BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2022/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI MẬT ONG
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.
1. Thông tư này quy định việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là VSTY) và an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là ATTP) đối với nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Việc kiểm tra thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua mật ong thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT).
3. Việc thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở chế biến mật ong thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT).
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với mật ong.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mật ong thô: là mật ong thu hoạch từ đàn ong chưa qua bất kỳ một công đoạn sơ chế nào.
2. Mật ong nguyên liệu: là mật ong thô đã qua sơ chế (lọc thô để loại bỏ tạp chất) của một hay nhiều lô mật ong thô khác nhau.
3. Mật ong thành phẩm: là mật ong đã qua chế biến (lọc, phối trộn, diệt men có thể hạ thủy phần) để có thể sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
4. Cơ sở nuôi ong: là cơ sở thực hiện hoạt động nuôi ong và khai thác mật ong thô.
5. Cơ sở thu mua mật ong: là cơ sở thực hiện thu mua, bảo quản mật ong thô để cung cấp cho các cơ sở chế biến mật ong.
6. Cơ sở chế biến mật ong: là cơ sở thực hiện xử lý mật ong thô, mật ong nguyên liệu theo phương pháp thủ công hoặc công nghiệp để tạo thành mật ong thành phẩm.
7. Dư lượng các chất độc hại (sau đây viết tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, hóa chất bảo vệ thực vật, chất ô nhiễm có nguồn gốc từ môi trường, từ thức ăn và các chất chuyển hóa của chúng tồn lưu trong mật ong có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra, giám sát
1. Cục Thú y tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong (bao gồm: cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến) xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (sau đây gọi chung là cơ sở xuất khẩu).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đây được gọi chung là Cơ quan kiểm tra, giám sát.
Điều 5. Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát
1. Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Nội dung Chương trình giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát
a) Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí kiểm tra, giám sát theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Cục Thú y chủ trì xây dựng dự toán, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí kinh phí để tổ chức triển khai Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Điều 6. Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát
1. Phòng thử nghiệm tham gia Chương trình giám sát
a) Phòng thử nghiệm trực thuộc Cục Thú y tham gia triển khai Chương trình giám sát mật ong xuất khẩu: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; sử dụng các phép thử phải được phê duyệt phương pháp theo quy định;
b) Phòng thử nghiệm không thuộc quy định tại điểm a khoản này: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu giám sát của kế hoạch giám sát hằng năm được phê duyệt.
2. Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát và người lấy mẫu
a) Trưởng đoàn: là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan kiểm tra, giám sát hoặc Lãnh đạo đơn vị được Cơ quan kiểm tra, giám sát phân công chủ trì thực hiện Chương trình giám sát;
b) Thành viên: có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; đã tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, thẩm định và khóa tập huấn kiểm tra, thẩm định do Cục Thú y tổ chức;
c) Người lấy mẫu: có chuyên môn về một trong các lĩnh vực chăn nuôi,
thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; có giấy chứng nhận tham gia tập huấn có nội dung về lấy mẫu do Cục Thú y tổ chức.
Điều 7. Kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu
1. Cơ sở nuôi ong, thu mua mật ong: giám sát việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Cơ sở chế biến mật ong
a) Việc kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận VSTY);
b) Việc giám sát điều kiện VSTY thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 của Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT);
c) Việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở đã được cấp các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân xuất khẩu;
Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY gồm các loại giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT.
3. Việc giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở sản xuất mật ong nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện đồng thời với hoạt động lấy mẫu giám sát ATTP đối với mật ong trong Chương trình giám sát hằng năm và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong không tuân thủ các tiêu chí giám sát VSTY và ATTP theo quy định
a) Cơ quan kiểm tra, giám sát xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp cơ sở không thực hiện hành động khắc phục hoặc không báo cáo về kết quả và thời gian khắc phục đối với các tiêu chí không tuân thủ theo quy định được ghi trong Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản thẩm định;
b) Kiến nghị các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc cơ quan quản lý thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp phát hiện không tuân thủ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được công nhận đối với các cơ sở được cấp Giấy
chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY.
Điều 8. Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát
1. Danh sách các cơ sở sản xuất mật ong đã được cấp Giấy chứng nhận VSTY hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY với các thông tin liên quan đến cơ sở (tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, email), ngày cấp, hiệu lực Giấy chứng nhận, cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
2. Sản lượng mật ong của năm trước liền kề năm xây dựng Chương trình giám sát.
3. Kết quả thử nghiệm mẫu mật ong và thức ăn nuôi ong của Chương trình giám sát thực hiện 3 năm trước liền kề năm xây dựng Chương trình giám sát.
4. Thông tin cảnh báo, khuyến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP đối với mật ong để xác định các chỉ tiêu có nguy cơ cao gây mất ATTP.
5. Các yêu cầu, quy định của Việt Nam về sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y cấm, hạn chế sử dụng trong thú y; các quy định của nước nhập khẩu đối với chuỗi sản xuất mật ong xuất khẩu.
Điều 9. Nội dung Chương trình giám sát
1. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về thú y và ATTP tại cơ sở sản xuất mật ong
a) Đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu: thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
b) Đối với cơ sở sản xuất mật ong không thuộc điểm a khoản này: thực hiện giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT;
c) Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong có tiêu chí giám sát không tuân thủ quy định: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Thông tư này.
2. Xây dựng cơ cấu mẫu giám sát và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát, gồm:
a) Số lượng mẫu mật ong được lấy từ các cơ sở nuôi ong, thu mua, chế biến mật ong để giám sát dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm;
b) Số lượng mẫu thức ăn được lấy từ các cơ sở nuôi ong để giám sát việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
c) Thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát đến cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở được lấy mẫu.
3. Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát (trong trường hợp cần thiết) và phân tích mẫu giám sát căn cứ chỉ tiêu, phương pháp phân tích hằng năm được phê duyệt: thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
4. Xử lý các trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát hằng năm theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu (đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu).
Điều 10. Lấy mẫu, phân tích mẫu giám sát
1. Căn cứ cơ cấu mẫu của Chương trình giám sát hằng năm theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư này, Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện việc lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc có chủ đích để giám sát đối với mẫu mật ong thô, mật ong nguyên liệu, mật ong thành phẩm và thức ăn nuôi ong.
