Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2007/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài; hướng dẫn xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Bộ, ngành), tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở.

3. Giải thích từ ngữ

3.1. Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố theo trình tự, thủ tục quy định.

3.2. Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia có liên quan với nhau (ví dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực hoá chất, lĩnh vực thực phẩm, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v...). Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế  của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).  

3.3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài thành tiêu chuẩn quốc gia là việc công bố một tiêu chuẩn quốc gia có nội dung hoàn toàn tương đương hoặc tương đương có sửa đổi với nội dung của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng.

3.4. Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

3.5. Tiêu chuẩn khu vực là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn khu vực hoặc tổ chức khu vực có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

3.6. Tiêu chuẩn nước ngoài là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu,...) công bố.

3.7. Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.

3.8. áp dụng tiêu chuẩn là sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

1. Lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

1.1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan tổ chức việc lập dự thảo quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (sau đây viết tắt là quy hoạch tổng thể).

Quy hoạch tổng thể phải mang tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật và các lĩnh vực hoạt động khác.

Nội dung của quy hoạch tổng thể bao gồm: các chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổng số tiêu chuẩn quốc gia cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng; lộ trình thực hiện; nguồn lực để đáp ứng yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho từng giai đoạn; các biện pháp thực hiện.

1.2. Việc lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể được thực hiện cụ thể như sau:

1.2.1. Các Bộ, ngành, căn cứ chiến lược, quy hoạch phát triển chuyên ngành, tổ chức việc lập dự kiến quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành được phân công quản lý (sau đây viết tắt là dự kiến quy hoạch chuyên ngành) theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Dự kiến quy hoạch chuyên ngành bao gồm các nội dung quy định tại mục  1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

1.2.2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau:

- Lập dự thảo quy hoạch tổng thể trên cơ sở dự kiến quy hoạch chuyên ngành của các Bộ, ngành và đề xuất quy hoạch của các tổ chức, cá nhân.

Dự thảo quy hoạch tổng thể bao gồm các nội dung quy định tại mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

- Gửi dự thảo quy hoạch tổng thể để lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;

- Tổng hợp và xử lý ý kiến góp ý đối với dự thảo quy hoạch tổng thể; 

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch tổng thể và trình Bộ Khoa học và Công nghệ.

1.2.3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc xem xét, phê duyệt quy hoạch tổng thể, thông báo cho các Bộ, ngành và công khai trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt.

1.3. Quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt có thể được điều chỉnh, bổ sung theo nhu cầu hoặc sự thay đổi của định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật. Trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể được thực hiện theo quy định tại điểm 1.2 khoản này.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

2. Lập, phê duyệt kế hoạch năm năm và hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

2.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức việc lập dự thảo kế hoạch năm năm, kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt; đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý nhà nước, hội nhập quốc tế; phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia.

Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải phù hợp với kế hoạch năm năm. Kế hoạch hằng năm bao gồm các nội dung xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia.

2.2. Kế hoạch năm năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Nội dung của kế hoạch năm năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm: lĩnh vực, đối tượng cụ thể cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; loại tiêu chuẩn; số lượng tiêu chuẩn quốc gia cần xây dựng; thời gian thực hiện; nguồn kinh phí và kinh phí dự kiến; cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị.

Việc lập, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo các bước sau:

2.2.1. Lập dự thảo kế hoạch năm năm

- Quý II năm cuối của kỳ kế hoạch năm năm, các Bộ, ngành, tổ chức lập và gửi dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình (sau đây viết tắt là dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành) cho năm năm tiếp theo kèm theo bản thuyết minh đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, tổng hợp.

Dự kiến kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành và thuyết minh bao gồm nội dung quy định tại mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

- Căn cứ quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành của các Bộ, ngành, tổ chức.

Dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thuyết minh bao gồm nội dung quy định tại mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2.2.2. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch năm năm

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau:

- Gửi dự thảo kế hoạch năm năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đến các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, thông báo trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để lấy ý kiến rộng rãi. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;

- Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý cho dự thảo;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh dự thảo và trình Bộ Khoa học và Công nghệ.

2.2.3. Phê duyệt kế hoạch năm năm

- Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc xem xét, phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, thông báo cho các Bộ, ngành có liên quan và công khai trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

2.2.4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

- Kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia có thể được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị của các Bộ, ngành, tổ chức.

- Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch năm năm được thực hiện theo trình tự quy định tại các tiết 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 điểm này.

2.3. Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Nội dung của kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm: tên tiêu chuẩn quốc gia cần xây dựng được sắp xếp theo lĩnh vực tiêu chuẩn; tên tổ chức biên soạn dự thảo; thời gian thực hiện; phương thức xây dựng dự thảo (chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng mới; sửa đổi, bổ sung); kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xây dựng tiêu chuẩn; dự kiến kế hoạch phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn.

Việc lập kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo các bước sau:

2.3.1. Lập dự thảo kế hoạch

- Quý II hằng năm, căn cứ vào kế hoạch năm năm, nhu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia, kết quả rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia, các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân gửi dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho năm sau kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng tiêu chuẩn cụ thể đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

Dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho năm sau được lập theo mẫu quy định tại mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. 

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc xem xét các dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan và lập dự thảo kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho năm sau theo mẫu quy định tại mục 2 và thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo nội dung quy định tại mục 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2.3.2. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau:

- Gửi dự thảo kế hoạch đến các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan, thông báo trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để lấy ý kiến. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;

- Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý cho dự thảo;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức liên quan hoàn chỉnh dự thảo và trình Bộ Khoa học và Công nghệ.

2.3.3. Phê duyệt kế hoạch hằng năm

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong đầu quý IV của năm trước năm kế hoạch. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo kế hoạch đã được phê duyệt đến các Bộ, ngành và công khai trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

2.3.4. Thực hiện kế hoạch hằng năm

- Căn cứ vào kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc thực hiện kế hoạch;

- Định kỳ sáu tháng, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch;

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch; hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn; tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành chủ trì.

2.3.5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

- Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia có thể được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị bằng văn bản của các Bộ, ngành, tổ chức.

- Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định việc điều chỉnh về tiến độ, kinh phí, rút khỏi hoặc bổ sung vào kế hoạch hằng năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

- Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện như sau:

+ Các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân gửi đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bằng văn bản đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, tổng hợp.

Việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải được thực hiện trước ngày 01 tháng 10 hằng năm.

+ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc xem xét các đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định; thông báo việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đến các Bộ, ngành có liên quan và công khai trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước hoặc nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia

3.1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành (không bao gồm Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức xây dựng.

Bộ, ngành chỉ định cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc hoặc thành lập ban kỹ thuật tiêu chuẩn chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Tổ chức biên soạn) để thực hiện việc biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo các bước sau:

Bước 1: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

- Tổ chức biên soạn thực hiện việc biên soạn dự thảo và viết thuyết minh cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Bước 2: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo

- Bộ, ngành gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) của Bộ, ngành và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;

- Bộ, ngành tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để thảo luận và góp ý cho dự thảo;

- Tổ chức biên soạn thực hiện việc tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2007/NĐ-CP) và gửi  bộ, ngành quy định tại điểm 3.1 khoản này để tổ chức thẩm tra;

- Bộ, ngành tổ chức việc thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và chuyển hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đến Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ dự  thảo tiêu chuẩn quốc gia

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành đề nghị thẩm định. Trường hợp hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm định không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo nội dung quy định tại Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có liên quan và các chuyên gia khác. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng có mặt.

