BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2018/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA TẠP CHẤT TRONG TÔM VÀ SẢN PHẨM TÔM
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm,
Chương I
Thông tư này quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm (sau đây viết chung là tôm); trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân (sau đây viết chung là Cơ sở) có thực hiện hoạt động thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tạp chất: là các chất không phải thành phần tự nhiên của tôm.
2. Đưa tạp chất vào tôm là hoạt động cố ý ngâm, tẩm, ướp, nhồi nhét, bơm chích tạp chất vào tôm để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu tự nhiên của tôm nhằm mục đích gian lận thương mại, kể cả biếu, tặng, trao đổi.
3. Sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất là việc thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm có tạp chất.
4. Vi phạm về tạp chất là thực hiện một trong các hành vi được nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra và hình thức kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra
a) Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
b) Cơ quan kiểm tra địa phương gồm: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; các cơ quan chuyên môn khác theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hình thức và căn cứ kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên là hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất trong tôm kết hợp kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và kiểm tra, chứng nhận lô hàng xuất khẩu của các Cơ sở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và kiểm tra cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.
b) Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra được thực hiện khi có thông tin vi phạm. Thông tin vi phạm về tạp chất được thu thập từ các nguồn do tổ chức, cá nhân tố giác, thông tin của cơ quan Công an, thông tin về kết quả kiểm soát tạp chất trong tôm của các cơ quan chức năng và thông tin cảnh báo của nước nhập khẩu.
Điều 5. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
1. Phòng kiểm nghiệm các loại tạp chất phải được Cơ quan có thẩm quyền chỉ định các chỉ tiêu tương ứng theo quy định pháp luật.
2. Trường hợp chỉ tiêu cần phân tích chưa có Phòng kiểm nghiệm được chỉ định, Cơ quan kiểm tra xem xét, lựa chọn gửi mẫu phân tích tại các Phòng kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đã được chỉ định phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
b) Đã có phương pháp và xác nhận giá trị sử dụng phương pháp đối với chỉ tiêu cần phân tích.
Điều 6. Thành lập Đoàn kiểm tra, phân công kiểm tra
1. Đối với kiểm tra thường xuyên:
a) Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư này thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và kết hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất tại Cơ sở.
b) Cơ quan kiểm tra quy định tại điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư này cử kiểm tra viên kiểm tra, lấy mẫu lô hàng thủy sản xuất khẩu và kết hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất tại Cơ sở.
2. Đối với kiểm tra đột xuất: Cơ quan kiểm tra ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đột xuất khi có thông tin vi phạm về tạp chất. Trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra liên ngành; mời đại diện các cơ quan, đơn vị khác thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Công Thương tham gia.
Điều 7. Trình tự kiểm tra tạp chất tại cơ sở
1. Công bố Quyết định kiểm tra đối với trường hợp thành lập đoàn kiểm tra: Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra cho đại diện của cơ sở khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp có thông tin vi phạm về tạp chất đang được thực hiện hoặc tang vật đang được lưu giữ tại cơ sở, Đoàn kiểm tra thực hiện ngay việc kiểm tra tại chỗ, sau đó công bố Quyết định kiểm tra.
2. Kiểm tra để phát hiện tạp chất trong tôm theo nội dung và phương pháp kiểm tra quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Thông báo kết quả: Lập thành biên bản làm việc và thông báo cho đại diện cơ sở về kết quả kiểm tra. Trường hợp phát hiện vi phạm về tạp chất, Đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm theo mẫu quy định tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 8. Nội dung và phương pháp kiểm tra tạp chất
1. Nội dung kiểm tra:
a) Các giấy tờ liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
b) Việc quản lý nguyên liệu nhập và sử dụng nguyên liệu để sản xuất kinh doanh tôm.
c) Số lượng sản phẩm đang được sản xuất và kinh doanh, hồ sơ kỹ thuật (tiêu chuẩn cơ sở, đăng ký chất lượng sản phẩm).
d) Hồ sơ liên quan đến hoạt động tự kiểm soát của cơ sở.
đ) Kiểm tra hiện trạng khu vực sản xuất, kho nguyên liệu, kho thành phẩm và các khu vực khác có liên quan.
e) Đánh giá sự phù hợp quy định về kiểm soát tạp chất đối với nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm của cơ sở.
g) Các nội dung khác theo yêu cầu nghiệp vụ.
2. Phương pháp kiểm tra:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ, thông tin theo nội dung kiểm tra, kết hợp phỏng vấn và thẩm tra báo cáo giải trình của cơ sở khi cần thiết;
b) Lấy mẫu, kiểm tra mẫu tại chỗ; lấy mẫu lưu; kiểm tra tạp chất tại phòng kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 9. Lấy mẫu, kiểm tra tại chỗ và lấy mẫu lưu, kiểm tra tạp chất tại phòng kiểm nghiệm
1. Lấy mẫu, kiểm tra tại chỗ: Đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập chọn lô tôm nghi ngờ có tạp chất đã xác định được chủ sở hữu hoặc người chịu trách nhiệm để kiểm tra tạp chất theo Quy trình kỹ thuật kiểm tra tại chỗ nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; lập Biên bản kiểm tra kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra kỹ thuật có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, kiểm tra viên và chữ ký của đại diện cơ sở. Trường hợp đại diện Cơ sở không ký biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn.
2. Lấy mẫu lưu:
a) Khi kết quả kiểm tra tại chỗ phát hiện lô hàng tôm có tạp chất, Đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập thực hiện việc lấy mẫu để lưu tại Cơ quan kiểm tra. Mẫu được chia thành 03 đơn vị như nhau, được niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu;
b) Việc lấy mẫu được lập thành biên bản và phải nêu rõ thời hạn lưu mẫu tại cơ quan kiểm tra phù hợp với hạn sử dụng của sản phẩm nhưng không quá 15 ngày. Hết thời hạn lưu mẫu mà không có khiếu nại, cơ quan kiểm tra xử lý mẫu lưu theo quy định hiện hành;
c) Trường hợp đại diện Cơ sở không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu, biên bản lấy mẫu cần nêu rõ lý do “đại diện cơ sở không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu”. Biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập vẫn có giá trị pháp lý.
3. Trong trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra tại chỗ, trong vòng 01 (một) ngày kể từ ngày kiểm tra, Cơ sở có quyền đề nghị Đoàn kiểm tra hoặc Cơ quan kiểm tra gửi mẫu lưu đến Phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 5 Thông tư này để phân tích. Kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm về tạp chất. Chi phí phân tích tại Phòng kiểm nghiệm do Cơ sở chi trả.
Điều 10. Xử lý khi phát hiện tạp chất
1. Trường hợp tổ chức kiểm tra theo Đoàn, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
b) Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Niêm phong có dấu treo của Cơ quan kiểm tra, chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và chữ ký của đại diện Cơ sở. Việc niêm phong phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp không có chữ ký của đại diện cơ sở, niêm phong phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn và ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký niêm phong, biên bản”.
c) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong.
2. Trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, kiểm tra viên thực hiện:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
b) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.
Điều 11. Xử lý, bàn giao vụ việc vi phạm hành chính
1. Trưởng đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Trong trường hợp đoàn kiểm tra của cơ quan kiểm tra Trung ương phải di chuyển ngay đến địa điểm khác để kiểm tra, xử lý vi phạm về tạp chất, bảo đảm tính kịp thời, bảo mật, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo, xin ý kiến Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để bàn giao vụ việc cho các cơ quan địa phương xử lý. Việc bàn giao vụ việc được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tiếp nhận bàn giao là Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại địa phương.
b) Việc bàn giao phải được lập biên bản và có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và đại diện bên nhận bàn giao.
Điều 12. Thành viên đoàn kiểm tra và kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập
1. Trách nhiệm của thành viên đoàn kiểm tra và kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập:
a) Tuân thủ đúng quy định của Cơ sở về vệ sinh cá nhân trước khi vào Cơ sở;
b) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp kiểm tra tạp chất theo quy định tại Thông tư này;
c) Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở theo quy định của pháp luật; đảm bảo công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
d) Không yêu cầu thêm các nội dung khác ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;
đ) Chấp hành sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra trước Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật;
e) Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, dung dịch thử, tài liệu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm tra;
g) Kiểm tra tình trạng mẫu lưu và mã hóa mẫu (có ký hiệu nhận biết) trước khi gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm để kiểm nghiệm khi có yêu cầu.
2. Quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra và kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập:
a) Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật và cử nhân viên làm việc nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra;
b) Ra vào các khu vực sản xuất, khu tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu và các khu vực phụ trợ khác khi có nhân viên cơ sở đi cùng hoặc đã báo với nhân viên của cơ sở;
c) Xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra.
1. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra:
a) Có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
b) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm tra để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Xử lý các ý kiến, kết quả kiểm tra của các thành viên trong đoàn kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản kiểm tra;
d) Mời đại diện hoặc nhân viên cơ sở tham dự công bố Quyết định đoàn kiểm tra và đi cùng đoàn kiểm tra;
đ) Rà soát, ký biên bản kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn kiểm tra thực hiện.
2. Quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra:
a) Có trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
b) Đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn kiểm tra để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra.