2. Thời gian thực hiện lấy mẫu hằng năm được xác định theo mùa vụ khai thác và sản xuất mật ong của các cơ sở.
3. Địa điểm lấy mẫu
a) Mẫu mật ong thô từ cơ sở nuôi ong và cơ sở thu mua mật ong: căn cứ mùa vụ khai thác, vùng khai thác mật ong và nơi có các cơ sở thu mua mật ong;
Trường hợp không thực hiện được việc lấy mẫu ở cơ sở nuôi ong và cơ sở thu mua mật ong, có thể lấy mẫu mật ong thô đã được đưa về cơ sở chế biến nhưng chưa qua sơ chế để giám sát;
b) Mẫu mật ong nguyên liệu và mật ong thành phẩm từ các cơ sở chế biến mật ong: căn cứ vào thời điểm giám sát và tập trung lấy mẫu tại các địa phương, nơi có các cơ sở chế biến mật ong.
4. Phương pháp lấy mẫu
a) Lấy mẫu mật ong: thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Lấy mẫu thức ăn: thực hiện theo TCVN 13052:2021. Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu.
5. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa).
6. Phân tích mẫu giám sát
a) Cơ quan kiểm tra, giám sát gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm để phân tích dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm theo Chương trình giám sát hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Kết quả phân tích mẫu được lưu giữ tại phòng thử nghiệm;
c) Tổ chức, cá nhân được quyền kiến nghị về kết quả trong lần phân tích mẫu đầu tiên; được phép lấy mẫu lại tại dụng cụ chứa đựng mật ong đã được lấy mẫu đó hoặc sử dụng mẫu lưu để phân tích lại; chi trả toàn bộ chi phí trong trường hợp phân tích lại mẫu.
Điều 11. Xử lý mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP trong quá trình thực hiện Chương trình giám sát
Trong quá trình phân tích mẫu giám sát, nếu phát hiện thấy những chỉ tiêu VSTY và ATTP không tuân thủ theo quy định của Việt Nam hoặc của nước
nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện:
1. Thông báo bằng văn bản về kết quả phân tích mẫu giám sát tới các cơ quan quản lý liên quan.
Trường hợp phát hiện mẫu giám sát không tuân thủ theo quy định, thông báo ngay cho cơ quan quản lý liên quan và cơ sở có mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP bằng văn bản gồm các thông tin sau:
a) Tên cơ sở có mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP;
b) Lô hàng, số lượng sản phẩm không bảo đảm VSTY và ATTP;
c) Ngày lấy mẫu và kết quả thử nghiệm mẫu;
d) Lý do mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP;
đ) Yêu cầu cơ sở không sử dụng mật ong để đưa vào chế biến hoặc tạm dừng việc kinh doanh đối với lô hàng mật ong không bảo đảm VSTY và ATTP hoặc ngừng sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
e) Yêu cầu cơ sở thực hiện ngay việc truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT) và báo cáo kết quả thực hiện cho Cơ quan kiểm tra, giám sát.
2. Các cơ quan kiểm tra, giám sát tổ chức thẩm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở; trong trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất toàn bộ chuỗi sản xuất mật ong (nếu phát hiện mẫu mật ong không tuân thủ) để thu hồi, xử lý mật ong không bảo đảm ATTP theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT.
3. Thực hiện các biện pháp giám sát tăng cường và lấy mẫu có chủ đích đối với cơ sở sản xuất mật ong có mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP trong năm thực hiện Chương trình giám sát và năm tiếp theo.
Trường hợp cơ sở tiếp tục có mẫu giám sát không tuân thủ theo quy định, Cơ quan kiểm tra, giám sát tổ chức kiểm tra và xử lý theo quy định.
4. Cơ sở có mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP phải chịu toàn bộ chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu giám sát tăng cường và xử lý lô hàng.
SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN TRONG NUÔI ONG
Điều 12. Sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong nuôi ong
1. Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, trị bệnh cho ong theo quy định.
2. Sử dụng thuốc để phòng, trị bệnh cho ong phải theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất và đơn thuốc của người hành nghề thú y. Việc kê đơn thuốc thú y thực hiện theo quy định của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y; sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT; Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư về quản lý thuốc thú y.
3. Việc sử dụng thức ăn trong nuôi ong phải tuân thủ quy định của pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
Điều 13. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Hằng năm, rà soát, điều chỉnh, bổ sung Chương trình giám sát đối với các chỉ tiêu, phương pháp phân tích mẫu; mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép có trong mật ong; danh sách các cơ sở được giám sát và thông báo đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến Chương trình giám sát.
3. Lập danh mục và cập nhật hồ sơ, mã số các cơ sở sản xuất mật ong phục vụ mục đích thương mại để xuất khẩu trong Chương trình giám sát; lưu giữ có hệ thống toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan.
4. Thực hiện kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở có mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP trong quá trình giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT.
5. Thực hiện kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY cho cơ sở chế biến mật ong xuất khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 37 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT.
6. Tổng hợp và báo cáo số liệu, giải trình các vấn đề có liên quan đến việc triển khai Chương trình giám sát; báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện; tổng hợp các thông tin, phân tích đánh giá các hoạt động phù hợp để đề xuất, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh cần thiết hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giám sát.
7. Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình giám sát được duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục Thú y theo quy định.
8. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở sản xuất mật ong thực hiện quy định của Thông tư này và các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về dư lượng trong sản phẩm mật ong, sử dụng thuốc thú y trong phòng trị bệnh cho ong bảo đảm VSTY và ATTP trong sản xuất mật ong.
9. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến triển khai thực hiện Chương trình giám sát.
10. Chủ trì làm việc với các đoàn kiểm tra của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu; báo cáo, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Cập nhật, thông báo đến các cơ sở sản xuất mật ong về danh sách các cơ sở được giám sát trong Chương trình giám sát hằng năm.
3. Lập danh mục và cập nhật hồ sơ, mã số các cơ sở sản xuất mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước thuộc địa bàn quản lý trong Chương trình giám sát; lưu giữ có hệ thống toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan.
4. Thực hiện kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở có mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP trong quá trình giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT.
5. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chương trình giám sát thuộc địa bàn quản lý; tổng hợp các thông tin, đánh giá các hoạt động phù hợp để đề xuất, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh cần thiết hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giám sát hằng năm.