- Hội đồng thẩm định lập biên bản thẩm định đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia có kết luận và kiến nghị cụ thể, chuyển cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 4: Công bố tiêu chuẩn quốc gia

 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét kết quả thẩm định và lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trình duyệt. 

+ Trường hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố. 

+ Trường hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia không đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chuyển hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đến Bộ, ngành liên quan để tổ chức xử lý, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

- Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp Bộ, ngành không nhất trí với ý kiến thẩm định.

3.2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị.

Trên cơ sở dự thảo đề nghị của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia có sự tham gia của các Bộ, ngành tương ứng trong các hoạt động có liên quan như: tham gia ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, đóng góp ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, tham gia Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn quốc gia.

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện các công việc sau đây:

- Thành lập nhóm công tác để biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị;

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý và thảo luận trong ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Hoàn thiện và viết thuyết minh cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét.

Bước 2: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Xem xét hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia trình để quyết định việc gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để lấy ý kiến;

- Gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;

- Tổ chức hội nghị chuyên đề để thảo luận, góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Tổ chức xử lý, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Bước 3: Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc thẩm tra Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo nội dung quy định tại Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia có liên quan khác. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng có mặt.

- Hội đồng thẩm định lập biên bản thẩm định đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia có kết luận và kiến nghị cụ thể, chuyển cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 4: Công bố tiêu chuẩn quốc gia

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trình duyệt.T

- Trường hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố. 

- Trường hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia không đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xử lý, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố.

3.3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng triển khai việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện các công việc sau đây:

- Thành lập nhóm công tác để biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý và thảo luận trong ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Hoàn thiện và viết thuyết minh cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét.

Các bước 2, 3, 4 được thực hiện theo quy định tương ứng tại các bước 2, 3, 4 của điểm 3.2 khoản 3 Mục này.

4. Trình bày, thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia và lưu trữ hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

4.1. Việc trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo TCVN 1-2 và các hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

4.2. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia được lưu trữ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu.

5. Rà soát định kỳ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia

5.1. Rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia

5.1.1. Hằng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập danh mục các tiêu chuẩn quốc gia đến thời hạn ba năm phải rà soát định kỳ để đưa vào kế hoạch hằng năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

5.1.2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức việc thực hiện rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia theo danh mục đã lập.

5.1.3. Trình tự, thủ tục rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia được quy định như sau:

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện công việc sau:

+ Gửi danh mục các tiêu chuẩn quốc gia cần rà soát đến các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện việc rà soát.

+ Tổ chức việc rà soát các tiêu chuẩn quốc gia không thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành.

Việc rà soát được thực hiện theo hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Kết quả rà soát định kỳ kèm theo thuyết minh được gửi đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp và xử lý, cụ thể như sau:

+ Kiểm tra, đánh giá các kết quả rà soát của các Bộ, ngành và tổng hợp  thành kết quả rà soát tổng thể và gửi đi lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Tổng hợp, xử lý ý kiến góp ý, lập hồ sơ kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.

5.1.4. Hồ sơ rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:

- Tờ trình của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về kết quả rà soát và kiến nghị;

- Bản tiếp thu ý kiến góp ý và công văn góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

5.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia

5.2.1. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia phải được đưa vào kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 Mục này.

5.2.2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại các điểm 3.1, 3.2, 3.3 khoản 3 Mục này.

5.2.3. Kết quả của việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia là quyết định công bố bản sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn quốc gia hoặc công bố tiêu chuẩn quốc gia thay thế.

5.3. Huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia

5.3.1. Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở kết quả rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Mục này được thực hiện như sau:

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng căn cứ kết quả rà soát định kỳ được phê duyệt để lập hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc công bố huỷ bỏ. Hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:

- Bản tiêu chuẩn quốc gia đề nghị huỷ bỏ;

- Tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan về việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trong quá trình rà soát;

- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có);

- Công văn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia cụ thể có kèm theo thuyết minh.

5.3.2. Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân được thực hiện như sau:

- Các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân lập và gửi hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, tổ chức thẩm định. Hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:

+ Bản tiêu chuẩn quốc gia đề nghị huỷ bỏ;

+ Văn bản đề nghị của Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân;

+ Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);

+ ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và trình Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thẩm định để xem xét, quyết định.

5.3.3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo trên trang tin điện tử (website) về các tiêu chuẩn quốc gia đã được công bố huỷ bỏ và đăng trên tạp chí của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Bộ Khoa học và Công nghệ công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia.

5.4. Hồ sơ rà soát định kỳ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được lưu trữ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu.

6. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia

6.1. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).

Ví dụ: TCVN 4980: 2006 là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 4980, được công bố năm 2006.

6.2. Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự.

Ví dụ: TCVN 111:2006  (ISO 15:1998)

Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được trình bày trên trang bìa như sau:

- Phần 1 của ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia nằm ở trên bao gồm ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia như quy định tại điểm 5.1 khoản này.

- Phần 2 của ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia nằm ở dưới bao gồm ký hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận hoàn toàn thành tiêu chuẩn quốc gia.

Ví dụ: ký hiệu    TCVN 111:2006

                        ISO 15:1998       

là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 111 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 15: 1998 và được công bố năm 2006.

Trường hợp đặc biệt, khi tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO về hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác), ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm ký hiệu TCVN đứng trước, ký hiệu ISO đứng sau một ký tự, sau đó là số hiệu tiêu chuẩn ISO được chấp nhận và năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm (:).

Ví dụ: ký hiệu TCVN ISO 14001: 2006 là ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.

6.3. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia thay thế bao gồm số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia được thay thế, năm công bố tiêu chuẩn quốc gia thay thế được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCVN. v

Ví dụ: TCVN công bố năm 2006 để thay thế TCVN 289: 2000 được ký hiện là TCVN 289:2006.

Trường hợp một tiêu chuẩn quốc gia thay thế nhiều tiêu chuẩn quốc gia hoặc một phần của một tiêu chuẩn quốc gia khác thì tiêu chuẩn quốc gia thay thế được mang số hiệu mới.

6.4. Ký hiệu bản sửa đổi của tiêu chuẩn quốc gia bao gồm chữ  “SỬA ĐỔI” kèm theo số thứ tự lần sửa đổi và năm công bố được phân cách bằng dấu hai chấm (:)đứng trước ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi.®

Ví dụ: Sửa Đổi 1:2006 TCVN 789: 2005 là ký hiệu bản sửa đổi lần thứ nhất của TCVN 789:2005, được công bố năm 2006.

6.5. Ký hiệu và tên đầy đủ của tiêu chuẩn quốc gia phải được thể hiện tại quyết định công bố tiêu chuẩn quốc gia.

7. Thông báo, xuất bản và phát hành, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia

7.1. Thông báo

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo về việc công bố, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trên tạp chí, trang thông tin điện tử (website) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các phương tiện thông tin thích hợp khác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày  Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định công bố.

7.2. Xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia

7.2.1. Tiêu chuẩn quốc gia được xuất bản, phát hành dưới dạng bản giấy và có thể dưới dạng bản điện tử.

7.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung của tiêu chuẩn quốc gia được xuất bản dưới dạng bản rời cho đến khi tái bản tiêu chuẩn đó.

7.2.3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định công bố.

7.2.4. Bộ, ngành có thể xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc gia do mình xây dựng dự thảo sau khi có sự thống nhất với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Các tổ chức khác có nhu cầu xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc gia phải được sự đồng ý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

7.3. Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia

7.3.1. Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức lập kế hoạch phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia đã được công bố.

7.3.2. Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc phổ biến tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quản lý được phân công theo kế hoạch đã được phê duyệt.

