BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2013/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy,
Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm: Tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ; cơ chế phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ và phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
2. Công an các đơn vị, địa phương;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác.
2. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.
3. Cứu hộ khẩn cấp là hoạt động cứu hộ trong các sự cố, tai nạn hoặc rủi ro khác đòi hỏi phải được tiến hành ngay lập tức, không cần qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận.
4. Thảm họa là sự cố, tai nạn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn.
1. Ban hành kèm theo Thông tư này biểu mẫu sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ và danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
2. Danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
MỤC 1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 5. Cơ chế thông tin cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn, cứu hộ; đồng thời, báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại 114. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các thông tin sự cố, tai nạn và các yêu cầu về cứu nạn, cứu hộ.
Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về hồ sơ theo dõi, báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
1. Hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ gồm các tài liệu sau:
a) Quy định, nội quy, quy trình cứu nạn, cứu hộ;
b) Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác cứu nạn, cứu hộ;
c) Phương án cứu nạn, cứu hộ đã được phê duyệt;
d) Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ; các quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về cứu nạn, cứu hộ (nếu có);
đ) Sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ và phương tiện cứu nạn, cứu hộ;
e) Báo cáo về các sự cố, tai nạn (đã xảy ra); hồ sơ vụ cứu nạn, cứu hộ (nếu có);
g) Các báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ hoặc các báo cáo sơ kết, tổng kết theo các chuyên đề do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ yêu cầu phải được bổ sung hồ sơ theo dõi 06 tháng, hàng năm.
2. Báo cáo về cứu nạn, cứu hộ gồm:
a) Báo cáo về vụ cứu nạn, cứu hộ;
b) Báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ 06 tháng, một năm;
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề.
Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ và khi ban hành phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
a) Nội quy về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố, tai nạn gồm các quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn; việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
b) Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, hầm trú ẩn khi cần thiết;
c) Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải được niêm yết ở những nơi dễ thấy để biết và chấp hành.
2. Biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: biển báo khu vực hoặc vị trí nguy hiểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn và biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ. Biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ là biển chỉ hướng thoát nạn ra nơi an toàn; biển chỉ dẫn khu vực tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ dành cho lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ.
3. Quy định về biển báo, biển chỉ dẫn cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an ban hành. Các biển báo, biển chỉ dẫn cứu nạn, cứu hộ do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.
1. Hàng năm, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
2. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức và địa phương;
c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;
d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở trung ương nghiên cứu đề xuất xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện.
2. Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu đề xuất xây dựng quy hoạch, kế hoạch của địa phương về công tác cứu nạn, cứu hộ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
1. Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:
a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.
3. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huống điển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương.
Điều 11. Lực lượng thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ
1. Trực chỉ huy cấp Sở, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm vững quân số, số lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ hiện có của đơn vị; quy trình cứu nạn cứu hộ một vụ sự cố, tai nạn; các phương pháp, biện pháp khi triển khai cứu nạn, cứu hộ đối với những tình huống cứu nạn, cứu hộ cơ bản; phương án huy động lực lượng phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ; quy chế phối hợp giữa các lực lượng khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng khi tham gia cứu nạn, cứu hộ; chế độ thông tin báo cáo khi xảy ra vụ việc cần cứu nạn, cứu hộ (báo cáo với lãnh đạo cấp trên ở địa phương và Cục nghiệp vụ).
2. Trực chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm vững các nội dung nêu ở Khoản 1 Điều này; nội dung Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; quy trình tổ chức thực hiện vụ cứu nạn, cứu hộ; biết rõ tính năng, tác dụng của các loại phương tiện cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị an toàn cho cán bộ, chiến sĩ của đơn vị và việc triển khai các đội hình chiến đấu; tình hình đường giao thông và danh sách các cơ sở có phương tiện cứu nạn, cứu hộ và các phương tiện có thể huy động phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong địa bàn phạm vi bảo vệ.
3. Trực ban cứu nạn, cứu hộ phải có mặt thường trực tại phòng trực ban chiến đấu, biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin liên lạc của đơn vị, nắm vững quy trình nhận và xử lý thông tin báo sự cố, tai nạn và vụ việc liên quan khác; tra cứu danh bạ điện thoại, liên lạc nhanh nhất với các đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp; lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
4. Tiểu đội trưởng và chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ bố trí trực theo xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ phải nắm được nhiệm vụ của mình và của tiểu đội trong ca trực; nắm vững tính năng, tác dụng và sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ của tiểu đội; biết phối hợp, hỗ trợ tốt với các vị trí được phân công trong cùng đội hình chiến đấu và với các tiểu đội khác. Lái xe, lái tàu, lái xuồng cứu nạn, cứu hộ phải sử dụng thành thạo xe, tàu, xuồng do mình phụ trách. Chỉ huy, chiến sĩ, lái xe trực theo phương tiện chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ cũng phải nắm vững nhiệm vụ của mình theo yêu cầu nêu trên và sử dụng thành thạo phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ được giao.
Điều 12. Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ
1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới (trừ máy bay cứu nạn, cứu hộ) và phương tiện cứu nạn, cứu hộ thông dụng, thiết bị, dụng cụ kèm theo khi đưa vào thường trực cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ và xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải được kiểm định, có giấy phép lưu hành còn hiệu lực và phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ.
b) Động cơ của phương tiện phải nổ được ngay sau khi đề khởi động không quá 03 lần; động cơ phải chạy đều ở các tốc độ khác nhau, máy chạy không có tiếng kêu bất thường. Đồng hồ báo áp lực dầu, nhiệt độ nước, tốc độ vòng quay, áp lực hơi hoạt động bình thường. Các ống dẫn xăng, dầu, nước không bị hả, rò rỉ, dầu bôi trơn đúng mức quy định, máy không nóng quá 90°C; xăng, dầu (nhiên liệu) luôn đảm bảo 80% dung tích thùng chứa trở lên.
2. Đối với xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ các tính năng tác dụng theo thiết kế chế tạo và bố trí các trang thiết bị để phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo hoạt động và đủ số lượng trang bị theo quy định.
3. Đối với các phương tiện cứu nạn, cứu hộ và thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác như đệm, thang dây và ống cứu người, công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ thô sơ, máy nạp khí cho mặt nạ phòng độc, bàn, lều chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo chất lượng sử dụng tốt và bố trí phù hợp theo phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới để kịp thời mang đi cứu nạn, cứu hộ.
Hàng năm, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất một lần.
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:
a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;
c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;
d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.
2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:
a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;
b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ.
3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:
a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố cháy, nổ;
b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm;
c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình;
d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;
e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.
4. Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:
a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng trong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp.
5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần. Danh sách sẽ được bổ sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Điều 15. Tuyên truyền hoạt động cứu nạn, cứu hộ
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức nắm tình hình, nghiên cứu thực tế tình hình sự cố, tai nạn và những vấn đề có liên quan để hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền về cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân.
Điều 16. Thành lập đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp
Khi có yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị mình báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định về quy mô, số lượng Đội trước khi quyết định thành lập Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ.