6. Quản lý, sử dụng kinh phí được duyệt cho các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
7. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định về sản xuất thức ăn nuôi ong; sử dụng thuốc thú y trong phòng trị bệnh cho ong bảo đảm VSTY và ATTP cho các cơ sở sản xuất mật ong thuộc địa bàn quản lý.
8. Phối hợp với Cục Thú y thực hiện Chương trình giám sát các cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu trên địa bàn khi có yêu cầu.
Điều 15. Trách nhiệm của phòng thử nghiệm
1. Tuân thủ đúng quy trình, bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, trung thực; chịu trách nhiệm về kết quả phân tích mẫu trong Chương trình giám sát.
2. Bảo mật thông tin và kết quả phân tích mẫu theo quy định; chỉ thông báo kết quả phân tích mẫu cho Cơ quan kiểm tra, giám sát.
3. Tuân thủ thời gian phân tích mẫu trong Chương trình giám sát theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát.
4. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đúng quy định và xuất trình khi Cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
Điều 16. Trách nhiệm của Hội Nuôi ong Việt Nam
1. Phối hợp với Cục Thú y làm việc với các cơ quan thẩm quyền liên quan của nước nhập khẩu trong việc xuất khẩu mật ong; cập nhật thông tin của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về yêu cầu ATTP đối với mật ong xuất khẩu.
2. Tham gia, phối hợp phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất mật ong về các quy định về bảo đảm VSTY và ATTP đối với mật ong.
3. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất mật ong và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
4. Đề xuất, kiến nghị với Cơ quan kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này về nguy cơ gây mất VSTY và ATTP đối với mật ong.
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ sở nuôi ong, thu mua và chế biến mật ong
1. Cơ sở nuôi ong
a) Thực hiện quy trình nuôi ong bảo đảm VSTY và ATTP;
b) Chỉ được khai thác mật ong sử dụng để làm thực phẩm khi tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc;
c) Lập sổ nhật ký nuôi ong theo dõi, ghi chép tình hình dịch bệnh ong; sử dụng thuốc phòng, trị bệnh cho ong, sử dụng thức ăn trong nuôi ong; tình hình khai khác và cung cấp mật ong cho các cơ sở thu mua, cơ sở chế biến mật ong theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tuân thủ việc kiểm tra, giám sát theo quy định của Thông tư này và hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm VSTY và ATTP đối với mật ong. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình nuôi ong và khai thác mật ong theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát;
đ) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu giám sát tăng cường khi có mẫu mật ong không bảo đảm VSTY và ATTP.
2. Cơ sở thu mua mật ong
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ và duy trì thường xuyên điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình thu mua và buôn bán mật ong thô;
b) Lập danh sách các cơ sở nuôi ong cung cấp mật ong thô theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ về quản lý chất lượng, ATTP; hồ sơ buôn bán mật ong thô, thời gian lưu giữ tối thiểu là 03 năm;
d) Tuân thủ việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm ATTP đối với đối với thu mua mật ong;
đ) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền; chịu toàn bộ chi phí cho việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu giám sát tăng cường khi khi có mẫu mật ong không bảo đảm ATTP.
3. Cơ sở chế biến mật ong
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ và duy trì thường xuyên điều kiện bảo đảm ATTP theo hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn đã được chứng nhận trong chế biến mật ong;
b) Thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc, lưu giữ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và thiết lập thủ tục thu hồi mật ong không bảo đảm ATTP theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT;
c) Lập danh sách các cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua mật ong cung cấp mật ong thô theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy trình nuôi ong, khai thác và thu mua mật ong bảo đảm VSTY và ATTP, nâng cao kiến thức cho người nuôi ong về phòng chống dịch bệnh và sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong cho các cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua trong nội bộ hệ thống của cơ sở;
đ) Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ về quản lý chất lượng, ATTP; thời gian lưu giữ tối thiểu là 03 năm;
e) Tuân thủ việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm ATTP đối với mật ong. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;
g) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền; chịu toàn bộ chi phí cho việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý, lấy mẫu và phân tích mẫu giám sát tăng cường khi có mẫu mật ong không bảo đảm ATTP.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2015/TT-BNN ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.
3. Các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát mật ong đã được phê duyệt trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.
4. Các loại Giấy chứng nhận tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm tra, thẩm định, lấy mẫu đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng.
5. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN LẤY MẪU GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN THỰC
PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT MẬT ONG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn)
I. HƯỚNG DẪN LẤY MẪU MẬT ONG
1. Nguyên tắc chung về lấy mẫu
a) Mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên đảm bảo tính đại diện;
b) Hoạt động lấy mẫu không gây ô nhiễm cho mẫu được lấy;
c) Mẫu phải đủ khối lượng để phục vụ phân tích;
d) Mẫu được niêm phong, bảo quản, vận chuyển trong điều kiện phù hợp;
đ) Các thông tin về mẫu phải được ghi chép đầy đủ.
2. Yêu cầu về lấy mẫu
2.1. Yêu cầu về dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu, bảo quản mẫu:
a) Dụng cụ lấy và chứa đựng mẫu phải khô, sạch, được làm bằng vật liệu phù hợp;
b) Dụng cụ bảo quản mẫu phải sạch, khô, kín, phù hợp với khối lượng mẫu, yêu cầu bảo quản và tính chất của mẫu;
c) Khối lượng mỗi mẫu từ 300 đến 500 gam;
d) Các mẫu phải được niêm phong và có chữ ký của người lấy mẫu;
đ) Phải có biên bản lấy mẫu và được mã hóa mẫu theo số thứ tự của biên bản lấy mẫu (kèm theo Phụ lục này).
2.2. Các yêu cầu phải tuân thủ trong quá trình lấy mẫu:
a) Sử dụng trang phục sạch, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm;
b) Mang găng tay trước khi lấy mẫu;
c) Đảm bảo không lây nhiễm cho mẫu được lấy; không dùng chung dụng cụ khi lấy mẫu; dụng cụ đựng mẫu phải được đóng kín sau khi lấy mẫu;
d) Thao tác lấy mẫu phải đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng đến chất lượng lô sản phẩm được lấy mẫu;
đ) Đóng gói mẫu phải được thực hiện tại nơi lấy mẫu để tránh nguy cơ lây nhiễm;
e) Việc ghi nhãn, niêm phong và lập biên bản lấy mẫu phải được thực hiện ngay tại hiện trường.