7.3.3. Việc phổ biến tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện thông qua các hình thức như hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn và các hình thức khác.

III. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ, TIÊU CHUẨN KHU VỰC VÀ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

1. Phương thức và biện pháp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia

1.1. Phương thức áp dụng tiêu chuẩn quốc gia

1.1.1 áp dụng trực tiếp

Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng trực tiếp mà không thông qua một tài liệu trung gian khác.

1.1.2. áp dụng gián tiếp

Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng thông qua tài liệu trung gian khác (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật...) có viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia đó.

1.2. Biện pháp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia

1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia cho các đối tượng liên quan.

1.2.2. Ưu tiên sử dụng tiêu chuẩn quốc gia một cách thích hợp trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

1.2.3. Đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn, công nhận theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

2. Nguyên tắc, phương thức và biện pháp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài

2.1. Nguyên tắc áp dụng

2.1.1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng tự nguyện đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.1.2. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài không được trái với quy định pháp luật và làm tổn hại tới an ninh, quốc phòng, lợi ích kinh tế - xã hội và các lợi ích khác của đất nước.

2.1.3. Khuyến khích áp dụng phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài.

2.1.4. Bảo đảm việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trong các thoả thuận hợp tác song phương, đa phương giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2.2. Phương thức áp dụng 

2.2.1. áp dụng trực tiếp

Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cung cấp dịch vụ, giao dịch mua bán và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

2.2.2. áp dụng gián tiếp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài một cách gián tiếp thông qua việc thực hiện quy định trong các tài liệu kỹ thuật, văn bản quản lý (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật…) trong đó có viện dẫn hoàn toàn hoặc một phần nội dung của  tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.

2.3. Các biện pháp áp dụng

2.3.1. Tăng cường chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở.

2.3.2. Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài làm căn cứ để tổ chức và thực hiện việc đánh giá sự phù hợp thông qua các hoạt động như: công nhận, chứng nhận, giám định, thử nghiệm, hiệu chuẩn.

2.3.3. Tổ chức việc nghiên cứu, tìm hiểu để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài trong điều kiện của Việt Nam; tham gia tích cực vào hoạt động của các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực có liên quan.

2.3.4. Lập kế hoạch cụ thể và có lộ trình đầu tư công nghệ, quản lý, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được dự kiến đưa vào áp dụng.

2.3.5. Tổ chức việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.

IV. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

1. Yêu cầu  và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

1.1. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở

1.1.1. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.

1.1.2. Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.

1.2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.

2. Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

2.1. Loại tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau: 

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;

- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;

- Tiêu chuẩn quá trình;

- Tiêu chuẩn dịch vụ;

- Tiêu chuẩn môi trường.

Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.

2.2. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:

- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;

- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;

- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.

3. Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở

3.1. Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;

Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;

Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;

Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;

Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;

Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;

Bước 8: Công bố TCCS;

Bước 9: In ấn TCCS.

3.2. Công bố  TCCS

Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở.

3.3. Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở

3.3.1. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:

- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv;

- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.

3.3.2. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:

- Mục lục;

- Phần thông tin mở đầu;

- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);

- Phần thông tin bổ sung.

Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.

3.3.4. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.

Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.

3.4. Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các công việc có liên quan khác theo quy định của hướng dẫn này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Trường hợp đối tượng tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành có yêu cầu quản lý đặc thù hoặc phải bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, xây dựng, công bố, trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở các quy định của Thông tư này.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP,  hướng dẫn của Thông tư này, Bộ Quốc phòng xây dựng và ban hành quy định cụ thể về lập quy hoạch, kế hoạch, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự quốc phòng chỉ áp dụng trong nội bộ Bộ Quốc phòng sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh cho Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. /.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b /c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở KH &CN các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, TĐC.   

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Thắng

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Nội dung Dự kiến quy hoạch chuyên ngành

...(Tên Bộ, ngành lập dự kiến quy hoạch)...

Dự kiến quy hoạch chuyên ngành xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia

Từ năm.... đến năm...

1. Định hướng, chiến lược phát triển chuyên ngành

2. Quan điểm quy hoạch chuyên ngành

3. Mục tiêu quy hoạch chuyên ngành

3.1. Mục tiêu tổng quát

3.2. Mục tiêu cụ thể

4. Định hướng quy hoạch chuyên ngành

5. Quy hoạch chuyên ngành

5.1. Lĩnh vực tiêu chuẩn cần quy hoạch

5.2. Đối tượng tiêu chuẩn cần xây dựng

5.3. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn

5.4. Tổng số tiêu chuẩn cần xây dựng cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng

5.5. Nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch

5.6. Lộ trình thực hiện quy hoạch

5.7. Bản tổng hợp nội dung dự kiến quy hoạch chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo mẫu quy định tại Biểu I của Phụ lục này

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

7. Các phụ lục kèm theo (nếu có)

2. Nội dung Quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quy hoạch tổng thể xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia

Từ  năm...đến năm...

1. Định hướng, chiến lược phát triển  kinh tế - xã hội của quốc gia

2. Quan điểm quy hoạch tổng thể

3. Mục tiêu quy hoạch tổng thể

3.1. Mục tiêu tổng quát

3.2. Mục tiêu cụ thể

4. Định hướng quy hoạch tổng thể

5. Quy hoạch tổng thể

5.1. Lĩnh vực tiêu chuẩn cần quy hoạch

5.2. Đối tượng tiêu chuẩn cần xây dựng

5.3. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn

5.4. Tổng số tiêu chuẩn cần xây dựng cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng

5.6. Lộ trình và thời gian thực hiện quy hoạch

5.5. Nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch

5.7. Bản tổng hợp nội dung quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo mẫu quy định tại Biểu I của Phụ lục này

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

7. Các phụ lục kèm theo (nếu có)

Biểu 1:

BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ/DỰ KIẾN QUY HOẠCH CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TT

Chuyên ngành/Lĩnh vực/đối tượng TCVN

Tổng số TCVN cần xây dựng

Lộ trình thực hiện

Kinh phí  dự kiến
(triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

MẪU KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ) 

1. Dự kiến kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành

...(Tên Bộ, ngành lập dự kiến kế hoạch)...

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CHUYÊN NGÀNH

Từ năm... đến năm....

TT

Chuyên ngành/Lĩnh vực/đối tượng  TCVN

Loại tiêu chuẩn

Số lượng TCVN cần xây dựng

kinh phí  dự kiến

(triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Tổng  số

NSNN

nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN THUYẾT MINH

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CHUYÊN NGÀNH
(Kèm theo kế hoạch)

Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm các mục sau:

- Căn cứ xây dựng kế hoạch năm năm (phân tích sự liên quan và định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, kế hoạch năm năm phát triển chuyên ngành, chương trình quốc gia, văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu hài hoà tiêu chuẩn trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương.v.v...);

- Mục tiêu;

- Phân tích, đánh giá thực trạng lĩnh vực tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành;

- Xác định nhu cầu xây dựng TCVN trong từng lĩnh vực;

- Xác định đối tượng cụ thể và loại TCVN cần xây dựng;

- Dự kiến về khả năng đảm bảo nguồn kinh phí và kinh phí thực hiện;

- Dự kiến thời gian thực hiện;

- Kiến nghị biện pháp thực hiện;

- Các nội dung khác có liên quan;

- Các phụ lục kèm theo (nếu có).

2. Kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Bộ Khoa học và Công nghệ

KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TT

Chuyên ngành/ Lĩnh vực/đối tượng  TCVN

Loại tiêu chuẩn

Số lượng TCVN cần xây dựng

kinh phí  dự kiến

(triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

tổng số

NSNN

nguồn khác

....(tên Bộ, ngành)……

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN THUYẾT MINH

KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (KÈM THEO KẾ HOẠCH)
(Nội dung chính của bản thuyết minh tương tự như đối với thuyết minh kế hoạch năm năm chuyên ngành)./.

 

PHỤ LỤC 3:

MẪU KẾ HOẠCH HẰNG NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Dự kiến kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân

... ( Tên Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đề xuất dự kiến xây dựng TCVN)...

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NĂM:....(năm kế hoạch)

TT

Lĩnh vực/đối tượng tiêu chuẩn quốc gia

Tên tiêu chuẩn quốc gia

Phương thức xây dựng TCVN

Tổ chức biên soạn/Ban kỹ thuật  xây dựng Dự thảo TCVN

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến
(triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Dự kiến kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần kèm theo các Dự án xây dựng TCVN

 

2. Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Bộ Khoa học và Công nghệ

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NĂM.... (năm kế hoạch)

TT

Lĩnh vực/đối tượng tiêu chuẩn quốc gia

Tên tiêu chuẩn quốc gia

Phương thức xây dựng TCVN

Tổ chức biên soạn/Ban kỹ thuật xây dựng Dự Thảo tcvn

Thời gian thực hiện

Kinh phí  dự kiến
(triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

.....(Tên Bộ, ngành)....

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thuyết minh kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN

Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm các mục sau:

- Căn cứ xây dựng kế hoạch;

- Thời gian thực hiện;

- Mục tiêu;

- Tính phù hợp với kế hoạch 5 năm và quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;

- Sự phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành (không trùng lặp ...);

- Sự đáp ứng nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu hài hoà tiêu chuẩn,...;

- Dự kiến kế hoạch hướng dẫn, phổ biến áp dụng TCVN được công bố theo kế hoạch;

- Dự kiến kinh phí thực hiện và nguồn kinh phí;

- Các dự án xây dựng TCVN kèm theo./.

 

PHỤ LỤC 4:

MẪU DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của  Bộ Khoa học và Công nghệ)  

Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

1. Tên tiêu chuẩn

2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn

3. Tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị

Tên tổ chức (cá nhân)........................................................................................................

Địa chỉ.................................................................................................................................

Điện thoại:................... ..........Fax:............................E-mail:............................................

Tên cơ quan chủ quản: (nếu có).........................................................................................

4. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong nước và ngoài nước

5. Lý do và mục đích xây dựng TCVN

- Tiêu chuẩn đáp ứng những mục tiêu nào sau đây:

+ Thông tin, thông hiểu

+ Tiết kiệm  

+ An toàn sức khoẻ môi trường

+ Giảm chủng loại

+ Đổi lẫn

+ Các mục đích khác (ghi dưới)

+ Chức năng công dụng chất lượng

 

 

- Tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không?               □ có        □ không

- Căn cứ

+ Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu
phát triển KTXH của Nhà nước không?                        có        không

+ Thuộc chương trình nào?

+ Yêu cầu hài hoà tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực):      có        không

6. Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn

- Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (hoặc sửa đổi bổ sung):

+ Thuật ngữ và định nghĩa

 

+ Tiêu chuẩn cơ bản

+ Phân loại

 

+ Yêu cầu an toàn vệ sinh

+ Ký hiệu

 

+ Yêu cầu về môi trường

+ Thông số và kích thước cơ bản

 

+ Lấy mẫu

+ Yêu cầu kỹ thuật

 

+ Phương pháp thử và kiểm tra

+ Tiêu chuẩn về quá trình

 

+ Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

+ Tiêu chuẩn về dịch vụ

 

+ Các khía cạnh và yêu cầu khác

(ghi cụ thể ở dưới) :

- Bố cục, nội dung các phần chính của TCVN dự kiến:

- Nhu cầu khảo nghiệm tiêu chuẩn quốc gia trong thực tế:   có         không   

(nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

7. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN

- Phương thức thực hiện:

+ Xây dựng mới

 + Sửa đổi, bổ sung

+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế

 + Thay thế

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (bản chụp kèm theo)

8. Kiến nghị thành lập Ban kỹ thuật (hoặc Tiểu ban kỹ thuật)

9. Cơ quan phối hợp

- Tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề nghị:

- Ban kỹ thuật tiêu chuẩn có liên quan phải lấy ý kiến:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý kiến:

10. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

 

 

Bắt đầu

Kết thúc

1

Biên soạn dự thảo  TCVN

 

 

2

Lấy ý kiến

 

 

3

Hội nghị chuyên đề

 

 

4

Hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập Hồ sơ dự thảo TCVN

 

 

5

Thẩm tra Hồ sơ dự thảo TCVN

 

 

6

Gửi hồ sơ dự thảo TCVN để thẩm định

 

 

7

Thẩm định dự thảo TCVN

 

 

8

Lập Hồ sơ TCVN trình duyệt

 

 

9

Trình duyệt và công bố

 

 

11. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến:…….     trong đó:

- Ngân sách Nhà nước:  ............................. .............................. ...................

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ...........................................................

(ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: ...............................................................................................

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện (theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

 

 

......., ngày......tháng ……năm 200 ...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án TCVN
Ký tên, đóng dấu (nếu có)      

 

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 21/2007/TT-BKHCN

Hanoi, September 28, 2007

 

CIRCULAR

GUIDING THE FORMULATION AND APPLICATION OF STANDARDS

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Standards and Tecliniaal Regulations;

Pursuant to the Government's Decree No. 54/2003/ND-CP of May 19, 2003, defining the functions, tasks, powers and organzzatzonal structure of the Ministri.it Science and Technology, and Decree No. 28/2004/ND-CP of January 16, 2004, amending and suppiinenting a number of articles of Decree No. 54/2003/ND-CP;

Pursuaiit to the Government's Decree No. 127/ 2007/ND-CP of August 1, 2007, detailing the implemefjtion of a number of articles of the Law on Standard and Technical Regulations;

The Ministry of Science and Technology guides the formulation and application of standards as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Subjects of application

This Circular applies to ministries, ministerial­level agencies and government-attached agencies (below referred to as ministries and branches for short), organizations and individuals involved in the process of elaborating the planning and plans on formulation, appraisal and promulgation of national standards; applying national standards, international standards, regional standards and foreign standards in Vietnam; formulating and promulgating institution standards.

3. Interpretation of terms

3.1. National standards mean the standards formulated by ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government -attached agencies and appraised and promulgated by the Ministry of Science and Technology according to prescribed order and procedures.

3.2. National standard domain means a group of inter-related national standard objects (for example: the traffic domain, the agricultural domain, the chemicals domain, the foodstuff domain, the garment domain, the metallurgical domain, etc.). National standard domains are determined according to the international standards classification framework of the International Standardization Organization (ISO).

3.3. Acceptance of international standards, regional standards or foreign standards to be national standards means the promulgation of a national standard with contents completely equivalent or modificationally equivalent to corresponding international standards, regional standards or foreign standards.

3.4. International standards mean the standards promulgated by an international standard organization or an international organization operating in the standards domain.

3.5. Regional standards mean the standards promulgated by regional standards organizations or regional organizations operating in the standards domain..

3.6. Foreign standards mean the standards promulgated by foreign national standards organizations or foreign organizations operating in the standards domain (professional associations, research institutes, etc,...).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.8. Application of standards means the use of standards in activities of management, production and trading of products, goods, services, processes, environment and other socio-economic activities.

II. GUIDANCE ON FORMULATION OF NATIONAL STANDARDS

1. Elaboration and approval of general planning on formulation of national standards

1.1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches and organizations in, organizing the drafting of general planning on formulation of national standards (below referred to as the general planning for short).

