BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2020/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện
Ký hiệu: QCVN 01:2020/BCT
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2021.
2. Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát hiện khó khăn vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN
National technical regulation on Electric safety
Lời nói đầu
QCVN 01:2020/BCT thay thế QCVN 01:2008/BCT được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QCVN 01:2020/BCT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn điện trong hoạt động điện lực biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN
National technical regulation on Electric safety
Quy chuẩn này quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật.
Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Quy chuẩn này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý, vận hành các công trình điện lực.
3.2. Đơn vị công tác là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, kinh doanh và các công việc khác liên quan đến công trình điện lực.
3.3. Vùng làm việc an toàn là vùng đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người, thiết bị khi thực hiện công việc.
3.4. Người cấp phiếu công tác/ lệnh công tác là người viết phiếu công tác/ lệnh công tác cho đơn vị công tác và phải nắm rõ nội dung công việc, các điều kiện để đảm bảo an toàn về điện khi tiến hành công việc.
3.5. Người lãnh đạo công việc là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
3.6. Người chỉ huy trực tiếp là người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.
3.7. Người cho phép là người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện.
3.8. Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
3.9. Người cảnh giới là người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi và cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
3.10. Nhân viên đơn vị công tác là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do Người chỉ huy trực tiếp phân công.
3.11. Người thi hành lệnh là người làm việc một mình theo Lệnh công tác.
3.12. Làm việc có điện là công việc làm ở phần đang có điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
3.13. Làm việc không có điện là công việc làm ở phần đã được cắt điện từ mọi phía.
3.14. Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 02 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc.
3.15. Cắt điện là cách ly phần đang có điện khỏi nguồn điện.
3.16. Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.
3.17. Điện cao áp là điện áp từ 1000 V trở lên.
3.18. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000 V.
II.I. Làm việc với phần không có điện
4. Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc
4.1. Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.
4.2. Kiểm tra xác định không còn điện.
4.3. Thực hiện nối đất (tiếp địa):
4.3.1. Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường.
4.3.2. Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực hiện công việc.
4.4. Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
4.5. Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.
Các thiết bị, đường dây phải được đặt tên, đánh số chỉ dẫn rõ ràng.
6.1. Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải (trừ dao cách ly phụ tải được phép đóng cắt có tải theo quy định của nhà chế tạo).
6.2. Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải.
6.3. Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng thiết bị đóng cắt phù hợp.
Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:
7.1. Khóa bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt.
7.2. Treo biển báo an toàn.
7.3. Bố trí Người cảnh giới (nếu cần thiết).
8.1. Phải thực hiện việc phóng điện tích dư (nếu cần thiết) và đặt nối đất di động trước khi làm việc.
8.2. Khi phóng điện tích dư, phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động.
9.1. Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện.
9.2. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp an toàn bổ sung, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp an toàn bổ sung được thực hiện.
10.1. Phải đặt nối đất di động để chống điện cấp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
10.2. Khi cắt điện đường dây hạ áp, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các nguồn điện độc lập khác.
11. Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động tại nơi làm việc
11.1. Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của Người chỉ huy trực tiếp.
11.2. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.
11.3. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của Người chỉ huy trực tiếp và phải được thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó.
11.4. Khi đặt và tháo nối đất di động trên lưới điện cao áp nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
11.5. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng lực điện động và nhiệt.
11.6. Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫn điện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại.
12.1. Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều đơn vị công tác khác nhau thì mỗi đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
12.2. Giữa các đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
II.II. Làm việc gần phần có điện
13. Khoảng cách an toàn về điện
13.1. Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) |
Khoảng cách an toàn về điện (m) |
Từ 01 đến 15 |
0,70 |
Trên 15 đến 35 |
1,00 |
Trên 35 đến 110 |
1,50 |
220 |
2,50 |
500 |
4,50 |
13.2. Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) |
Khoảng cách an toàn về điện (m) |
Từ 01 đến 15 |
0,35 |
Trên 15 đến 35 |
0,60 |
Trên 35 đến 110 |
1,50 |
220 |
2,50 |
500 |
4,50 |
13.3. Nếu không bảo đảm được khoảng cách quy định tại khoản 13.1 hoặc không thể đặt rào chắn quy định tại khoản 13.2 thì phải cắt điện để làm việc.
14. Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời
14.1. Việc đặt rào chắn tạm thời phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.
14.2. Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời:
14.2.1. Phải làm bằng vật liệu chắc chắn.
14.2.2. Không được đổ về phía phần có điện.
14.2.3. Phải bảo đảm khoảng cách theo quy định tại khoản 13.2 của Quy chuẩn này.
14.2.4. Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi xảy ra tai nạn, sự cố.
15. Thiết lập vùng làm việc an toàn
Trước khi làm việc gần phần có điện, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác theo quy định sau:
15.1. Yêu cầu đối với tạo vùng làm việc an toàn:
15.1.1. Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn.
15.1.2. Không cản trở hoặc gây khó khăn cho đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.
15.2. Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phối hợp xác định ranh giới vùng làm việc an toàn.
15.3. Lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để đơn vị công tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan.
15.4. Bàn giao vùng làm việc cho đơn vị công tác.
16. Tiếp nhận, làm việc trong vùng làm việc an toàn
16.1. Khi tiếp nhận, Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra vùng làm việc an toàn.
16.2. Trong quá trình làm việc đơn vị công tác không được:
16.2.1. Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao cho đơn vị công tác.
16.2.2. Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập.
Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí hệ thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.
18. Thiết bị điện lắp đặt ngoài trời
Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời phải thực hiện các biện pháp để những người không có nhiệm vụ không được vào vùng đã giới hạn:
18.1. Rào chắn, khoanh vùng hoặc các biện pháp an toàn khác.
18.2. Biển báo, tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.
18.3. Khóa cửa hoặc các biện pháp ngăn chặn khác được bố trí ở cửa vào, ra.
19. Thiết bị điện lắp đặt trong nhà
Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn những người không có nhiệm vụ đến gần các thiết bị.
20. Chiếu sáng vị trí làm việc
Vị trí làm việc phải duy trì cường độ chiếu sáng phù hợp theo quy định hiện hành.
Đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.
II.III. Làm việc với phần có điện
22. Điều kiện khi làm việc có điện
22.1. Những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
22.2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
22.3. Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
22.4. Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
23. An toàn khi làm việc có điện
23.1. Khi làm việc với phần có điện, phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp.
23.2. Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện.
23.3. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
23.4. Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
24. Các biện pháp làm việc với điện hạ áp
Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:
24.1. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.
24.2. Che phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
25. Các biện pháp làm việc với điện cao áp
25.1. Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:
Cấp điện áp đường dây (kV) |
Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m) |
Từ 01 đến 35 |
0,6 |
Trên 35 đến 110 |
1,0 |
220 |
2,0 |
500 |
4,0 |
25.2. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định tại khoản 25.1.
Trên đường dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.
27. Gia cố trước khi làm việc có điện
Việc sửa chữa đường dây không cắt điện chỉ được phép tiến hành khi hoàn toàn tin tưởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Trường hợp phát hiện cột không đảm bảo an toàn phải gia cố trước khi làm việc.
28.1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
28.2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
28.3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.
Cấp điện áp (kV) |
Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
Đến 110 |
0,5 |
220 |
1,0 |
500 |
2,5 |
III.I. Đơn vị quản lý vận hành
29. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành
29.1. Quản lý và vận hành an toàn công trình điện lực theo quy định.
29.2. Cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
29.3. Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý.
29.4. Được phép dừng công việc của đơn vị công tác nếu có nguy cơ gây mất an toàn.
30.1. Một đơn vị công tác phải có tối thiểu hai người, trong đó phải có một Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung, trừ công việc quy định tại khoản 30.3.
30.2. Người của đơn vị công tác có thể thuộc nhiều tổ chức khác nhau nhưng phải có một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chính và có thỏa thuận giữa các bên.
30.3. Những công việc đơn giản và không phải chuẩn bị biện pháp an toàn thì được phép thực hiện một người.
31. Cử Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cử Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phù hợp với công việc, có trình độ và khả năng thực hiện công việc an toàn.
32. Cử Người giám sát an toàn điện
32.1. Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác không có chuyên môn về điện, không đủ trình độ về an toàn điện.
32.2. Đơn vị công tác chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện đối với công việc đặc biệt nguy hiểm về điện (công việc sửa chữa điện nóng).
32.3. Các trường hợp khác, đơn vị công tác thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành cử Người giám sát an toàn điện.
33. Cử Người lãnh đạo công việc
Khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức thực hiện thì phải cử Người lãnh đạo công việc.
III.III. Khảo sát hiện trường công tác
34. Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác
34.1. Việc khảo sát hiện trường công tác được áp dụng đối với những công việc bao gồm nhưng không giới hạn đủ hai yếu tố sau:
34.1.1. Được thực hiện theo kế hoạch.
34.1.2. Hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
34.2. Đối với công việc không nêu tại khoản 34.1 đơn vị quản lý vận hành/đơn vị công tác quyết định việc khảo sát hiện trường.
35. Trách nhiệm, nội dung, kết quả khảo sát hiện trường công tác
Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện.
III.IV. Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
36. Những công việc phải lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại Điều 34 Quy chuẩn này.
37. Trách nhiệm lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
38. Nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Các nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:
38.1. Tên công việc.
38.2. Phạm vi được phép làm việc.
38.3. Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.
38.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.
38.5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác để thực hiện công việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.
39. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
39.1. Biện pháp an toàn điện trong phương án thi công phải được đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
39.2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan.
40. Kế hoạch, đăng ký công tác
40.1. Đơn vị công tác phải phối hợp với các đơn vị liên quan (đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác khác) lập kế hoạch công tác phù hợp với nội dung và trình tự công việc.
40.2. Đơn vị công tác phải đăng ký kế hoạch công tác với đơn vị quản lý vận hành theo quy định.
40.3. Đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện theo quy định và thông báo cho đơn vị công tác.
41. Hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc do thời tiết
41.1. Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc, các công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời có thể hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc tùy thuộc vào tình hình cụ thể.
41.2. Trường hợp trời mưa hoặc sương mù nước chảy thành dòng, cấm thực hiện công việc ngoài trời.
III.VI. Phiếu công tác, Lệnh công tác
42.1. Là phiếu cho phép làm việc với thiết bị điện, đường dây điện.
42.2. Khi làm việc theo phiếu công tác, mỗi đơn vị công tác phải được cấp một phiếu công tác cho một công việc.
42.3. Phiếu công tác viết ra giấy hoặc qua các phần mềm điện tử.
Lệnh công tác là lệnh viết ra giấy hoặc qua các phần mềm điện tử hoặc bằng lời nói để thực hiện công việc ở thiết bị điện, đường dây điện. Trước khi thực hiện công việc, lệnh công tác phải được xác nhận giữa các bên và được lưu lại nội dung lệnh.
44. Một số quy định khác đối với phiếu công tác, lệnh công tác
44.1. Phiếu công tác, lệnh công tác có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực tiếp nhận và thống nhất nội dung phiếu công tác, lệnh công tác với Người cho phép đến thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết thúc công tác; phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu ít nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc công tác.
44.2. Trường hợp xảy ra tai nạn thì phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu cùng hồ sơ vụ việc.
44.3. Khi công tác trên một đường dây dẫn điện hoặc một thiết bị điện đã được cắt điện liên tục để làm việc nhiều ngày, cho phép cấp một phiếu công tác để làm việc nhiều ngày và trước mỗi ngày làm việc, đơn vị công tác phải thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
45. Công việc thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác
45.1. Theo phiếu công tác khi phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc:
45.1.1. Làm việc không có điện.
45.1.2. Làm việc ở gần phần có điện.
45.1.3. Làm việc có điện.
45.2. Theo lệnh công tác:
45.2.1. Không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc.
45.2.2. Làm việc ở xa nơi có điện.
45.2.3. Các công việc để xử lý sự cố dưới sự giám sát của nhân viên vận hành trong ca trực.
45.2.4. Các công việc với điện hạ áp do lãnh đạo đơn vị quyết định.
46. Nội dung của phiếu công tác
Phiếu công tác bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin chính sau đây:
46.1. Số phiếu công tác.
46.2. Họ và tên của Người cấp phiếu công tác.
46.3. Họ và tên Người lãnh đạo công việc (nếu có).
46.4. Họ và tên Người giám sát an toàn điện (nếu có).
46.5. Họ và tên Người cho phép.
46.6. Họ và tên Người chỉ huy trực tiếp.
46.7. Danh sách nhân viên đơn vị công tác.
46.8. Nội dung công việc.
46.9. Địa điểm làm việc.
46.10. Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm).
46.11. Điều kiện tiến hành công việc (cắt điện hay không, làm việc ở gần nơi có điện).
46.12. Phạm vi làm việc.
46.13. Biện pháp an toàn được thực hiện tại nơi làm việc.
46.14. Chỉ dẫn hoặc cảnh báo của Người cho phép đối với đơn vị công tác.
46.15. Các hạng mục cần thiết khác (nếu có).
46.16. Kết thúc công tác và giao trả hiện trường.
46.17. Khóa phiếu công tác.
Mẫu phiếu công tác tại Phụ lục A.
47. Nội dung chính lệnh công tác
47.1. Số lệnh công tác.
47.2. Họ và tên Người ra lệnh công tác.
47.3. Họ và tên Người chỉ huy trực tiếp (người thi hành lệnh).
47.4. Danh sách nhân viên đơn vị công tác.
47.5. Nội dung công việc.
47.6. Địa điểm làm việc.
47.7. Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm).
47.8. Điều kiện tiến hành công việc.
47.9. Kết thúc công tác
Mẫu lệnh công tác tại Phụ lục B.