3. Lấy mẫu giám sát
3.1. Chuẩn bị điều kiện để lấy mẫu
a) Xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch lấy mẫu;
b) Biên bản lấy mẫu, nhãn nhận diện mẫu;
c) Găng tay sử dụng một lần, băng keo trong, dây chun buộc, bút ghi nhãn không nhòe;
d) Ống lấy mẫu, muỗng/ca lấy mẫu sạch, khô;
đ) Lọ đựng mẫu phân tích (sạch, khô);
e) Thùng chứa mẫu (thùng xốp, thùng nhựa 02 lớp cách nhiệt, …).
3.2. Kỹ thuật lẫy mẫu
a) Lấy mẫu từ thùng nuôi ong
- Dùng phương pháp ngẫu nhiên để xác định thùng nuôi ong được chỉ định lấy mẫu. Mỗi thùng nuôi ong lấy từ 01 đến 03 cầu mật ong đưa vào quay ly tâm.
- Mẫu được thu ngay tại vòi ở thùng quay mật.
- Trong trường hợp không quay được mật ong thì có thể cắt các khu vực của bánh tổ ong có chứa nhiều mật sau đó vắt/ép mật vào lọ đựng mẫu.
b) Lấy mẫu từ dụng cụ chứa đựng mật ong
- Dùng phương pháp ngẫu nhiên để xác định dụng cụ chứa đựng được chỉ định lấy mẫu.
- Đối với mật ong được chứa đựng trong phuy/can: dùng ống lấy mật chọc thẳng từ trên xuống tận đáy phuy/can, bịt tay vào đầu trên của ống, nhấc ống lên và cho mẫu vào dụng cụ chứa đựng mẫu.
- Đối với mật ong được chứa đựng trong thùng/bồn chứa: mở từ từ van xả cho mật chảy ra, sau 10 - 15 giây, hứng mật từ van xả trực tiếp vào lọ đựng mẫu.
3.3. Dán nhãn nhận diện mẫu
Sau khi lấy mẫu vào lọ đựng mẫu, dán nhãn nhận diện mẫu (Mẫu 1) và vặn chặt lọ đựng mẫu (có thể dùng băng keo dán vòng quanh nắp lọ).
4. Lập biên bản lấy mẫu
Người lấy mẫu thực hiện điền thông tin vào Biên bản lấy mẫu (Mẫu 2) và ký xác nhận các bên liên quan.
5. Vận chuyển và bảo quản mẫu
- Mẫu mật ong phải được để trong thùng kín tránh ánh sáng chiếu thẳng và phải được vận chuyển đến phòng thử nghiệm được giao nhiệm vụ phân tích mẫu càng nhanh càng tốt; đảm bảo điều kiện bảo quản phù hợp, không làm hư hại mẫu có thể gây sai lệch kết quả phân tích của mẫu thử nghiệm.
- Tại phòng thử nghiệm, mẫu mật ong phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và tránh ánh sáng chiếu thẳng, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, số lượng để phục vụ phân tích, xét nghiệm các chỉ tiêu giám sát.
Tên mẫu: |
Ký hiệu mẫu: |
Khối lượng mẫu: |
|
Ngày sản xuất:…….../…..…/20….… |
|
Ngày lấy mẫu:…….../…..…/20….… |
TÊN CƠ QUAN
LẤY MẪU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
........................., ngày.........tháng..........năm.............. |
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số:................../BBLMGS
1. Tên cơ sở được lấy mẫu: .........................................................................
...............................................................................................................................
2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: ...........................................................
3. Người lấy mẫu: …………………………..………….…………………
4. Mục đích lấy mẫu: Phục vụ chương trình giám sát mật ong đợt .... năm.........
5. Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp ngẫu nhiên, đảm bảo mẫu là đại diện cho lô hàng.
6. Chỉ tiêu phân tích: Phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo Chương trình giám sát mật ong đợt .... năm .........
STT |
Loại mẫu |
Mã số mẫu |
Khối lượng mẫu (kg) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Tình trạng mẫu: ......................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
8. Ý kiến của đơn vị/cá nhân được lấy mẫu:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua và mỗi bên giữ 01 bản.
ĐƠN VỊ/CÁ
NHÂN |
NGƯỜI LẤY MẪU |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NUÔI ONG, CƠ SỞ THU MUA CUNG CẤP MẬT
ONG CHO CƠ SỞ CHẾ BIẾN MẬT ONG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
(TÊN CÔNG
TY) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..................., ngày …… tháng…..năm.…. |
DANH SÁCH CƠ SỞ NUÔI ONG, CƠ SỞ THU MUA MẬT ONG CUNG CẤP MẬT ONG NĂM …..
1. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NUÔI ONG THUỘC HỆ THỐNG CỦA CÔNG TY
STT |
Họ và tên chủ cơ sở nuôi ong |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
Mã số cơ sở nuôi ong |
Số lượng đàn ong |
Sản lượng mật dự kiến (tấn) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
2. DANH SÁCH CÁC ĐẠI LÝ CUNG CẤP MẬT ONG NĂM ...
STT |
Họ và tên chủ cơ sở thu mua mật ong |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
Mã số cơ sở thu mua |
Số lượng đàn ong trong hệ thống |
Sản lượng mật dự kiến (tấn) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
Dự kiến khai thác mật:
Thời gian lấy mật |
Loại cây/hoa lấy mật |
Các địa bàn lấy mật dự kiến |
Từ tháng … - … |
|
|
Từ tháng … - … |
|
|
Từ tháng … - … |
|
|
Từ tháng … - … |
|
|
(TÊN CƠ SỞ
THU MUA MẬT ONG) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày ……… tháng……..năm.…. |
DANH SÁCH CƠ SỞ NUÔI ONG CUNG CẤP MẬT ONG NĂM …..
1. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NUÔI ONG THUỘC HỆ THỐNG CỦA CƠ SỞ THU MUA MẬT ONG
STT |
Họ và tên chủ cơ sở nuôi ong |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
Mã số cơ sở nuôi ong |
Số lượng đàn ong |
Sản lượng mật dự kiến (tấn) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
2. DỰ KIẾN CUNG CẤP MẬT ONG CHO CÁC CÔNG TY
STT |
Tên công ty chế biến mật ong |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
Sản lượng mật dự kiến cung cấp (tấn) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Dự kiến khai thác mật:
Thời gian lấy mật |
Loại cây/hoa lấy mật |
Các địa bàn lấy mật dự kiến |
Từ tháng … - … |
|
|
Từ tháng … - … |
|
|
Từ tháng … - … |
|
|
Từ tháng … - … |
|
|
|
CHỦ CƠ SỞ
THU MUA |
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số
/2022/TT-BNNPTNT ngày
/ /2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)
CÔNG TY ……………………
Địa chỉ: ………………………………………
Điện thoại: …………………………; E.mail: …………………………….
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG ĐẢM BẢO VỆ SINH THÚ Y VÀ
AN TOÀN THỰC PHẨM
Vụ sản xuất: 20 ……
Họ, tên chủ cơ sở nuôi ong:……… Số điện thoại: ……….… Mã số cơ sở: … ;
Địa chỉ: …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giống ong: ……………………………………….; Tổng số đàn ong: ………..…… đàn; Sản lượng dự kiến: ………..…….kg;
Cung cấp mật ong cho:
……………………….....…………………………..……………………………
………………………………………………………….…………………………
Địa chỉ: …….…………………………..…………………………..……………
………………………………………………………….…………………………
HƯỚNG DẪN GHI NHẬT KÝ NUÔI ONG
1. Ngày tháng: ghi rõ ngày, tháng kiểm tra.
2. Tình hình chung:
- Nguồn mật, phấn hoa;
- Những biến đổi khác thường của đàn ong;
- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe đàn ong (thời tiết, ô nhiễm môi trường, …); động vật gây hại đối với đàn ong.
3. Thức ăn bổ sung: ghi rõ loại thức ăn, thành phần, khối lượng, nguồn gốc, xuất xứ.
4. Loại bệnh:
- Khi phát hiện ong bị bệnh, đánh dấu vào ô tương ứng;
- Trường hợp phát hiện ong mắc các bệnh khác, ghi rõ tên bệnh.
5. Biện pháp xử lý, bao gồm:
- Biện pháp sinh học: ghi rõ tên, thành phần, liều lượng đối với các loại thảo dược, chế phẩm sinh học được sử dụng;
- Sử dụng hóa chất/thuốc thú y để điều trị: ghi rõ tên hóa chất/thuốc thú y; hàm lượng, liều lượng;
- Tiêu hủy: ghi rõ biện pháp tiêu hủy.
6. Quản lý đàn ong, bao gồm các nội dung: nhập đàn, chia đàn; thay chúa, tạo chúa; thêm cầu, bớt cầu; di chuyển đàn.
7. Ghi chú: ghi những thông tin cần thiết để ghi nhớ, lưu ý.
Lưu ý:
1. “Nhật ký cơ sở nuôi ong đảm bảo an toàn thực phẩm” bắt buộc phải có đối với những cơ sở nuôi ong cung cấp mật ong cho các cơ sở chế biến mật ong xuất khẩu để có bằng chứng chứng minh mật ong được sản xuất bảo đảm ATTP; đồng thời phục vụ truy xuất nguồn gốc khi xảy ra sự cố gây mất ATTP hoặc chứng minh nguồn gốc đối với mật ong xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Mỗi cơ sở nuôi ong có một quyển “Nhật ký cơ sở nuôi ong đảm bảo an toàn thực phẩm”. Nhật ký nuôi ong phải được cập nhật theo địa điểm đặt cơ sở nuôi ong. Căn cứ kế hoạch khai thác mật trong năm để thiết lập số lượng trang “Nhật ký cơ sở nuôi ong” phù hợp với số địa điểm dự kiến đặt cơ sở nuôi ong.
- Có thể thêm 3-4 trang mẫu trên cho mỗi “Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong” và một vài trang giấy trắng để ghi thêm hoặc ghi chú những điều cần thiết.
- Trước khi di chuyển đàn, kiểm tra toàn bộ đàn ong của cơ sở nuôi ong, các thông tin trong nhật ký, tổng hợp số liệu và ký xác nhận kiểm soát.
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG
1. Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong hiện tại: Thôn …………Xã ................................... Huyện:............................Tỉnh: .................
2. Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong trước đó: Thôn ………….……Xã .................................... Huyện: .....................Tỉnh: ....................
3. Số đàn ong hiện có: ................................... đàn, ...........................................cầu
Ngày tháng |
Tình hình chung |
Thức ăn bổ sung |
Dịch bệnh |
Quản lý đàn ong |
Khai thác mật ong |
Người kiểm soát |
|
Loại bệnh |
Biện pháp xử lý |
||||||
……… ……… ……… ……… ……… |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Chí to: □ - Chí con: □ - Thối ấu trùng: □ - Ỉa chảy: □ ------- |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Loại mật:.. .................... .................... - Sản lượng: .............. kg. |
......................... ......................... ......................... ......................... ......................... |
……… ……… ……… ……… ……… |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Chí to: □ - Chí con: □ - Thối ấu trùng: □ - Ỉa chảy: □ ------- |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Loại mật:.. .................... .................... - Sản lượng: .............. kg. |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
……… ……… ……… ……… ……… |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Chí to: □ - Chí con: □ - Thối ấu trùng: □ - Ỉa chảy: □ ------- |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Loại mật:.. .................... .................... - Sản lượng: .............. kg. |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
……… ……… ……… ……… ……… |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Chí to: □ - Chí con: □ - Thối ấu trùng: □ - Ỉa chảy: □ ------- |
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
…………….. …………….. …………….. …………….. ……………..
|
- Loại mật:.. .................... .................... - Sản lượng: .............. kg. |
......................... ......................... ......................... ......................... ......................... |
Theo dõi xuất mật
Ngày tháng |
Loại mật |
Khối lượng (kg) |
Xuất bán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….., ngày
..…. tháng, … năm … |
MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/2022/TT-BNNPTNT |
Hanoi, October 24, 2022 |
CIRCULAR
INSPECTION AND SUPERVISION OF VETERINARY HYGIENE AND FOOD SAFETY FOR HONEY
Pursuant to Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government administering functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Food Safety dated 2010;
Pursuant to the Law on Animal Health dated 2015;
Pursuant to the Law on Husbandry dated 2018;
Pursuant to Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 of Government elaborating the Law on Food Safety;
At request of Director of Department of Animal Health;
...