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm kèm theo dự trù kinh phí; hành cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức kiểm tra tạp chất theo quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
4. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ có liên quan đến kết quả kiểm tra, báo cáo đầy đủ và chính xác về các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra tạp chất khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
5. Bảo mật thông tin liên quan đến bí mật sản xuất, kinh doanh của các Cơ sở được kiểm tra tạp chất.
Điều 15. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan: chủ cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, đại lý thu mua, cơ sở chế biến thủy sản về tác hại của tạp chất và các quy định của Nhà nước về kiểm tra, ngăn chặn vi phạm về tạp chất;
2. Tổ chức đào tạo về phương pháp kiểm tra, phát hiện tạp chất trong thủy sản cho các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra tạp chất cấp huyện, cấp xã;
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất, ngăn chặn vi phạm về tạp chất. Bố trí đủ kinh phí để phục vụ cho các hoạt động kiểm tra;
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp tại địa phương tổ chức các hoạt động phổ biến tuyên truyền về tác hại của tạp chất, quy định về kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về tạp chất;
5. Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẵn sàng tiếp nhận vụ việc do đoàn kiểm tra của Cơ quan kiểm tra trung ương bàn giao và xử lý theo quy định của pháp luật;
6. Riêng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang chỉ đạo thành lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin tố cáo vi phạm tạp chất; lập danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế và tổ chức ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất.
Điều 16. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nêu tại Điều 14 Thông tư này;
2. Thực hiện đào tạo kỹ thuật phát hiện tạp chất cho các kiểm tra viên cấp Trung ương và cấp tỉnh;
3. Hàng năm, chủ trì và phối hợp với các Cơ quan kiểm tra trung ương xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm soát tạp chất trong tôm kèm theo dự trù kinh phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
4. Hướng dẫn thống nhất các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố về nội dung tuyên truyền, phổ biến về tác hại của tạp chất và các quy định của Nhà nước về kiểm tra, ngăn chặn vi phạm về tạp chất;
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và khen thưởng động viên các tổ chức, cá nhân làm tốt trong công tác kiểm tra phát hiện vi phạm về tạp chất.
1. Kiểm tra tình trạng mẫu, tình trạng niêm phong mẫu, tập biên bản tiếp nhận và thể hiện tình trạng mẫu, tình trạng niêm phong mẫu trên kết quả kiểm nghiệm;
2. Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm;
3. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm tạp chất đúng quy định và xuất trình khi Cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2018.
Nơi
nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KIỂM TRA TẠI CHỖ
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và phát hiện các loại tạp chất: tinh bột PVA (Polyvinyl alcohol), CMC (Carboxymethyl cellulose), Adao (Gelatine) và Agar trong tôm nguyên liệu ướp đá, tôm bán thành phẩm ướp đá và tôm đông lạnh.
II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá cảm quan: là việc sử dụng giác quan (nhìn, ngửi, nếm, sờ nắn và nghe) để xét đoán, đánh giá những tiêu chí liên quan đến chất lượng.
2. Lấy mẫu có chọn lựa: là việc lấy mẫu đại diện trong những lô tôm có dấu hiệu có tạp chất.
III. CHUẨN BỊ KIỂM TRA
1. Cán bộ kiểm tra phải chuẩn bị tài liệu kỹ thuật có liên quan, biểu mẫu, nhãn mẫu, trang phục và các dụng cụ phục vụ kiểm tra, lấy mẫu và bảo quản mẫu phù hợp.
2. Dụng cụ, phương tiện kiểm tra cảm quan
- Dao inox nhỏ;
- Đĩa petri hoặc lame kính;
- Thìa inox miệng nhỏ;
- Kính lúp;
- Cân treo;
- Túi nhựa PE;
- Thẻ nhãn không thấm nước;
- Bút lông dầu hoặc bút bi không thấm nước;
- Máy ảnh kỹ thuật số.
3. Dụng cụ, hoá chất kiểm tra nhanh bằng phương pháp hoá học
3.1 Chuẩn bị tại phòng thí nghiệm:
- Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01 g;
- Máy xay mẫu;
- Ống nghiệm thủy tinh, ống facol 50ml có nắp;
- Đèn cồn;
- Bình định mức 100ml, 1000ml;
- Bể điều nhiệt;
- Pipet 5ml;
- Đĩa petri;
- Ống đong 100ml, 1000ml;
- Cốc thủy tinh 100ml, 250ml;
- Hoá chất loại tinh khiết phân tích
• KI;
• Iod;
• Nước cất;
• H3BO3;
• Acid tannic;
• CuSO4, hoặc CuSO4.5H2O;
• NaOH;
• Na2CO3;
• C6H5O7Na3;
• HCl;
• H2SO4;
• Axit Chromotropic
3.2 Dung dịch thuốc thử tạp chất
a) Dung dịch thuốc thử tinh bột:
- Cân chính xác lần lượt 2,0g tinh thể Iod và 6,0g tinh thể KI vào trong cùng một cốc thủy tinh 100ml. Thêm vào cốc 100ml nước cất. Khuấy đều bằng đũa thủy tinh đến khi Iod và KI hòa tan hoàn toàn.
- Thời hạn bảo quản dung dịch trong tối ở nhiệt độ phòng: không quá 06 tháng.
b) Dung dịch thuốc thử PVA:
- Chuẩn bị dung dịch Iođ (dung dịch A):
• Cân chính xác lần lượt 1,27g tinh thể lod và 2,50g tinh thể KI vào trong cùng một cốc thủy tinh 100ml. Thêm vào cốc 100ml nước cất. Khuấy đều bằng đũa thủy tinh đến khi Iod và KI hòa tan hoàn toàn.
• Thời hạn bảo quản dung dịch trong tối ở nhiệt độ phòng: không quá 06 tháng.
- Chuẩn bị dung dịch H3BO3 4% (dung dịch B):
• Cân chính xác 4,0g tinh thể H3BO3 vào trong cốc thủy tinh 100ml. Thêm vào cốc 100ml nước cất. Khuấy đều bằng đũa thủy tinh đến khi hòa tan hoàn toàn.
• Thời hạn bảo quản dung dịch ở nhiệt độ phòng: không quá 6 tháng.
- Pha dung dịch thuốc thử PVA:
• Trước khi sử dụng, chuẩn bị dung dịch thuốc thử PVA bằng cách trộn đều hai dung dịch A và B theo tỷ lệ A:B = 1:3.
• Thời hạn bảo quản dung dịch trong tối ở nhiệt độ phòng: không quá 3 ngày.
c) Dung dịch thuốc thử Agar:
- Cân lần lượt 2.0g tinh thể lod và 6.0g tinh thể KI, hòa tan và định mức đến 100ml bằng nước cất.
- Thời hạn bảo quản dung dịch ở nhiệt độ phòng: không quá 6 tháng.
d) Dung dịch thuốc thử Gelatine:
- Cân 5g tinh thể acid tannic vào trong cốc thủy tinh 100ml. Thêm vào cốc 100ml nước cất. Khuấy đều bằng đũa thủy tinh đến khi acid tannic tan hoàn toàn.
- Thời hạn bảo quản dung dịch ở nhiệt độ phòng: không quá 6 tháng.
e) Dung dịch thuốc thử CMC:
Dung dịch thuốc thử Axit chromotropic 5%: cân 0,5g Axit chronotropic trên cân kỹ thuật (d=0,01g) vào cốc thủy tinh 100 ml, cho thêm từ từ 10ml Axit sulfuric 98%, khuấy tan đều bằng đũa thủy tinh. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, dung dịch sử dụng trong ngày.
f) Dung dịch thuốc thử agar trong thịt tôm:
- Dung dịch thuốc thử Benedict: Cân 17.3g C6H5O7Na3 và 10g Na2CO3 hòa tan trong 80ml nước nóng. Cân 1.73g CuSO4.5H2O hòa tan trong 10ml nước. Lọc dịch, trộn 2 dung dịch trên và định mức đến 100ml bằng nước cất.