48. Trách nhiệm của Người cấp phiếu công tác/lệnh công tác
48.1. Ghi các đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định và ký cấp phiếu công tác/lệnh công tác.
48.2. Giao phiếu, chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm để thực hiện công việc.
48.3. Kiểm tra và ký hoàn thành phiếu công tác/ lệnh công tác sau khi nhận lại.
49. Trách nhiệm của Người lãnh đạo công việc
Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công tác trong quá trình thực hiện công việc.
50. Trách nhiệm của Người cho phép
50.1. Người cho phép chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác.
50.2. Chỉ dẫn cho đơn vị công tác các thiết bị đã được cắt điện, những phần thiết bị còn điện và các biện pháp đặc biệt chú ý.
50.3. Ký cho phép vào làm việc và bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác.
51. Trách nhiệm của Người giám sát an toàn điện
51.1. Cùng Người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc.
51.2. Phải luôn có mặt tại nơi làm việc để giám sát an toàn về điện cho nhân viên đơn vị công tác và không được làm thêm nhiệm vụ khác.
52. Trách nhiệm của Người chỉ huy trực tiếp
52.1. Trách nhiệm phối hợp
Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
52.2. Người chỉ huy trực tiếp phải hiểu rõ nội dung công việc được giao, các biện pháp an toàn phù hợp với công việc và có trách nhiệm kiểm tra:
52.2.1. Kiểm tra sơ bộ sức khỏe nhân viên đơn vị công tác, phương tiện sơ cứu thiết yếu.
52.2.2. Kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết.
52.2.3. Việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên đơn vị công tác.
52.2.4. Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc.
52.2.5. Trực tiếp hoặc phân công nhân viên đơn vị công tác đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết.
52.3. Trách nhiệm phân công làm việc
Chỉ được phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc sau khi đã nhận được sự cho phép của Người cho phép và đã kiểm tra, thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
52.4. Trách nhiệm giải thích
Trước khi cho đơn vị công tác vào làm việc Người chỉ huy trực tiếp phải giải thích cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp an toàn.
52.5. Trách nhiệm giám sát
Người chỉ huy trực tiếp phải có mặt liên tục tại nơi làm việc, giám sát và có biện pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện những hành vi có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc.
52.6. Trách nhiệm nhận và trả hiện trường công tác
Ký nhận, trả hiện trường công tác với Người cho phép.
53. Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác
53.1. Phải nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn liên quan đến công việc, phải nhận biết được các yếu tố nguy hiểm và phải thành thạo phương pháp sơ cứu người bị tai nạn do điện.
53.2. Phải tuân thủ hướng dẫn của Người chỉ huy trực tiếp và không làm những việc mà người chỉ huy không giao. Khi không thể thực hiện được công việc theo lệnh của người chỉ huy, hoặc nhận thấy nguy hiểm, thiếu an toàn nếu thực hiện công việc đó theo lệnh, nhân viên đơn vị công tác được phép ngừng ngay công việc và báo cáo người có trách nhiệm.
53.3. Chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép.
53.4. Khi xảy ra tai nạn, mọi nhân viên đơn vị công tác phải tìm cách sơ cứu, cấp cứu người bị nạn và đồng thời báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
54. Trách nhiệm Người thi hành lệnh
54.1. Phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc.
54.2. Phải đọc kỹ nội dung lệnh công tác, nếu thấy bất thường hoặc chưa rõ thì phải hỏi lại ngay người ra lệnh.
54.3. Chuẩn bị, kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc.
54.4. Kiểm tra và thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành công việc.
55. Trách nhiệm của Người cảnh giới
55.1. Cùng với Người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận và phải luôn có mặt tại vị trí cần cảnh giới để bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
55.2. Phối hợp với Người chỉ huy trực tiếp để thực hiện công việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
56. Khẳng định các biện pháp an toàn trước khi tiến hành công việc
Trước khi bắt đầu công việc, Người chỉ huy trực tiếp phải khẳng định các biện pháp kỹ thuật an toàn ở nơi làm việc đã được chuẩn bị đúng và đầy đủ.
Trước khi làm việc, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động và các dụng cụ, máy móc.
58. Yêu cầu khi tạm dừng công việc
Khi tạm dừng công việc, các biện pháp an toàn đã được áp dụng như nối đất di động, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải giữ nguyên trong thời gian công việc bị gián đoạn. Nếu không có người nào ở lại tại vị trí công việc vào ban đêm, đơn vị công tác phải có các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa khả năng gây tai nạn. Khi bắt đầu lại công việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn bảo đảm đúng và đủ trước khi làm việc.
59. Xử lý khi phát hiện các bất thường của thiết bị
59.1. Khi phát hiện thấy hư hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho người, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm sau khi đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp để không gây nguy hiểm cho người.
59.2. Khi nhận được báo cáo về hư hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho người, người có trách nhiệm phải áp dụng ngay các biện pháp thích hợp.
59.3. Nếu có nguy cơ xảy ra chập điện hay điện giật thì phải cắt điện ngay. Trong trường hợp không thể cắt điện, phải áp dụng các biện pháp thích hợp như bố trí người gác để không xảy ra tai nạn cho người.
60. Xử lý khi xảy ra tai nạn, sự cố
Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phải ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
60.1. Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai họa khác và không được đến gần thiết bị hư hỏng nếu có nguy hiểm.
60.2. Phải sơ cấp cứu người bị nạn và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất.
60.3. Phải thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp tai nạn.
61.1. Đơn vị công tác phải tạm dừng làm việc trong các trường hợp sau:
61.1.1. Nghỉ giải lao.
61.1.2. Thay đổi thời tiết không bảo đảm an toàn để tiếp tục làm việc.
61.1.3. Xuất hiện yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác.
61.1.4. Khi Người chỉ huy trực tiếp hoặc Người giám sát an toàn điện hoặc Người cảnh giới không thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình hoặc phải rời khỏi hiện trường và không có người thay thế.
61.1.5. Xảy ra tai nạn, sự cố liên quan đến hiện trường công tác.
61.2. Yêu cầu khi tiếp tục làm việc
Trước khi tiếp tục làm việc, Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra lại hiện trường công tác và chỉ cho đơn vị công tác thực hiện công việc nếu các biện pháp an toàn được đảm bảo.
61.3. Trường hợp quyết định dừng hẳn công việc thì thực hiện kết thúc công tác.
62. Thay đổi người của đơn vị công tác
Việc thay đổi người hoặc số lượng nhân viên đơn vị công tác do người có trách nhiệm của đơn vị công tác quyết định và Người chỉ huy trực tiếp phải xin ý kiến Người cho phép.
Người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện theo trình tự:
63.1. Trực tiếp kiểm tra lại các công việc đã hoàn thành, việc thu dọn dụng cụ, vệ sinh chỗ làm việc.
63.2. Ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác rút khỏi vị trí công tác, trừ người thực hiện việc dỡ bỏ các biện pháp an toàn.
63.3. Ra lệnh tháo dỡ các biện pháp an toàn do đơn vị công tác đã thực hiện trước khi làm việc.
63.4. Kiểm tra số lượng người, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị an toàn bảo đảm đã đầy đủ.
63.5. Cấm nhân viên đơn vị công tác quay lại vị trí làm việc.
Đơn vị công tác chỉ được bàn giao hiện trường công tác cho đơn vị quản lý thiết bị, quản lý vận hành khi công việc đã kết thúc và nối đất di động do đơn vị công tác đặt đã được tháo dỡ.
Sau khi đã thực hiện các bước tại Điều 63, Người chỉ huy trực tiếp ghi và ký vào mục kết thúc công việc của phiếu công tác và bàn giao nơi làm việc cho Người cho phép.
65. Nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo
65.1. Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc, đơn vị công tác phải thu dọn nơi làm việc, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên.
65.2. Khi bắt đầu công việc ngày tiếp theo, Người cho phép và Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và thực hiện việc cho phép làm việc.
65.3. Đến ngày làm việc tiếp theo, Người chỉ huy trực tiếp chỉ được phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc sau khi Người cho phép đồng ý và kiểm tra lại các biện pháp an toàn đủ và đúng theo yêu cầu công việc.
IV. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÔNG VIỆC CỤ THỂ
IV.I. Trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động
66.1. Tất cả nhân viên của đơn vị công tác phải sử dụng đúng và đầy đủ các trang bị an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với công việc được giao. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng các trang bị an toàn và bảo hộ lao động của nhân viên đơn vị công tác.
66.2. Khi công việc được thực hiện ở gần đường dây có điện áp từ 220 kV trở lên và có khả năng bị điện giật do nhiễm điện cảm ứng thì nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị bảo hộ chuyên dụng.
67. Kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động
67.1. Các dụng cụ và trang thiết bị an toàn điện phải đạt được các tiêu chuẩn thử nghiệm và sử dụng.
67.2. Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được kiểm tra, thử nghiệm, bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành.
68.1. Trước khi sử dụng trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động, người sử dụng phải kiểm tra và chỉ được sử dụng khi biết chắc chắn các trang thiết bị này đạt yêu cầu.
68.2. Sau khi sử dụng, các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ làm khô và bảo quản theo quy định. Nếu phát hiện trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động có dấu hiệu bất thường phải báo cáo với người quản lý.
69. Sử dụng dụng cụ và thiết bị khi làm việc có điện
Nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa có điện khi không có các dụng cụ, thiết bị bảo đảm an toàn.
70. Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng đối với dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện
70.1. Dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện phải được kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn và bảo dưỡng, bảo quản theo quy định.
70.2. Cấm sử dụng dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho công việc sửa chữa có điện quá thời hạn kiểm tra, đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bất thường.
71. Vận chuyển các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động
Các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được cất vào bao gói chuyên dụng để tránh làm hỏng, biến dạng, dính dầu, bụi bẩn, ẩm trong quá trình vận chuyển.
IV.II. An toàn khi xây dựng công trình điện lực
72. Công việc đào móng cột và hào cáp
72.1. Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp để tránh lở đất.
72.2. Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người rơi xuống hố như đặt rào chắn, đèn báo và bố trí người cảnh giới khi cần thiết.
72.3. Trước khi đào hố đơn vị công tác phải xác định các công trình ngầm ở dưới hoặc gần nơi đào và có biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng các công trình này. Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình ngầm bị hư hỏng, đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với người có trách nhiệm. Trường hợp các công trình ngầm bị hư hỏng gây tai nạn thì đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo ngay cho các tổ chức liên quan.
73.1. Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc... phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
73.2. Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
74.1. Cấm đặt phương tiện trục kéo để dựng cột ngay dưới dây dẫn đường dây dẫn điện cao áp đang vận hành.
74.2. Dây cáp kéo và cáp hãm phải bố trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt không thể văng về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện như sau:
Cấp điện áp (kV) |
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Đến 220 |
6,0 |
500 |
8,0 |
74.3. Chỉ được dùng dây thừng làm dây chằng néo về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ dây chằng đến dây dẫn có điện như sau:
Cấp điện áp (kV) |
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Đến 35 |
4,0 |
Đến 220 |
6,0 |
500 |
8,0 |
Nếu dây chằng có nguy cơ dịch chuyển tới gần dây dẫn có điện với khoảng cách nhỏ hơn quy định trên (do dây bị đứt, néo bị bật...) thì phải dùng dây chằng ngược để kéo lại.
74.4. Khi nâng cột phải nối đất các phần sau:
74.4.1. Thân của tời nâng cột, hãm cột.
74.4.2. Toàn bộ dây chằng bằng kim loại nếu là cột đang dựng bằng sắt.
74.5. Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột.
74.6. Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù hợp để không để xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đường dây.
IV.III. An toàn khi làm việc với đường dây điện
75. Làm việc gần đường dây điện cao áp
75.1. Nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị và sử dụng các trang bị an toàn bảo hộ lao động phù hợp.
75.2. Nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây có điện. Khoảng cách an toàn theo cấp điện áp được quy định như sau:
Điện áp đường dây (kV) |
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Từ 01 đến 35 |
0,6 |
Trên 35 đến 66 |
0,8 |
Trên 66 đến 110 |
1,0 |
Trên 110 đến 220 |
2,0 |
Trên 220 đến 500 |
4,0 |
75.3. Nếu không bảo đảm khoảng cách tại khoản 75.2 thì phải cắt điện.
76. Làm việc với đường dây điện hạ áp
76.1. Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên đơn vị công tác do đường dây có điện hạ áp khác, Người chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần có điện bằng các thiết bị bảo vệ để tránh dẫn đến nguy hiểm.
76.2. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ thích hợp khi thực hiện che phần có điện.
77.1. Đối với các công việc khi thực hiện có thể làm rơi hoặc làm chùng dây dẫn trong khoảng cột giao chéo với các đường dây khác có điện thì chỉ cho phép không cắt điện các đường dây này nếu dây dẫn của đường dây cần sửa chữa nằm dưới các đường dây đang có điện.
77.2. Khi thay dây dẫn ở chỗ giao chéo, đơn vị công tác phải có biện pháp để dây dẫn cần thay không văng lên đường dây đang có điện đi ở bên trên.
78. Làm việc với dây chống sét
Khi làm việc với dây chống sét ở trên cột nằm trong vùng ảnh hưởng của các đường dây có điện phải đặt đoạn dây nối tắt giữa dây chống sét với thân cột sắt hoặc với dây xuống đất của cột bê tông, cột gỗ ở ngay cột định tiến hành công việc để khử điện áp cảm ứng. Khi làm việc với dây dẫn, để chống điện cảm ứng gây nguy hiểm cho nhân viên đơn vị công tác phải đặt nối đất di động dây dẫn với xà của cột sắt hoặc dây nối đất của cột gỗ, cột bê tông tại nơi làm việc.