The general planning must be systematic, synchronous and compatible with the national strategies on socio-economic development; development strategies and plannings of econo­technical branches and other domains.

The contents of the general planning covers the specialized branches, domains and objects requiring national standards; the total number of national standards for each specialized branch, domain or object; the implementation schedule; resources needed for the formulation of national standards in each period; and implementation measures.

1.2. The elaboration and approval of the general planning is carried out specifically as follows:

1.2.1. Ministries and branches shall themselves on the specialized development strategies and plannings to organize the elaboration of tentative planning on formulation of national standards in the specialized branches assigned to them for management (below referred to as tentative specialized plannings) at the proposal of the Ministry of Science and Technology and send them to the Directorate for Standards and Quality.

A tentative specialized planning covers the contents specified in Section 1 of Appendix I to this Circular (not printed herein).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Drafting the general planning, based on the tentative specialized plannings of ministries and branches and proposed plannings of organization and individuals. The draft general planning covers the contents specified in Section 2 of Appendix I to this Circular (not printed herein);

- Sending the draft general planning relevant ministries, branches, organizations and individuals for comment, announcing the gathering of comments on the websites of the Ministry of Science and Technology, the Directorate for Standars and Quality. The time for gathering comments on the draft is within thirty days from the date the draft is sent;

- Synthesizing and processing cornments on the draft general planning;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant ministries and branches in, finalizing the draft general planning and submitting it to the Ministry of Science and Technology.

1.2.3. The Ministry of Science and Technology shall organize the examination and approval of the general planning, notify it to ministries and branches and publicize it on the websites of the Ministry of Science and Technology, the Directorate for Standards and Quality within thirty days after the planning is approved.

1.3. The approved general planning may be adjusted and supplemented upon demand or alteration of the orientations, strategies on national socio­economic development and the development plannings of econo-technical branches. The order and procedures for adjustment and supplementation of the general planning comply with the provisions of Point 1.2 of this Clause.

The Minister of Science and Technology shall decide on the adjustment and supplementation of the general plahning on formulation of national standards.

2. Biration and approval of five-year and annual p~s on formulation of national standards

2.1. The Directorate for Standards and Quality shall aSSume the prime responsibility for, and coordina~with relevant ministries and branches in, organizing the elaboration of five-year and annual plans on formulation of national standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Annual plans on formulation of national standards must be in with the five-year plans. The annual plans cover the contents of formulation of new national standards, the modification, supplementation, replacement and cancellation of existing national standar.

2.2. Five-year plans on formulation of national standards

five-year plan on formulation of national standards covers the following contents: the specific domain and object requiring the formulation of national standards; types of standards, the number of national standards to be formulated; the implementation time; the funding source and projected fund; the proposing agency, organization 0f individual.

The elaboration, approval, adjustment and supplementation of five-year plans on formulation of national standards shall be carried out through the following steps:

2.2.1. Drafting a five-year plan

- In the second quarter of the last year of a five­year plan period, ministries and branches organize the elaboration of tentative plans on formulation of national standards in their respective specialized domains (below referred to as tentative plans on formulation of specialized national standards for short) for the next five years and send them together with the written explanation to the Directorate for Standards and Quality for consideration and synthesis.

Tentative five-year plans on formulation of specialized national standards and written explanations cover the contents specified in Section ·1 of Appendix II to this Circular (not printed herein).

- Based on the approved general planning, the Directorate for Standards and Quality drafts the five­year plan on formulation of national standards in line with the tentative plans on formulation of specialized national standards of ministries, branches or organizations.

A draft five-year plan on formulation of national standards and written explanations cover the contents specified in Section 2 of Appendix II to this Circular (not printed herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Directorate for Standards and Quality shall perform the following tasks:

- Sending draft five-year plans on formulation of national standards to relevant ministries, branches, organizations and individuals for comment, publicizing them on the websites of the Ministry of Science and Technology, the Directorate for Standards and Quality for public comment. The time for gathering comments on a draft is within thirty days from the date the draft is sent;

- Synthesizing and processing comments on the drafts;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant agencies and organizations in, finalizing the drafts and submiting them to the Ministry of Science and Technology.

2.2.3. Approval of five-year plans

- The Ministry of Science and Technology shall examine and approve the five-year plans on formulation of national standards, notify them to relevant ministries and branches and publicize them on the websites of the Ministry of Science and Technology, the Directorate for Standards and Quality within thirty days from the date the plans are approved.

2.2.4. Adjustment and supplementation of plans

- Five-year plans on formulation of national standards may be adjusted, supplemented at the request of ministries, branches or organizations.

- The adjustment and supplementation of five-year plans shall follow the order defined in Items 2.2.1, 2.2.2 and 2.2.3 of this Point.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Annual plans on formulation of national standards cover the following contents: the names of the to-be-formulated national standards, arranged according to standard domain; the names of the drafting bodies; the implementation time; the drafting modes (acceptance of international standards; formulation of new standards; amendment, supplementation); projected fund and funding sources; agencies, organizations, individuals proposing the formulation of standards; the tentative plans for dissemination and guidance on the application of standards.

The elaboration of annual plans on formulation of national standards is carried out through the following steps:

2.3.1. Drafting the plans

- Annually in the second quarter, based on the five-year plans and demands for formulation, amendment, supplementation or replacement of national standards and results of periodical review of national standards, ministries, branches, organizations and individuals send their respective tentative plans on formulation of national standards for the following year together with the projects on formulation of national standards for each specific standard object or group of standard objects to the Directorate for Standards and Quality.

Tentative plans on formulation of national standards for the following year are elaborated according to a set form specified in section 1, Appendix III to this Circular (not printed herein).

Projects on formulation of national stanllards are formulated according to a set form specified in Appendix IV promulgated together with this Circular (not printed herein).

- The Directorate for Standards and Quality shall organize the examination of projects on fwulation of national standards with the partic,pation of representatives of relevant ministries, branches or organizations and draft a plan on form;IDation of national standards for the next year accoijing to the form set in Section 2 and explain the formulation of national standards according to the content defined in Section 3, Appendix III to this Circular (not printed herein).

2.3.2. Gathering of comments on, and.finalizing the draft annual plans.

The Directorate for Standards and Quality shall perform the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Synthesizing and processing the comments on the draft;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant ministries, branches and organizations in, finalizing the drafts and submitting them to the Ministry of Science and Technology.

2.3.3. Approval of annual plans

The Minister of Science and Technology shall examine and approve the annual plans on formulation of national standards at the beginning of the fourth quarter of the year preceding the plan year. The Ministry of Science and Technology shall notify the approved plans to ministries or branches and publicize them on the websites of the Ministry of Scie;;; and Ministry, the Directorate for Standardid Quality within fifteen days after the plans are approved.

2.3.4. Implementation of annual plans

- Base on the approved annual plans on formulation of national standards, ministers, heads of ministerial-Ievel agencies and heads of govemmenl-attached agencies shall organize the implementation of such plans;

- Bianfii1aIly or extraordinarily at the request of the Minisi of Science and Technology, ministries and branches shall notify the former of the plan implementation situation and results;

- The Derectorate for Standards and Quality shall monitor allillurge the implementation of annual plans on formUlation of national standards; make sum-up report to the Ministry of Science and Technology on the plan implementation situation and results; provide professional guidance on standards formulation; participate in the formulation of draft national standards, organized by ministries or branches.

2.3.5. Adjustment and supplementation of plans

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Science and Technology decides on the adjustment of schedules, funds, the withdrawal from or addition to annual plans on formulation of national standards.