Điều 17. Chế độ, chính sách cho người tham gia cứu nạn, cứu hộ
Người trực tiếp cứu nạn, cứu hộ; người tham gia cứu nạn, cứu hộ mà bị chết, bị thương, bị tổn hại sức khoẻ, bị thiệt hại về tài sản thì được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 18. Phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ
1. Trách nhiệm phối hợp xử lý sự cố, tai nạn của các lực lượng trong Công an nhân dân:
a) Lực lượng Cảnh sát bảo vệ khi nhận được yêu cầu tham gia phối hợp xử lý sự cố, tai nạn thì triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để bảo vệ khu vực tổ chức cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
b) Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; lực lượng Cảnh sát đường thủy khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn đối với các phương tiện giao thông thì khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp xảy ra các tình huống sự cố, tai nạn thuộc tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy thì báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy đến để xử lý và tham gia thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
c) Các lực lượng Công an khác khi được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn quản lý của mình thì khẩn trương đến hiện trường để triển khai cứu nạn, cứu hộ đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết để kịp thời xử lý và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các Bộ, ngành; lực lượng dân phòng; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi nhận được tin báo hoặc yêu cầu tham gia xử lý sự cố, tai nạn phải triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi đến hiện trường sự cố, tai nạn có người bị nạn cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế mới đưa được người bị nạn ra nơi an toàn phải báo cho cơ quan y tế gần nhất có đủ chức năng để tiến hành xử lý theo quy định của ngành y tế.
MỤC 3. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 19. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ
1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc cứu nạn, cứu hộ được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay cứu nạn, cứu hộ.
3. Xe cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm xe được trang bị các thiết bị chuyên dụng để cứu nạn, cứu hộ, xe chở lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ, xe thang, xe công trình và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích cứu nạn, cứu hộ và phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
4. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho cứu nạn, cứu hộ; phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
5. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Quản lý và sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ
1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ.
Đối với phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới, ngoài việc sử dụng vào công tác cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy; luyện tập, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy chỉ được sử dụng vào các trường hợp sau:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
c) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng vào mục đích được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c Khoản 1 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Đề nghị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng phòng cháy, chữa cháy khác thuộc cơ quan, tổ chức do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội) để kịp thời hướng dẫn.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MẪU
PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN,
CỨU HỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an)
(1) |
|
Loại: |
PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
(3)...................................................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:...................................................................................
………, ngày ….... tháng ….... năm……….
(1) |
|
Loại: |
PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
(3)...................................................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:...................................................................................
…..ngày…./…/…… |
…..ngày…./…/…… |
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ
1. Vị trí địa lý:(6)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(7)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:(8)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
IV. Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:(9)
1. Lực lượng:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP NHẤT
I. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:(10)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. Tính toán lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ:(11)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
III. Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:(12)
Số thứ tự |
Đơn vị huy động |
Điện thoại |
Số người huy động |
Số lượng, chủng loại phương tiện huy động |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Nhiệm vụ của các lực lượng:
1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:(13)
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (14)
3. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: (15)
V. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất(16)
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN CỤ THỂ(17)
Số thứ tự |
Giả định tình huống và kết quả tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ |
Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ |
Nhiệm vụ của các lực lượng |
||
Lực lượng tại chỗ |
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH |
Các lực lượng khác |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ (18)
Số thứ tự |
Ngày, tháng, năm |
Nội dung bổ sung, chỉnh lý |
Chữ ký của người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đ. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ (19)
Ngày, tháng, năm |
Nội dung, hình thức học, thực tập |
Tình huống sự cố tai nạn |
Lực lượng, phương tiện tham gia |
Nhận xét, đánh giá kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
E. CÁC SƠ ĐỒ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN ĐÃ LẬP VÀ THỰC TẬP(20)
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
(1) - Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật” theo quy định.
(2) - Loại: Ghi "I", “II”, “III”.
(3) - Ghi tên của cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt theo văn bản giao dịch hành chính.
(4) - Chức danh người phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ.
(5) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
(6) - Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, sông, hồ... tiếp giáp.
(7) - Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.
(8) - Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan, số người thường xuyên có mặt..; dự báo, đánh giá các khả năng thiệt hại, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.
(9) - Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ số đội viên cứu nạn, cứu hộ trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định); lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.
(10) - Giả định tình huống sự cố, tai nạn: giả định tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc cứu nạn, cứu hộ mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn, nguyên nhân; tình trạng sau khi xảy ra; dự kiến diễn biến tiếp theo và những ảnh hưởng tác động tới việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ như: tình trạng công trình, nhà, cấu kiện xây dựng, hệ thống đường hầm...; dự kiến và xác định vị trí và số lượng người bị nạn.
(11) - Dự kiến lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Trên cơ sở dự kiến tình huống sự cố tai nạn, số lượng người bị nạn và tình trạng của họ để đưa ra yêu cầu về lực lượng, phương tiện để tổ chức cứu nạn, cứu hộ...
(12) - Kế hoạch huy động lực Iượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Căn cứ vào yêu cầu ở mục (13) và đối chiếu với thực trạng lực lượng, phương tiện hiện có để ghi vào bảng huy động lực lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ.
(13) - Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ: Ghi rõ nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận trong việc xử lý cứu nạn, cứu hộ ban đầu như: sơ cấp cứu người bị nạn, cứu tài sản, đón tiếp các lực lượng được huy động đến, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp thời gian kéo dài, bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả.
(14) - Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ nhiệm vụ của các tiểu đội, đơn vị trong việc nhận tin, điều động lực lượng phương tiện đến hiện trường, tổ chức trinh sát nắm tình hình, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ, tham mưu tác chiến, bố trí lực lượng phương tiện để cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả cao nhất.
(15) - Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ của các lực lượng khác như: Công an, quân đội, y tế, cấp nước...
(16) - Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất:
Vẽ mặt bằng tổng thể khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (riêng với nhà cao tầng phải có thêm mặt cắt đứng); các công trình, đường phố, sông, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông bên trong và bên ngoài (nếu có); kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí người bị nạn; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy... các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định.
(17) - Phương án xử lý một số tình huống sự cố, tai nạn cụ thể: Giả định tình huống sự cố, tai nạn đối với từng hạng mục, công trình có tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ và việc tổ chức chữa cháy khác nhau; cách ghi nội dung từng tình huống cháy cụ thể tương tự như cách ghi của tình huống cháy lớn phức tạp nhất.
(18) - Bổ sung, chỉnh lý phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại.
(19) - Các sơ đồ tình huống sự cố, tai nạn đã lập và thực tập: Các tình huống cứu nạn, cứu hộ đã thực tập đều phải vẽ sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện và kẹp vào phương án cứu nạn, cứu hộ này.
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Dành cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ)
Mặt trước:
Mặt sau
CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHỨNG NHẬN: Ông/bà:………………………………………………………. Năm sinh:……………………….. Nơi làm việc/thường trú:………………………………………………………………………….. Đã được huấn luyện nghiệp vụ CNCH………………… ngày, từ…./………./……………….. đến…………/……………/……………….
Có giá trị sử dụng trên cả nước |
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Dành cho Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy)
Mặt trước:
Mặt sau
SỞ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ………………………… CHỨNG NHẬN: Ông/bà:………………………………………………………. Năm sinh:……………………….. Nơi làm việc/thường trú:………………………………………………………………………….. Đã được huấn luyện nghiệp vụ CNCH………………… ngày, từ…./………./……………….. đến…………/……………/……………….
Có giá trị sử dụng trên cả nước |
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ
Mặt trước:
Mặt sau
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHỨNG NHẬN: Ông/bà:………………………………………………………. Năm sinh:……………………….. Nơi làm việc/thường trú:………………………………………………………………………….. Đã được huấn luyện nghiệp vụ CNCH………………… ngày, từ…./………./……………….. đến…………/……………/……………….