3.3 Dung dịch kiểm tra:
- Là các dung dịch tinh bột, PVA, agar, gelatin và CMC được chuẩn bị ở nồng độ giới hạn phát hiện để kiểm tra hiệu năng của dung dịch thuốc thử.
a) Dung dịch tinh bột 0,03%: Cân chính xác 0,30g tinh bột cho vào 1000 ml nước cất. Đun nóng ở 80°C, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
b) Dung dịch PVA 0,03%: Cân chính xác 0,30g PVA cho vào 1000 ml nước cất. Khuấy đều cho tan hoàn toàn.
c) Dung dịch agar 0,1%: Cân chính xác 0,10 g agar cho vào 100 ml nước cất. Đun nhẹ, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
d) Dung dịch agar 0,2%: Cân chính xác 0,20g agar cho vào 100 ml nước cất. Đun nhẹ, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
e) Dung dịch gelatin 0,1%: Cân chính xác 0,10 g gelatine cho vào 100 ml nước cất. Đun nóng ở 80°C, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
f) Dung dịch CMC 0,2%: Cân chính xác 0,20g CMC cho vào 100 ml nước cất. Đun nóng ở 80°C, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
3.4 Kiểm tra hiệu năng sử dụng của các dung dịch thuốc thử tạp chất:
Trước khi đi hiện trường cần phải kiểm tra hiệu năng sử dụng của các dung dịch thuốc thử đã chuẩn bị ở mục 3.2 bằng cách nhỏ 01 giọt dung dịch thuốc thử vào 01 giọt dung dịch kiểm tra đã chuẩn bị ở mục 3.3 tương ứng. Quan sát và đánh giá hiệu năng của dung dịch thuốc thử tạp chất thông qua sự biến đổi trạng thái của thuốc thử/dung dịch:
Dung dịch thuốc thử |
Dung dịch kiểm tra |
Sự biến đổi đặc trưng |
Hiệu năng của dung dịch thuốc thử |
Dung dịch thuốc thử tinh bột |
Dung dịch tinh bột 0,03% |
Đổi màu từ đỏ sang xanh đen |
Tốt |
Dung dịch thuốc thử PVA |
Dung dịch PVA 0,03% |
Đổi màu từ vàng đỏ sang xanh |
Tốt |
Dung dịch thuốc thử Agar |
Dung dịch Agar 0,1% |
Đổi màu từ nâu đỏ sang tím đen |
Tốt |
Dung dịch thuốc thử Adao |
Dung dịch gelatin 0,1% |
Đổi màu từ vàng nhạt sang kết tủa trắng |
Tốt |
Dung dịch thuốc thử CMC |
Dung dịch CMC 0,2% |
Dung dịch thuốc thử có màu tím tại lớp phân cách |
Tốt |
Dung dịch thuốc thử Agar trong thịt tôm (Bennedict |
Dung dịch Agar 0,2% |
Đổi màu từ xanh sang xanh lá, kết tủa đỏ gạch đặc trưng |
Tốt |
3.5 Chuẩn bị thuốc thử tạp chất kiểm tra tại chỗ:
- Rót từng loại dung dịch thuốc thử tinh bột, PVA, agar, gelatin và CMC đã được chuẩn bị ở mục 3.2 và kiểm tra hiệu năng sử dụng ở mục 3.4 vào từng chai nhỏ giọt 5ml;
- Dán nhãn nhận diện từng loại thuốc thử; Dung dịch được bảo quản ở nhiệt độ phòng và chỉ sử dụng trong ngày.
IV. XÁC ĐỊNH LÔ TÔM KIỂM TRA
1. Kiểm tra hồ sơ, thu thập thông tin để xác định lô tôm:
Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ tôm có chứa tạp chất, nhân viên kiểm tra xác định chủ sở hữu, khối lượng lô tôm, chủng loại hàng hóa, sau đó cô lập lô tôm tiến hành lấy mẫu kiểm tra tạp chất.
2. Nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra:
- Áp dụng nguyên tắc lấy mẫu có chọn lựa nhằm đạt được khả năng phát hiện cao nhất sự hiện diện của tạp chất trong tôm.
- Căn cứ để chọn mẫu là những biểu hiện bất thường về tình trạng bên ngoài của tôm (kích cỡ, hình dạng, khiếm khuyết vật màu sắc (biến màu, màu lạ), mùi (biến mùi, mùi lạ), kết cấu (dai, bở, nhũn,...), cảm nhận xúc giác (cứng, mềm, trơn, nhớt, nhày,...).
- Nhân viên kiểm tra áp dụng các kỹ năng và phương pháp cảm quan để nhận biết những biểu hiện bất thường trên mẫu vật kiểm tra để đánh giá và xác định có tạp chất trong mẫu vật hay không.
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ tôm có tạp chất, nhân viên kiểm tra sử dụng phương pháp thử nhanh hóa học nêu tại Mục VI để xác định loại tạp chất có trong tôm.
- Trường hợp sau khi sử dụng phương pháp thử nhanh hóa học tại chỗ vẫn chưa kết luận được kết quả chính xác, cần lấy mẫu gửi phân tích tại phòng thử nghiệm.
3. Lấy mẫu
3.1 Đối với tôm tươi ướp đá:
- Lấy mẫu đại diện: mỗi mẻ hàng có dấu hiệu nghi ngờ có tạp chất lấy ít nhất 01 mẫu với tỷ lệ 1-5% so với khối lượng mẻ hàng. Các mẫu sau khi thu thập được tập trung lại và trộn đều với nhau thành mẫu đại diện.
- Chọn từ mẫu đại diện những thân tôm bị nghi ngờ có tạp chất để kiểm tra cảm quan xác định tạp chất theo trình tự và thao tác nêu tại Mục V.
3.2 Đối với tôm đông lạnh:
TT |
Lô hàng kiểm tra |
Số mẫu lấy kiểm tra |
1 |
Lô hàng kiểm tra bao gồm: 1 đến 3 lô hàng sản xuất(*) |
n=6, c=0 |
2 |
Lô hàng kiểm tra bao gồm: >3 lô hàng sản xuất |
n=8 đến n=13, c=0 |
n: số mẫu lấy kiểm tra; c: số mẫu kiểm tra cho phép không đạt
(*) Lô hàng sản xuất: là một lượng sản phẩm được sản xuất từ một hay nhiều lô nguyên liệu có cùng nguồn gốc xuất xứ, theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất (có cung các yếu tố tác động đến điều kiện bảo đảm ATTP) trong thời gian không quá 24 giờ tại một Cơ sở.
V. KIỂM TRA CẢM QUAN
Việc kiểm tra, đánh giá và phát hiện tạp chất trong tôm bằng phương pháp cảm quan phải được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ phần đầu xuống đến phần đốt đuôi và từ ngoài vào trong con tôm. Các bước thực hiện kiểm tra bao gồm:
1. Rã đông (áp dụng với tôm đông lạnh)
Cho mẫu vào túi PE kín nước, dùng dây buộc chặt miệng túi, bỏ vào thùng, chậu thích hợp rồi cho dòng nước sạch chảy từ dưới lên với lưu lượng không lớn hơn 20 lít/phút. Khi băng vừa tan hết (nhiệt độ mẫu gần tương đương với nhiệt độ môi trường), thực hiện các bước kiểm tra tạp chất đối với mẫu, bao gồm cả phần nước do tan băng.
2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của tôm:
- Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm theo trình tự từ đầu đến đuôi bao gồm các bộ phận: vùng đầu ức, nắp mang, lá hẹ, thân, vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3, chân bụng, cánh đuôi, gai đuôi.
- Chú ý quan sát và ghi nhận những biểu hiện cảm quan bất thường trên mẫu vật khảo sát, đặc biệt ở các vị trí vùng đầu ức, nắp mang, đốt thân thứ 3, cánh đuôi và gai đuôi, đối chiếu các quan sát và ghi nhận với những mô tả biểu hiện cảm quan điển hình của tôm có bơm tạp chất.
3. Kiểm tra sau khi bóc vỏ đầu ức:
- Cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Hứng phần dịch đọng trong xoang vỏ đầu ức cho vào đĩa petri để có thể tiến hành kiểm tra phát hiện nhanh tạp chất bằng phương pháp hóa học khi cần.
- Dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để làm lộ xoang đầu ức.
- Dùng mũi ngửi để phát hiện xoang đầu ức có mùi lạ hay không.
- Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi hay không. Dùng thìa nhỏ múc lấy phần dịch đọng trong xoang đầu ức (nếu có) và cho vào đĩa petri sạch để có thể tiến hành kiểm tra phát hiện nhanh tạp chất bằng phương pháp hóa học khi cần.
- Kiểm tra trạng thái lớp dịch lấy được từ xoang đầu ức của mẫu vật (màu, mùi, hình dạng, kết cấu), đối chiếu với biểu hiện đặc trưng của tạp chất hướng dẫn tương ứng dưới đây để xác định bước đầu loại tạp chất đã được đưa vào tôm.
- Dùng ngón tay kiểm tra chất dịch bám trên phần thịt đầu tôm và xoang đầu ức để phát hiện những biểu hiện bất thường (mức độ dính, nhớt), nếu có.
4. Kiểm tra cơ thịt tôm đã bóc vỏ:
- Dùng tay kiểm tra chất dịch bám trên phần cơ thịt thân tôm để phát hiện những biểu hiện bất thường (mức độ dính, nhớt), nếu có.
- Quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không.
- Ở những mẫu tôm bị bơm tạp chất với liều lượng lớn, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề. Dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ có biểu hiện bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.
5. Kiểm tra sau khi xẻ thịt:
- Dùng dao bén xẻ dọc thân tôm từ đốt đầu đến đốt đuôi.
- Dùng mũi ngửi để phát hiện vết xẻ có mùi lạ hay không.
- Quan sát dấu vết chất dịch dính trên lưỡi dao. Đối chiếu với các mô tả biểu hiện đặc trưng chất dịch dính trên lưỡi dao ở tôm có tạp chất để xác định có tạp chất trong mẫu vật hay không và phán đoán khả năng đó là loại tạp chất gì.
- Dùng sống dao cạo nhẹ bề mặt vết xẻ và các khe thịt, quan sát sống dao có đọng chất dịch khả nghi hay không.
- Dùng ngón tay cảm quan chất dịch bám trên sống dao để cảm nhận những biểu hiện đặc trưng (mức độ dính, nhót). Đối chiếu với các mô tả biểu hiện đặc trưng của tạp chất để phán đoán khả năng đó là loại tạp chất gì.