- The adjustment and supplementation of plans on formulation of national standards shall be carried out in the following order:

+ Ministries, branches and organizations send their written requests for adjustment or supplementation of annual plans on formulation of national standards to the Directorate for Standards and Quality for consideration and sum-up.

Requests for adjustment, supplementation of annual plans on formulation of national standards must be made before October 1 every year.

+ The Directorate for Standards and Quality shall consider the adjustment and supplementation requests; make sum-up report to the Ministry of Science and Technology for decision; notify the plan adjustments and supplements to relevant ministries, branches and publicize them on the web sites of the Ministry of Science and Technology, the Directorate for Standards and Quality.

- For special circumstances due to urgent requirements of the state management or production and business requirements of enterprises, the order and procedures for adjustment, supplementation of plans on formulation of national standards shall comply with the decision of the Minister of Science and Technology.

3. Order and procedures for formulation, appraisal and promulgation of national standards

3.1. The order and procedures for formulation, appraisal and promulgation of national standards, with regard to draft national standards formulated by ministries and branches (excluding the Ministry of Science and Technology).

Ministries and branches designate their attached scientific and technological bodies or organizations or set up the specialized standards technical boards (below referred to as the drafting organizations) to draft national standards according to the following steps:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The drafting boards compile the draft national standards and write explanations therefor.

Step 2: Gathering comments and finalizing the drafts

- Ministries or branches send draft national standards to relevant agencies, organizations and individuals for comment and announce the comment gathering on the websites of their own and of the Directorate for Standards and Quality. The time for gathering comments on a draft is within sixty days from the date the draft is sent;

- Ministries or branches organize seminars with the participation of relevant parties for discussing and commenting on the drafts;

- The drafting boards synthesize and process comments to finalize the draft national standards and compile national standards dossiers under the provisions of Clause 1, Article 5 of the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP of August 1, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations (below referred to as Decree No. 127/2007/ND-CP for short) and send them to the ministries and branches defined at Point 3.1 of this Clause for verification;

- Ministries and branches organize the verification of draft national standards and transfer the dossiers thereon to the Ministry of Science and Technology for appraisal.

Step 3: Appraisal of dossiers on draft national standards

- The Directorate for Standards and Quality examines the dossiers on draft national standards proposed for verification by ministries and branches. If the draft national standard dossiers proposed for verification fail to meet the requirements defined in Clause 1, Article 5 of Decree No. 127/2007/ND-CP, the Directorate for Standards and Quality requests concerned ministries or branches to complete the dossiers.

- The Directorate for Standards and Quality sets up the Appraisal Council for examination of draft national standards according to the contents defined in Article 18 of the Law on Standards and Technical Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Appraisal Council makes recoreds on verification of draft national standards with specific conclusions and proposals and send them to the Directorate for Standards and Quality.

Step 4: Promulgation of national standards

- The Directorate for Standards and Quality examines the verification results and compiles dossiers on draft national standards for submission and approval.

+ If the draft national standard meet the requirements according to the verificatiion contents, the Directorate for Standards and Quality submits them to the Minister of Science and Technology for consideration and promulgation.

+ If the draft national standards fail to meet the requirements according to the verification crontents, the Directorate for Standards and Quality transfers the draft national standard dossiers relevant ministries or branches for handling and finalizing the draft national standards.

- The Ministry of Science and Technology reports them to the Prime Minister for consideration and decision if ministries or branches disagree with the verification opinions.

3.2. The order and procedures for formulation, appraisal and promulgation of national standards, with regard to draft national standards proposed by organizations or individuals.

On the basis of the proposed drafts of organizations or individuals, the Directorate for Standards and Quality organizes the formulation of draft national standards with the participation of corresponding ministries or branches in such relevant activities as joining the national standards technical boards, contributing opinions on draft national standards, joining the National Standards Appraisal Council.

The order and procedures for formulation, appraisal and promulgation of national standards will be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The national standards technical boards perform the following tasks:

- Setting up the working groups for compilation of draft national standards on the basis of the proposed drafts of organizations or individuals;

- Organizing the comment gathering and discussion within the national standards technical boards on the draft national standards;

- Finalizing and writing explanations on the draft national standards;

- Compiling draft national standard dossiers to be submitted to the Directorate for Standards and Quality for examination

Step 2 Gathering comments on and finalizing the draft national standards

The Derectorate for Standards and Quality perforrns the following tasks:

- Examining the draft national standard dossiers submitted by national standards technical boards for decision on the sending of draft national standards for comment;

- Sending the draft national standards to relevant agencies, organizations and individuals for comments, announcing the comment gathering on the website of the Directorate for Standards and Quality. The time for gathering comments on draft national standards is within sixty days from the date of sending the drafts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Processing and finalizing the draft national standards and compiling the draft national standard dossiers according to Clause 2, Article 5 of Decree No. 127/2007/ND-CP.

Step 3: Appraisal of draft national standards

- The Directorate for Standards and Quality organizes the verification of draft national standard dossiers, sets up the Appraisal Council to appraise the draft national standards according to the contents defined in Article 18 of the Law on Standards and Technical Regulations.

The Appraisal Council is composed of representatives of relevant agencies, organizations and experts. It works on the principle of collectivism and votes by majority with at least two-thirds (2/3) of its present Ihembers.

- The Appraisal 'Council makes records on appraisal of draft national standards with specific conclusions and proposals and sends them to the Directorate for Standards and Quality.

Step 4: Promulgation of national standards

The Directorate for Standards and Quality compiles the draft national standard dossiers for submission and approval

- If the draft national standards meet the requirements according to the verification contents, the Directorate for Standards and Quality submits them to the Minister of Science and Technology for consideration and promulgation.

- If the draft national standards fail to meet the requirements according to the verification contents, the Directorate for Standards and Quality processes and finalizes the draft national standards before submitting them to the Minister of Science and Technology for consideration and promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Directorate for Standards and Quality organizes corresponding technical briefings on national standards for drafting the national standards.

The order and procedures for formulation, appraisal and promulgation of national standards will be as follows:

Step 1: Drafting the national standards

The national standard technical boards perform the following tasks:

- Setting up working groups to draft the national standards;

- Organizing the gathering of comments and discussions within the national standard technical boards on the draft national standards;

- Finalizing and writing explanations for the draft national standards;

- Compiling the draft national standard dossiers to be submitted to the Directorate for Standards and Quality for consideration.

Steps 2, 3 and 4 will be the same as Steps 2, 3 and 4 of Point 3.2, Clause 3 of this Section.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. The presentation and display of national standard contents comply with TCVN 1-2 and relevant professional guidance of the Directorate for Standards and Quality.

4.2. The draft national standard dossiers are archived at the Directorate for Standards and Quality according to current regulations on documentation.

5. Periodical review, amendment, supplemen­tation, replacement and cancellation of national standards

5.1. Periodical review of national standards

5.1.1. Annually, the Directorate for Standards and Quality makes a list of three-year-old national standards subject to periodical review for inclusion into the annual plan on formulation of national standards.

5.1.2. The Directorate for Standards and Quality assumes prime responsibility for, and coordinates with ministries and branches in, conducting the periodical review of national standards according to the list already made.

5.1.3. The order and procedures for periodical review of national standards are stipulated as follows:

- The Directorate for Standards and Quality performs the following tasks:

+ Sending the list of to-be-reviewed national standards to relevant ministries and braches for review.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The review shall comply with the professional guidance of the Directorate for Standards and Quality.

- The periodical review results accompanied with explanations will be sent to the Directorate for Standards and Quality for sum-up and handling concretely as follows:

+ Checking and valuation of results of reviews by ministries and branches and synthesizing them into the general results to be sent to relevant ministries, branches, organizations and indiividuals for comment;

 + Synthesizing and processing comments, compiling dossiers on national standard review for use as grounds for elaboration of annual plans on formulation of national standards and reporting to the Ministry of Science and Technolog.