79.1. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kéo) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện được quy định như sau:
Điện áp làm việc (kV) |
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Từ 01 đến 35 |
2,5 |
Trên 35 đến 110 |
3,0 |
Trên 110 đến 220 |
4,0 |
Trên 220 đến 500 |
6,0 |
79.2. Nếu dây chằng có thể dịch lại gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách được quy định tại khoản 79.1 thì phải dùng dây néo để kéo dây chằng đủ cách xa dây dẫn. Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị đứt cũng không thể văng về phía dây dẫn đang có điện.
80. Làm việc trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang có điện
80.1. Những công việc có trèo lên cột trên một mạch đã cắt điện của đường dây nhiều mạch khi mạch kia vẫn có điện chỉ được phép tiến hành với điều kiện khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn khoảng cách được quy định như sau:
Điện áp làm việc (kV) |
Khoảng cách không nhỏ hơn (m) |
Từ 01 đến 35 |
3,0 |
66 |
3,5 |
110 |
4,0 |
220 |
6,0 |
500 |
8,5 |
80.2. Đối với đường dây 35 kV khi khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch nhỏ hơn 03 m nhưng không nhỏ hơn 02 m, cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét) nhưng phải có biện pháp an toàn để thực hiện công việc.
80.3. Cấm làm việc trên dây dẫn hai mạch khi một mạch vẫn còn điện trong lúc có gió to có thể làm đung đưa dây buộc giữ, dây cáp và gây khó khăn cho công việc của người làm việc ở trên cột.
Khi thực hiện kéo hoặc dỡ dây dẫn điện, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
81.1. Kiểm tra tình trạng của cơ cấu hỗ trợ và cáp dẫn bảo đảm hoạt động bình thường, có các biện pháp ngăn ngừa bổ sung phòng chống đổ, sập.
81.2. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng như đặt các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm, căng dây hoặc hàng rào giới hạn khu vực nguy hiểm và bố trí Người cảnh giới khi thấy cần thiết.
IV.IV. An toàn khi làm việc tại nhà máy điện, trạm điện
82.1. Khi thực hiện thao tác đóng hoặc cắt mạch điện cấp điện cho thiết bị, người thực hiện phải sử dụng các trang bị an toàn phù hợp.
82.2. Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho sau khi cắt điện phải nhìn thấy phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía (trừ thiết bị GIS).
83. Làm việc với máy phát, trạm biến áp
83.1. Khi công việc được thực hiện ở thiết bị đang ngừng như máy phát điện, thiết bị bù đồng bộ và máy biến áp phải cắt tất cả các thiết bị đóng cắt nối với đường dây và thiết bị điện nhằm ngăn ngừa có điện bất ngờ ở thiết bị.
83.2. Cho phép tiến hành các công việc thí nghiệm máy phát điện khi máy phát đang quay không có kích từ và phải thực hiện theo quy trình thí nghiệm được phê duyệt.
84.1. Nếu tại vùng làm việc hoặc gần vùng làm việc có chất dễ cháy, nổ như xăng, dầu, khí gas, Hydro, Axetylen thì đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phải phối hợp để thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ phù hợp.
84.2. Khi máy phát điện, máy bù đồng bộ làm việc với hệ thống làm mát bằng Hydro không được để tạo thành hỗn hợp nổ của Hydro. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong không khí chiếm từ 3,3% đến 81,5%.
84.3. Khi vận hành thiết bị điện phân, không được để tạo thành hỗn hợp nổ Hydro và Oxy. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong Oxy chiếm từ 2,63% đến 95%.
84.4. Công việc sửa chữa trong hệ thống dầu chèn và hệ thống khí của máy phát điện, máy bù làm mát bằng Hydro, máy điện phân đã ngừng làm việc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ như thông thổi hệ thống khí, thông gió khu vực làm việc, tách hệ thống ra khỏi các hệ thống đang vận hành.
84.5. Cấm làm công việc có lửa hoặc phát sinh tia lửa trực tiếp trên vỏ máy phát, máy bù, máy điện phân hoặc trên ống dẫn của hệ thống dầu khí có chứa Hydro.
84.6. Các công việc có lửa như hàn điện, hàn hơi... ở cách xa hệ thống dầu khí có Hydro trên 15 m có thể thực hiện. Khi ở dưới 15 m thì phải có các biện pháp an toàn đặc biệt như: đặt tấm chắn, kiểm tra không có Hydro trong không khí ở chỗ làm việc...
84.7. Các công việc có lửa trong phòng đặt thiết trí điện phân có thể tiến hành khi ngừng thiết bị, phân tích không khí thấy không chứa Hydro và hệ thống thông gió hoạt động liên tục. Nếu cần tiến hành các công việc có lửa trên máy móc của một thiết bị điện phân khác đang làm việc không thể ngừng thì ngoài các biện pháp nói trên, phải tháo tất cả các ống nối giữa thiết bị đang làm việc với đường ống của thiết bị sửa chữa và nút lại. Nơi làm việc có lửa phải che chắn để tia lửa khỏi bắn ra xung quanh.
85.1. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà không tháo dỡ động cơ ra khỏi mạch điện thì phải khóa cơ cấu truyền động cấp điện cho động cơ, khóa nguồn điều khiển động cơ và treo biển báo để tránh đóng nhầm điện trở lại.
85.2. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà phải tháo các cực của động cơ ra khỏi mạch cung cấp điện, phải nối ngắn mạch 3 pha và đặt nối đất di động ba đầu cực cấp điện cho động cơ tại phía nguồn cung cấp.
85.3. Các đầu ra và phễu cáp của động cơ đều phải có che chắn, bắt chặt bằng bu lông. Cấm tháo các che chắn này trong khi động cơ đang làm việc. Các phần quay của động cơ như vòng tiếp điện, bánh đà, khớp nối trục, quạt gió đều phải che chắn.
85.4. Trước khi tiến hành công việc ở các động cơ bơm hoặc quạt gió phải thực hiện các biện pháp chống động cơ quay ngược.
86. Làm việc với thiết bị đóng cắt
86.1. Trước khi làm việc với thiết bị đóng cắt có cơ cấu khởi động tự động và điều khiển từ xa cần thực hiện các biện pháp sau:
86.1.1 Tách mạch điện nguồn điều khiển.
86.1.2. Treo biển báo an toàn.
86.2. Để đóng cắt thử phục vụ hiệu chỉnh thiết bị đóng cắt cho phép tạm thời đóng điện vào mạch thao tác, mạch động lực của bộ truyền động, mạch tín hiệu mà chưa phải làm thủ tục bàn giao. Sau khi thử xong, nếu cần tiếp tục công việc ở thiết bị đóng cắt thì nhân viên vận hành hoặc Người chỉ huy trực tiếp (khi được nhân viên vận hành đồng ý) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
86.3. Trong vận hành mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa. Cấm ấn nút thao tác ở ngay hộp điều khiển tại máy cắt. Chỉ cho phép cắt máy cắt bằng nút thao tác này trong trường hợp cần ngăn ngừa sự cố hoặc cứu người bị tai nạn điện.
86.4. Cấm cắt máy cắt bằng nút thao tác tại chỗ trong trường hợp đã cắt từ xa nhưng máy cắt không cắt hoặc không cắt hết các cực.
86.5. Cấm xả các chất cách điện được sử dụng trong thiết bị đóng cắt ra môi trường.
87. Khi nâng, hạ thiết bị điện
Khi nâng, hạ hoặc tháo dỡ thiết bị điện phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh rơi, va chạm hoặc xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn giữa thiết bị với dây dẫn điện hoặc thiết bị điện khác.
Khi làm việc với mạch đo lường bảo vệ, nhân viên đơn vị công tác phải chú ý không làm ảnh hưởng đến bộ phận nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến dòng điện. Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp.
89. Làm việc với hệ thống ắc quy sử dụng dung dịch điện môi
89.1. Phải chuẩn bị chất trung hòa phù hợp với hệ thống ắc quy.
89.2. Khi làm việc với axit và kiềm phải thực hiện các biện pháp thích hợp như mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axit và kiềm.
89.3. Cấm hút thuốc hoặc đem lửa vào phòng ắc quy. Ngoài cửa phòng ắc quy phải có cảnh báo “Phòng ắc quy - cấm lửa - cấm hút thuốc”.
89.4. Phòng ắc quy phải được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do khí phát sinh từ hệ thống ắc quy.
90. Làm việc an toàn với thiết bị GIS
90.1. Trường hợp vận hành bình thường, mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy (HMI) hoặc hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA). Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi thiết bị cách điện kín (GIS) không có điện.
90.2. Phải kiểm tra áp lực khí SF6, tình trạng rò SF6 trong quá trình vận hành hoặc sửa chữa. Khi phát hiện rò rỉ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
90.3. Khi cách ly thiết bị theo từng phân đoạn, tại mỗi điểm cách ly đều phải khóa và treo biển cảnh báo.
90.4. Xác định GIS đã được cách ly phải thông qua chỉ thị tại chỗ của thiết bị đóng cắt, thông số điện áp của thiết bị.
IV.V. An toàn khi làm việc trên cao
91. Kiểm tra trước khi trèo lên giá đỡ
91.1. Trước khi trèo lên giá đỡ, cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơ bộ:
91.1.1. Tình trạng của bệ đỡ, giá đỡ, cột.
91.1.2. Vị trí của giá đỡ và đường trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột.
91.1.3. Xác định các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cần thiết.
91.2. Trường hợp cần trèo lên cột có độ vững không đủ, phải có biện pháp gia cố thích hợp để đảm bảo an toàn trước khi thực hiện công việc.
91.3. Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc nếu phát hiện thấy có dấu hiệu đe dọa đến an toàn đối với người và thiết bị.
92. Kiểm tra cắt điện và rò điện
Khi trèo lên cột điện, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra không còn điện, rò điện.
93. Sử dụng các thiết bị leo trèo
Khi làm việc ở vị trí có độ cao hoặc độ sâu trên 02 m so với mặt đất, nhân viên đơn vị công tác phải dùng các phương tiện lên xuống phù hợp.
Khi làm việc trên cao, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng dây đeo an toàn. Dây đeo an toàn phải neo (móc) vào vị trí cố định, chắc chắn.
95. Ngăn ngừa vật liệu, dụng cụ rơi từ trên cao
Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ ở trên cao và khi đưa vật liệu dụng cụ lên hoặc xuống, người thực hiện phải có biện pháp thích hợp để không làm rơi vật liệu, dụng cụ đó.
IV.VI. An toàn khi kiểm định trang thiết bị, dụng cụ điện
96. Rào chắn, khoảng cách an toàn và nối đất
96.1. Nơi có điện cao áp trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được cách ly bằng rào chắn.
96.2. Khoảng cách từ phần dẫn điện của thiết bị thử nghiệm đến rào chắn cố định có nối đất không được nhỏ hơn khoảng cách được quy định dưới đây:
96.2.1 Đối với điện áp xung (trị số biên độ)
Điện áp (kV) |
Khoảng cách (m) |
Từ 01 đến 100 |
0,5 |
Trên 100 đến 150 |
0,75 |
Trên 150 đến 400 |
1,0 |
Trên 400 đến 500 |
1,5 |
Trên 500 đến 1000 |
2,5 |
Trên 1000 đến 1500 |
4,0 |
Trên 1500 đến 2000 |
5,0 |
Trên 2000 đến 2500 |
6,0 |
96.2.2. Đối với điện áp tần số công nghiệp, điện áp hiệu dụng và điện một chiều:
Điện áp (kV) |
Khoảng cách (m) |
Từ 01 đến 6 |
0,1 |
Trên 6 đến 10 |
0,2 |
Trên 10 đến 20 |
0,3 |
Trên 20 đến 50 |
0,5 |
Trên 50 đến 100 |
1,0 |
Trên 100 đến 250 |
1,5 |
Trên 250 đến 400 |
2,5 |
Trên 400 đến 800 |
4,0 |
Khoảng cách tới rào chắn tạm thời phải gấp hai lần trị số nêu trên.
96.3. Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7 m; rào chắn tạm thời có chiều cao không nhỏ hơn 1,2 m. Kết cấu của rào chắn phải đảm bảo người không thể vô ý chạm phải phần có điện.
96.4. Cửa của rào chắn phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khóa cửa phải là loại tự khóa và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khóa.
96.5. Có thể không cần khóa rào chắn của nơi thử nghiệm nằm trong trạm thử nghiệm, nếu người không có nhiệm vụ không thể đi tới khu vực này.
96.6. Rào chắn cố định phải có kết cấu sao cho chỉ khi dùng chìa khóa vặn hay dụng cụ đặc biệt thì mới có thể tháo rào chắn được. Chỉ cho phép đi vào phía trong rào chắn để kiểm tra máy biến áp nếu vỏ máy biến áp đó được nối đất và khoảng cách từ tán sứ dưới cùng của các sứ máy biến áp đến phần gần nhất của cơ thể người không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp (kV) |
Khoảng cách (m) |
Từ 01 đến 10 |
1,5 |
Trên 10 đến 35 |
2,0 |
Trên 35 đến 110 |
2,5 |
96.7. Máy biến áp dùng thử nghiệm cách điện phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng điện ngắn mạch.
96.8. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.
96.9. Phải nối đất: Các khung, vỏ, thân của các đối tượng cần thử nghiệm và thiết bị thử nghiệm, bàn thử nghiệm di động, khí cụ điện xách tay, rào chắn bằng kim loại, dụng cụ đo lường có vỏ kim loại. Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể nối đất do điều kiện nào đó thì phải có rào chắn.
96.10. Trong sơ đồ máy phát xung và máy phát nối tầng điện một chiều phải đặt thiết bị tự động nối đất tất cả các tụ điện khi cắt điện khỏi các bộ nắn điện.