6. Phán đoán - Nhận định:
Trên cơ sở những kết quả kiểm tra và chứng cứ thu thập ở các bước trên, nhân viên kiểm tra có thể sử dụng Sơ đồ các bước xác định tạp chất như là một công cụ hỗ trợ cho việc phán đoán, nhận định tôm có tạp chất hay không.
6.1. Sơ đồ các bước xác định tạp chất:
6.2. Biểu hiện chung tôm có tạp chất:
a. Đầu: phồng, dãn, nhô;
b. Nắp mang: phồng, ngậm nước;
c. Phần vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3 có thể trương phồng, ngậm nước (nổi vẩy);
d. Dãn đốt 3;
e. Thân: hơi căng đến căng tròn;
f. Cánh đuôi xòe, gai đuôi vểnh;
g. Các bộ phận khác (cánh đuôi, lá hẹ, chân bơi): có biểu hiện ngậm nước.
6.3. Biểu hiện đặc trưng của tôm có tạp chất:
VỊ TRÍ |
AGAR |
AGAR + CMC |
AGAR + PVA |
AGAR + ADAO |
TINH BỘT |
Giữa vỏ và màng đầu ức |
Có dịch loãng, hơi nhớt |
Có dịch loãng, hơi nhớt |
Có dịch loãng, hơi nhớt |
Có dịch loãng, hơi nhớt |
Có dịch loãng, hơi nhớt |
Xoang đầu ức (dưới gạch, gan tụy) |
Có dịch nhờn, hơi sệt đến sệt |
Có dịch nhờn, loãng đến sệt |
Có dịch nhờn, loãng đến sệt |
Có dịch nhờn, loãng đến sệt |
Có dịch nhầy, rất ít, loãng |
Cơ thân |
Phù nề, có dịch hơi nhờn đến nhờn |
Phù nề, có dịch hơi nhờn đến nhờn |
Phù nề, có dịch hơi nhờn đến nhờn |
Phù nề, có dịch hơi nhờn đến nhờn |
Phù nề không rõ, có dịch hơi dính |
Đốt thứ 3 (chích và nặn) |
Có thể thấy khối tạp chất đùn ra |
Có thể thấy khối tạp chất đùn ra |
Có thể thấy khối tạp chất đùn ra |
Có thể thấy khối tạp chất đùn ra |
Không thấy khối tạp chất đùn ra. |
Cơ thịt bên trong: - Bề mặt dao xẻ - Cạo nhẹ bằng sống dao |
- Hơi ráo - Có dính dịch nhầy, nổi hạt li ti. - Có khối dịch nhầy, sờ tay hơi dính |
- Hơi ướt. - Có dính dịch nhầy, nổi hạt li ti. - Có khối dịch nhầy, sờ tay hơi nhờn |
- Hơi ướt - Có dính dịch nhầy, nổi hạt li ti - Có khối dịch nhờn, sờ tay hơi trơn nhờn |
- Hơi ướt - Có dính dịch nhầy, nổi hạt li ti - Có khối dịch nhờn, sờ tay hơi trơn nhờn |
- Hơi khô dính - Có ít chất dịch, sờ có cảm giác dính - Khối dịch có hạt, sờ tay hơi dính |
6.4. Biểu hiện đặc trưng của tạp chất có trong tôm:
THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ |
AGAR |
AGAR + CMC |
AGAR + PVA |
AGAR + ADAO |
TINH BỘT |
Màu |
Trắng đến trắng đục |
Trắng trong đến trắng đục |
Trắng trong đến hơi đục, có hạt nhỏ hơi óng ánh |
Trắng đục đến hơi đen |
Trắng đục |
Mùi |
Không phát hiện |
Không phát hiện |
Không phát hiện |
Có mùi hôi đặc trưng |
Không phát hiện |
Hình dạng/ Trạng thái |
- Keo, sệt đến đặc sệt - Dịch có hạt li ti |
- Sệt - Chất dịch trơn bóng |
Loãng đến sệt |
Loãng đến sệt |
Loãng |
Kết cấu |
Nhờn |
Nhờn, dính tay |
Nhờn |
Nhờn, hơi nhầy |
Hơi dính đến dính |
VI. KIỂM TRA NHANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC
1. Nguyên tắc
- Phương pháp kiểm tra nhanh tạp chất nêu trong tài liệu này dựa trên sự quan sát các biến đổi trạng thái đặc trưng xảy ra trong phản ứng giữa tạp chất và dung dịch thuốc thử.
Các biến đổi trạng thái đặc trưng của các loại tạp chất
Loại tạp chất |
Dung dịch thuốc thử tạp chất |
Thành phần dung dịch thuốc thử |
Sự biến đổi đặc trưng |
Cơ chế sự biến đổi |
Tinh bột |
Dung dịch thuốc thử tinh bột |
Iod |
Đổi màu từ nâu đỏ sang xanh đen |
Iod len vào các mạch dạng xoắn của tinh bột tạo thành phức bền, màu xanh đen |
PVA |
Dung dịch thuốc thử PVA |
Iod trong acid H3BO3 |
Đổi màu từ vàng đỏ sang xanh |
Trong sự hiện diện của acid H3BO3, PVA tác dụng với iod tạo thành phức bền, màu xanh |
Agar |
Dung dịch thuốc thử Agar |
lod |
Đổi màu từ nâu đỏ sang tím đen |
Dưới sự gia nhiệt cho phản ứng (trên 50°C) agar tác dụng với lod tạo thành phức bền đặc trưng màu tím đen. |
Adao |
Dung dịch thuốc thử Adao |
Acid tannic |
Đổi màu từ vàng nhạt sang kết tủa trắng |
Gelatin bị kết tủa trong dung dịch acid tannic |
CMC |
Dung dịch thuốc thử CMC |
Axit chromotropic |
Dung dịch thuốc thử có màu tím tại lớp phân cách |
Dưới sự gia nhiệt (70±5°C) cho phản ứng CMC tác dụng với Axit chromotropic tạo thành phức bền đặc trưng màu tím. |
Agar (Trong thịt tôm) |
Dung dịch thuốc thử Benedict |
C6H5O7Na3
|
Đổi màu thuốc thử từ xanh sang xanh lá, kết tủa đỏ gạch đặc trưng |
Trong dung dịch thuốc thử Benedict, Agar bị kết kết tủa màu vàng đỏ gạch và làm thay đổi màu môi trường từ xanh sang xanh lá tùy nồng độ agar có trong mẫu. |
2. Phương pháp thử nghiệm
2.1 Chuẩn bị mẫu thử:
- Lựa chọn các mẫu tôm có biểu hiện đã bị bơm chích tạp chất thông qua phương pháp kiểm tra bằng cảm quan được nêu ở Phần V. Đối với mâu tôm đông lạnh, thực hiện kiểm tra tạp chất đối với mẫu, bao gồm cả phần nước do tan băng.
- Tùy thuộc vào loại, hàm lượng và vị trí tạp chất trong mẫu, tiến hành thử nghiệm trực tiếp tại các vị trí thường tập trung tạp chất trên tôm như xoang đầu, thân tôm xẻ dọc (đối với tạp chất là tinh bột, PVA) hoặc chuyển dịch tạp chất vào đĩa petri hoặc ống nghiệm trước khi thử nghiệm (đặc biệt đối với tạp chất là agar, CMC và gelatin).
2.2 Thử nghiệm tại xoang đầu tôm
Để thử nghiệm phát hiện tạp chất tại xoang đầu, tiến hành các bước chuẩn bị tôm như sau:
- Dùng tay trái nắm lấy thân tôm, hướng đầu tôm xuống dưới.
- Nhẹ nhàng bóc tách phần vỏ ở đầu tôm.
- Dùng dao cắt nhẹ 2 bên đầu tôm.
- Gạt bỏ phần gạch tôm để lộ phần xoang đầu nơi tập trung nhiều dung dịch tạp chất. Chú ý không làm bể gạch tôm và mất tạp chất trong đầu tôm.
- Tiến hành thử nghiệm theo Mục 2.5.
2.3 Thử nghiệm tại vị trí thân tôm
Để thử nghiệm phát hiện tạp chất tại thân tôm, tiến hành các bước chuẩn bị tôm như sau:
- Dùng tay trái nắm chặt lấy thân tôm.
- Nhẹ nhàng bóc tách toàn bộ phần vỏ tôm (đối với tôm còn vỏ)
- Dùng dao cắt bỏ đầu tôm (đối với tôm còn đầu)
- Dùng dao xẻ dọc thân tôm từ đốt đầu đến đốt đuôi.
- Mở rộng thân tôm, dùng kính lúp xác định vị trí tập trung nhiều tạp chất để thử nghiệm.
- Tiến hành thử nghiệm theo Mục 2.5.
2.4 Thử nghiệm trên đĩa petri/ống nghiệm:
- Tiến hành các bước chuẩn bị mẫu tôm để thử nghiệm như nêu trong Mục 2.1.
- Dùng dao/muỗng chuyển dịch tạp chất trong xoang đầu tôm vào đĩa petri/ống nghiệm để thử nghiệm.
- Tiến hành thử nghiệm theo Mục 2.5.