Có giá trị sử dụng trên cả nước |
DANH
MỤC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an)
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG
STT |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN |
GHI CHÚ |
I |
Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân |
|
1 |
Quần áo cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Giầy cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ |
|
4 |
Găng tay cứu nạn, cứu hộ |
|
5 |
Mặt nạ lọc độc |
|
II |
Trang thiết bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho đội dân phòng |
|
1 |
Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay |
|
2 |
Phao cứu sinh các loại |
|
3 |
Áo phao |
|
4 |
Dây cứu nạn, cứu hộ |
|
5 |
Mặt nạ phòng độc cách ly |
|
6 |
Thiết bị thông tin cá nhân |
|
7 |
Rìu phá dỡ đa năng |
|
8 |
Xà beng |
|
9 |
Búa tạ |
|
10 |
Búa to |
|
11 |
Búa nhỏ |
|
12 |
Cuốc chim có tay cầm |
|
13 |
Bộ dao cắt |
|
14 |
Cưa tay |
|
15 |
Kìm cộng lực |
|
16 |
Thang dây |
|
17 |
Đai cứu người |
|
18 |
Cáng cứu thương |
|
19 |
Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn |
|
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ
STT |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN |
GHI CHÚ |
I |
Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân |
|
1 |
Quần áo cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Giầy cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Ủng cứu nạn, cứu hộ |
|
4 |
Mũ cứu hộ |
|
5 |
Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ |
|
6 |
Găng tay cứu nạn, cứu hộ |
|
7 |
Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ |
|
8 |
Kính mắt cứu nạn, cứu hộ |
|
9 |
Mặt nạ lọc độc |
|
II |
Trang thiết bị, phương tiện cứu nạn cứu hộ cho đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở |
|
1 |
Bộ thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao (dây, khóa, móc, cáng cứu hộ,....). |
|
2 |
Bộ thiết bị cá nhân phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong khu vực không gian hạn chế như: hang, hầm, hố sâu, ống khói, cống,... (dây, khóa, móc, đai cứu hộ,....). |
|
3 |
Bộ thiết bị cứu nạn, cứu hộ thủy lực |
|
4 |
Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay |
|
5 |
Phao cứu sinh các loại |
|
6 |
Áo phao |
|
7 |
Dây cứu nạn, cứu hộ |
|
8 |
Mặt nạ phòng độc cách ly |
|
9 |
Thiết bị thông tin cá nhân |
|
10 |
Rìu phá dỡ đa năng |
|
11 |
Xà beng |
|
12 |
Búa tạ |
|
13 |
Búa to |
|
14 |
Búa nhỏ |
|
15 |
Cuốc chim có tay cầm |
|
16 |
Bộ dao cắt |
|
17 |
Cưa tay |
|
18 |
Kìm cộng lực |
|
19 |
Thang dây |
|
20 |
Đai cứu người |
|
21 |
Cáng cứu thương |
|
22 |
Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn |
|
STT |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN |
GHI CHÚ |
I |
Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân |
|
1 |
Quần áo cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Giầy cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Ủng cứu nạn, cứu hộ |
|
4 |
Mũ cứu nạn, cứu hộ |
|
5 |
Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ |
|
6 |
Găng tay cứu nạn, cứu hộ |
|
7 |
Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ |
|
8 |
Kính mắt cứu nạn, cứu hộ |
|
9 |
Mặt nạ lọc độc |
|
II |
Trang thiết bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho đội Phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành |
|
A |
Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới |
|
1 |
Xe cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành |
|
2 |
Xe cứu thương |
|
3 |
Xe máy xúc, máy đào đa năng |
|
4 |
Máy ủi, máy gạt đa năng |
|
5 |
Xuồng cứu nạn, cứu hộ |
|
6 |
Xe chuyên dùng hút khói |
|
7 |
Xe cẩu 20 - 25 tấn |
|
8 |
Xe nâng 5 - 10 tấn |
|
9 |
Thiết bị chiếu sáng di động chuyên dụng |
|
10 |
Thiết bị tời, cẩu di động chuyên dụng cứu nạn, cứu hộ các loại |
|
11 |
Quạt hút khói |
|
12 |
Quạt thổi khói |
|
13 |
Máy khoan, đục bê tông |
|
14 |
Máy cắt bê tông |
|
15 |
Máy cắt kim loại |
|
16 |
Máy định vị |
|
17 |
Máy hàn cắt chuyên dụng các loại |
|
18 |
Máy cưa gỗ |
|
19 |
Máy phát điện di động 5-10KW |
|
20 |
Máy cắt kim loại sử dụng khí gas |
|
21 |
Máy bắn đinh |
|
B |
Phương tiện cứu nạn, cứu hộ khác |
|
1 |
Bộ thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao (dây, khóa, móc, cáng cứu hộ,....). |
|
2 |
Bộ thiết bị cá nhân phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong khu vực không gian hạn chế như: hang, hầm, hố sâu, ống khói, cống,... (dây, khóa, móc, đai cứu hộ,....). |
|
3 |
Bộ thiết bị cứu nạn, cứu hộ thủy lực (máy bơm thủy lực, thiết bị kích, thiết bị banh, thiết bị cắt...) |
|
4 |
Túi nâng vật nặng vận hành bằng khí nén |
|
5 |
Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay |
|
6 |
Phao cứu sinh các loại |
|
7 |
Áo phao |
|
8 |
Dây cứu nạn, cứu hộ |
|
9 |
Mặt nạ phòng độc cách ly |
|
10 |
Thiết bị thông tin cá nhân |
|
11 |
Rìu phá dỡ đa năng |
|
12 |
Xà beng |
|
13 |
Búa tạ |
|
14 |
Búa to |
|
15 |
Búa nhỏ |
|
16 |
Cuốc chim có tay cầm |
|
17 |
Bộ dao cắt |
|
18 |
Cưa tay |
|
19 |
Kìm cộng lực |
|
20 |
Thang dây |
|
21 |
Đai cứu nạn, cứu hộ |
|
22 |
Cáng cứu thương |
|
23 |
Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn |
|
STT |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ |
GHI CHÚ |
1 |
Quần áo luyện tập thể lực phục vụ cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Quần áo cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Giầy cứu nạn, cứu hộ |
|
4 |
Ủng cứu nạn, cứu hộ |
|
5 |
Mũ cứu nạn, cứu hộ |
|
6 |
Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ |
|
7 |
Găng tay cứu nạn, cứu hộ |
|
8 |
Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ |
|
9 |
Kính mắt cứu nạn, cứu hộ |
|
10 |
Bộ đàm cầm tay VHF/UHF |
|
STT |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN |
GHI CHÚ |
|
Phần 1: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ |
|
1 |
Máy đo độ phóng xạ |
|
2 |
Máy đo chất độc |
|
3 |
Đồng hồ đo nhiệt độ cảm biến hiển thị số |
|
4 |
Thiết bị phân tích khí độc (CO, SO2, NO2, NO, Ozon) |
|
5 |
Máy phân tích khí đa năng cầm tay |
|
6 |
Thiết bị đo nhiệt độ từ xa |
|
7 |
Thiết bị đo nồng độ bụi |
|
8 |
Thiết bị đánh dấu hóa chất |
|
9 |
Ống nhòm |
|
10 |
Camera dò tìm người bị nạn cảm biến nhiệt |
|
11 |
La bàn |
|
12 |
Thiết bị phóng dây, phao cứu sinh tự bơm + bình khí |
|
13 |
Đèn pin chịu nước |
|
14 |
Bộ dây nổi |
|
15 |
Phao quây dầu tràn |
|
16 |
Phao tròn cứu sinh |
|
17 |
Áo phao dùng cho Cảnh sát PCCC&CNCH |
|
18 |
Bộ thả neo đánh dấu |
|
19 |
Thiết bị báo hiệu vùng cấm (trên mặt nước) |