5.1.4. A dossier on periodical review of national standards comprises:

- The report of the Directorate for Standards and Quality on review results and proposals;

- The written acceptance of comments and the written comments of relevant agencies, organizations and individuals;

- Other relevant documents (if any).

5.2. Amendment, supplementation, replacement of national standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2.2. The amendment, supplementation and replacement of national standards comply with the corresponding orders and procedures specified at Points 3.~.2 and 3.3, Clause 3 ofthis Section.

5.2.3. The results of amendment, supplementation and replacement of national standards are the decisions on promulgation of amended and supplemented national standards or promulgation of replacing national standards.

5.3. Cancellation of national standards

5.3.1. The cancellation of national standards on the basis of results of periodical review of national standards under the provisions of Point 5.1, Clause 5 of this Section is carried out as follows:

- The Directorate for Standards and Quality bases itself on the approved periodical review results to compile dossiers of request for cancellation of national standard and submit them to the Ministry of Science and Technology for consideration and decision on the cancellation announcement. A dossier of request for cancallation of national standards comprises:

- The written national standards proposed for cancellation;

- The sum-up comments of relevant ministries, branches, organizations and individuals on the cancellation of national standards in the review process;

- Other relevant documents (if any);

- The official letter of the Directorate for Standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.3.2. The cancellation of national standards on the basis of the proposals of ministries, branches organizations and individuals is carried out as follows:

- Ministries, branches, organizations and individuals compile and send dossiers of request for cancellation of national standards to the Directorate for Standards and Quality for consideration and appraisal. A dossier of request for cancellation of national standards comprises:

+ The written national standards proposed for cancellation;

+ The official written request of the concerned ministry, branch, organization or individual;

+ The written explanation (reasons therefor, legal grounds, scientific grounds);

+ Opinions of relevant agencies, organizations and individuals;

+ Other relevant documents (if any).

- The Directorate for Standards and Quality organizes the appraisal of dossiers of request for cancellation of national standards and submit to the Ministry of Science and Technology the appraisal results for consideration and decision.

5.3.3. The Directorate for Standards and Quality announces on its website the national standards promulgated for cancellation and publish them on its journal within thirty days from the date the Ministry of Science and Technology promulgates the cancellation of national standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. National standard symbols

6.1. The symbol of a national standard comprises its code and the year of its promulgation, standing after the abbreviation TCVN and separated by a colon (:).

Example: TCVN 4980:2006 is the symbol of the national standard coded 4980 and promulgated in 2006.

6.2. When a national standard is completely equivalent to an international standard, the standard symbol comprises the national standard symbol and the international standard symbol in parentheses, which are separated by a space of a character.

Example: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998)

The national standard is presented on the front page as follows:

- Part 1 of the national standard lies upper, comprising the national standard symbol as provided for at Point 5.1 of this Clause.

- Part 2 of the national standard lies below, comprising the full symbol of the international standard fully accepted to be a national standard.

Example: Symbol TCVN 111 :2006 ISO 15:1998

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In special cases in which national standards are formulated on the basis of full acceptance of international standards of the International Standardization Organization (ISO) on management systems (ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000 and the standards on other management systems), the national standard symbol comprises the TCVN symbol which stands one character before the ISO symbol, which is followed by the symbol of the accepted ISO standard and the year of promulgation of the national standard, separated by a colon (:).

Example: TCVN ISO 14001: 2006 is the symbol of the national standard which was formulated on the basis of full acceptance of the ISO 14001 international standard on environmental management systems and promulgated in 2006.

6.3. The symbol of a replacing national standard comprises the code of the replaced national standard the year of promulgation of the replacing national standard, which is separated by a colon (:) and placed after the TCVN symbol.

Example: The TCVN promulgated in 2006 to replace TCVN 289: 2000 is symbolized as TCVN 289:2006.

When a national standard replaces many national standards or part of another national standard, the replacing national standard can bear a new code.

6.4. The symbol of the amended national standard comprises word "SUA DOl" (amendment) followed by the ordinal numbers of the and the year of promulgation, which are separarated by colons (:) and stand before the amended national standard.

Example: SUA DOl 1:2006 TCVN 789::2005 is the symbol of the first amendment of TCVN 789:2005, promulgated in 2006.

6.5. The symbols and full names of national standards must be stated in decisions on promulgation of the national standards.

7. Notification on, publication and disrbution as well as dissemination of, national standar.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Directorate for Standards and Quality notifies the promulgation, amendment, supplejintation, replacement or cancellation of national standards on its journal and website and on other appropriate information media within thirty days as from the date the Minister of Science and Technology signs the promulgation decisions.

7.2. Publication and distribution of national standards.

7.2.1. National standards are published and distributed in form of publication and possibly in form of electronic format.

7.2.2. The amendments and supplements to national standards are published in form of loose sheet until those standards are republished.

7.2.3. The Directorate for Standards and Quality publishes and distributes national standards within sixty days as from the date the Minister of Science and Technology signs promulgation decisions.

7.2.4. Ministries and branches may publish and distribute the national standards they have drafted after reaching agreement with the Directorate for Standards and Quality.

Other organizations that wish to publish and distribut national standards must get the consent of the Direatmate for Standards and Quality.

7.3. Dissemination of national standards

7.3.1. The Ministry of Science and Technology (the Directorate for Standards and Quality) assumes the prime responsibility for, and coordiantes with ministries and branches in, drawing up plans for dissemidmon of promulgated national standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.3.3. The dissemination of national standards is carried out in forms of conference, seminar, training, fostering and other forms.

III. GUIDANCE ON APPLICATION OF, NATIONAL STANDARDS, INTERNATIONAL STANDARDS, REGIONAL STANDARDS AND FOREIGN STANDARDS IN VIETNAM

1. Modes and measures of applying national standards

1.1. Modes of applying national standards

1.1.1 Direct application

National standards are applied directly without going through other intermediary documents.

1.1.2. Indirect application

National standards are applied via other intermediary documents (normative documents, technical regulations, ... ) with quotations from those national standards.

1.2. Measures of applying national standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.2. Prioritizing the proper use of national standards in the formulation of normative documents, technical regulations as well as in production, business, service and other socio-economic activities.

1.2.3. Stepping up activities of testing, adjustment, expertise, standard conformity certification, standard conformity announcement and recognition according to current national standards.

2. Principles, modes and measures for application of international standards, regional standards and foreign standards

2.1. Application principles

2.1.1. International standards, regional standards and foreign standards are applied voluntarily to agencies, organizations and individuals.

2.1.2. The application of international standards, regional standards and foreign standards must neither be contrary to provisions of law nor cause harms to security, defense, socio-economic interests and other interests of the country.

2.1.3. The application of the latest international standards, regional standards and foreign standards is encouraged.

2.1.4. The application of relevant international standards, regional standards, foreign standards provided in international treaties to which Vietnam is a contracting party or in bilateral or multilateral agreements between Vietnamese organizations and foreign organizations must comply with provisions of law.

2.2. Application modes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



International standards, regional standards and foreign standards are applied directly in the process of production, business, service provision, trading transaction and other socio-economic activities.

2.2.2. Indirect application

Agencies, organizations and individuals may apply international standards, regional standards or foreign standards indirectly through the implementation of regulations in technical documents, management documents (normative documents, technical regulations ... ) with full or partial quotation of the contents of the international standards, regional standards or foreign standards.

2.3. Application measures

2.3.1. Enhancing the acceptance of advanced international standards, regional standards or foreign standards to be national standards or institution standards.