2.5 Tiến hành thử nghiệm:
Lần lượt sử dụng các dung dịch thuốc thử tạp chất đã chuẩn bị ở Phần III mục 3.5 để phát hiện tạp chất có trong tôm, theo cách như sau:
2.5.1 Thử nghiệm phát hiện tinh bột:
a) Nhỏ 01 giọt thuốc thử tinh bột vào các vị trí tập trung tạp chất đã xác định và chuẩn bị ở mục 2.1 (xoang đầu, thân tôm xẻ dọc hoặc tạp chất trên đĩa petri). Tinh bột nếu có trong tôm sẽ phản ứng rất nhanh với dung dịch thuốc thử tạo phức bền màu xanh đen.
b) Quan sát và so sánh sự chuyển màu của thuốc thử trong thử nghiệm trên mẫu thử
c) Tiến hành kết luận về sự hiện diện của tinh bột theo Mục 3 (đọc kết quả).
2.5.2 Thử nghiệm phát hiện PVA:
a) Nhỏ 01 giọt thuốc thử PVA vào các vị trí tập trung tạp chất đã xác định và chuẩn bị ở bước 2.1 (xoang đầu, thân tôm xẻ dọc hoặc giọt tạp chất trên đĩa petri.). Tạp chất PVA nếu có trong tôm sẽ phản ứng rất nhanh với dung dịch thuốc thử tạo phức bền màu xanh.
b) Quan sát và so sánh sự chuyển màu của thuốc thử trong thử nghiệm trên mẫu thử.
c) Tiến hành kết luận về sự hiện diện của PVA theo Mục 3 (đọc kết quả).
2.5.3 Thử nghiệm phát hiện Agar:
a) Dùng dao/muỗng chuyển dịch tạp chất từ trong xoang đầu tôm, thân tôm vào 2 ống nghiệm thủy tinh. Thêm khoảng 1ml nước cất vào mỗi ống nghiệm. Lắc trộn đều bằng tay 1 phút.
b) Đánh dấu thứ tự để phân biệt hai ống nghiệm.
c) Ống thứ nhất đun nhẹ trên ngọn đèn cồn hoặc trong bể điều nhiệt < 40°C hoặc để ở nhiệt độ phòng.
d) Ống nghiệm thứ hai đun sôi trên ngọn đèn cồn khoảng 2 phút, hoặc thực hiện trong bể điều nhiệt. Đun đến khi dịch mẫu tan chảy hoàn toàn và ít nhất bắt đầu thấy xuất hiện điểm sôi thì mới có thể ngừng quá trình đun lại.
e) Để nguội các ống nghiệm đến nhiệt độ phòng. Tiếp tục nhỏ 2 đến 3 giọt thuốc thử vào các ống nghiệm, agar nếu có trong tôm ở ống nghiệm thứ 2 sẽ phản ứng rất nhanh với dung dịch thuốc thử tạo phức bền màu tím đen.
f) Quan sát và so sánh sự chuyển màu của thuốc thử trong thử nghiệm trên mẫu thử.
g) Tiến hành kết luận về sự hiện diện của agar theo Mục 3 (đọc kết quả).
2.5.4 Thử nghiệm phát hiện gelatin:
a) Nhỏ 01 giọt thuốc thử gelatin vào các vị trí tập trung tạp chất đã xác định và chuẩn bị ở bước 2.1. Tạp chất gelatin nếu có trong tôm phản ứng rất nhanh với dung dịch thuốc thử tạo kết tủa trắng.
b) Quan sát và so sánh quá trình kết tủa của gelatin trong thuốc thử khi thử nghiệm trên mẫu thử.
c) Tiến hành kết luận về sự hiện diện của Adao theo Mục 3 (đọc kết quả).
2.5.5 Thử nghiệm phát hiện CMC:
a) Dùng dao/muỗng chuyển dịch tạp chất từ trong xoan đầu tôm, thân tôm vào 2 ống nghiệm thủy tinh. Thêm khoảng 1-2ml nước cất vào mỗi ống nghiệm. Lắc trộn đều bằng tay 30 giây.
b) Đánh dấu thứ tự để phân biệt hai ống nghiệm. Thêm 0,5 ml dung dịch thuốc thử axit chromotropic vào ống nghiệm sao cho tạo thành hai lớp riêng biệt. Để các ống nghiệm vào bể nước nóng khoảng 70±5°C, thời gian 15 phút.
c) Quan sát và so sánh sự chuyển màu của thuốc thử trong thử nghiệm trên mẫu thử.
2.6 Thử nghiệm tại phòng kiểm nghiệm:
2.6.1 Thử nghiệm phát hiện Agar trong thịt tôm
Sử dụng các dung dịch thuốc thử phát hiện agar trong thịt tôm đã chuẩn bị tại khoản c, điểm 3.2 phần III để phát hiện tạp chất Agar có trong tôm, theo cách như sau:
a) Cân 3g mẫu thịt tôm đã được đồng hóa vào ống nghiệm thủy tinh. Thêm 1ml dung dịch acid hydrochloric đậm đặc. Đun sôi trên ngọn đèn cồn khoảng 30 đến 60 giây.
b) Làm nguội ống nghiệm ở nhiệt phòng. Hút 1ml dung dịch mẫu vào ống nghiệm thủy tinh khác.
c) Trung hòa mẫu bằng cách cho vào 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm kiểm tra pH ≈ 7.
d) Thêm 5ml dung dịch thuốc thử Benedict, đun sôi trên ngọn đèn cồn khoảng 30 đến 60 giây (hoặc đun sôi trong bể điều nhiệt), để nguội. Tạp chất Agar nếu có trong tôm sẽ phản ứng với thuốc thử làm thay đổi màu thuốc thử từ xanh sang xanh lá và kết tủa nâu đỏ đặc trưng.
e) Quan sát và so sánh quá trình kết tủa của Agar trong thuốc thử khi thử nghiệm trên mẫu thử và trên mẫu trắng.
f) Tiến hành kết luận về sự hiện diện của Agar theo Mục 3 (đọc kết quả).
2.6.2 Thử nghiệm phát hiện CMC trong thịt tôm
a) Dùng dao/muỗng chuyển dịch tạp chất từ trong xoang đầu tôm vào dụng cụ chứa, tôm bóc vỏ cho vào máy xay. Cân 5g ±0,1g vào ống nhựa 50ml, thêm 5ml nước cất. Lắc đều, ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút, thời gian 5 phút. Lấy phần dịch phía trên cho vào ống nghiệm thủy tinh. Lắc trộn đều bằng tay 30 giây.
b) Thêm từ từ 0,5 ml dung dịch thuốc thử axit chromotropic vào ống nghiệm sao cho tạo thành hai lớp riêng biệt. Để các ống nghiệm vào bể nước nóng khoảng 70±5°C, thời gian 15 phút.
c) Quan sát và so sánh sự chuyển màu của thuốc thử trong thử nghiệm trên mẫu thử theo bảng 3.
d) Đọc kết quả
Sử dụng bảng sau để Kết luận sự hiện diện của tạp chất có trong tôm
Loại tạp chất |
Thuốc thử sử dụng |
Hiện tượng xảy ra trên mẫu thử |
Kết luận |
Tinh bột |
Thuốc thử lod |
Đổi màu từ đỏ sang xanh đen |
Có tinh bột |
Không đổi màu |
Không có tinh bột |
||
PVA |
Thuốc thử PVA |
Đổi màu từ vàng đỏ sang xanh |
Có PVA |
Không đổi màu |
Không có PVA |
||
Agar |
Thuốc thử Agar |
Đổi màu từ nâu đỏ sang tím đen |
Có agar |
Không đổi màu |
Không có Agar |
||
Gelatin |
Thuốc thử Gelatin |
Kết tủa trắng |
Có Gelatin |
Không có kết tủa |
Không có Gelatin |
||
CMC |
Thuốc thử CMC |
Dung dịch thuốc thử xuất hiện màu tím tại lớp phân cách |
Có CMC |
Dung dịch thuốc thử không xuất hiện màu tím tại lớp phân cách |
Không có CMC |
||
Agar (trong thịt tôm) |
Thuốc thử Benedict |
Đổi màu từ xanh sang xanh lá. Kết tủa nâu đỏ |
Có agar |
Không đổi màu và không kết tủa đặc trưng. |
Không có Agar |
||
CMC trong thịt tôm |
Thuốc thử CMC |
Dung dịch thuốc thử xuất hiện màu tím tại lớp phân cách |
Có CMC |
Dung dịch thuốc thử không xuất hiện màu tím tại lớp phân cách |
Không có CMC |
e) Đảm bảo chất lượng:
Khi thử nghiệm mẫu trắng, dung dịch thuốc thử không chuyển màu đối với các phép thử Tinh bột, PVA, CMC, Agar và không xuất hiện kết tủa đối với phép thử Adao.
VII. GHI BIÊN BẢN KỸ THUẬT
Kết quả kiểm tra cảm quan và hóa học phải được ghi đầy đủ vào Biên bản kỹ thuật, kết luận tôm có tạp chất hay không, loại tạp chất gì.
(ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN
CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …. tháng …. năm 20… |
BIÊN BẢN KỸ THUẬT
KIỂM TRA CẢM QUAN VÀ
THỬ NHANH HÓA HỌC
TẠP CHẤT TRONG TÔM
Số: ………………………
I. THÔNG TIN CHUNG |
|||||||||
Tên chủ hàng/Người vận chuyển hàng: |
|||||||||
Địa chỉ: |
|||||||||
Chủng loại nguyên liệu: |
Phương tiện vận chuyển: |
||||||||
Số lượng: |
Khối lượng lô tôm: |
||||||||
Ngày kiểm tra: |
Địa điểm kiểm tra: |
||||||||
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA CẢM QUAN |
|||||||||
Phần đầu ức |
□ Phồng, dãn, nhô |
□ Bình thường |
|||||||
Nắp mang |
□ Phồng, ngậm nước |
□ Bình thường |
|||||||
Vỏ phần bụng |
□ Nổi vẩy, ngậm nước |
□ Bình thường |
|||||||
Phần thân |
□ Căng tròn, dãn đốt |
□ Bình thường |
|||||||
Phụ bộ đuôi |
□ Cánh đuôi xoè, gai vểnh |
□ Bình thường |
|||||||
Các phụ bộ khác lá hẹ, chân bơi |
□ Phồng, ngậm nước |
□ Bình thường |
|||||||
Giữa vỏ và màng đầu ức |
□ Có dịch nhờn |
□ Bình thường |
|||||||
Xoang đầu ức |
□ Có dịch nhờn / nhầy / sệt |
□ Bình thường |
|||||||
Bề mặt cơ thân |
□ Có dịch nhờn |
□ Bình thường |
|||||||
Chích và nặn cơ thân |
□ Có dịch nhờn / nhầy / sệt |
□ Bình thường |
|||||||
Bề mặt dao xẻ |
□ Có bám dịch nhầy / nổi hạt |
□ Bình thường |
|||||||
Bề mặt cơ thịt chỗ vết xẻ |
□ Có dịch nhầy / nhờn / dính |
□ Bình thường |
|||||||
Màu, mùi của chất dịch |
□ Có màu lạ / mùi lạ |
□ Bình thường |
|||||||
Trạng thái chất dịch |
□ Keo/sệt □ Trơn/bóng |
□ Có hạt □ Dính |
|||||||
III. KẾT QUẢ THỬ NHANH HÓA HỌC |
|||||||||
Loại tạp chất kiểm tra |
Dung dịch thuốc thử |
Trạng thái biến đổi của thuốc thử khi phản ứng với dịch mẫu kiểm tra |
Kết luận |
||||||
Tên thuốc thử |
Có |
Không |
Mô tả sự biến đổi (nếu có) |
Phát hiện |
Không phát hiện |
||||
Tinh bột |
Dung dịch iod |
|
|
|
|
|
|||
PVA |
Dung dịch iod trong acid HBO3 |
|
|
|
|
|
|||
Agar |
Dung dịch iod |
|
|
|
|
|
|||
CMC |
Dung dịch axit chromotropic |
|
|
|
|
|
|||
Gelatin |
Dung dịch acid tannic |
|
|
|
|
|
|||
IV. KẾT LUẬN |
|||||||||
[Nêu rõ có tạp chất hay không? Tạp chất gì]
|
|||||||||
V. Ý KIẾN CỦA CHỦ HÀNG:
|
|||||||||
……..,
ngày…tháng….năm…. |
……..,
ngày…tháng….năm…. |
||||||||
_______________
1 Trong trường hợp kiểm tra viên được giao kiểm tra lô hàng: Ghi cơ quan kiểm tra phân công, giao nhiệm vụ kiểm tra viên.
MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.07/2018/TT-BNNPTNT |
Hanoi, July 10, 2018 |
CIRCULAR
ON INSPECTION OF IMPURITIES IN SHRIMPS AND SHRIMP PRODUCTS
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Penalties for administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to Decree No.15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, duties, rights and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Decision No.2419/QD-TTg dated December 13, 2016 of the Prime Minister approving schemes on control and prevention of acts of injecting impurities into raw shrimps and producing and trading in shrimp products containing impurities;
At the request of the Director of National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance Department,
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates a Circular on inspection of impurities in shrimps and shrimp products.
...
...
...
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides for inspection of impurities in shrimps and shrimp products (hereinafter referred to as “shrimps”), responsibilities and rights of relevant regulatory agencies, organizations and individuals.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to organizations and individuals (hereinafter referred to as “facilities’) purchasing, maintaining, preparing, processing, transporting and selling shrimps under management of the Ministry of Agriculture and Rural Development, competent authorities and relevant organizations and individuals.
Article 3. Definition
For the purpose of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “impurities” mean substances not considered natural components of shrimps.
2. “injecting impurities into shrimps” means intentionally immersing or soaking shrimps in impurities or stuffing or injecting impurities into shrimps in pursuit of increasing volume, size and changing natural structure of shrimps for the purpose of commercial fraud, including presentation, donation and exchange.
...
...
...
4. “impurity-related violations" mean performance of one of the acts prescribed in Clause 2 Article 3 herein.
Article 4. Inspection authorities and inspection mode
1. Inspection authorities
a) Inspection authorities affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development include the Inspectorate of Ministry of Agriculture and Rural Development and National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance Department.
b) Local inspection authorities include Inspectorate of Agriculture and Rural Development Department, National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance Sub-Department and other professional authorities assigned by the Department of Agriculture and Rural Development.
2. Inspection mode and bases:
a) Regular inspection refers to inspection of compliance with regulations on control and prevention of impurities in shrimps in conjunction with inspection and assessment of food safety conditions and inspection and certification of shipments exported by facilities in conformity with regulations issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development on inspection and assessment of food safety conditions and inspection and certification of exported shipments of aquatic products.
b) Irregular inspection refers to inspection carried out where any violation is informed. Information on impurity-related violations may be collected from information source provided by reporting organizations or individuals or provided by police authorities regarding results of control of impurities in shrimps by functional authorities and warning information of the importing country.
Article 5. Requirements applied to testing laboratories
...
...
...
2. In case of criteria to be analyzed without any appointed testing laboratory, inspection authorities shall consider and send samples requiring analysis to testing laboratories that:
a) have been appointed to analyze food safety criteria
b) already have analyzing method and verify value of such method for criteria to be analyzed
Chapter II
INSPECTION PROCEDURES
Article 6. Establishment of inspection delegations and assignment of inspection
1. With regard to regular inspection:
a) Inspection authorities prescribed in Clause 1 Article 4 herein shall establish inspection delegations, carry out assessment of food safety conditions in conjunction with inspection of compliance with regulations on impurity control and prevention by facilities.
b) Inspection authorities prescribed in Point a Clause 1 Article 4 herein shall assign inspectors to carry out inspection and collect samples of aquatic product shipments exported in conjunction with inspection of compliance with regulations on impurity control and prevention by facilities.
...
...
...
Article 7. Procedures for impurity inspection visit to facilities
1. Inspection decision announcement in case of establishment of inspection delegations: The inspection delegation shall give the inspection decision to the representative of the facility when carrying out the inspection. If being informed that impurity-related violations are being committed or exhibits are kept at the facility, the inspection delegation shall immediately carry out inspection visit to such facility then announce the inspection decision later.
2. Inspection for discovering impurities in shrimps according to inspection matters and methods prescribed in Article 8 herein
3. Result announcement: The inspection results shall be recorded and notified to the representative of the facility. If any impurity-related violation is found, the inspection delegation or inspector, in case of independent inspection assignment, shall make administration violation records as authorized according to the form provided in the Government’s Decree No.97/2017/ND-CP dated August 18, 2017 on amendments to several articles of the Government’s Decree No.81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 on elaboration of several article and enforcement methods of the Law on Penalties for administrative violations.
Article 8. Impurity inspection matters and methods
1. Inspection matters:
a) Documents relating to business registration and certificate of conformity to food safety requirements
b) Management of exported raw materials and raw material use for producing and trading in shrimps
c) Quantity of products in production and trade and technical documents (standards of the facility and food quality registration)
...
...
...
dd) Inspection of condition of production area, raw material warehouse, finished product warehouse and relevant areas
e) Assessment of conformity with impurity control regulations applied to raw materials, semi-finished products and finished products of the facility
g) Other matters according to professional requirements
2. Inspection methods:
a) Collecting documents, evidences and information according to the inspection matters in combination with reviewing and inspection of the presentation by the facility where necessary
b) Collecting samples for on-site inspection and samples to be stored and inspecting impurities in the testing laboratory as prescribed in Article 9 herein
Article 9. Collection of samples for on-site inspection, collection of samples for storage and impurity inspection carried out in the testing laboratory
1. With regard to sample collection and on-site inspection: The inspection delegation or inspector, in case of independent inspection as assigned, shall select the shrimp batch suspected to contain impurities whose the owner or the person in charge has been identified for impurity inspection in conformity with the technical procedure for on-site inspection specified in Appendix 1 issued thereto and make technical inspection record according to the form provided in Appendix 2 issued thereto. The technical inspection record shall be signed by the head of inspection delegation, the inspector and representative of the facility. In case the representative of the facility fails to sign the record, such record must be signed by the witness or all members of the delegation.