|
20 |
Ống thở để lặn |
|
21 |
Máy quay phim chuyên dụng |
|
22 |
Máy quay phim kiểu cầm tay du lịch |
|
23 |
Máy ảnh |
|
24 |
Máy ghi âm + Micro |
|
25 |
Máy ảnh chuyên dụng (bao gồm cả ống Tele) |
|
26 |
Máy in ảnh |
|
|
Phần 2: Phương tiện cứu nạn, cứu hộ |
|
A |
Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới |
|
1 |
Xe chỉ huy cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Xe cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Xe thông tin chỉ huy |
|
4 |
Xe cứu thương |
|
5 |
Xe thang 52m |
|
6 |
Xe thang 32m |
|
7 |
Xe chở quân |
|
8 |
Xe cứu hộ đường hầm |
|
9 |
Xe chuyên dụng cứu nạn, cứu hộ với các trang thiết bị có thể hoạt động trong môi trường nhiễm NBC (Hạt nhân - Sinh học - Hóa học) |
|
10 |
Xe chở và nạp bình khí thở; xe xử lý sự cố hóa chất |
|
11 |
Xe cẩu 50-100 tấn |
|
12 |
Xe nâng 10-20 tấn |
|
B |
Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân |
|
1 |
Quần áo cách nhiệt |
|
2 |
Găng tay cách điện |
|
3 |
Ủng cách điện |
|
4 |
Mặt nạ phòng độc cách ly |
|
5 |
Quần áo cứu nạn, cứu hộ |
|
6 |
Ủng cứu nạn, cứu hộ |
|
7 |
Giày cứu nạn, cứu hộ |
|
8 |
Găng tay cứu nạn, cứu hộ |
|
9 |
Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ |
|
10 |
Mũ cứu nạn, cứu hộ |
|
11 |
Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ |
|
12 |
Kính mắt chuyên dụng |
|
13 |
Quần áo bảo hộ lao động |
|
14 |
Kính mắt cứu nạn, cứu hộ |
|
C |
Phương tiện cứu người |
|
1 |
Đệm cứu người |
|
2 |
Ống tụt cứu người |
|
3 |
Cáng cứu thương |
|
4 |
Cáng cứu nạn, cứu hộ |
|
5 |
Túi cứu thương |
|
6 |
Thiết bị cảm biến âm thanh tìm kiếm người bị nạn |
|
7 |
Thiết bị cảm biến sử dụng sóng Radio tìm kiếm người bị nạn |
|
8 |
Camera dò tìm người bị nạn |
|
9 |
Đai cứu nạn, cứu hộ |
|
10 |
Bộ phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao (dây, khóa móc, thang, cột chống, băng ca,...) |
|
11 |
Trang thiết bị cá nhân phục vụ cứu nạn, cứu hộ dưới nước (quần áo, mũ, giày, găng tay, đèn pin, dao,...) |
|
12 |
Bộ phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong không gian hạn chế (dây, khóa móc, kiềng chống 3 chân, ròng rọc,...) |
|
13 |
Bộ thiết bị lặn |
|
14 |
Bộ phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố hóa chất, phóng xạ (trang phục chống độc, chống phóng xạ; thiết bị xử lý hóa chất, phóng xạ,..) |
|
15 |
Hệ thống đèn chiếu sáng di động (có máy phát điện) |
|
16 |
Thiết bị kiểm tra nhịp tim, mạch, huyết áp |
|
D |
Thiết bị, công cụ phá rỡ |
|
1 |
Cưa máy |
|
2 |
Máy cắt kim loại |
|
3 |
Máy khoan phá bê tông |
|
4 |
Máy hút khói |
|
5 |
Quạt thổi khói |
|
6 |
Máy cắt bê tông |
|
7 |
Máy ủi, máy gạt đa năng |
|
8 |
Máy xúc, máy đào đa năng |
|
9 |
Máy bắn đinh |
|
10 |
Máy khoan, cắt dưới nước |
|
11 |
Máy hàn, cắt chuyên dụng |
|
E |
Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ |
|
I |
Thiết bị thông tin liên lạc |
|
1 |
Hệ thống thông tin chỉ huy điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (bao gồm hệ thống máy chủ, máy trạm; thiết bị phục vụ ghi âm, tiếp nhận thông tin báo cứu nạn, cứu hộ; hệ thống bản đồ số chuyên ngành PCCC&CNCH; thiết bị kết nối mạng; hệ thống đường truyền dữ liệu; thiết bị bảo mật; thiết bị định vị GPS; các phần mềm chuyên dụng và các thiết bị khác có liên quan). |
|
2 |
Bộ đàm cầm tay VHF/UHF |
|
3 |
Bộ đàm công suất lớn di động VHF/UHF |
|
4 |
Loa pin |
|
5 |
Đèn pin chuyên dụng chịu nước |
|
6 |
Điện thoại cố định |
|
7 |
Bộ đàm công suất lớn cố định VHF/UHF |
|
8 |
Bộ chuyển tiếp sóng |
|
9 |
Thiết bị liên kết đa mạng |
|
10 |
Cột ăng ten |
|
11 |
Máy phát điện dự phòng 5 KVA |
|
II |
Dụng cụ liên lạc, chỉ huy |
|
1 |
Bàn chỉ huy |
|
2 |
Cờ chỉ huy |
|
3 |
Băng chỉ huy |
|
4 |
Lều bạt chỉ huy cứu nạn, cứu hộ |
|
5 |
Lều bạt cho chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ |
|
F |
Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác huấn luyện cứu nạn, cứu hộ |
|
1 |
Bộ thiết bị tập thể lực |
|
2 |
Còi |
|
3 |
Đồng hồ bấm giây |
|
4 |
Hình nộm người bị nạn |
|
5 |
Súng phát lệnh |
|
6 |
Mô hình học tập kỹ, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ (cứu nạn, cứu hộ dưới nước; cứu nạn, cứu hộ trên cao; cứu nạn, cứu hộ giao thông...) |
|
|
Phần 3: Trang thiết bị, phương tiện khác |
|
I |
Thiết bị, phương tiện phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cứu nạn, cứu hộ |
|
1 |
Kích nâng di động (1 bộ gồm 4 chiếc) |
|
2 |
Cầu nâng 4 trụ cố định |
|
3 |
Bơm dầu bằng tay có xe đẩy di động |
|
4 |
Bơm mỡ bằng tay có xe đẩy |
|
5 |
Máy ra vào lốp tự động |
|
6 |
Thiết bị đỡ lốp cho tháo lắp bánh xe |
|
7 |
Thiết bị dọn nội thất ôtô |
|
8 |
Kích cá sấu nâng xe chui gầm sửa chữa |
|
9 |
Thiết bị thu gom dầu thải có bánh xe di động |
|
10 |
Thiết bị kiểm tra đèn pha tự động |
|
11 |
Bộ dụng cụ đồ nghề chuyên dùng cho sửa chữa động cơ ô tô (súng, vam, khâu, cân lực...) |
|
12 |
Thùng đồ nghề chuyên dùng |
|
13 |
Súng hơi chuyên dùng tháo lắp ốc cỡ tối đa 16mm |
|
14 |
Súng hơi chuyên dùng tháo lắp ốc cỡ tối đa 22mm |
|
15 |
Súng hơi chuyên dùng tháo lắp ốc cỡ tối đa 50mm |
|
II |
Phương tiện, dụng cụ khác |
|
1 |
Máy nạp điện ắc quy |
|
2 |
Thiết bị kiểm tra động cơ |
|
DANH MỤC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI CHO ĐỘI CẢNH SÁT CỨU NẠN, CỨU HỘ
STT |
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN |
GHI CHÚ |
I |
Xe cứu nạn, cứu hộ và xe chuyên dùng |
|
1 |
Xe chỉ huy cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Xe cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Xe cứu thương |
|
4 |
Xe thang 32m |
|
5 |
Xe chở quân |
|
6 |
Xe rà, phá dỡ các loại |
|
7 |
Xe máy xúc, máy đào đa năng |
|
II |
Tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ |
|
1 |
Tàu cứu nạn, cứu hộ trên sông |
|
2 |
Xuồng cứu nạn, cứu hộ |
|
3 |
Ca nô cứu nạn, cứu hộ |
|
III |
Máy bay cứu nạn, cứu hộ |
|
1 |
Máy bay trực thăng cứu nạn, cứu hộ |
|
2 |
Máy bay cánh bằng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ |
|
DANH MỤC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO MỘT XE CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ BẢN
STT |
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN |
GHI CHÚ |
1 |
Máy bơm thủy lực |
|
2 |
Cuộn dây dẫn dầu thủy lực |
|
3 |
Thiết bị cắt, banh thủy lực |
|
4 |
Thiết bị phá dỡ 3 trong 1 |
|
5 |
Thiết bị cắt cỡ nhỏ |
|
6 |
Dụng cụ cứu nạn, cứu hộ bằng khí nén gồm: súng, cụm đồng hồ, kính bảo hộ, cuộn dây thủy lực và 6 mũi đục phá |
|
7 |
Súng cứu nạn, cứu hộ bằng khí nén, gồm: Súng, cụm đồng hồ, cuộn dây thừng và 4 mũi phá dỡ |