96.11. Thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhưng đặt trong mặt bằng thử nghiệm, phải được nối tắt và nối đất.
96.12. Khi thử nghiệm sản phẩm có điện dung lớn như tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm phải có thiết bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.
96.13. Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện được đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải được phóng điện và nối đất. Khi các tụ điện đấu nối tiếp phải phóng điện từng tụ điện. Phải phóng điện cho đến khi hết tia lửa.
97. Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
Đơn vị quản lý vận hành trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm là thiết bị đo phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các trang thiết bị không đạt yêu cầu sau kiểm định, hiệu chuẩn không được sử dụng.
98.1. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
98.2. Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi Người chỉ huy trực tiếp cho phép.
98.3. Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa, cách ly các phía của máy biến áp.
Trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp sau:
99.1. Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm.
99.2. Phải chắc chắn không có người không có nhiệm vụ trong vùng làm việc.
99.3. Đặt tín hiệu cảnh báo và khóa hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập vào khu vực thí nghiệm.
100.1. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và đặt ở mạch sơ cấp của máy biến áp thử nghiệm.
100.2. Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi Người chỉ huy trực tiếp cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
101. Thử nghiệm độ bền cơ vật cách điện
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thủy tinh, nhựa tổng hợp...) cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên đơn vị công tác do các mảnh vụn bắn ra.
102. Đề phòng điện áp thử nghiệm
102.1. Để đề phòng điện áp thử ảnh hưởng điện áp công tác, phải đảm bảo khoảng cách giữa hai phần có điện áp đó như sau:
Điện áp định mức của thiết bị (kV) |
Đến |
|||
10 |
15 |
20 |
35 |
|
Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
0,15 |
0,20 |
0,25 |
0,50 |
102.2. Khi sử dụng xe thí nghiệm lưu động hoặc máy thử cố định, phải tuân theo các điều kiện sau đây:
102.2.1. Máy thử phải được chia thành hai phần rõ ràng, một phần đặt các thiết bị hạ áp, có chỗ đứng cho người thao tác, còn phần kia đặt tất cả các thiết bị và dây dẫn điện cao áp.
102.2.2. Các thiết bị điện cao áp phải được rào chắn cẩn thận để tránh người đến gần.
102.2.3. Cửa của các thiết bị điện cao áp phải có khóa liên động dùng tiếp điểm điện để khi mở cửa thì điện cao áp được cắt ra và có đèn báo khi phần thiết bị này có điện.
102.2.4. Mọi thiết bị điện hạ áp phải bố trí sao cho việc thao tác và kiểm tra được thuận tiện.
IV.VII. An toàn khi làm việc ở các vị trí có nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng
Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp thích hợp như đặt rào chắn nếu thấy cần thiết quanh vùng làm việc sao cho người không có nhiệm vụ không đi vào đó gây tai nạn và tự gây thương tích. Đặc biệt trong trường hợp làm việc với đường cáp điện ngầm, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp nhằm tránh cho người có thể bị rơi xuống hố.
Đơn vị công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo trước khi làm việc nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
105. Làm việc tại đường giao thông
105.1. Khi sử dụng đường giao thông cho các công việc như xây dựng và sửa chữa, đơn vị công tác có thể hạn chế sự qua lại của phương tiện giao thông, người đi bộ nhằm giữ an toàn cho cộng đồng.
105.2. Khi hạn chế các phương tiện tham gia giao thông, phải thực hiện đầy đủ quy định của các cơ quan chức năng liên quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
105.2.1. Phải đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho cộng đồng.
105.2.2. Chiều rộng của đường để các phương tiện giao thông đi qua phải đảm bảo quy định của cơ quan quản lý đường bộ.
105.3. Khi hạn chế đi lại của người đi bộ, để đảm bảo việc qua lại an toàn, phải thực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời và có biển chỉ dẫn cụ thể.
105.4. Khi công việc được thực hiện ở gần đường sắt, đường bộ, đường thủy, hoặc tại vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện với các đường giao thông nói trên, đơn vị công tác phải liên hệ với cơ quan có liên quan và yêu cầu cơ quan này bố trí người hỗ trợ trong khi làm việc để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, nếu thấy cần thiết.
IV.VIII. An toàn khi làm việc với xe phục vụ công tác vận hành, sửa chữa đường dây, thiết bị điện
106.1. Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
106.2. Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
107. Quy định vận tốc di chuyển
Khi di chuyển trong khu vực trạm điện, vận tốc di chuyển của các loại xe không được quá 10km/h.
Khi di chuyển trong khu vực trạm điện, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần có điện không nhỏ hơn quy định ở bảng sau:
Điện áp (kV) |
Khoảng cách (m) |
Từ 01 đến 35 |
1,0 |
Trên 35 đến 110 |
1,5 |
220 |
2,5 |
500 |
4,5 |
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc không cắt điện ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
110.1. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc bước lên xe trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
110.2. Nếu xe bị cháy khi chưa kịp cắt điện, người lái xe phải nhảy ra khỏi xe và di chuyển để tránh điện áp bước.
Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ.
Cấm vận hành xe cần cẩu, xe thang và xe nâng trong trường hợp có gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
Mỗi xe phải có quy trình hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố và được phổ biến để thực hiện công việc. Đơn vị sử dụng xe quy định công tác an toàn cho nhân viên và Người chỉ huy trực tiếp.
114. Cây gần công trình điện lực
114.1. Cây có nguy cơ gây mất an toàn về điện phải có biện pháp xử lý (chặt, tỉa, di dời,...) để đảm bảo an toàn. Tổ chức, cá nhân phải phối hợp với đơn vị quản lý vận hành trước khi thực hiện công việc.
114.2. Trước khi xử lý phải kiểm tra, áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc, công trình điện lực và cộng đồng.
115. Làm việc với thiết bị điện, đường dây điện trong công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
115.1. Xác định đúng thiết bị điện, đường dây điện sẽ làm việc.
115.2. Xác định các yếu tố nguy hiểm của hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (nếu có).
115.3. Đảm bảo an toàn cho công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Khi nâng hoặc hạ một tải trọng, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
116.1. Nhân viên đơn vị công tác không đứng và làm bất cứ công việc gì trong vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
116.2. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
116.3. Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khóa để tránh rơi.
117. Vận chuyển vật siêu trường, siêu trọng
Khi vận chuyển vật siêu trường, siêu trọng phải sử dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm an toàn và không trái với các quy định hiện hành.
118. Ngăn ngừa mất khả năng làm việc do công cụ gây rung
Công cụ khi làm việc gây rung, như cưa xích, đầm... phải áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp.
Đối với hệ thống truyền tải điện một chiều, trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà cao tầng, trạm GIS, bộ lưu trữ điện, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời chưa có quy định hiện hành của Việt Nam thì áp dụng theo quy định của nhà chế tạo và quốc tế nhưng không được trái với các quy định của Việt Nam thì được ưu tiên áp dụng.
120. Làm việc với trạm biến áp không người trực
120.1. Có các biện pháp để ngăn chặn những người không có nhiệm vụ vào trạm.
120.2. Có quy trình quản lý vận hành, phối hợp giữa các đơn vị.
120.3. Phải đảm bảo các điều kiện về điều khiển xa, giám sát từ xa theo quy định hiện hành.
120.4. Khi có đơn vị công tác làm việc tại trạm phải thực hiện như đối với trạm biến áp có người trực.
121. Vệ sinh cách điện khi đang vận hành
121.1. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
121.2. Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường; cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
121.3. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
122. Làm việc với đường dây đang có điện (sửa chữa điện nóng)
122.1. Đối với điện cao áp đến 35 kV:
122.1.1. Người làm công việc phải được đào tạo, sát hạch và cấp chứng nhận phù hợp.
122.1.2. Cấm thực hiện công tác khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có giông sét hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; khi trời tối, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
122.1.3. Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ cách điện và phương tiện chuyên dùng có cách điện phù hợp khi làm việc.
122.1.4. Thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại trước khi tiến hành công việc.
122.2. Đối với cấp điện áp 110 kV:
122.3. Người làm công việc phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị; được kiểm tra đạt tiêu chuẩn về mặt lý thuyết, thực hành phương pháp thi công, sửa chữa, bảo trì lưới điện đang có điện.
122.3.1. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì đường dây đang có điện đều phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký công tác với đơn vị quản lý vận hành và phải được cấp phiếu công tác.
122.3.2. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và không được đóng lại bằng tay.
122.3.3. Không mang theo đồ trang sức, vật dụng cá nhân bằng kim loại khi làm việc.
122.3.4. Tổ chức kiểm tra sức khỏe (thân nhiệt, huyết áp, thị lực, thính lực) cho nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước khi tiến hành công việc.
122.3.5. Trong một thời điểm, nhân viên đơn vị công tác chỉ được phép làm việc trên 01 pha.
122.3.6. Không được làm việc vượt quá tải trọng làm việc (tải trọng cơ) và vượt quá điện áp làm việc của thiết bị, dụng cụ thi công.
122.3.7. Không thực hiện công tác khi:
122.3.7.1. Trời tối hoặc ban đêm; nơi làm việc không đủ ánh sáng (tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải nhìn rõ phần có điện gần nhất).
122.3.7.2. Điều kiện làm việc không an toàn hoặc không đủ nhân lực hoặc không có Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát an toàn điện hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy trình công nghệ.
123. Làm việc tại không gian hạn chế
Thực hiện theo QCVN 34:2018/BLĐTBXH về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế ban hành theo Thông tư số 29/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các văn bản sửa đổi, thay thế (nếu có).
V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
124.1. Tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
124.2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất căn cứ vào đặc thù của đơn vị có thể ban hành quy định hoặc hướng dẫn thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn khi thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện của đơn vị mình nhưng không trái với Quy chuẩn này và các quy định khác của pháp luật.
125. Trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn
125.1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên địa bàn tỉnh quản lý.
125.2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn này đối với các Sở Công Thương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên phạm vi cả nước.
126. Xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để được xem xét, giải quyết./.
TÊN ĐƠN VỊ CẤP PHIẾU |
PHIẾU CÔNG TÁC |
Số:............ |
1. Cấp cho:
1.1. Người lãnh đạo công việc (nếu có): ........................................................................................
1.2. Người chỉ huy trực tiếp: ...........................................................................................................
1.3. Nhân viên đơn vị công tác: (ghi số lượng người)
1.4. Địa điểm công tác: .....................................................(1).........................................................
1.5. Nội dung công tác: .......................................................(2)......................................................
........................................................................................................................................................
1.6. Thời gian theo kế hoạch:
- Bắt đầu công việc: .........giờ ..........phút, ngày.......... tháng........... năm ......................................
- Kết thúc công việc: .........giờ ............phút, ngày.......... tháng......... năm .....................................
1.7. Điều kiện tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây): .............................................................................................................................
Phiếu công tác cấp ngày ... tháng ... năm .......
Người cấp phiếu
Họ và tên...................................................................... chức vụ: ...................................................
Chữ ký: ...........................................................................................................................................
2. Thủ tục cho phép công tác
2.1. Những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện: ............................(3) .....................
2.2. Đã tiếp đất tại các vị trí: ..............................................................(4).........................................
2.3. Đã làm rào chắn và treo biển báo tại: ...............................................(5)..................................
2.4. Phạm vi được phép làm việc: .......................................................(6).......................................
2.5. Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết: ...........................................................(7)....................................
2.6. Cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc lúc ...giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm
Người cho phép
Họ và tên..................................................................... chức vụ: ....................................................
Chữ ký: .........................................................................................................................................
3. Tiếp nhận nơi làm việc
3.1. Đã kiểm tra những biện pháp an toàn tại hiện trường: ............................................................
3.2. Đã làm thêm các biện pháp an toàn và tiếp đất tại: .....................................(9) .....................
Bắt đầu tiến hành công việc lúc ...giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ....
Người lãnh đạo công việc (nếu có)
Họ và tên....................................................................... chức vụ: ..................................................
Chữ ký: ...........................................................................................................................................
Người chỉ huy trực tiếp (ký và ghi họ tên)
Họ và tên............................................................................ chức vụ: ..............................................
Chữ ký: ...........................................................................................................................................
Người giám sát an toàn điện (ký và ghi họ tên - nếu có):
Họ và tên....................................................................... chức vụ: ...................................................
Chữ ký: ...........................................................................................................................................
4. Danh sách nhân viên đơn vị công tác (và thay đổi người nếu có)
TT |
Họ, tên |
Vào vị trí làm việc |
Ra khỏi vị trí làm việc |
||
Thời gian (giờ, ngày, tháng) |
Ký tên |
Thời gian (giờ, ngày, tháng) |
Ký tên |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày, di chuyển nơi làm việc:
STT |
Địa điểm công tác |
Thời gian (giờ, ngày, tháng) |
Người chỉ huy trực tiếp (ký hoặc ghi tên) |
Người cho phép (ký hoặc ghi tên) |
|
Bắt đầu |
Kết thúc |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
6. Kết thúc công tác:
6.1. Toàn bộ công tác đã kết thúc, dụng cụ đã thu dọn, người, tiếp đất và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm đã rút hết bảo đảm an toàn đóng điện. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác trả lại nơi làm việc cho ông (bà).................................... chức vụ..................................... đại diện đơn vị quản lý lúc ........ giờ.......... ngày.......... tháng........ năm ...........
Người chỉ huy trực tiếp (ký) ...............................
Người lãnh đạo công việc (ký - nếu có) .........................................
6.2. Đã tiếp nhận và kiểm tra nơi làm việc, phiếu công tác đã khóa lúc ... giờ ... phút... ngày ... tháng ... năm ...
Người cho phép (ký và ghi họ tên) ................................................................................................