2. Collection of samples for storing purpose:
...
...
...
b) The sampling shall be recorded and the duration for storing samples in the inspection authority shall be specified in consistent with the product using duration but not exceeding 15 days. If no complaint is made by the expiry date of sample storage, the inspection authority shall handle the samples in accordance with current regulations;
c) In case the representative of the facility fails to sign the sampling record and apply security seal to the samples, the sampling record shall clearly provide the explanation for such failure. The sampling record and sample security seal bearing signatures of the sample collector, head of the inspection delegation or inspector, in case of independent inspection as assigned, are legally accepted.
3. If not agreeing with the on-site inspection results, the facility may request the inspection delegation or inspection authority to send the stored samples to the testing laboratory prescribed in Article 5 herein for analysis purpose within 1 day from the inspection day. The analysis results provided by the testing laboratory shall be considered as basis for actions against impurity-related violations taken by the inspection authority. The cost for analysis carried out in the testing laboratory shall be covered by the facility.
Chapter III
HANDLING IN CASE OF IMPURITY DETECTION
Article 10. Handing in case of impurity detection
1. In case of inspection by delegation, if any impurity-related violation is found or the on-site inspection results show that the shrimp batch contains impurities, the head of the delegation shall:
a) record the administrative violation as authorized
b) seal the exhibit or instrument used to commit the administrative violation The security seal shall bear the stamp of the inspection authority and signatures of the head of the inspection delegation and representative of the facility. The sealing must be recorded. In case the sealing is not signed by the representative of the facility, it must bear the signature(s) of the witness or all members of the inspection delegation and clearly state "the representative of the facility fails to sign the security seal and record."
...
...
...
2. In case of independent inspection carried out by the inspector, if any impurity-regulated violation is found or the on-site inspection results show that the shrimp batch contains impurities, such inspector shall:
a) record the administrative violation as authorized
b) notify the Director of inspection authority for appropriate handling method.
Article 11. Handling and transfer of administrative violations
1. The head of inspection delegation or the inspector, in case of independent inspection, shall notify the violation to the Director of inspection authority for completing of preparation of administrative violation handling dossier as authorized.
2. In case the inspection delegation of the central inspection authority must promptly leave for another place to carry out inspection or take actions against impurity-related violations, for the purpose of punctuality and confidentiality assurance, the head of inspection delegation shall notify and ask for advice of the Director of inspection authority in pursuit of transferring the case to local authorities for handling. The case shall be transferred as follows:
a) The transferee may be Inspectorate of the Department of Agriculture and Rural Development or the authority assigned to carry out local professional inspection.
b) The transfer shall be recorded and signed by the head of inspection delegation and representative of the transferee
Chapter IV
...
...
...
Article 12. Members of inspection delegation and inspectors carrying out independent inspection
1. Members of the inspection delegation and inspectors carrying out independent inspection as assigned shall be required to:
a) comply with the facility personal hygiene regulations before entering such facility.
b) comply with the impurity inspection procedures, matters and methods as prescribed in this Circular;
c) protect the confidentiality of information concerning the production and business of the facility as regulated by laws and carry out inspection in a public, transparent, honest, objective and equal manner;
d) not ask for inspection of matters other than those specified herein which cause harassment and troublesome to the facility;
dd) carry out the assignment by the head of inspection delegation and Director of the inspection authority and take responsibility to the Director of inspection authority and law for the inspection results
e) prepare sufficient equipment, instruments, reagents and technical documents serving the inspection;
g) inspect the condition of the stored samples and code them (with recognizing signs) before sending these samples to the testing laboratory as required
...
...
...
a) request the facility to provide documents and samples, and arrange staff for cooperation in inspection
b) enter and exit production area, receiving area and raw material maintenance area as well as other areas if accompanied by the facility’s staff or notifying such staff of the entry and exit;
c) consider documents and samples, take photos, copy and record necessary information serving the inspection
Article 13. Head of inspection delegation
1. The head of inspection delegation shall be required to:
a) take responsibility as prescribed in Clause 1 Article 12 herein;
b) give assignments to members of the inspection delegation for the purpose of carrying out inspection of all matters specified in the decision on inspection delegation establishment;
c) respond to opinions and handle inspection results of the members of the inspection delegation and provide the final conclusion in the inspection record;
d) invite the representative or staff of the facility to attend the announcement of inspection delegation decision and accompany the inspection delegation;
...
...
...
2. The head of inspection delegation shall be entitled to:
a) take responsibility as prescribed in Clause 2 Article 12 herein;
b) request the Director of the inspection authority to issue a decision on changes of inspection delegation's members for inspection of all matters specified in the inspection delegation establishment decision;
c) draw the final conclusion on the inspection results provided by the inspection delegation
Article 14. Inspection authority
1. Prepare annual plans and funding estimate, and submit them to competent authority for approval
2. Carry out impurity inspection as per regulations herein
3. Take actions against administrative violations as authorized or cooperate with competent authorities to take any legally accepted action against administrative violations;
4. Store all documents regarding the inspection results and fully and accurately report issues concerning the impurity inspection as required by competent authorities;
...
...
...
Article 15. Department of Agriculture and Rural Development
1. Provide dissemination of negative effects of impurities and State regulations on inspection, control and prevention of impurity-regulated violations for owners of nurturing and processing facilities, purchasing and processing facilities, purchase agents and processing facilities of aquatic products
2. Offer training courses in methods for inspection and detection of impurities in aquatic products for public officials carrying out impurity inspection in districts and communes;
3. Prepare plans for irregular inspection and control of impurity-related violations Allocate sufficient funding for the inspection;
4. Cooperate with relevant functional authorities, local unions and occupational associations to organize dissemination of negative effects caused by impurities and regulations on inspection, control and handling of impurity-related violations;
5. Direct Inspectorate of Department and Sub-department of National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance to receive the case transferred by inspection delegation of the central inspection authority and handle such case in accordance with the law provisions;
6. Direct the Department of Agriculture and Rural Development of Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang and Kien Giang to establish a hotline in order to receive reporting of impurity-related violations and make a list of purchasing and processing facilities and organizations committing not to inject impurities into shrimps and not produce or trade in shrimps containing impurities.
Article 16. National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance Department
1. Perform all tasks of the inspection authority prescribed in Article 14 herein;
...
...
...
3. Preside over and cooperate with central inspection authorities in preparing annual plans for performing activities concerning control of impurities in shrimps and funding estimate, and send them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval;
4. Instruct agro forestry fisheries quality assurance authorities in provinces and cities to unify the contents of dissemination of negative effects caused by impurities and State regulations on inspection, control and prevention of impurity-related violations;
5. Organize preliminary and official review and suggest solutions for difficulties and reward organizations and individuals with outstanding performance during the inspection and detection of impurities
Article 17.Testing laboratories
1. Check the state of the samples and security seal, and the receiving record, and record the checking results in the testing result report;
2. Ensure the accuracy, punctuality, objectivity and honesty of the testing results and take responsibility for such testing results;
3. Store all documents regarding the testing of impurities in conformity with regulations and present those documents as required by competent authorities
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
...
...
...
This Circular comes into force from August 24, 2018.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Vu Van Tam
APPENDIX 1
(Issued together with Circular No.07/2018/TT-BNNPTNT dated July 10, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development
TECHNICAL PROCEDURE FOR ON-SITE INSPECTION
...
...
...
This procedure provides guidelines for inspection, evaluation and detection of the following impurities PVA (Polyvinyl alcohol); CMC (Carboxymethyl cellulose), Adao (Gelatine) and Agar in chilled raw shrimps, chilled shrimp semi-finished products and frozen shrimps.
II. DEFINITION
For the purpose of this procedure, the terms below shall be construed as follows:
1. “sensory evaluation” means evaluation of quality criteria by using five senses of human.
2. “selective sampling” means collecting typical samples of shrimp batches suspected to be injected with impurities.
III. PREPARATION FOR INSPECTION
1. Inspectors shall prepare relevant technical documents, appropriate forms, labels, costumes and instruments serving the inspection, sampling and maintenance of samples.
2. Instruments for sensory analysis
- A small stainless steel knife;
...
...
...
- A stainless steel teaspoon;
- A magnifying glass;
- An overhead track scale;
- A polyelythene bag;
- Waterproof labels;
- A marker or waterproof ballpoint pen;
- A digital camera
3. Instruments and chemicals for cursory inspection by chemical methods
3.1. Laboratory preparation:
...
...
...
- A sample grinder;
- Test tubes and 50-ml falcon tubes;
- An alcohol burner;
- Volumetric flasks of 100 and 1000 ml;
- A water bath;
- A 5ml pipette;
- A petri dish;
- A measuring cylinder of 100 and 1000 ml;
- A beaker of 100 and 250 ml;
...
...
...
KI;
Iodine;
Distilled water;
H3BO3;
Tannic acid;
CuSO4, or CuSO4.5H2O;
NaOH;
Na2CO3;
C6H5O7Na3;
...
...
...