|
8 |
Máy đập bằng điện |
|
9 |
Máy cưa bằng điện |
|
10 |
Máy cắt bằng điện |
|
11 |
Máy cắt bằng động cơ xăng |
|
12 |
Máy cưa xích |
|
13 |
Cuốc chim |
|
14 |
Rìu 2 mặt |
|
15 |
Rìu nhọn |
|
16 |
Búa tạ |
|
17 |
Rìu tay |
|
18 |
Búa tay |
|
19 |
Bộ tổ hợp kê chèn |
|
20 |
Bình bột chữa cháy ABC |
|
21 |
Kìm cắt điện |
|
22 |
Bình khí cao áp dự phòng |
|
23 |
Găng tay cứu nạn, cứu hộ |
|
24 |
Găng tay chống nhiệt |
|
25 |
Tam giác cảnh báo có phản quang |
|
26 |
Báo hiệu giao thông hình nón |
|
27 |
Dây cứu người tải trọng 100 kg |
|
28 |
Xuồng cao su cứu nạn, cứu hộ 4 người/360kg và dụng cụ đi kèm gồm: xuồng bơm hơi, tay chèo |
|
29 |
Bộ đồ lặn gồm: bình dưỡng khí, miếng chì, đồng hồ, thắt lưng, dao, ủng, kính, ống thở, chân vịt, bộ điều chỉnh, găng tay, áo khoác ngoài, túi đựng đồ |
|
30 |
Bộ cáng cứu thương |
|
31 |
Bộ đồ cứu thương gồm: các loại băng quấn, băng đeo, bông, nhíp, kéo, ga rô cầm máu, kẹp nhiệt độ, khăn ướt, khăn, chén rửa mắt, băng mắt |
|
32 |
Chăn bệnh nhân 1.900mm x 1.400mm |
|
33 |
Đèn rọi xe MICA IL 60 (cả bộ nạp) |
|
34 |
Đèn cầm tay |
|
35 |
Đèn gắn trên mũ |
|
36 |
Bơm chân không |
|
37 |
Vòi dẫn nước nối với bơm chân không |
|
38 |
Khóa mở vòi |
|
39 |
Máy phát điện 40 KVA |
|
40 |
Đèn chiếu sáng di động 2 x 500 W |
|
41 |
Cuộn dây điện kéo dài 50 m |
|
42 |
Giá đỡ cho đèn chiếu sáng di động 2m |
|
THE MINISTRY OF
PUBLIC SECURITY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 65/2013/TT-BCA |
Hanoi, November 26, 2013 |
Pursuant to the Decree No. 77/2009/ND-CP dated September 15, 2009 stipulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 44/2012/QD-TTg dated October 15, 2012 stipulating rescue and relief operation by fire prevention and fighting force;
At the request of general director of General Police Department for Administrative Management for Social Order and Safety;
The Minister of Public Security promulgates the Circular detailing the implementation of a number of articles of the Prime Minister’s Decision No. 44/2012/QD-TTg dated October 15, 2012 stipulating rescue and relief operation by fire prevention and fighting force.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular details the implementation of a number of articles of the Prime Minister ‘s Decision No. 44/2012/QD-TTg.
This Circular applies to:
1. Fire prevention and fighting forces;
2. Police forces from units, localities;
3. Agencies, organizations, and individuals related to rescue and relief;
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, some terms are construed as follows:
1. Rescue refers to activities of rescuing victims from dangers caused by incidents, accidents or other risks threatening their health, lives including provision of consultancy, first-aids, and other measures.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Emergency relief refers to relief activities for incidents, accidents or other risks requiring immediate actions without contracting process.
4. Disaster refers to incidents, accidents that cause particularly serious damage to people and properties, have negative and lasting effects on societies and environment on a large scale.
1. Enclosed hereof are forms applied in rescue and relief and the lists of rescue and relief facilities and means (herein ‘facilities’) of the fire prevention and fighting force.
2. The lists of facilities enclosed hereof shall serve as foundations for setting up standards and norms for the equipment of the fire prevention and fighting force.
SECTION 1. ORGANIZATION OF RESCUE AND RELIEF OPERATIONS
Article 5. Rescue and relief communication mechanism
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Local public security forces, grassroots fire prevention and fighting forces, specialized fire prevention and fighting forces shall make requests to heads of their agencies, organizations, institutions and local authorities for promulgation of regulations on documentation of monitoring and reporting rescue and relief operations on the basis of functions, duties, and requirements for rescue and relief.
1. Documentation of monitoring and reporting rescue and relief operations shall be composed of following documents:
a) Regulations, rules and process of rescue and relief operation;
b) Written instructions and directions from upper levels on rescue and relief operations;
c) Approved rescue and relief plan;
d) Written requests for rescue and relief; decisions concerning handling of acts in violation of rescue and relief operation (if any);
dd) Records of propagations, professional competence training, rescue and relief facilities
e) Reports on previous incidents, accidents; records of rescue and relief operations (if any);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Reports on rescue and relief include:
a) Reports on rescue and relief operations;
b) Reports on rescue and relief operations on an annual, six-month basis;
c) Thematic reports;
Local public security forces, grassroots fire prevention and fighting forces, specialized fire prevention and fighting forces shall make requests to heads of their agencies, organizations, institutions and local authorities for promulgation of regulations on safety rules, instruction maps on rescue and relief that should include following basic information:
a) Rules on rescue and relief including prohibited acts and things to do in case of incident; storage and use of equipment, facilities for rescue and relief;
b) Escape guide map including internal road system, escape way and direction, shelters (if necessary);
c) Rules and instruction maps on rescue and relief should be disseminated to residents in the area and displayed at a place providing good visibility.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Regulations on notice signs, guide signs on rescue and relief shall be promulgated by the Ministry of Public Security. Notice signs, guide signs on rescue and relief shall be printed and released by Central Department of Fire Control and Rescue;
1. Local public security forces, grassroots fire prevention and fighting forces, specialized fire prevention and fighting forces shall make requests to heads of their agencies, organizations, institutions and local authorities for promulgation of regulations on documentation of monitoring and reporting rescue and relief on the basis of functions, duties, and requirements for rescue and relief.