Đã kiểm tra hoàn thành phiếu ngày.......... tháng.......... năm.............
Người cấp phiếu (ký và ghi họ tên) ...................................................................
Ghi chú: Tùy theo tổ chức sản xuất và điều kiện thực tế, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện có thể ban hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện phiếu công tác nhưng không trái với quy định của Mẫu phiếu này.
TÊN ĐƠN VỊ CẤP LỆNH |
LỆNH CÔNG TÁC |
Số:............ |
A. Phần lưu giữ của Người ra lệnh
Nội dung lệnh:
1. Người chỉ huy trực tiếp (Người thi hành lệnh):................................................ Bậc ATĐ ......./5
2. Nhân viên đơn vị công tác, gồm: ............ người:
Thuộc (Công ty, Phân xưởng v.v) .........................................................................................
Danh sách nhân viên đơn vị công tác và thay đổi người (nếu có):
TT |
Họ, tên |
Bậc ATĐ |
1 |
|
/5 |
... |
|
/5 |
|
|
/5 |
3. Địa điểm (hoặc thiết bị) tiến hành công tác: ..............................................................................
4. Nội dung công tác: ......................................................................................................................
5. Điều kiện về an toàn điện để tiến hành công việc: .....................................................................
6. Thời gian bắt đầu làm việc từ ..........giờ ........phút, ngày ...../....../........
Người ra lệnh công tác (ký, ghi họ, tên): ..........................................................................
B. Phần giao cho Người chỉ huy trực tiếp (Người thi hành lệnh) |
||
TÊN ĐƠN VỊ CẤP LỆNH |
LỆNH CÔNG TÁC |
Số:.............. |
1. Nội dung lệnh:
1.1. Người chỉ huy trực tiếp (Người thi hành lệnh):....................................... Bậc ATĐ ............/5
1.2. Nhân viên đơn vị công tác, gồm: ............... người:
Thuộc (Công ty, Phân xưởng v.v) ...............................................................................................
Danh sách nhân viên đơn vị công tác và thay đổi người (nếu có):
TT |
Họ, tên |
Bậc ATĐ |
Đến làm việc |
Rút khỏi |
||
Thời gian |
Ký tên |
Thời gian (giờ, ngày, tháng) |
Ký tên |
|||
1 |
Ông A |
/5 |
7h30 |
A |
9h00 |
A |
… |
Ông B |
/5 |
7h30 |
B |
16h00 |
B |
|
Ông C |
/5 |
09h00 |
C |
16h00 |
C |
1.3. Địa điểm (hoặc thiết bị) tiến hành công việc:..........................................................................
........................................................................................................................................................
1.4. Nội dung công việc:................................................................................................................
......................................................................................................................................................
1.5. Điều kiện về an toàn điện để tiến hành công việc:..................................................................
.......................................................................................................................................................
1.6. Thời gian bắt đầu làm việc theo kế hoạch, từ ........giờ ..........phút, ngày .........../........./.........
Người ra Lệnh công tác (ký, ghi họ, tên): .....................................................................
2. Thực hiện lệnh
2.1. Người chỉ huy trực tiếp (Người thi hành lệnh) (ký, ghi họ, tên):................................................ Bậc ATĐ ........./5
2.2. Người giám sát an toàn điện (ký, ghi họ, tên [nếu có]): ............................................... thuộc đơn vị (ghi tên đơn vị cử Người giám sát an toàn điện)...................................................................
2.3. Trình tự công việc và các điều kiện an toàn từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc công việc
TT |
Trình tự công việc |
Các điều kiện an toàn |
Thời gian |
|
Bắt đầu |
Kết thúc |
|||
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Kết thúc công tác
Đơn vị công tác kết thúc, làm xong công việc lúc .........giờ ............, ngày ......../......../..........
Người chỉ huy trực tiếp (Người thi hành lệnh) đã báo cho ông (bà):.............................................. Chức danh Người ra lệnh: ................................................................................
Người chỉ huy trực tiếp (Người thi hành lệnh) (ký và ghi họ, tên):.........................................
Đã kiểm tra hoàn thành Lệnh, ngày ........./........./........... |
Người ra lệnh công tác (ký và ghi họ, tên): .....................................................................
Ghi chú: Tùy theo tổ chức sản xuất và điều kiện thực tế (có thể áp dụng mẫu điện tử, bản ghi âm,...), tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện có thể ban hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện lệnh công tác nhưng không trái với quy định của Mẫu lệnh này.
MINISTRY OF
INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 39/2020/TT-BCT |
Hanoi, November 30, 2020 |
CIRCULAR
INTRODUCING THE NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON ELECTRIC SAFETY
Pursuant to the Law on Technical Standards and Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Government's Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Technical Standards and Regulations, and the Government's Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 on amendments and supplements to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Technical Standards and Regulations;
Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2014/ND-CP dated February 26, 2014, elaborating on the implementation of the Law on Electricity in terms of electric safety, and the Government’s Decree No. 51/2020/ND-CP dated April 21, 2020 on amendments to several Articles of the Government’s Decree No. 14/2014/ND-CP dated February 26, 2014, elaborating on the implementation of the Law on Electricity in terms of electric safety;
Upon the request of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;
The Minister of Industry and Trade herein promulgates the Circular introducing the National Technical Regulation on electric safety.
...
...
...
Reference number: QCVN 01: 2020/BCT
Article 2. Entry in force
1. This Circular shall enter into force as from June 1, 2021.
2. The Decision No. 12/2008/QD-BCT dated June 17, 2008 of the Minister of Industry and Trade, introducing the National Technical Regulation on Electric Safety QCVN 01:2008/BCT, shall be invalidated from the effective date of this Circular.
Article 3. Implementation
1. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, other organizations and individuals involved shall be responsible for enforcing this Circular./.
2. In the course of implementing this Circular, should there be any issue that arises, persons and entities may send timely feedback to the Ministry of Industry and Trade to request its review and action./.
...
...
...
QCVN 01: 2020/BCT
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON ELECTRIC SAFETY
Foreword
QCVN 01:2020/BCT replacing QCVN 01:2008/BCT is appended to the Decision No. 12/2008/QD-BCT dated June 17, 2008 of the Minister of Industry and Trade.
The full text of QCVN 01:2020/BCT is composed by the Commission on Writing of National Technical Regulation on Electric Safety; is submitted for approval by the Industrial Safety Techniques and Environment Agency; is reviewed and made available for use as appended to the Circular No. 39/2020/TT-BCT dated November 30, 2020 of the Minister of Industry and Trade.
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON ELECTRIC SAFETY
...
...
...
1. Scope
This Regulation deals with safety precautions for the construction, operation, business, testing, inspection and repair of electrical lines, electrical equipment and other types of work according to regulatory provisions.
2. Subjects
This Regulation applies to all organizations and individuals engaged in electricity activities and using electricity for production in the territory of Vietnam.
3. Interpretation
For the purpose of this Regulation, terms used herein shall be construed as follows:
3.1. Operator is an entity directly managing and operating electricity facilities.
3.2. Contractor is an entity that repairs, tests, inspects, builds, commercially uses and performs other works related to electricity facilities.
3.3. Safe work zone is an area where safety precautions for people and equipment working inside have been established.
...
...
...
3.5. Work director is the person responsible for general management of the work performed by multiple contractors under the same electricity entity.
3.6. Direct supervisor is the person who is responsible for assigning, instructing and overseeing a contractor’s staff while they are at work.
3.7. Permission giver is the person who carries out the procedures required to allow a contractor to enter a work site where electric safety has been ensured.
3.8. Electric safety superintendent is the person having electrical safety knowledge who is appointed to supervise electric safety for a contractor.
3.9. Lookout is the person who is appointed to watch out for and alert any workplace safety issue that poses threats to the local community.
3.10. Contractor’s staff is an employee of a contractor who directly performs the work assigned by the direct supervisor.
3.11. Order assignee is someone working on their own according to a work order.
3.12. Work(ing) live is the act of working on energized parts which is conducted by using dedicated tools and equipment.
3.13. Work(ing) dead is the act of working on parts which are de-energized in all directions.
...
...
...
3.15. De-energize (de-energization) or power cut is an act of isolating an energized part from the electric supply.
3.16. Electricity facility (project) is a complex of means, machines, equipment and buildings directly supporting the generation, transmission, distribution, dispatch, sale and purchase of electricity; electricity facility protection systems; electrical grid safety corridors; land used for electricity and other auxiliary facilities.
3.17. High voltage is voltage which is 1000 V or above.
3.18. Low voltage is voltage which 1000 V or below.
II. TECHNICAL PROVISIONS
II.I. Working with de-energized parts
4. Steps in taking safety precautions before carrying out the work
4.1. Turn off electricity and take measures to prevent power from returning.
4.2. Check whether electricity absolutely goes out.
...
...
...
4.3.1. The operator connects the earth to create a safe work zone before handing over the work site.
4.3.2. The contractor sets the additional earth in place in the worksite if necessary to perform the work.
4.4. Set up barricades and put up safety signs:
4.5. Apply other necessary safety precautions subject to the contractor's decisions.
5. Numbering equipment
Electrical equipment and lines must be clearly labeled and reference-numbered.
6. Making or breaking circuits to equipment
6.1. Using isolators for making or breaking load currents is prohibited, except for load isolators which are allowed to perform on-load making or breaking functions according to the manufacturer's instructions).
6.2. When operating isolators, it is obligatory to ensure that electrical lines have no load.
...
...
...
7. Interlock circuits
After turning switchgears to the off position, the worker must:
7.1. Lock the actuator, control circuit and interlock of each switchgear.
7.2. Put up the safety sign.
7.3. Assign a lookout (where necessary).
8. Releasing residual charges
8.1. It is obligatory to dump residual charges (where necessary) and install portable earths before performing works.
8.2. The procedure for dumping residual charges must be carried out in the normal operating state by using occupational safety and health equipment.
9. Checking that there is no electricity
...
...
...
9.2. In case a de-energized circuit lying near or passing over or under a live high-voltage circuit, induced voltage must be checked with a voltage tester. When induced voltage is detected, the contractor’s staff must report to the direct supervisor. The direct supervisor must give additional safety precautions and/or appropriate instructions to ensure the safety of the contractor’s staff, such as carrying out the earthing procedure and prohibiting the work from being carried out until these additional safety precautions have been taken.
10. Protecting against backfeeding
10.1. A portable earth must be installed to prevent the reverse current flow to the worksite from the secondary side of the transformer or other low-voltage supplies.
10.2. When cutting off electricity in low-voltage lines, measures must be taken to prevent electrical backflow to lines from other standalone power supplies.
11. Several regulations on installation and disconnection of portable earths at worksites
11.1. The contractor shall install and disconnect a portable earth according to the direct supervisor’s instructions.
11.2. Once multiple contractors perform the works related directly to each other, each of them must install a separate portable earth.
11.3. A contractor can temporarily disconnect a portable earth to serve the purpose of carrying out their necessary works by order of the direct supervisor, and must reconnect the earth immediately after completion of such works.
11.4. When installing and disconnecting a portable earth on the high-voltage grid, the contractor’s staff must use suitable insulating poles and gloves; when installing and disconnecting a portable earth on the low-voltage grid, they must wear low-voltage insulating gloves.
...
...
...
11.6. When installing a portable earth, an end driven into the ground is installed first and the other end attached to the conductive part is installed later. Meanwhile, a portable earth can be disconnected in reverse order.
12. Applying safety engineering precautions when different contractors are working on the same electricity facility project
12.1. When working on an electricity facility project executed by different contractors, each contractor shall be required to take separate safety engineering precautions.
12.2. There must be identification signs that help distinguish contractors’ staff according to their scope of activities.
II.II. Working near energized parts
13. Electric safety distances
13.1. When there is no temporary barrier, the electrical safety distance shall not be less than the values specified in the following table:
Voltage level (kV)
Electric safety distance (m)
...
...
...
0.70
From greater than 15 to 35
1.00
From greater than 35 to 110
1.50
220
2.50
500
4.50
...
...
...
Voltage level (kV)
Electric safety distance (m)
From 01 to 15
0.35
From greater than 15 to 35
0.60
From greater than 35 to 110
1.50
220
...
...
...
500
4.50
13.3. When failing to meet the electric safety distance specified in 13.1, or being unable to build a barrier defined in 13.2, power cut is required before performing a work.
14. Requirements of temporary barriers
14.1. Installation of a temporary barrier shall be decided prior to commencement of a work.
14.2. Requirements of a temporary barrier:
14.2.1. It is made of solid materials.
14.2.2. It is not inclined towards energized parts.
14.2.3. The distance requirement of a barrier set out in 13.2 herein must be satisfied.
...
...
...
15. Designation as a safe work zone
Before working near an energized part, the operator shall be responsible for providing space for the contractor to work as follows:
15.1. Requirements for establishment of a safe work zone:
15.1.1. Energized parts near that safe work zone are not interrupted.
15.1.2. In case of any accident, incident or emergency that occurs, the contractor's evacuation is not hindered or encumbered.
15.2. The operator and the contractor cooperate in defining boundaries of a safe work zone.
15.3. A temporary barrier is installed or proper measures are applied in order to enable the contractor to visually pinpoint the boundaries of a safe work zone.
15.4. Handover of a safe work zone is required.
16. Taking over and working inside safe work zones
...
...
...
16.2. While at work, the contractor shall be prohibited from:
16.2.1. crossing the boundaries of the safe work zone that the operator has designated and handed over to the contractor.
16.2.2. transposing or removing barriers, signs and signals used for identifying the safe work zone and safety precautions that the operator has set up.
17. Cautions
In dangerous areas and areas where electrical devices are installed, appropriate barriers, signs and signals must be placed to warn of danger.