...
...
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Circular prescribes inspection and supervision of veterinary hygiene and food safety in beekeeping, purchase, preparation, and processing of honey for domestic consumption and export.
2. Inspection of compliance with commitments of beekeeping facilities and honey purchasing facilities shall conform to Circular No. 17/2018/TT-BNNPTNT dated October 31, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as “Circular No. 17/2018/TT-BNNPTNT”).
3. Appraisal and certification of compliance with food safety regulations in regard to honey processing facilities shall conform to Circular No. 38/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as “Circular No. 38/2018/TT-BNNPTNT”).
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to:
1. Organizations and individuals engaged in beekeeping, purchase, preparation, or processing of honey for domestic consumption and export.
...
...
...
Article 3. Definition
In this Circular, terms below are construed as follows:
1. “raw honey” refers to honey extracted without undergoing any preparation stage.
2. “strained honey” refers to honey that have been prepared (strained to eliminate impurities) of one or many batches of honey.
3. “commercial honey” refers to honey that has been processed (filtered, mixed, pasteurized, and potentially dehumidified) and is ready for use either directly or as a food ingredient.
4. “a beekeeping facility” refers to a facility where beekeeping is practiced and raw honey is extracted.
5. “a honey purchasing facility” refers to a facility that purchases and preserves raw honey in order to supply honey processing facilities.
6. “a honey processing facility” refers to a facility that processes raw honey and strained honey either manually or industrially in order to create pasteurized honey.
7. “residues of toxic substances” (hereinafter referred to as “residues”) refer to the remaining amount of veterinary drugs, growth and reproduction stimulants, plant protection chemicals, environment-based and food-based pollutants and metabolites thereof in honey that can potentially damage health of consumers.
...
...
...
1. The Department of Animal Health shall inspect and supervise honey production facilities (which include beekeeping facilities, honey purchasing facilities, and honey processing facilities) for export; honey production facilities for both export and domestic consumption.
2. Departments of Agriculture and Rural Development shall inspect and supervise honey production facilities other than those mentioned under Clause 1 of this Article.
3. Department of Animal Health and Departments of Agriculture and Rural Development shall be collectively referred to as inspection and supervision authorities.
Article 5. Rules on developing and implementing Supervision program
1. Basis for developing Supervision program: conforms to Article 8 hereof.
2. Details of Supervision program: conform to Article 9 hereof.
3. Expenditure on implementing Supervision program
a) Expenditure on inspection and supervision of the inspection and supervision authorities shall conform to applicable decentralization of state budget. Production of estimates, management and use of expenditure on inspection and supervision shall conform to the Law on State Budget and guiding documents;
b) Department of Animal Health shall take charge developing estimates, requesting the Ministry of Agriculture and Rural Development to approve and allocate expenditure on implementing Supervision program on an annual basis in regard to facilities mentioned under Clause 1 Article 4 hereof;
...
...
...
Article 6. Requirements for organizations and individuals engaging in Supervision program
1. With respect to testing laboratories engaging in Supervision program
a) Testing laboratories affiliated to Department of Animal Health and engaging in the Supervision program for export honey: must receive conformity assessment as per ISO 17025; use approved testing methods as per the law;
b) Testing laboratories other than those mentioned under Point a of this Clause: must receive conformity assessment as per ISO 17025; must obtain the Certificate of testing activity as per Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government; operate within fields related to supervision indicators of annual approved supervision plan.
2. With respect to heads, members of inspection and supervision teams and sample collectors
a) Heads of inspection and supervision teams: must be department managers or higher of inspection and supervision authorities or heads of entities assigned by inspection and supervision authorities to take charge implementing the Supervision program;
b) Members of inspection and supervision teams: must obtain at least one university-level degree or higher in husbandry, animal health, food technology, biotechnology, and agricultural product processing; have attended professional training courses organized by Department of Animal Health in fields appropriate to fields of inspection and appraisal;
c) Sample collectors: must be trained in husbandry, animal health, food technology, biotechnology, or agricultural product processing; must obtain certificate of completion of sample collection training courses organized by Department of Animal Health.
Chapter II
...
...
...
Article 7. Veterinary hygiene and food safety inspection, supervision for production facilities of export honey
1. Beekeeping facilities and honey purchasing facilities: supervise compliance with commitments in accordance with Circular No. 17/2018/TT-BNNPTNT and demand of importing countries.
2. Honey processing facilities
a) Inspection shall be carried out in form of inspection for issuance of Certificate of veterinary hygiene;
b) Supervision of veterinary hygiene shall conform to Article 38 of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 1, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development amended by Clause 11 of Circular No. 10/2022/TT-BNNPTNT dated September 14, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment to Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT;
c) Inspection and supervision of veterinary hygiene and food safety of facilities that have obtained certificates equivalent to certificate of veterinary hygiene shall be carried out at request of the importers or exporters;
Certificates equivalent to certificate of veterinary hygiene include certificates under Clause 3 Article 36 of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT amended by Clause 9 Article 1 of Circular No. 10/2022/TT-BNNPTNT.
3. Supervision of veterinary hygiene and food safety of honey production facilities mentioned under Clause 1 and Clause 2 of this Article and sampling for supervision of food safety shall be carried out simultaneously for honey under annual Supervision program and at request of importing countries.
4. Actions against honey production facilities that fail to meet veterinary hygiene and food safety supervision indicators as per the law:
...
...
...
b) Request conformity assessment bodies or supervisory authorities to revoke certificates of facilities that fail to adhere to recognized quality control system with respect to facilities that have obtained certificates equivalent to certificate of veterinary hygiene.
Article 8. Basis for developing Supervision program
1. List of honey production facilities that have obtained certificate of veterinary hygiene or certificates equivalent to certificate of veterinary hygiene together with information pertaining to the facilities (name, address, phone number, email), date of issue, validity, and issuing authority.
2. Honey yield of the year preceding the year in which Supervision program is developed.
3. Test results of honey and bee feed samples of Supervision program implemented 3 years prior to the year in which Supervision program is developed.