2.3.2. Using international standards, regional standards and foreign standards as grounds for organizing and conducting the evaluation of conformity through such activities as recognition, certification, expertise, testing, adjustment.

2.3.3. Organizing the study of international standards, regional standards or foreign standards for application to Vietnamese conditions; actively participating in activities of the technical boards for relevant international or regional standards.

2.3.4. Drawing up specific plans and roadmaps for technological investment, management, meeting the requirements of the to-be-applied international standards, regional standards or foreign standards.

2.3.5. Organizing the dissemination and guidance on the application of international standards, regional standards or foreign standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Institution-standard formulation requirements and grounds

1.1. Requirements on institution standards

1.1.1. Institution standards must not be contrary to current technical regulations and provisions of law.

1.1.2. Institution standards should be formulated to suit the scientific and technological advance and satisfy the management, production and business requirements of institutions.

1.2. Grounds for formulation of institution standards

Institution standards are formulated on the basis of results of scientific and technological research, technical advance, experience, practical demands and capability of institutions. The use of corresponding national standards, international standards regional standards or foreign standards is encouraged for the formulation or acceptance thereof into institution standards.

2. Types of, and modes of formulating, institution standards

2.1 Types of institution standards

Institution standards may cover the following types:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Testing, measuring and adjusting methods standards;

- Labeling, packing, transport and preservation standards;

- Process standards;

- Service standards;

- Institution standards.

Depending on their types, operation scales, purposes and internal management requirements institutions may apply the above classification methods or add new types of standard for the classification of standards suitable to their establishments.

2.2. Institution standard-formulating modes

Institution standards may be formulated by the following basic modes:

- Accepting corresponding national standards, international standards, regional standards or foreign standards be institution standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Amending, supplementing the existing institution standards.

3. Order and procedures for formulation and promulgation of institution standards

3.1. Depeding on the production and business scales and forms of institutions, the order and procedures for formulation and promulgation of institution standards may cover the following steps:

Step 1: Drawing up plans for formulation of institution standards;

Step 2: Drawing the institution standards;

Step 3: Organizing the gathering of comments on draft institution standards;

Step 4; Organizing seminars on draft institution standardt;

Step5: Processing comments and finalizing the draft institution standards;

Step 6: Compiling dossiers on the draft institution standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Step 8: Promulgating the institution standards;

Step 9: Printing the institution standards.

3.2. Promulgation of institution standards

Institution heads consider and decide in writing on the promulgation of institution standards. The dossiers on draft institution standards are archived at institutions.

3.3. Demonstration of contents and presentation of institution standards

3.3.1. Symbols of institution standards are demonstrated as follows:

- The code and year of promulgation of an institution standard is separated by a colon (:) and placed after the TCCS symbol;

- The abbreviated name of the institution promulgating the institution standard is placed after the year of promulgation of the institution standard and separted by a slash.

Example: TCCS 27: 2006/XXX is the symbol of the institution standard numbered 27, formulated and promulgated in 2006 by a company bearing the transaction name of XXX.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Table of contents;

- Opening information;

- Fundamental part (outline, technical section);

- Additional information.

The framework, forms of presenting and displaying the contents of institution standards may refer to TCVN 1-2 on presentation and display of contents of national standards.

3.3.3. Institution standards should be presented in a brief, clear, accurate, readable, error-free manner, not causing confusion and misintepretation.

3.3.4. Institution standards can be bound loosely or into standard collections according to standard subjects or objects.

Pages of institution standards should be numbered and can be printed in form of loose sheet for convenient supplementation, cancellation or replacement of contents. Institution standards may have cover sheet or not.

3.4. Based on this general guidance, institutions draw up processes and specific guidance on the formulation of institution standards suitable to their respective conditions and scales.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Ministries, branches, agencies, organizations and individuals organize the formulation of draft national standards and institution standards and perform other tasks under the guidance of this Circular and relevant legal documents.

When the objects of standards in the specialized management domains of ministries, branches require particular management or must ensure the compatibility with international practice, the Ministry of Science and Technology assumes the prime responsibility for, and coordinates with relevant ministries and branches in, providing specific guidance on the order and procedures for formulation, promulgation, presentation and display of contents of national standards on the basis of the provisions of this Circular.

When the objects of standards in the specialized management domains of ministries, branches require particular management or must ensure the compatibility with international practice, the Ministry of Science and Technology assumes the prime responsibility for, and coordinates with relevant ministries and branches in, providing specific guidance on the order and procedures for formulation, promulgation, presentation and display of contents of national standards on the basis of the provisions of this Circular.

2. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO”.

3. If problems arise in the course of implementation of this Circular, agencies, organizations and individuals shall promptly report them to the Ministry of Science and Technology for amendment and supplementation.

 

 

FOR THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY VICE MINISTER




Tran Quoc Thang

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FORM FOR PROPOSAL OF PROJECT ON FORMULATION OF NATIONAL STANDARDS
(Issued together with Circular No.21/2007/TT-BKHCN dated September 28, 2007 of the Ministry of Science and Technology)

Vietnam’s Standard (TCVN) Formulation Project

1. Name of standard

2. Scope

3. Proposer

Name of proposer: .............................................................................................................

Address: ……………………………………………………………………………………………

Phone number: ………………..........Fax: …………………….. Email: ………………………

Name of supervisory body: (if any)………………………………………………………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Reason and purpose of standard formulation

- Satisfied criteria:

+ Communication

+ Economy  

+ Environmental health safety

+ Decreases in categories

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Interchangeability

+ Other purposes (Specify below)

+ Functions and quality

 

 

- Is the standard used for certification? □ yes □ no

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Is the standard related to the State’s requirement for socio-economic development?

□ yes □ no

+ In which program?

+ Standard harmony requirement (international and regional): □ yes □ no  

6. Matters relating to standard formulation

- Matters relating to national standard formulation (or amendment):

+ Terms and definition

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Categories

 

+ Hygiene safety requirement

+ Symbol

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Basic parameters and size

 

+ Sampling

 + Technical requirement

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 + Progress standard

 

+ Packaging, labeling, transporting and maintaining

+ Service standard

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Specify below):

- Intended structure and contents of main parts of the standard:

- National standard testing requirement in reality: □ yes □ no

(Specify the testing content, testing scale, place and time, if any)

7. Formulation method and material as basis for standard formulation

- Formulation method:

+ New standard

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Adoption of international standard

 + Replacement

- Main material as the basis for formulation of the standard (a copy attached)

8. Proposal of establishment of technical committee (or technical sub-committee)

9. Cooperating agencies

- Drafting entity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizations or individuals for consultancy:

10. Expected formulation progress

No.

Job description

Time

 

 

From

To

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Drafting the standard

 

 

2

Collecting opinions

 

 

3

Organizing a thematic conference

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

4

Completing the draft standard and preparing a draft standard dossier

 

 

5

Examining the dossier

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Sending the dossier for appraisal

 

 

7

Appraising the draft standard

 

 

8

Preparing an application approval for the standard

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

9

Approving and publishing

 

 

11. Funding estimate

a. Total expected funding: Including:

- Funding from state budget: ..........................................................................

- Funding from contributors: ……………………………………………………….

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Funding from other sources: …………………………………………………….

b. Detailed funding estimate (under the guidance of the Directorate for Standards; Metrology and Quality)

 

 

 (Location and date)
Proposer
Sign and seal (if any)

 

 

;

Thông tư 21/2007/TT-BKHCN hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu: 21/2007/TT-BKHCN
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký: Trần Quốc Thắng
Ngày ban hành: 28/09/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 21/2007/TT-BKHCN hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [1]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…