18. Outdoor electrical equipment
For outdoor high-voltage electrical equipment, the following safety precautions must be taken to prevent unauthorized persons from entering the restricted area:
18.1. Safety perimeters, barriers, enclosures or other precautions.
18.2. “No entry” signs or signals placed at entrance or exit ways.
...
...
...
19. Indoor electrical equipment
For indoor high-voltage electrical equipment, appropriate measures must be taken to prevent unauthorized persons from coming near such equipment.
20. Lighting for working locations
Proper illumination defined in applicable regulations shall be maintained at the place of work.
21. Warnings at worksite
Contractors shall put up safety warning signals in dangerous areas during the working period to ensure the safety for their staff and community.
II.III. Working with energized parts
22. Preconditions for working live
22.1. To work live, the competent authority’s consent should be obtained.
...
...
...
22.3. Work plans and safety precautions must be approved before use.
22.4. Procedures for carrying out works shall be designed according to applied technologies.
23. Safety conditions for working live
23.1. When working with energized parts, safety equipment, tools or means must be available for use.
23.2. It is obligatory to check that metal structures in the worksite that workers may contact must be de-energized.
23.3. When working on or near energized parts, the contractor’s staff is not allowed to wear any jewelry or carry metal personal items.
23.4. When working live, the contractor’s staff must identify the nearest live part from their working location.
24. Safety precautions for working with low voltage
Requirements applied to the contractor’s staff:
...
...
...
24.2. Cover energized parts to get rid of risks likely to cause danger (if necessary).
25. Safety precautions for working with high voltage
25.1. When working with high voltage, i.e. inspecting, repairing and cleaning live parts or insulators (or other insulating materials), the contractor’s staff must use equipment and tools designed to work live, in which case the minimum permissible distances between them and other surrounding live parts (if not insulated) must correspond to the working voltage levels of circuits specified in the following table:
Grid voltage level (kV)
Minimum permissible distance (m)
From 01 to 35
0.6
From greater than 35 to 110
1.0
...
...
...
2.0
500
4.0
25.2. When transposing metal tools or components to utility poles, it is obligatory to ensure that they do not come close to conductors within the distance specified in 25.1.
26. Using protective shields
When working with a grid with voltage up to 35 kV where the distance between the conductor and the utility pole is smaller than that specified in 25.1, working at the pole body with protective shields made of insulating materials is allowed.
27. Reinforcement prior to working live
Repair of an electrical line without power cut is allowed only when the solidity and durability of the conductor and utility pole are completely trusted. Where it is discovered that the utility pole is unsafe, it must be reinforced before performing the work.
28. Equipotential working
...
...
...
28.2. While standing on insulating equipment having equipotential connection to the conductor, exchange of anything that could cause loss of equipotential is prohibited.
28.3. A worker’s motions on insulating equipment are prohibited after he/she has had equipotential connection to the conductor. Entry or exit of the contractor’s staff into/from the working part of insulating equipment is allowed only after he/she is at the minimum distance specified in the table below from the conductor, and only after his/her equipotential connection to the conductor has lost.
Voltage level (kV)
Minimum distance (m)
Up to 110
0.5
220
1.0
500
...
...
...
III. MANAGEMENT REGULATIONS
III.I. Operators
29. Powers and responsibilities of operators
29.1. Safely manage and operate electricity facilities in accordance with regulations in force.
29.2. Authorize contractors to enter the worksite.
29.3. Check, monitor and detect unsafe situations to take timely actions.
29.4. Suspend the contractor’s work if continuation in such work causes safety risks.
III.II. Contractors
30. Organization of a contractor
...
...
...
30.2. The contractor’s staff may come from different organizations provided that an organization or individual bears main responsibility, and an agreement between the parties involved is made.
30.3. Simple works requiring no safety precaution are allowed to be performed by the single-person contractor.
31. Designating a direct supervisor and the contractor’s staff
Entities and persons shall be responsible for designating the direct supervisor and the contractor’s staff suitable for the works, having professional qualifications and competencies in performing the works in a safe manner.
32. Designating an electric safety superintendent
32.1. The operator shall be responsible for designating the electric safety superintendent when the contractor does not have expertise in electricity or lacks professional qualification in electric safety.
32.2. The contractor shall be responsible for designating the electric safety superintendent who supervises the works involving extreme electric dangers (e.g. hotline repairs).
32.3. In other cases, the contractor may negotiate with the operator about designation of the electric safety superintendent.
33. Appoint a work director
...
...
...
34. Works requiring worksite surveys
34.1. Worksite surveys shall be applied to the works, including but not limited to the following:
34.1.1. Works performed according to plans.
34.1.2. Works performed at the sites that involve dangerous elements, which may cause accidents to persons participating in the works, or to the community.
34.2. For the works not mentioned in 34.1, the operator/contractor can decide whether a site survey is conducted.
35. Worksite survey responsibilities, questions and findings
Contractors shall be responsible for leading and cooperating with operators in conducting worksite surveys.
III.IV. Designing electric safety precautions in work plans
...
...
...
They are the works requiring worksite surveys as defined in Article 34 herein.
37. Responsibilities for designing electric safety precautions in work plans
Contractors shall take responsibility for leading and cooperating with operators on design of electric safety precautions in work plans.
38. Main contents of electric safety precautions in a work plan
Main content of electric safety precautions in a work plan includes (but not limited to) the following:
38.1. Name of the work.
38.2. Permitted area of work.
38.3. Hazards at the worksite, measures to prevent and ensure safety for participants in works and the community at the worksite; In case it takes a lot of days to perform the work, the parties concerned shall reach an agreement on this.
38.4. Personnel arrangement.
...
...
...
39. Approving and revising or updating electric safety precautions included sin work plans
39.1. Electric safety precautions included in a work plan must be approved by the operator before commencement.
39.2. Revising and updating electric safety precautions in a work plan (without changing the main content) must be agreed upon and notified to the relevant units by both parties.
III.V. Registering works
40. Planning and registering works
40.1. The contractor cooperates with relevant units (the operator or other contractor) on formulation of a work plan corresponding to the work content and sequence.
40.2. The contractor is obliged to register a work plan with the operator in accordance with regulations in force.
40.3. The operator registers power cut in accordance with regulations in force, and notifies this to the contractor.
41. Cancelling or rescheduling works due to weather-related issues
...
...
...
41.2. In case of rain, fog or inundation, all outdoor works are prohibited.
III.VI. Work requests or orders
42. Work requests
42.1. A work request is a permit document that allows works with electrical equipment and lines.
42.2. When working according to a work request, each contractor must be granted an approved work request to a type of work.
42.3. Each work request may exist in the physical or electronic form.
43. Work orders
A work order is a physical, electronic or oral order for execution of works with electrical equipment or lines. Before commencement of a work, an order needs to be certified by parties involved, and the content of each order is deposited.
44. Other regulations for work requests or orders
...
...
...
44.2. In case of an accident that occurs, a work request or order, together with the case file, must be kept.
44.3. When working on an electrical line or equipment that has been de-energized continuously for a multi-day work, a work request needs to be issued to allow that multi-day work to be performed before each working day. In this case, the contractor must follow permission-giving procedures for the work.
45. Works requiring work requests or orders as a precondition
45.1. Work requests are required as a precondition for application of safety engineering precautions in preparation for worksites for such works as:
45.1.1. Working dead.
45.1.2. Working near live or energized parts.
45.1.3. Working live.
45.2. Working according to work orders, including:
45.2.1. Works not requiring implementation of safety engineering precautions for preparation of worksites.
...
...
...
45.2.3. Works to be performed as response to any accident under the superintendence of an in-charge shift worker.
45.2.4. Works with low voltage under a unit head’s decision.
46. Contents of work requests
A work request shall include, but not limited to, the following main information:
46.1. Reference number of the work request.
46.2. Full name of the issuer of the work request.
46.3. Full name of the work director (if any).
46.4. Full name of the electric safety superintendent (if any).
46.5. Full name of the permission giver.
...
...
...
46.7. List of the contractor’s staff members.
46.8. Work items or activities.
46.9 Work location.
46.10. Working time (including working hour, day, month and year).
46.11. Preconditions for commencement of the work (i.e. deciding whether electricity is off; working near energized parts).
46.12. Scope of activities.
46.13. Safety precautions to be taken at the worksite.
46.14. Instructions or cautions issued by the permission giver to the contractor.
46.15. Other necessary work items (if any).
...
...
...
46.17. Invalidation of the work request.
47. Main content of a work order
47.1. Reference number of the work order.
47.2. Full name of the work order issuer.
47.3. Full name of the direct supervisor (the work order assignee).
47.4. List of the contractor’s staff members.
47.5. Work items or activities.
47.6 Work location.
47.7. Working time (including working hour, day, month and year).
...
...
...
47.9. Completion of the work.
The work order form is given in Appendix B.
48. Responsibilities of the work request/order issuer
48.1. Complete and sign in the form before it is handed out.
48.2. Hand out the completed form, and provide instructions about specific requirements and hazards for commencement of the work.
48.3. Check and sign to certify the expiration of the work request/order when it is handed back.
49. Responsibilities of the work director
Cooperate in the contractor's operations during the period of performance of works.
50. Responsibilities of the permission giver
...
...
...
50.2. Show the contractor equipment that has been de-energized, the parts of the equipment that are still live, and safety precautions that need special attention.
50.3. Sign to authorize the contractor to enter the worksite, and hand a safe worksite over to the contractor.
51. Responsibilities of the electric safety superintendent
51.1. Join with the direct supervisor in taking over the worksite.
51.2. Work full-time at the worksite to supervise electric safety for the contractor's staff without being allowed to undertake any other part-time job.
52. Responsibilities of the direct supervisor.
52.1. Collaborative responsibilities
Work closely with related organizations, command and inspect the contractor to ensure safety at work and maintain safety for community.
52.2. The direct supervisor must clearly understand the content of the assigned work and the safety precautions appropriate to the work, and must:
...
...
...
52.2.2. conduct the re-inspection and inspection of full implementation of necessary safety precautions.
52.2.3. conduct the inspection of compliance with safety regulations of the contractor’s staff.
52.2.4. conduct the inspection of quality of safety tools and equipment used at work.
52.2.5. Directly, or assign the contractor’s staff to, place, move or dismantle electrical safety signs, barriers or portable earths when they are at work, and notify these activities to all staff members of the contractor.
52.3. Responsibilities for assignment of duties
Assign the contractor’s staff to enter the worksite only after obtaining approval from the permission giver, and examining and taking necessary safety precautions.
52.4. Explanatory responsibilities
Before authorizing the contractor to enter the worksite, the direct supervisor must explain to the contractor’s staff the scope of activities involved in the work and steps in performing the work, as well as safety precautions.
52.5. Supervisory responsibilities
...
...
...
52.6. Responsibilities for taking over and returning the worksite
Sign to check with the permission giver whether the worksite is taken over or returned.
53. Responsibilities of the contractor’s staff
53.1. Thoroughly grasp and fully comply with work-related safety regulations; identify hazards and become proficient in applying first aid methods to victims of electrical accidents.
53.3. Perform the authorized works only.
53.4. When an accident occurs, all staff members of the contractor must seek to offer victims first aid and medical emergency care, and immediately notify the nearest medical facility.
54. Responsibilities of the work order assignee
54.1. Become well aware of the time, place and details of the assigned work, and safety precautions appropriate to the requirements of that work.
54.2. Carefully read the content of the work order. If such order is not normal or clear, they must immediately check it with the order issuer again.
...
...
...
54.4. Inspect and implement safety precautions before commencement of the work.
55. Responsibilities of the lookout
55.1. Join with the direct supervisor in taking over the watched position, and always be present at the watched position to ensure safety for the community.
55.2. Cooperate with the direct supervisor to ensure the work is performed in a way that protects safety for the community.
III.VII. Performing works
56. Confirming safety precautions before commencement of the work
Before carrying out the work, the direct supervisor is required to confirm safety engineering precautions at worksite that have been prepared in a due and sufficient manner.
57. Inspecting tools
Before each work, the contractor’s staff must examine occupational safety and protective equipment, instruments and machinery.
...
...
...
In case of temporary suspension of the work, safety precautions that have been applied, such as portable earths, barriers, warning signs, must be continued without interruption during the period of such temporary suspension. If no one stays at the worksite at night, the contractor must take appropriate measures to prevent the possibility that an accident is likely to occur. Before resuming the work, all safety precautions must be re-checked to ensure that they remain appropriate and sufficient.
59. Responses to abnormalities of equipment
59.1. When detecting any damage to equipment that is potentially dangerous to human life, the contractor’s staff must immediately report it to the person in charge after applying urgent measures to avoid causing any risk to human life.
59.2. Upon receipt of a report of damage to equipment potentially hazardous to human life, the person in charge must immediately take appropriate action.
59.3. If there is a risk of electric surge or shock, cutting off electricity immediately shall be required. In case the power cannot be cut off, appropriate measures, such as assigning a lookout, must be taken to avoid any accident to human life.
60. Actions to be taken in case of an accident or incident
If an accident or incident occurs, the direct supervisor and the contractor’s staff must immediately stop working and comply with the following principles:
60.1. Appropriate measures should be taken to prevent further hazards, and any approach to the damaged equipment that is likely to cause danger shall be prohibited.
60.2. Victims involved in such accident or incident must be given first aid care, and the immediate contact with the nearest health facility must be needed.
...
...
...
61. Terminating and temporarily suspending the work
61.1. The contractor shall be required to interrupt the work:
61.1.1. during the break time.
61.1.2. when any weather change causes risks to safe working.
61.1.3. when any sign of hazard appears at the worksite.
61.1.4. when the direct supervisor or the electric safety superintendent or the lookout fails to fulfill their duties, or is forced to leave the worksite without their substitute.
