng di chuyển phải đóng lệ phí 0,5% giá trị sản lượng khai thác được.
c) Đối với các vùng biển giáp ranh giữa các tỉnh và di chuyển lực lượng trong nội tỉnh không phải đóng lệ phí.
Lệ phí đóng bằng tiền Việt Nam. Giá trị sản phẩm tính theo khung giá quy định của Nhà nước tại địa phương có ngư trường (kể cả sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu).
Việc đóng lệ phí có thể thu sau mỗi chuyến biển hoặc sau khi kết thúc sản xuất (sẽ có Thông tư liên Bộ Thuỷ sản - Tài chính hướng dẫn riêng).
Ngoài lệ phí nói trên, lực lượng di chuyển không phải đóng thêm khoản lệ phí nào khác.
8. Kiểm tra xử lý:
Để giúp Ban chỉ đạo ngư trường và các tỉnh quản lý việc đánh bắt trên biển, ở mỗi địa phương cần tổ chức một tổ kiểm tra gồm đại diện bộ đội biên phòng, công an, thuỷ sản và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra có nhiệm vụ:
- Theo dõi, kiểm tra tầu thuyền vi phạm nội quy, quy định trong quá trình di chuyển, khai thác ở vùng biển thuộc địa phương mình quản lý.
- Lập biên bản báo cáo lên Ban chỉ đạo ngư trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh và đề xuất các hình thức khen thưởng và xử lý kỷ luật.
- Mọi phí tổn cho tổ kiểm tra do tỉnh thu lệ phí chi.
9. Ban chỉ đạo ngư trường.
Để chỉ đạo trên các ngư trường chính, Bộ Thuỷ sản ra quyết định thành lập ở mỗi ngư trường một Ban chỉ đạo. Trưởng ban do Bộ Thuỷ sản bổ nhiệm, thành viên trong Ban gồm những người có thẩm quyền do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có ngư trường và tỉnh có lực lượng di chuyển cử và Bộ Thuỷ sản ra quyết định.
Riêng đối với ngư trường đông - tây Nam bộ là ngư trường lớn, lại có lực lượng di chuyển khai thác cả năm, Trưởng ban chỉ đạo ngư trường này sẽ do một Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản đảm nhiệm và các địa phương có ngư trường và địa phương có lực lượng di chuyển, sẽ cử các đại diện có thẩm quyền của mình làm thành viên của Ban.
Ban chỉ đạo ngư trường có chức năng, nhiệm vụ:
- Cùng với Uỷ ban nhân dân tỉnh tham gia việc quản lý Nhà nước trong vùng biển được phân công phụ trách.
- Chỉ đạo phối hợp, điều hoà, giải quyết mắc mứu trong quá trình sản xuất, nhằm bảo đảm thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, lợi ích của người sản xuất và địa phương sở tại. Bảo đảm tốt việc thực hiện kế hoạch hàng năm; đồng thời, bảo đảm việc an ninh chính trị trong vùng biển.
1. Các vụ, viện, công ty, xí nghiệp trực thuộc Bộ theo chức năng của mình cần có kế hoạch cụ thể triển khai hướng dẫn đôn đốc và thường xuyên theo dõi, kiểm tra các đơn vị trong việc thi hành Quyết định và Thông tư hướng dẫn.
2. Các địa phương có trách nhiệm tổ chức phổ biến quán triệt và có kế hoạch cụ thể triển khai Quyết định, Thông tư hướng dẫn ở địa phương mình.
|
Huỳnh Công Hoà (Đã Ký) |
Thông tư 4-TS/TT hướng dẫn Quyết định 151-CT-1986 về tổ chức lại sản xuất nghề cá trên các ngư trường do Bộ thủy sản ban hành
Số hiệu: | 4-TS/TT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thuỷ sản |
Người ký: | Huỳnh Công Hoà |
Ngày ban hành: | 23/10/1986 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 4-TS/TT hướng dẫn Quyết định 151-CT-1986 về tổ chức lại sản xuất nghề cá trên các ngư trường do Bộ thủy sản ban hành
Chưa có Video