2. Plans for implementation of rescue and relief tasks shall include following basic information:
a) Preparations of human forces for rescue and relief tasks;
b) Preparations of rescue and relief facilities appropriate to characteristics of agencies, organizations and localities;
c) Task assignment, coordination mechanism in coping with incidents, accidents likely to occur;
d) Expenditures for rescue and relief;
dd) Inspecting and speeding up conduct and implementation;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The police force at central level shall study and submit proposals for establishment of strategy, planning and plan for rescue and relief tasks to competent authorities for promulgation and instruction, inspection of conduct and implementation.
2. Directors of Police Departments for Fire Prevention and Fighting, directors of public security departments of central-affiliated cities and provinces shall study and submit proposals for establishment of local planning and plan for rescue and relief tasks to People’s Committees of provinces and municipalities for promulgation and instruction on conduct and implementation.
Article 10. Formulation and organization of practicing rescue and relief plans by police force
1. Rescue and relief plans shall be formulated in accordance with Form 01 of Annex 1 enclosed herewith.
2. Authorities to grant approval for rescue and relief plans:
a) Heads of Departments of Fire Control and Rescue affiliated to Public Security Departments of provinces shall grant approval for rescue and relief plans using human forces and facilities of the police force in the administrative division under management; in the event of mobilization of human forces and facilities from other police forces, rescue and relief plans shall be granted approval by directors of Public Security Departments of provinces; in the event of mobilization of human forces and facilities from organizations and agencies in the administrative division, rescue and relief plans shall be granted approval by presidents of People’s committees of the same level.
b) Heads of Department of Fire Control and Rescue affiliated to Police Departments for Fire Prevention and Fighting shall grant approval for rescue and relief plans using human forces and facilities of the police force in the administrative division under management; in the event of mobilization of human forces and facilities from other police forces, agencies and organizations in administrative divisions under rural district-level management, rescue and relief plans shall be granted approval by presidents of People’s Committees of the same level.
c) Directors of Police Departments for Fire Prevention and Fighting shall grant approval for rescue and relief plans using human forces and facilities of affiliated Departments of Fire Control Rescue; in the event of mobilization of human forces and facilities from other police forces, agencies and organizations in administrative divisions under provincial-level management, rescue and relief plans shall be granted approval by presidents of People’s committees of provinces.
a) Head of Central Department of Fire Control and Rescue shall grant approval for rescue and relief plans using human forces and facilities of the police force in central-affiliated cities and provinces; in the event of mobilization of human forces and facilities from public security forces of central-affiliated cities and provinces, rescue and relief plans shall be granted approval by the Minister of Public Security or authorized persons; in the event of mobilization of human forces and facilities from ministries, departments, rescue and relief plans shall be granted approval by president of National Search and Rescue Committee.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 11. Standing force ready for rescue and relief
1. Watch commanders of Police Department of Fire Control and Rescue shall have thorough grasp of their units’ existing strength and number of facilities; process of rescue and relief operation; methods, measures for rescue and relief on typical situations; methods of mobilizing human forces and facilities for rescue and relief; coordination among human forces in rescue and relief; roles, functions and duties of human forces in rescue and relief; communications and reporting mode in the event of incidents that require rescue and relief operations.
2. Watch commanders of the Police team of fire control and rescue shall have thorough grasp of information mentioned in Clause 1, this Article; combat regulations of the police force for fire prevention and fighting; traffic road situations and the lists of organizations having rescue and relief facilities and other means that may be mobilized for rescue and relief operations within administrative divisions.
3. Watch officers on rescue and relief should be permanently available at combat offices and master use of communications means, have thorough grasp of process of reception and handling of notifications about incidents, accidents and other related cases; use of a phone book to make quick contact with professional rescue and relief operation teams, local public security forces, grassroots and professional fire prevention and fighting forces.
4. Leaders and soldiers of a rescue and relief squad delegated to have watch on trucks, ships and boats should have thorough grasp of duties of their own and the squad; master use of rescue and relief facilities of the squad; know how to coordinate with assigned positions in the combat formation and with other squads. Drivers of rescue and relief vehicles (trucks, ships, boats…) should master use of the vehicles they are in charge. Watch commanders, soldiers and drivers on duty on rescue and relief vehicles should also have thorough grasp of their own duties as requested and master use of such vehicles.
Article 12. Standing facilities, equipment ready for rescue and relief operations
1. Motor vehicles (except for rescue planes) and common vehicles for rescue and relief operations, and other accompanying equipment that are put into permanent rescue and relief operation should meet following requirements:
a) Rescue and relief vehicles including specialty use ones shall be examined and have had licenses for free sale that are still in force and meet requirements for readiness for rescue and relief operations.
b) Engines of vehicles should work after three times of starting, run smoothly at different speeds and without abnormal noise. Indicators of oil pressure, water temperature, rotational speed and steam pressure should work normally. Ducts of petro, oil and water should be kept from opening, leaking; lubricating oil maintained at prescribed level; engine temperature at below 90°C; petrol, oil (fuel) should be maintained at 80% of tank capacity and over.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Other rescue and relief equipment and means such as buffer, rope ladders, rescue capsules, aid equipment, rudimentary demolition tools, rescue and relief commanding desks, tents should assure good quality and be arranged in appropriate to motor rescue vehicles so that they can be carried easily for rescue and relief.
Article 13. Training in professional competence of rescue and relief for police force
Annually, the police force from central-affiliated cities and provinces shall be trained at least once in professional competence of rescue and relief operations by Central Department of Fire Control and Rescue.
1. Subjects to be provided with training in professional competence of rescue and relief shall be composed of:
a) Officers and members of local public security teams, intramural and specialized firefighting teams;
b) Commanders of watercraft, trains, planes; drivers of motor vehicles; persons working on motor vehicles with at least 30 seats and on specialty use motor vehicles used for transport of dangerous substances and commodities;
c) Persons engaging in production of rescue and relief facilities, equipment;
d) Other persons who have demand for training;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Period for first training is from 32 – 48 hours;
b) Period for annual supplementary training is at least 16 hours;
3. Contents of training shall be based on following basic topics:
a) Methods, measures, techniques and tactics of rescue in the event of fire and explosion;
b) Methods, measures, techniques and tactics of rescue on rivers, springs, lakes, wells, water deep holes, tourist areas, amusement parks, beaches;
c) Methods, measures, techniques and tactics of rescue in the event of landslides, collapse of houses, works;
d) Methods, measures, techniques and tactics of rescuing victims stuck in vehicles in the event of accidents occurring on road, rail and waterway traffic;
e) Methods, measures, techniques and tactics of rescuing victims trapped in houses, lifts, high above, in tunnels, deep holes, caves or underground works;
4. Issue of certificates of training in rescue and relief:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Certificates of training shall be issued by general directors of Central Department of Fire Control and Rescue, directors of Police Department of Fire Prevention and Fighting or heads of Department of Fire Control and Rescue, departments of public security of central-affiliated cities and provinces; templates of certificates shall be printed and released by Central Department of Fire Central and Rescue;
c) Validity period of certificates is five years since the date of issue.
5. Central Department of Fire Control and Rescue are tasked with compiling training materials, courses appropriate to subjects as prescribed in Clause 1, this Article.
6. Annually, subjects as prescribed in Clause 1, this Article shall be trained in professional competence of rescue and relief at least once by police agencies of fire control and rescue. The lists shall be added to the logbook as prescribed in Point dd, Clause 1, Article 6 this Article.
Article 15. Propaganda about rescue and relief operations
1. The police force shall be responsible for studying and grasping accidents, incidents and relevant matters to provide instructions and conduct propaganda about rescue and relief tasks.