61.1.5. when any accident or incident related to the worksite occurs.
61.2. Requirements for resumption of the work
Before resuming the work, the direct supervisor shall re-examine the worksite, and allow the contractor to continue to perform the work if safety precautions have functioned.
...
...
...
62. Substituting the contractor’s staff
Substitution of a staff member or the number of staff members of the contractor shall be decided by the contractor’s person in charge after receiving the permission giver’s consent sought by the direct supervisor.
III.VIII. Completing the work
63. Pre-handover activities
The direct supervisor shall be required to follow the steps hereunder:
63.1. Directly re-examine the completed work, the packing up of tools, and the cleaning up of the worksite.
63.2. Order the contractor’s staff to withdraw from their working positions, except for those who are in charge of dismantling safety precautions.
63.3. Order the dismantling of safety precautions that the contractor takes before commencement of the work.
63.4. Check whether workers, tools, materials and safety equipment have been fully counted up.
...
...
...
64. Handing over the worksite
The contractor can hand over the worksite to the operator only when all the works have been completed, and portable earths that the contractor installs have been disconnected.
After completing the steps specified in Article 63, the direct supervisor shall enter and sign in the section “completion of works” in the work request, and hand over the worksite to the permission giver.
65. Resting at the end of the working day and starting the next working day
65.1. If it takes days to perform a work, after each working day, the contractor shall be required to clean up the worksite and ensure that safety precautions remain in position.
65.2. When starting the work in the following day, the permission giver and the direct supervisor need to re-check safety precautions, and carry out the procedures for grant of permission to work.
65.3. Till the next working day, the direct supervisor may authorize the contractor's staff to enter the worksite only after receiving the permission giver's consent, and must re-check whether safety precautions remain appropriate and sufficient according to the requirements of the work.
IV. REGULATIONS APPLIED TO SPECIFIC TYPES OF WORK
IV.I. Occupational safety and health protection equipment (OSH equipment)
...
...
...
66.1. All of the contractor’s staff must properly and fully use occupational safety and health protection equipment suitable for the assigned work. The direct supervisor shall check whether the contractor’s staff uses OSH equipment at work.
66.2. When working near the line with voltage of 220 kV or more, and facing the possible risk of electric shock due to inductive electrification, the contractor’s staff must be furnished with dedicated protective equipment.
67. Testing OSH equipment
67.1. Electric safety tools and equipment must meet testing and usage standards.
67.2. OSH equipment needs to be tested, trialed and stored according to in-house specifications of the manufacturer and regulations of laws in force.
68. Daily inspection
68.1. Before use, users should inspect and use OSH equipment only when they are satisfied that such equipment satisfies the given requirements.
68.2. After use, OSH equipment needs to be cleaned, dried and stored according to regulations in force. If there is any sign indicating the abnormal condition of OSH equipment, a report on this should be sent to the supervisor.
69. Using tools and equipment when working live
...
...
...
70. Conducting the periodic inspection and maintenance of tools and equipment used for energized repair works
70.1. Tools and equipment needed for energized repair works must be periodically inspected according to standards, and maintained and stored according to regulations in force.
70.2. Use of OSH tools and equipment for energized repair works of which the time limit for inspection is exceeded; which is expired; or which show any abnormal sign shall be prohibited.
71. Transporting OSH tools and equipment
OSH tools and equipment should be stored in specialized packages to protect against damage, deformation, fuel, dirt and moisture penetration during transportation.
IV.II. Ensuring safety during construction of electricity facilities
72. Performing pole footing and utility trench excavation works
72.1. When digging a pole footing or utility trench, the contractor must apply appropriate measures to prevent landslides.
72.2. The contractor must take appropriate measures to prevent people from falling into a pit, such as setting up barriers, warning lights and assigning lookouts when necessary.
...
...
...
73. Distance requirements for excavation works
73.1. When performing excavation work, construction equipment, such as vehicles, excavators, etc., must be at least 01 (one) meter from the electric cable line; vibrator-mounted excavators must be at least 05 (five) meters from the cable line.
73.2. When performing excavation work right above the underground electric cable line, the first thing to do is to excavate a trial pit to investigate the position and depth of that underground electric cable under the supervision of the equipment operator. From the depth of 0.40 meter above the underground cable line, a handheld shovel must be used for further excavation.
74. Erecting and dismantling utility poles
74.1. It is forbidden to place hoisting or lifting equipment to erect a utility pole right under the conductor for the high-voltage transmission line in use.
74.2. Hoisting cable and decelerating cable must be fitted properly to prevent the slipped or broken cable from being thrown towards the operative line. The minimum permissible distance from the hoisting and decelerating cable to the live line is as follows:
Voltage level (kV)
Minimum permissible distance (m)
Up to 220
...
...
...
500
8.0
74.3. Only a rope may be used as a guy wire to pull the utility pole in the direction of the operative line. The minimum permissible distance from a guy rope to the live conductor is as follows:
Voltage level (kV)
Minimum permissible distance (m)
Up to 35
4.0
Up to 220
6.0
...
...
...
8.0
At the risk of transposing a guy wire towards the live conductor at a distance less than that specified in the table above (because the wire is broken; the mooring line is not fixed in position, etc.), another counterbalancing guy wire should be used to pull the utility pole in the opposite direction.
74.4. When standing up a utility pole, the following components should be grounded:
74.4.1. Body of the lifting staywire winch.
74.4.2. All guys should be made of metal if it is an iron utility pole to be erected.
74.5. Necessary measures should be applied to pole erection or dismantling activities in order to prevent leaning or collapse.
74.6. When erecting and dismantling a utility pole near an electrical line, appropriate measures must be taken to prevent any accident caused by encroaching the safety distance corresponding to the voltage level of the line.
IV.III. Safety for working with electrical lines
75. Working near high-voltage lines
...
...
...
75.2. The contractor’s staff is required to work at a safety distance from the live line. Safety distances corresponding to voltage levels shall be defined as follows:
Grid voltage level (kV)
Minimum permissible distance (m)
From 01 to 35
0.6
From greater than 35 to 66
0.8
From greater than 66 to 110
1.0
...
...
...
2.0
From greater than 220 to 500
4.0
75.3. In case of failure to meet the distance requirements specified in 75.2, electricity must be switched off.
76. Working with low-voltage lines
76.1. If there is a risk of electric shock to the contractor’s staff due to other low voltage lines, the direct supervisor must request the contractor’s staff to cover the live parts with protective devices to protect against hazards.
76.2. The contractor’s staff must use appropriate protective clothing and equipment when covering live parts.
77. Replacing or stretching electrical lines
77.1. For a repair work that, when performed, is likely to cause the conductor line that needs repairing to be downed or droop, if that line suspended between the opposite poles passes under another live conductor line, de-energization of these lines is not required.
...
...
...
78. Working with lightning arrester wires
When working with a lightning arrester wire on a utility pole located within the affected zone of live lines, a shortcut connector between the lightning arrester wire and the body of the intended iron pole, or the ground wire for the intended concrete or wooden pole must be placed to eliminate induced voltage. When working with a conductor, in order to protect the contractor’s staff from hazards caused by induced voltage, it is necessary to connect the portable earth of the conductor with the beam of the iron pole, or set the ground wire for the wooden or concrete pole at the worksite.
79. Using steel cables
79.1. The minimum permissible distance from the (decelerating or hoisting) steel cable and the steel guy wire to the conductor of the live line is specified as follows:
Working voltage (kV)
Minimum permissible distance (m)
From 01 to 35
2.5
From greater than 35 to 110
...
...
...
From greater than 110 to 220
4.0
From greater than 220 to 500
6.0
79.2. If a guy wire is likely to move near the live conductor at a distance less than those specified in 79.1, a mooring line shall be used to pull the guy wire sufficiently away from the conductor. (Pulling) steel cables must be installed so that, if broken, they will not be thrown towards the live line.
80. Working on a de-energized line carried on the same pole as a live line
80.1. Works that involve climbing up a pole carrying a de-energized circuit of a multi-circuit line while the other circuit is still live are only allowed provided that the distance between the two nearest conductors of those two circuits is not less than the distance specified as follows:
Working voltage (kV)
Minimum permissible distance (m)
...
...
...
3.0
66
3.5
110
4.0
220
6.0
500
8.5
...
...
...
80.3. Working on conductors of two circuits when a circuit is still live in case of strong winds that can sway the ropes and cables, and make it difficult for people working on the pole, shall be prohibited.
81. Working with conductors
When mounting or removing electrical conductors, the following requirements must be fulfilled:
81.1. Check the normal working condition of supporting structures and guide cables, and take additional measures to prevent falling and collapse.
81.2. Community safety measures, such as placing danger warning signals, setting up barricade tapes or barriers for danger restricted areas, and arranging lookouts when necessary, should be applied.
IV.IV. Safety for working at power plants or stations
82. Power cut for works
82.1. When closing or cutting off the circuit energizing equipment, appropriate safety equipment should be used.
82.2. Power cut for works shall be carried out to ensure that, after being de-energized, the intended part of the equipment is seen as isolated from the live parts from all sides (except for GIS equipment).
...
...
...
83.1. When working on equipment in stop mode, such as generators, synchronous compensators and transformers, disconnecting all switching devices from electrical lines and equipment in order to prevent unexpected power surges occurring on the equipment side is mandatory.
83.2. Generator tests are allowed when that generator is rotating without excitation, and these tests are conducted according to the approved test procedures.
84. Flammable materials
84.1. If there are flammable and explosive substances, e.g. gasoline, oil, gas, hydrogen, acetylene, at or near a work zone, the operator and the contractor must cooperate on implementation of suitable fire safety measures.
84.2. When a generator or synchronous compensator operates with a hydrogen cooling system, formation of combustible and explosive mixtures of hydrogen gas shall not be allowed. These mixtures are prone to explosions when hydrogen gas accounts for 3.3% to 81.5% of the air.
84.3. When operating electrolysis equipment, formation of explosive mixtures of Hydrogen and Oxygen shall be prohibited. These mixtures are prone to explosions when hydrogen and oxygen account for 2.63% to 95% of the air.
84.4. When performing the repair work in the choke oil and air system of a generator, hydrogen-cooled compensator, or electrolyzer in stop mode, fire and explosion prevention measures, such as ventilating the air system, the work zone, or separating the system from the running systems, must be applied.
84.5. Works involving fire or producing sparks in direct contact with the casing of a generator, compensator, electrolyzer, or on the pipeline of an oil and gas system containing hydrogen.
84.6. Works involving fire, such as electric welding, oxy-fuel welding... at a distance of more than 15 m from an oil and gas system containing Hydrogen can be performed. If less than 15 m, special safety measures, such as placing a screen, and checking to ensure that hydrogen does not exist in the air at worksite,... should be taken.
...
...
...
85. Working with electric motors
85.1. When working on an electric motor without needing to disconnect it from the electric circuit, the actuator and the power source for the motor control must be locked, and a sign must be set up to prevent mistaken re-energization.
85.2. When working on a motor that requires disconnection of poles from a power supply circuit, a 3-phase short circuit current must be connected, and portable earthing must be set for three power supply poles on the power supply side.
85.3. Motor outlets and cable hoppers must be protected by guards and secured with bolts. Removing these guards while the motor is running is prohibited. Rotating parts of the motor, such as slip ring, flywheel, shaft coupling, and blower, must be guarded.
85.4. Before starting work on a pump or blower motor, reverse rotation measures should be taken.
86. Working with switchgears
86.1. Before working with switchgear that can be automatically started and remotely controlled, the following measures should be taken:
86.1.1. Separate the circuit for control power supply.
86.1.2. Put up the safety sign.
...
...
...
86.3. During operation, all switching actions must be controlled remotely. Pressing the call-to-action button right at the control box of the circuit breaker is prohibited. Switching off the circuit breaker by pressing this call-to-action button is allowed in case of needing to prevent incidents or rescue victims of electric accidents.
86.4. Switching off the circuit breaker by pressing the on-site call-to-action button is prohibited if the circuit breaker is not switched off, or all terminals have not been completely turned off, in spite of being remotely shut down.
86.5. Dumping of insulating substances used for operation of switchgears in the environment is prohibited.
87. Raising or lowering electrical equipment
When raising, lowering or dismantling electrical equipment, appropriate measures must be taken to prevent falling, collision or accident due to encroachment of the safety distance between the equipment and the electrical conductors or other electrical equipment.
88. Instrument transformers
When working with a protective measuring circuit, the contractor’s staff must be careful not to impede the grounding part on the secondary side of the voltage and current transformer. In particular, open circuit condition in a current transformer on the secondary side is not allowed.
89. Working with battery systems with dielectric liquids
89.1. A neutralizer suitable for the battery system must be made ready for use.
...
...
...
89.3. Do not smoke or bring fire into the battery room. Outside the door of the battery room, a "Battery room - no fire - no smoking" sign must be mounted.
89.4. The battery room must be well-ventilated to prevent poisoning or fire due to gases emitted from the battery system.
90. Safe working with GIS equipment
90.1. During normal operation, all actions must be performed by remote control via the human-machine interface (HMI), or the supervisory control and data acquisition (SCADA) system. Local control is allowed only when the gas insulated switchgear (GIS) is not energized.
90.2. SF6 gas pressure, and SF6 leak condition during operation or repair, must be checked. When a leak is detected, measures must be taken to prevent and deal with it.
90.3. When isolating equipment by stages, at each isolation point, lockout and mounting of a warning sign are required.
90.4. Determining whether or not a GIS has been isolated is based on the on-site command over operation of the switchgear and voltage parameters of the GIS.
IV.V. Safety for working at height
91. Checking before climbing up supporting frameworks
...
...
...