4. Warnings and recommendations of competent authorities pertaining to food safety for honey in order to determine indicators that potentially lead to food safety violation.
5. Requirements and regulations of Vietnam pertaining to the use of chemicals, antibiotics, veterinary drugs prohibited or restricted for use in animal health; regulations of importing countries with respect to honey production for export.
Article 9. Details of Supervision program
1. Supervise compliance of honey production facilities with regulations and law on veterinary health and food safety
...
...
...
b) With respect to honey production facilities other than those specified under Point a of this Clause: supervise in accordance with Circular No. 17/2018/TT-BNNPTNT and Circular No. 38/2018/TT-BNNPTNT;
c) With respect to honey production facilities with unqualified supervision indicators: comply with Clause 4 Article 7 hereof.
2. Develop supervision sample pool and announce the plan for implementing Supervision program, including:
a) Quantity of honey samples collected from beekeeping facilities, honey purchasing facilities, and honey processing facilities in order to monitor residues and contaminating microorganisms;
b) Quantity of feed collected from beekeeping facilities in order to supervise the use of veterinary drug in beekeeping;
c) Notify the plan for implementing Supervision program to relevant agencies, entities, and facilities where samples are collected.
3. Collect samples, adjust sampling plan (if necessary), and analyze samples based on annual approved indicators and analysis methods in accordance with Article 10 hereof.
4. Deal with samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards in accordance with Article 11 hereof.
5. Consolidate and produce report on annual supervision results for management purposes and at re quest of importing countries (in case of production facilities of export honey).
...
...
...
1. Based on sample pool of annual Supervision program under Point a and Point b Clause 2 Article 9 hereof, inspection and supervision authorities shall perform random sampling or purposive sampling in order to supervise samples of raw honey, strained honey, pasteurized honey, and bee feed.
2. Annual sampling period shall be defined based on honey extraction and production season of each beekeeping facility.
3. Sampling location
a) With respect to raw honey samples from beekeeping facilities and honey purchasing facilities: based on honey season, regions, and locations where honey purchasing facilities are located;
If sampling cannot be performed in beekeeping facilities and honey purchasing facilities, samples of raw and unprepared honey that has been transported to processing facilities are also viable;
b) With respect to strained honey and pasteurized honey samples from honey processing facilities: based on supervision and centralized sampling time of the region and location where honey processing facilities are located.
4. Sampling method
a) Honey sampling: comply with guidance under Appendix I attached hereto;
b) Feed sampling: comply with TCVN 13052:2021. Husbandry feed - Sampling.
...
...
...
6. Sample analysis
a) Inspection and supervision authorities shall send the samples to testing laboratories to analyze residues and contaminating microorganisms as per annual Supervision program approved by competent authorities;
b) Analysis results shall be stored at the testing laboratories;
c) Organizations and individuals have the right to provide feedback pertaining to results of the first analysis; the right to retrieve samples from honey containers from which samples have been collected or use retention samples to analyze again; the obligation to incur the costs when analyzing samples again.
Article 11. Dealing with samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards during implementation of the Supervision program
If, during sample analysis, veterinary hygiene and food safety indicators are found to disregard regulations of Vietnam or importing countries, inspection and supervision authorities shall:
1. Notify analysis results to relevant supervisory authorities in writing:
If the samples do not adhere to regulations, immediately inform relevant supervisory authorities and facilities from which the samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards are collected in writing while include the following information:
a) Name of facilities from which the samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards are collected;
...
...
...
c) Sampling date and sample test results;
d) Reason for failing to meet veterinary hygiene and food safety standards;
dd) Request for immediate ceasing of the use of honey in preparation or immediate suspension of sale of honey batches that do not meet veterinary hygiene and food safety standards or immediately suspension of use of veterinary drugs in beekeeping;
e) Request for immediate origin tracing in accordance with Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT dated December 20, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as “Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT”) and submission of reports on implementation results to inspection and supervision authorities.
2. Inspection and supervision authorities shall appraise implementation of origin tracing and results of correction of the facilities and, if necessary, trace the entire honey production chains (if honey samples do not meet veterinary hygiene and food safety standards) in order to retrieve and deal with honey that does not meet food safety standards as per Articles 12 through 14 under Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT.
3. Implement advanced supervision and purposive sampling in regard to honey production facilities from which samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards are collected throughout the year of Supervision program and the following year.
If more samples of a facility continue to fail to meet veterinary hygiene and food safety standards as per the law, inspection and supervision authorities shall inspect and take actions as per the law.
4. Facilities form which samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards are collected must incur all sampling, analysis, advanced supervision, and batch disposal costs.
Chapter III
...
...
...
Article 12. Use of veterinary drugs and feed in beekeeping
1. Only veterinary drugs permitted for sale in Vietnam are allowed for the purpose of preventing and treating diseases of bees as per the law.
2. Veterinary drugs for preventing and treating diseases of bees must be used as per instructions of manufacturers and prescriptions of veterinarians. Prescription of veterinary drugs shall conform to Circular No. 12/2020/TT-BNNPTNT dated November 9, 2020 of the Minister of Agriculture and Rural Development and Circular No. 13/2022/TT-BNNPTNT dated September 28, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
3. The use of feed in beekeeping must adhere to regulations and law on husbandry feed.
Chapter IV
ORGANIZING IMPLEMENTATION
Article 13. Responsibilities of Department of Animal Health
1. Carry out tasks under Point b Clause 3 Article 5 hereof.
2. On an annual basis, review, adjust, and revise Supervision program pertaining to indicators, sample analysis methods, maximum permissible residue level in honey, and list of facilities placed under supervision and notify agencies, organizations, and individuals relating to Supervision program.
...
...
...
4. Inspect origin tracing and correction results of facilities from which samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards are collected during supervision in accordance with Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT.
5. Conduct inspection in order to issue certificate of veterinary hygiene for production facilities of export honey in accordance with Point a Clause 1, Clauses 2 through 6 Article 37 of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT amended by Clause 10 Article 1 of Circular No. 10/2022/TT-BNNPTNT.
6. Consolidate and report figures, provide explanation for issues pertaining to the implementation of Supervision program; produce annual, periodic, and irregular reports at request of Ministry of Agriculture and Rural Development pertaining to implementation results; consolidate information, analyze, and assess appropriate activities in order to propose necessary corrective measures or adjustment and revision to Supervision program.