2. Heads of agencies, organizations, institutions and local authorities shall be responsible for conducting propaganda and dissemination of knowledge and laws about rescue and relief to officials, employees and public.
Article 16. Establishment of professional rescue and relief teams
On request for the establishment of a rescue and relief team, in reliance on characteristics of localities and units, directors of departments of public security of central-affiliated cities and provinces, directors of Police Department of Fire Prevention and Fighting shall make a report to the Minister of Public Security for consideration and decision on scale and number of rescue and relief teams before a rescue and relief team is decided.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Persons who are killed, injured, or have health and properties impaired and damaged shall be entitled to benefit policies as prescribed.
SECTION 2. MECHANISM OF COORDINATION IN RESCUE AND RELIEF
Article 18. Coordination among rescue and relief forces
1. Responsibility for coordination and handling of accidents, incidents of People’s Public Security forces:
a) On receipt of requests for coordination in the handling of incidents, accidents, security police forces shall deploy human forces and facilities at the scene for protection of rescue and relief areas and other tasks as requested by rescue and relief commanders.
b) On receipt of notifications about incidents, accidents to traffic vehicles, police forces on road, rail and waterway traffic shall immediately deploy human forces and facilities at the scene for the implementation of tasks as prescribed. In the event of occurrence of an incident or accident considered as typical, the fire prevention and fighting forces shall be immediately notified for handling and participating in the implementation of tasks as requested by rescue and relief commanders.
c) Other public security forces, on receipt of notifications about incidents, accidents in the administrative division within their management, shall make immediate presence at the scene to deploy rescue and relief activities and at the same make reports to police forces for timely handling and performance of other tasks as requested by rescue and relief commanders.
2. Rescue and relief forces affiliated to ministries, departments, local public security forces, grassroots fire prevention and fighting forces, on receipt of notifications or requests for participation in handling of accidents, incidents, shall deploy human forces and facilities at the scene for implementation of tasks as requested by rescue and relief commanders.
3. Fire prevention and fighting forces, on arrival in the scene where the victims need medical attention, should bring the victims to a safe place and make notifications to health agencies in the immediate vicinity for treatment according to regulations of health sectors.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 19. Rescue and relief facilities, equipment
1. Rescue and relief facilities of fire prevention and fighting forces include motor vehicles, equipment, machinery, tools, aid equipment specially used for rescue and relief operations as instructed in Annex 2 enclosed herewith.
2. Motor vehicles for rescue and relief of fire prevention and fighting forces include rescue and relief trucks, boats, and planes.
3. Rescue and relief trucks of fire prevention and fighting forces include trucks equipped with specialty use equipment used for rescue and relief, trucks carrying human forces and facilities, ladder trucks, and other motor vehicles used for rescue and relief.
4. Rescue and relief facilities that are domestically manufactured or imported should meet technical specifications designed for rescue and relief services; conform with Vietnam, foreign, international standards applicable in Vietnam.
5. Rescue and relief facilities that are domestically manufactured or imported shall be inspected for quality, type and model as prescribed.
Article 20. Management and use of rescue and relief facilities
1. Rescue and relief facilities of fire prevention and fighting forces shall be managed, cared and repaired in accordance with regulations to ensure readiness for rescue and relief.
Apart from being used for rescue and relief, fire prevention and fighting, motor vehicles shall be used in following cases:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Take part in the tasks of assuring social order and safety;
c) Combat natural disasters and cope with the aftermath of disasters;
2. The Minister of Public Security or authorized persons, presidents of People’s Committees of provinces within competence may mobilize motor rescue and relief vehicles for the purposes as prescribed in Clause 1, this Article.
3. General directors of Central Department of Fire Control and Rescue, directors of departments of public security of provinces, directors of Police Departments of Fire Prevention and Fighting within competence may mobilize motor rescue and relief vehicles for for the purposes as prescribed in Points b, c, Clause 1, this Article.
4. Heads of agencies, organizations within competence may mobilize motor rescue and relief vehicles for the purposes as prescribed in Point c, Clause 1, this Article.
This Circular takes effect since January 15, 2014.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. General director of General Police Department for Administrative Management for Social Order and Safety shall be responsible for providing guidance, speeding up, monitoring and inspecting the implementation of this Circular.
2. General directors, heads of the ministerial-affiliated units, directors of departments of public security of central-affiliated cities and provinces, directors of Police Departments of Fire Prevention and Fighting within functions and duties shall be responsible for cooperating with General Police Department for Administrative Management for Social Order and Safety in the implementation of this Circular.
3. Heads of ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces within competence shall be responsible for cooperating with the Ministry of Public Security in carrying out administration and inspection of rescue and relief operations by other fire prevention and fighting forces that belong to agencies and organizations under management of their ministries, sectors and localities.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Public Security (via General Police Department for Administrative Management for Social Order and Safety) for instructions.
MINISTER OF
PUBLIC SECURITY
Top-ranking General Tran Dai Quang
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT FOR FIRE PREVENTION AND FIGHTING FORCES (Enclosed with the Ministry of Public Security’s Circular No. 65/2013/TT-BCA)
TABLE 1
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT FOR LOCAL PUBLIC SECURITY FORCES
No.
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT
Notes
I
Personnel protective equipment
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Shoes
3
Masks
4
Gloves
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5
Gas masks
II
Rescue equipment for local public security forces
1
Hand-held flashlights
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Life vests
4
Ropes
5
Masks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Personal communication equipment
7
Multi-purpose demolition hammers
8
crowbars
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Large hammers
10
Hammers
11
Small hammers
12
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13
Knife knit
14
Hand saws
15
Locking pliers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16
Rope ladders
17
Rescue belts
18
First-aid stretchers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Standard first-aid kits
TABLE 2
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT FOR GRASSROOTS FIRE PREVENTION AND FIGHTING FORCES
No.
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT
NOTES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Personnel protective equipment
1
Clothing
2
Shoes
3
Boots
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Helmets
5
Masks
6
Gloves
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Belts
8
Glasses
9
Gas masks
II
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Height rescue kits (ropes, lock, rescue stretchers…)
2
Personal rescue kits in restricted areas such as caves, tunnels, deep holes, chimneys, sewers… (ropes, hooks, locks, belts…)
3
Hydraulic rescue equipment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hand-held flashlights
5
Life buoys of all kinds
6
Life vests
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Gas masks
9
Personal communication equipment
10
Multi-purpose demolition hammers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11
Crowbars
12
Large hammers
13
Hammers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Small hammers
15
Handled mandrels
16
Knife knit
17
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
18
Locking pliers
19
Rope ladders
20
Rescue belts
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
21
First-aid stretchers
22
Standard first-aid kits
TABLE 3
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT FOR SPECIALIZED FIRE PREVENTION AND FIGHTING FORCES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
LISTS OF RESCUE EQUIPMENT
NOTES
I
Personnel protective equipment
1
Clothing
2
Shoes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Boots
4
Helmets
5
Masks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Gloves
7
Belts
8
Glasses
9
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
II
Rescue equipment for specialized fire prevention and fighting forces
A
Motorized vehicles
1
Specialized trucks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ambulance
3
Multi-purpose excavators
4
Multi-purpose bulldozers
5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Smoke removal apparatus
7
Cranes (20 – 25 tons)
8
Bucket trucks (5 – 10 tons)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9
Specialized mobile lighting equipment
10
Specialized hosts, mobile cranes of all kinds
11
Smoke suction fans
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Smoke blowers
13
Concrete drilling & chiseling machine
14
Concrete cutters
15
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16
Positioning equipment
17
Specialized welding machine of all kinds
18
Hand-held wood circular saw
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
19
Mobile power generator (5-10 kiwi)
20
Gas-powered metal cutters
21
Nail guns
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Other equipment
1
Height rescue kits (ropes, locks, rescue stretchers…)
2
Personal rescue kits in restricted areas such as caves, tunnels, deep holes, chimneys, sewers… (ropes, hooks, locks, belts…)
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Rescue lift air bags
5
Personnel hand-held flashlights
6
Life buoys of all kinds
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7
Life vests
8
Ropes
9
Gas masks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Personal communication equipment
11
Multi-purpose demolition hammers
12
Crowbars
13
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14
Hammers
15
Small hammers
16
Handled mandrels
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
17
Knife knit
18
Hand saws
19
Locking pliers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Rope ladders
21
Belts
22
First-aid stretchers
23
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TABLE 4A
LISTS OF PERSONAL RESCUE EQUIPMENT FOR FIRE AND RESCUE PERSONNEL
No.