91.1.1. Condition of that supporting platform, framework or pole.
91.1.2. Position of that supporting framework and ways to climb up safely; configuration of that pole or conductors mounted on that pole.
91.1.3. whether necessary OSH equipment are ready for use.
91.2. Where it is necessary to climb up a pole that is not stable enough, appropriate reinforcement measures must be taken to ensure safety before performing the work.
91.3. The direct supervisor must issue an order to stop the work if detecting signs of threats to the safety of people and equipment.
92. Checking power cut and leakage
When climbing up a utility pole, the contractor’s staff must check whether power is off or leaked.
93. Using climbing equipment
When working at a height or depth of more than 02 m from the ground, the contractor’s staff must use appropriate means of ascending and descending.
...
...
...
When working at height, the contractor’s staff must use safety belts. The safety belt must anchor (hook) to a fixed and secure position.
95. Preventing materials and tools from falling
When using materials and tools at height, and when ascending/descending tools and materials, the worker must take appropriate measures to prevent them from dropping down.
IV.VI. Safety for inspection of electrical equipment and tools
96. Barriers, safety distances and earthing
96.1. High voltage zones inside test stations or laboratories should be isolated by barriers.
96.2. The distance from the conductive part of the test equipment to the earthed fixed barrier shall not be less than the distance specified in the following tables:
96.2.1. For impulse voltage (amplitude value)
Voltage level (kV)
...
...
...
From 01 to 100
0.5
From greater than 100 to 150
0.75
From greater than 150 to 400
1.0
From greater than 400 to 500
1.5
From greater than 500 to 1000
...
...
...
From greater than 1000 to 1500
4.0
From greater than 1500 to 2000
5.0
From greater than 2000 to 2500
6.0
96.2.2. For power frequency voltage, r.m.s. voltage and d.c.:
Voltage level (kV)
Distance (m)
...
...
...
0.1
From greater than 6 to 10
0.2
From greater than 10 to 20
0.3
From greater than 20 to 50
0.5
From greater than 50 to 100
1.0
...
...
...
1.5
From greater than 250 to 400
2.5
From greater than 400 to 800
4.0
The distance to the temporary barrier must be twice the above value.
96.3. The height of a fixed barrier must not be less than 1.7 m; the height of a temporary barrier must not be less than 1.2 m. The structure of the barrier must ensure that people cannot accidentally touch the live part.
96.4. The door of a barrier must open outwards or be of the side swinging type. The door must be automatically locked and can open from the inside of the barrier without a key.
96.5. It may not be necessary to lock the barrier at the test site located inside the test station in case of making sure that unauthorized persons cannot enter.
...
...
...
Voltage level (kV)
Distance (m)
From 01 to 10
1.5
From greater than 10 to 35
2.0
From greater than 35 to 110
2.5
96.7. A transformer used for the insulation test requires a circuit breaker that automatically cuts off the power when the insulation is breached, and a resistor to reduce short-circuit currents.
...
...
...
96.9. The following earthing actions are required: Frames, enclosures, bodies of objects to be tested and test equipment, portable test benches, handheld power tools, metal barriers, measuring instruments with metal casing must be earthed. If the metal casing of the measuring instrument cannot be grounded due to certain condition, a barrier shall be provided.
96.10. In the diagram of a function generator and a cascade DC generator, a device must be set in place to automatically ground all capacitors when the power is cut off from the rectifiers.
96.11. Equipment with large capacitance, if not included in the test scheme, but located in the test ground, shall be short-circuited and earthed.
96.12. When testing products with large capacitance, such as capacitors and cables, devices used for short-connecting and short-circuiting the tested products to earth must be in place.
96.13. At the end of the test, capacitors must be electrically discharged and earthed. When capacitors are connected in series, each capacitor must be electrically discharged. Electrical discharge must be discharged until all sparks are gone.
97. Periodic inspection of laboratory equipment and instruments
The operator of a test station or a laboratory must periodically inspect test equipment and instruments. Those which are measuring equipment must be inspected and calibrated in accordance with regulations in force. Equipment that fails to meet the requirements after inspection and calibration shall not be used.
98. Confirming test circuits
98.1. Before starting a test, the test circuit to the test instruments must undergo the confirmatory check to ensure the accuracy of the test diagram.
...
...
...
98.3. Before connecting a circuit to the test diagram, it is necessary to check to prevent and isolate the sides of the transformer.
99. Discharge tests
Before performing a discharge test, or other potentially hazardous tests or experiments, the test conductor should take the following measures:
99.1. Make sure no one is in the danger zone.
99.2. Make sure no unauthorized person is in the worksite.
99.3. Set up warning signals and lock fences to prevent unauthorized people from entering the test area.
100. Circuit-connected capacitors
100.1. The circuit supplying power to the terminal capacitor shall be provided with a switching device and have visible open points and be placed at the primary circuit of the test transformer.
100.2. Objects to be tested may be placed and removed only with approval from the direct supervisor, and after electricity is cut off from the circuit-connected capacitator.
...
...
...
When testing the mechanical strength of insulators (made of porcelain, glass, synthetic resins...), people are not allowed to stand near the test site. Measures must be taken to protect the contractor’s staff from accidents caused by splashing out debris.
102. Precautions for test voltage
102.1. To prevent the test voltage from affecting the working voltage, the distance between the two parts with these voltage levels must be ensured as follows:
Rated voltage of equipment (kV)
Up to
10
15
20
35
...
...
...
0.15
0.20
0.25
0.50
102.2. When using a mobile test vehicle or a stationary testing machine, the following conditions shall be observed:
102.2.1. The test machine shall be divided into two distinct parts, including one part accommodating low-voltage equipment with space for the worker, and the other part accommodating all high-voltage equipment and conductors.
102.2.2. High-voltage electrical equipment must be carefully fenced to prevent people from approaching.
102.2.3. Doors of high-voltage electrical equipment must have interlocks using electrical contacts so that, when the door is opened, the high-voltage voltage is cut off, and there is an indicator light when this part of the equipment is energized.
102.2.4. All low-voltage electrical equipment must be arranged in such a way that it is convenient for operation and inspection.
...
...
...
103. Placing barriers
The contractor must take appropriate measures, such as placing barriers, if necessary, around the worksite so that unauthorized persons cannot enter to cause accidents and injure themselves. Especially, in the case of working with underground electric cables, the contractor must take measures to prevent people from falling down the pit.
104. Warning signs
The contractor must put up warning signs before working to ensure the safety of the community.
105. Working on the road
105.1. When using roads for works, such as construction and repair, the contractor can impose restrictions on the passage of vehicles and pedestrians to keep the community safe.
105.2. When restricting vehicles from using roads, regulations of relevant authorities must be strictly observed and the following requirements must be satisfied:
105.2.1. Set up warning signals and assign personnel as instructors to avoid danger to the community.
105.2.2. The width of the road for vehicles to pass through must conform to the regulations of the road management agency.
...
...
...
105.4. When the work is carried out near railway, road, waterway, or at the crossroads between the power lines and the aforementioned roads, the contractor must contact the relevant authorities and request these authorities to assign their staff to give assistance at work to ensure the safety of people and vehicles using roads, if necessary.
IV.VIII. Safety for working with vehicles used for operation and repair of electrical lines and equipment
106. Operation
106.1. Only those who have been fully trained in professional skills and have relevant certificates as prescribed by law can operate special-use vehicles.
106.2. The vehicle operator must check the special-use vehicle before starting.
107. Regulations on speed limits
When driving in the power station area, the driving speed of a vehicle must not exceed 10km/h.
108. Minimum distance
When driving in the power station area, the minimum distance from any part of the vehicle to the live part is not less than the distance specified in the following table:
...
...
...
Distance (m)
From 01 to 35
1.0
From greater than 35 to 110
1.5
220
2.5
500
4.5
...
...
...
When performing partially dead or live works near energized zones, platforms of cranes, ladder trucks and mobile forklifts must be grounded.
110. Responses to vehicle-related issues
110.1. In case of the electric discharge into a vehicle, people shall be prevented from touching, leaving or getting on the vehicle before the power supply causing such discharge is turned off.
110.2. If a vehicle catches on fire before power cut, the driver must jump out of the vehicle and move away to avoid step voltage.
111. Periodic checks
Special-use vehicles must be checked periodically.
112. Prohibiting operation
Operation of cranes, ladder trucks and forklifts shall not be allowed in case of scale-5 or higher-scale strong winds.
113. Procedures for operating vehicles
...
...
...
IV.IX. Other types of work:
114. Vegetation near electricity facilities
114.1. Trees that are likely to threat electrical safety must be handled (i.e. cutting, pruning, moving,...). Organizations and individuals must cooperate with the operator on this before performing the work.
114.2. Before taking action, it is necessary to check and apply necessary measures to ensure safety for workers, electricity facilities and the community.
115. Working with electrical equipment and lines in shared-use technical infrastructure works
115.1. The intended electrical equipment or line must be identified correctly.
115.2. Hazards of shared technical infrastructure (if any) must be identified.
115.3. Safety for shared-use technical infrastructure works must be ensured.
116. Safety for lifting or lowering loads When lifting or lowering a load, the following principles must be observed:
...
...
...
116.2. The load carrying cable must have strength suitable for the load.
116.3. Hooks and pulleys withstanding cables and loads must be locked to prevent falling.
117. Transporting oversize or overweight items
When transporting oversize or overweight items, appropriate measures must be applied to ensure safety and compliance with regulations in force.
118. Preventing incapacitation as a consequence of working with vibrating tools
When working tools causing vibration, such as chainsaws, compactors, etc., appropriate safety measures must be applied.
119. Working with DC power transmission systems, underground substations, indoor substations in high-rise buildings, GIS stations, uninterruptable power supply units, wind power plants, solar power plants
For DC power transmission systems, underground substations, indoor substations in high-rise buildings, GIS stations, uninterruptable power supply units, wind power plants, and solar power plants, in the absence of current safety regulations of Vietnam on working with the foregoing, the manufacturers’ in-house specifications and international regulations shall prevail provided that they do not conflict with regulations of Vietnam.
120. Working with unwatched transformer stations
...
...
...
120.2. There is a process of operation management and cooperation among units.
120.3. Conditions for remote control and monitoring must be ensured according to current regulations.
120.4. When there is a contractor working at an unwatched transformer station, working with it must be the same as working with a watched one.
121. Live-line insulator cleaning
121.1. Water quality and pressure must ensure conformity to the cleaning process. Using water that does not meet insulation standards to clean hotline insulators shall be strictly prohibited.
121.2. The cleaning work is allowed only in normal weather condition. Performing the cleaning work when scale-4 or higher-scale wind; when there is drizzle, thunderstorm, thunder, fog or humidity that is not safe according to the given process shall be prohibited.
121.3. During the period of working, if there is a sign of rain or thunder, workers must stop working and withdraw from the worksite.
122. Working with live lines (hotline repairs)
122.1. For high-voltage lines (up to 35 kV):
...
...
...
122.1.2. Performing the work under such conditions as raining; wet, foggy weather; thunderstorm or scale-5 or higher-scale wind; in the dark or through lack of light shall be prohibited.
122.1.3. Suitable personal protective equipment, insulating tools and dedicated means must be used at work.
122.1.4. Auto-reclosing devices should be locked before proceeding with the work.
122.2. For high-voltage lines (110kV):
122.3. The worker must be trained and drilled to fit for working with the provided equipment, process and technology; must be tested to meet theoretical, practical standards, construction, repair and maintenance methods of the live grid.
122.3.1. In order to perform the works involving repair and maintenance of electrical lines, conducting surveys, formulating work plans, registering performance of the work with the operator, and issuing a work request should precede.
122.3.2. Before starting a work, auto-reclosing equipment must be locked automatically while manual reclosing must be prohibited.
122.3.3. Wearing any jewelry or carrying metal personal items at work shall be prohibited.
122.3.4. Health checks (including body temperature, blood pressure, eyesight, hearing ability) for the contractor’s staff at worksite must be carried out before starting the work.
...
...
...
122.3.6. Working in excess of the working load (mechanical load) and the operating voltage of working equipment and tools shall be prohibited.
122.3.7. Do not perform work:
122.3.7.1. in the dark or at night; at a poorly illuminated worksite (at the work location, the contractor’s staff is required to clearly notice the nearest live part).
122.3.7.2. in the absence of safe working conditions; lack of manpower; in the absence of the direct supervisor, electrical safety superintendent; when personal protective equipment, OSH equipment or working tools are not sufficient, below the given quality standards, or not fitted into the technological process.
123. Working in confined spaces
QCVN 34:2018/BLDTBXH on occupational safety for working in confined spaces issued as an attachment to the Circular No. 29/2018/TT-BLDTBXH dated December 25, 2018 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and other regulatory documents stating modification or replacement thereof (if any), shall prevail.
V. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
124. Implementation responsibilities
124.1. Entities and persons shall have the duty to comply with this Regulation and be subject to the inspection of state regulatory authorities in accordance with regulations in force.
...
...
...
VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS
125. Responsibilities for dissemination of information and guidance on implementation hereof
125.1. Departments of Industry and Trade of provinces and cities shall be responsible for disseminating and providing guidance on the implementation of this Regulation to organizations and individuals engaged in performing electrical works and using electricity for production purposes under the management of provincial authorities.
125.2. Industrial Safety Techniques and Environment Agency under the Ministry of Industry and Trade shall be responsible for disseminating information about and providing guidance on the implementation of this Regulation to Departments of Industry and Trade; organizations and individuals engaged in performing electrical works and using electricity for production purposes nationwide.
126. Handling issues arising from implementation hereof
In the course of implementation hereof, if there is any issue that arises, the Ministry of Industry and Trade should be promptly informed to consider taking relevant actions./.
;
Thông tư 39/2020/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 39/2020/TT-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 30/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 39/2020/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Chưa có Video