7. Manage, use, and distribute expenditure on implementing approved Supervision program to entities affiliated to the Department of Animal Health as per the law.
8. Popularize, publicize, and guide honey production facilities to adhere to this Circular and regulations, standards and regulations pertaining to residues in honey products, the use of veterinary drugs in preventing and treating diseases of bees in order to meet veterinary health and food safety standards in honey production.
9. Organize training and provide professional guidance for agencies, organizations, and individuals related to the implementation of Supervision program.
10. Take charge and cooperate with inspectorates of competent authorities of importing countries; report, provide information at request of competent authorities of importing countries.
Article 14. Responsibilities of Departments of Agriculture and Rural Development
1. Carry out tasks under Point C Clause 3 Article 5 hereof.
...
...
...
3. Produce list and update dossiers, codes of production facilities of honey for domestic use in provinces in Supervision program; systematically store all relevant information and data.
4. Inspect origin tracing and correction results of facilities from which samples that do not meet veterinary hygiene and food safety standards are collected during supervision in accordance with Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT.
5. Consolidate and produce annual, periodic, irregular reports at request of People’s Committees of provinces and Ministry of Agriculture and Rural Development pertaining to Supervision program in the provinces; consolidate information and assess appropriate activities in order to propose adjustment and revision to annual Supervision program.
6. Manage and use approved funding for entities affiliated to Departments of Agriculture and Rural Development as per the law.
7. Popularize, publicize, and provide guidelines on regulations on production of bee feed; the use of veterinary drugs in preventing and treating diseases of bees in a manner adhering to veterinary hygiene and food safety standards for honey production facilities in the provinces.
8. Cooperate with Department of Animal Health in implementing Supervision program in regard to production facilities of export honey in the provinces when necessary.
Article 15. Responsibilities of testing laboratories
1. Adequately adhere to procedures, ensure accuracy, objectivity, and honesty; assume responsibilities for sample analysis results in Supervision program.
2. Ensure confidentiality of sample analysis information and results as per the law; only notify sample analysis results to inspection and supervision authorities.
...
...
...
4. Store relevant documents as per the law and present at request of competent authorities.
Article 16. Responsibilities of Vietnam Beekeepers Association
1. Cooperate with Department of Animal Health in working with relevant competent authorities of importing countries pertaining to honey export; update request of competent authorities of importing countries pertaining to food safety standards applicable to export honey.
2. Participate and cooperate in popularizing regulations on veterinary hygiene and food safety of honey to honey production facilities.
3. Consolidate difficulties and issues in honey production and request competent authorities to review.
4. Propose and provide feedback pertaining to risks of violation of veterinary hygiene and food safety of honey to inspection and supervision authorities in accordance with Article 4 hereof.
Article 17. Responsibilities of beekeeping facilities, honey purchasing facilities, and honey processing facilities
1. Beekeeping facilities are responsible for:
a) practicing beekeeping procedures that meet veterinary hygiene and food safety standards;
...
...
...
c) keep beekeeping logbook to monitor and record diseases of bees; the use of veterinary drugs to prevent and treat diseases of bees, the use of feed in beekeeping; extraction and supply of honey to honey purchasing facilities, honey processing facilities mentioned under Appendix III attached hereto;
d) complying with inspection and supervision stated under this Circular and guidance of inspection and supervision authorities pertaining to assurance of veterinary hygiene and food safety for honey. Providing adequate information and documents during beekeeping process and honey extraction at request of inspection and supervision authorities;
dd) strictly complying with decision imposing penalties for violations issued by competent authorities and incurring all costs for origin tracing, sampling, and testing of advanced supervision samples when honey does not meet veterinary hygiene and food safety standards.
2. Honey purchasing facilities are responsible for:
a) adequately implementing and regularly maintaining food safety standards during purchase and sale of raw honey;
b) producing list of beekeeping facilities that supply raw honey in accordance with Appendix II attached hereto;
c) storing all quality control and food safety documents and documents on sale of raw honey for at least 3 years;
d) complying with inspection and supervision in accordance with this Circular and guidance of inspection and supervision authorities pertaining to assurance of food safety in sale and purchase of honey;
dd) strictly complying with decision imposing penalties for violations issued by competent authorities and incurring all costs for origin tracing, sampling, and testing of advanced supervision samples when honey does not meet food safety standards.
...
...
...
a) adequately implementing and regularly maintaining food safety standards in accordance with food safety management system within certified standards in honey processing;
b) establishing and maintaining origin tracing and information storage systems for the purpose of tracing origin and establishing procedures for retrieving honey that does not meet food safety standards in accordance with Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT;
c) producing list of beekeeping facilities, honey purchasing facilities that supply raw honey in accordance with Appendix II attached hereto;
d) popularizing and publicizing beekeeping procedures, honey extraction and sale procedures that meet veterinary hygiene and food safety standards, raising awareness of beekeepers pertaining to disease prevention and awareness of affiliated beekeeping facilities and purchasing facilities pertaining to the use of veterinary drugs in beekeeping;
dd) storing all quality control and food safety documents for at least 3 years;
e) complying with inspection and supervision stated under this Circular and guidance of inspection and supervision authorities pertaining to assurance of food safety for honey. Providing all relevant information and documents on production at request of inspection and supervision authorities and assuming responsibilities for provided information and documents;
g) strictly complying with decision imposing penalties for violations issued by competent authorities and incurring all costs for origin tracing, sampling, and testing of advanced supervision samples when honey does not meet food safety standards.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
...
...
...
1. This Circular comes into force from December 10, 2022.
2. This Circular replaces Circular No. 08/2015/TT-BNN dated March 2, 2015 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
3. Honey inspection and supervision programs, plans approved before the effective date hereof shall remain valid until the end of December 31, 2022.
4. Certificates of completion of professional training in the fields of inspection, appraisal, and sampling issued before the effective date hereof remain valid.
5. Director of Department of Animal Health, heads of relevant entities, organizations, and individuals are responsible for implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Ministry of Agriculture and Rural Development (via Department of Animal Health)./.
PP.
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Phung Duc Tien
...
...
...
;
Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 15/2022/TT-BNNPTNT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 24/10/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video