LISTS OF EQUIPMENT
NOTES
1
Clothing for strength training
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Clothing
3
Shoes
4
Boots
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Helmets
6
Masks
7
Gloves
8
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9
Glasses
10
VHF/UHF walkie-talkies
TABLE 4B
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No.
LISTS OF EQUIPMENT
NOTES
Part 1: Specialized technical equipment for rescue
1
Radioactivity meter
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Toxicity meter
3
Heat meter
4
Toxic gas analyzer (CO, SO2, NO2, NO, Ozone)
5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Remote heat metering device
7
Dust measuring device
8
Chemical marking machine
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9
Binoculars
10
Infrared camera for victim detection
11
Compass
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Line-throwing units, self-inflating life buoys + oxygen tank
13
Water-resistant flashlights
14
Floating rescue rope
15
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16
Circular life floats
17
Life vests designed for firefighters and rescuers
18
Marking anchor
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
19
Restricted area signaling equipment (on water surface)
20
Diver’ breathing tube
21
Specialized video recorder
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tourist video recorder
23
Camera
24
Sound recorder + Microphone
25
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
26
Photo printer
Part 2: Rescue equipment
A
Motorized vehicles
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Command rescue vehicles
2
Rescue vehicles
3
Command communication jeep
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ambulance
5
Ladder trucks (52m)
6
Ladder trucks (32m)
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Tunnel rescue vehicles
9
Specialized rescue vehicles carrying equipment capable of working in a nuclear, biological and chemical (NBC) contaminated environment.
10
Oxygen tank carrier and charger; chemical accident handling equipment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11
Cranes (50-100 tons)
12
Bucket trucks (10-20 tons)
B
Personnel protective clothing and equipment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Insulated clothing
2
Insulated gloves
3
Insulated boots
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5
Rescue clothing
6
Boots
7
Shoes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Gloves
9
Masks
10
Helmets
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Belts
12
Specialized glasses
13
Protective clothing
14
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C
Rescue equipment
1
Buffer
2
Rescue tube
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
First-aid stretchers
4
Rescue stretcher
5
Ambulance bag
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Acoustic life detector
7
Life detector utilizing radio wave
8
Infrared camera for victim detection
9
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10
Height rescue kits (ropes, locks, hooks, ladders, supports, stretchers…)
11
Personal protective kit for water rescue operations (clothing, swiftwater helmets, shoes, gloves, flashlights, knives…)
12
Rescue equipment in restricted areas (ropes, locks, hooks, tripod, pulley…)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13
Diving kit
14
Rescue equipment for chemical, radiation accidents
15
Mobile lighting system (including power generator)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Heart rate, blood pressure monitors
D
Demolition equipment
1
Mechanically powered saws
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Concrete drilling & breaking machine
4
Smoke suction blowers
5
Smoke blowers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Concrete cutters
7
Multi-purpose bulldozers
8
Multi-purpose excavators
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nail guns
10
Underwater drilling and cutting machine
11
Specialized welding machine
E
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
I
Equipment for communications
1
Command communications system for fire fighting and rescue operations (including server/client computers; sound recording equipment, specialized digital mapping system; networking equipment; data transmission system; security appliances; GPS; specialty software products and other related equipment).
2
VHF/UHF walkie-talkies
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
VHF/UHF mobile high-capacity walkie-talkie
4
Hand speaker
5
Water-resistant flashlights
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Land line
7
VHF/UHF landline high-capacity walkie-talkie
8
Antenna
9
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
II
Tools for communications and giving commands
1
Command desk
2
Command flag
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Command armband
4
Canvas – tents for rescue commanders
5
Canvas – tents for rescue personnel
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Equipment, tools used for rescue training
1
Strength training equipment
2
Horns
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Effigies of victims
5
Starter pistol
6
Technical and tactical models of rescue (water rescue, height rescue, traffic rescue…)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Part 3: Other equipment
I
Equipment for maintenance and repairs of rescue equipment
1
Mobile jacks
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Hand-operated oil pumps trolley mounted
4
Hand-operated grease pumps trolley mounted
5
Automatic tire changer
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Jack for tire change
7
Automobile interior cleaning equipment
8
Crocodile jack for car bottom repairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mobile waste oil collector
10
Equipment for automatic inspection of headlights
11
Specialized tool kits for repairs of automobile engine
12
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13
Air screw drivers (for screws up to16mm)
14
Air screw drivers (for screws up to 22mm)
15
Air screw drivers (for screws up to 50mm)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
II
Other equipment
1
Battery charger
2
Equipment for inspection of engine
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TABLE 4C
LISTS OF MOTORIZED RESCUE VEHICLES FOR RESCUE POLICE SQUAD
No.
LISTS OF VEHICLES
NOTES
I
Rescue and specialized vehicles
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Rescue vehicles
3
Ambulance
4
Ladder trucks (32m)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5
Squad trucks
6
Demolition trucks of all kinds
7
Multi-purpose excavators
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Canoes, ships
1
Rescue watercraft on river
2
Rescue canoes
III
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Helicopters
2
Fixed-wing aircraft
TABLE 4D
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No.
LISTS OF EQUIPMENT
NOTES
1
Hydraulic pump
2
hydraulic fluid piping
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hydraulic prying/cutting tools
4
Multi-purpose demolition equipment
5
Small-sized cutting equipment
6
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7
Pneugmatic guns: guns, meters, ropes and breaking chisels
8
Electrically powered breaking machine
9
Electrically powered saw
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10
Electrically powered cutter
11
Petrol-powered cutter
12
Chainsaw
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mandrel
14
Double-sized axe
15
Axe
16
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
17
Hand axe
18
Hand hammer
19
Lining materials
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20
ABC powder fire extinguisher
21
Side cutting pliers
22
Back-up high-pressure gas tank
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Gloves
24
Heat proof gloves
25
Flashing light warning triangle
26
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
27
Rescue ropes
28
Four-person rubber boat and accompanying tools
29
Diving kit: oxygen tank, lead pieces, watch, belt, knife, boots, goggles, breathing tube, diver’s fins, gloves, jackets, bags…
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
30
First-aid stretchers
31
First-aid kit: gauze roller bandage, absorbent cotton, triangular bandage, tweezers, scissors, tourniquet, body temperature measurement tool, sterile pads, antiseptic, peroxide, eye bandage
32
Patient blanket (1,900mm x 1,400mm)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MICA IL 60 hand lamp (including a charger)
34
Hand flashlight
35
Cap lights
36
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
37
Hosepipe connected with vacuum pump
38
Hosepipe valve
39
40 KVA power generator
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
40
Mobile lighting (2x500W)
41
Electrical wire (50m)
42
Mobile lighting support (2m)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Thông tư 65/2013/TT-BCA hướng dẫn Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 65/2013/TT-BCA |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 65/2013/TT-BCA hướng dẫn Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Chưa có Video