H2SO4;
Chromotropic acid
3.2 Impurity testing reagents
a) Reagents for starch identification:
- Weigh out exact 2 grams of crystalline iodine and 6 grams of crystalline KI in a 100-ml beaker Add 100 ml of distilled water to the beaker Stir with glass rods until Iodine and KI are totally dissolved
- Duration for solution preservation in the dark at room temperature shall not exceed 6 months.
b) Reagents for PVA identification:
- Preparation for iodine solution (solution A):
Weigh out exact 1.27 grams of crystalline iodine and 2.5 grams of crystalline KI in a 100-ml beaker Add 100 ml of distilled water to the beaker Stir with glass rods until Iodine and KI are totally dissolved
...
...
...
- Preparation for Boric Acid, 4% w/v (Solution B):
Weigh out exact 4 grams of H3BO3 crystalline in a 100ml beaker Add 100 ml of distilled water to the beaker Stir with glass rods until the substance is totally dissolved
Duration for solution preservation in the dark at room temperature shall not exceed 6 months.
- Blending the reagent for PVA identification:
Before use, prepare the reagent for PVA identification by mixing solution A with B in the ratio of 1:3 respectively
The reagent shall be preserved in the dark at room temperature within 3 days.
c) Reagent for Agar identification:
- Weigh out exact 2 grams of crystalline iodine and 6grams of crystalline KI, and mix them together in a 100ml beaker then fill such beaker with distilled water
- The reagent shall be preserved in the dark at room temperature within 6 months.
...
...
...
- Weigh out exact 5 grams of tannic acid in a 100ml beaker Add 100 ml of distilled water to the beaker Stir with glass rods until the tannic acid is totally dissolved
- The reagent shall be preserved in the dark at room temperature within 6 months.
e) Reagent for CMC identification:
Chromotropic acid, 5% w/v: Weigh 0.5 grams of chromo tropic acid on the counter scale (precise 0.01g) and pour it into a 100ml beaker then mix it with 10ml of sulfuric acid, 98% w/v Preserve the reagent at the room temperature and use it in one day only
f) Reagent for agar identification:
- Benedict’s reagent: Weigh out 17.3 g of C6H5O7Na3 and 10g of Na2CO3 and dissolve them in 80ml of hot water Weigh out1.73g of CuSO4.5H2O and dissolve it in 10ml of water Filter the solution then mix two aforesaid solutions together in a 100ml volumetric flask and fill the flask with distilled water
3.3 Testing solution:
- Testing solution includes solution of starch, PVA, agar, gelatin and CMC prepared at detection limit weight/volume percentage for inspection of reagent’s effectiveness.
a) Starch solution, 0.03% w/v: Weigh out 0.3 g of starch in 1000ml of distilled water Boil the solution at 80 Celsius degree and stir until the starch is totally dissolved
...
...
...
c) Agar solution, 0.1% w/v: Weigh out 0.10g of agar in 100ml of distilled water Boil the solution at a low temperature until the agar is totally dissolved
d) Agar solution, 0.2 w/v: Weigh out 0.2g of agar in 100ml of distilled water Boil the solution at a low temperature until the agar is totally dissolved
e) Gelatin solution, 0.1% w/v: Weigh out 0.10 g of gelatin in 100ml of distilled water Boil the solution at 80 Celsius degree and stir until the gelatin is totally dissolved
f) CMC solution, 0.2% w/v: Weigh out 0.2g of CMC in 100ml of distilled water Boil the solution at 80 Celsius degree and stir until the CMC is totally dissolved
3.4 Checking the effectiveness of reagents for impurity identification:
Before carrying out the inspection visit to the facility, inspectors shall check the effectiveness of reagents mentioned in item 3.2 by mix 1 drop of the reagent with 1 drop of the equivalent testing solution prescribed in item 3.3. Observe and evaluate the effectiveness of the reagents based upon the change in state of the reagent/solution
Reagent
Testing solution
Typical change
...
...
...
Reagent for starch identification
Starch solution, 0.03% w/v
Color changes from red to blue
Good
Reagent for PVA identification
Starch solution, 0.03% w/v
Color changes from yellow to blue-black
Good
Reagent for Agar identification
...
...
...
Color changes from red to red-brown to purple-black
Good
Reagent for Adao identification
Gelatin solution, 0.1% w/v
Color changes from yellowish to white precipitate
Good
Reagent for CMC identification
CMC solution, 0,2% w/v
Purple testing solution at the distinguishing layer
...
...
...
Benedict’s reagent
Agar solution, 0,2% w/v
Color changes from blue to green with typical red-brown precipitate
Good
3.5 Preparation for reagents for impurity identification used in on-site inspection:
- Pour each reagent for identification of starch, PVA, agar, gelatin and CMC prepared in item 3.2 and those under inspection of effectiveness as prescribed in item 3.4 into each 5ml dropper;
- Label each dropper of reagent; store them at the room temperature for one-day use
IV. IDENTIFICATION OF SHRIMP BATCH SUBJECT TO INSPECTION
1. Document inspection and information collection for identification of shrimp batch:
...
...
...
2. Sampling principles:
- The selective sampling principles shall be applied to maximize the capacity for identifying the impurities in shrimps.
- The samples shall be selected based upon consideration of abnormalities of external features of the shrimp such as size, shape, color impairment (e.g. color change, strange color), smell (smell change, strange smell), structure (e.g. chewy, flaccid), touching feeling (tough, soft, slippery, greasy, etc.)
- Inspectors shall use sensory methods to notice the abnormalities of the samples for inspection in order to evaluate and verify whether the impurities are present in the samples.
- If any impurity in shrimps is found or the shrimp batch is suspected to be injected with impurities, inspectors shall carry out cursory inspection by chemical methods specified in Section VI for the purpose of identifying the impurity in shrimps.
- If the results of cursory inspection by chemical methods fail to provide a precise conclusion, the samples are required to be sent to the testing laboratory for analysis purpose.
3. Sampling
3.1. With regard to chilled fresh shrimps:
- With regard to typical sampling: Each sample from each shrimp batch with signs of impurity containing shall be collected in the ratio of from 1 to 5% of the batch’s volume. The samples collected shall be gathered and mixed together to form typical samples.
...
...
...
3.2. With regard to frozen shrimps:
No.
Shrimp batch subject to inspection
Number of samples for inspection
1
From 1 to 3 batches (*)
N=6, c=0
2
More than 3 batches
...
...
...
n: number of samples collected for the inspection; c: permissible number of samples failing to meet the food safety requirement
(*) A batch means a number of products created from one or more than one raw material batch having same origin under a single technical procedure in the same production condition (having same factors affecting the food safety requirement) within 24 hours in one facility.
V. SENSORY INSPECTION
Inspection, evaluation and detection of impurities in shrimps by sensory methods shall be carried out from general to detail, from the head to the tail and from the external to the internal features of the shrimp. Steps of inspection include:
1. Thawing (for frozen shrimps)
Put the sample into a waterproof polyethylene bag, tighten the bag and put it in an appropriate pin or pot then pump clean water from below at the flow of no more than 20 liters per minute into such pin/pot. Carry out the inspection to identify impurities in shrimps, including the water from ice melting when the ice completely melts (the sample's temperature is nearly equal to the environmental temperature),
2. Inspection of external features of the shrimp:
- Observe from whole body to details of external features of the shrimp from the head to tail including cephalothorax, carapace, rostrum, 1st or 3rd abdominal segment, swimming legs, telson and uropods.
...
...
...
3. Inspection carried out after removing the shell of calelothorax:
- Hold the shrimp in such a way that its head is downward, remove the shell of cephalothorax by hand to reveal the shrimp meat in the head Use a petri dish to catch the substance in the cortex of the shrimp for the purpose of inspection by chemical methods where necessary to identify the impurities in shrimps
- Use the head of the knife to flip over and remove the roe (hepatopancreas) to reveal the sinus cephalothorax
- Smell to see whether the sinus cephalothorax smells strange
- Observe the sinus cephalothorax to see whether there is any doubtful substance Use the teaspoon to take out the substance in the sinus cephalothorax (if any) and put it in a clean petri dish for the purpose of cursory inspection by chemical methods to identify the impurities, where necessary
- Check the substance taken out from the sinus cephalothorax of the sampled shrimp (color, smell, shape and structure) and compare it with the typical features of impurities provided hereinafter to identify which impurity has been injected into the shrimp
- Check the substance stick to the shrimp meat and sinus cephalothorax by hand to notice abnormalities (slippery or sticky level), if any
4. Inspection of the shrimp meat after removing the shell:
- Check the goo stick to the shrimp's meat by hand to detect abnormalities (slippery or sticky level), if any
...
...
...
- Edema in abdominal segments can be clearly noticed if the sampled shrimp is injected with a large amount of impurities. Poke the abdomen or back of the segments of the shrimp in with signs of edema in with a needle and press by hand for the impurities to drain off
5. Inspection carried out after cutting:
- Run the knife’s blade along the back of the shrimp, from the first to the last abdominal segment
- Smell to see whether the cut smells strange
- Observe the substance on the knife’s blade Compare it with typical description of substance in shrimps containing impurities to identify whether the sampled shrimp is injected with impurities and guess the type of impurity injected
- Slightly shave the surface of the cut and grooves with the knife's spine then observe the knife’s spine to see whether any doubtful substance sticks to it
- Touch the substance on the knife's spine to feel typical features such as the slippery or sticky level Compare it with the description of typical impurity's features to guess the impurity type
6. Judgment - Identification
According to the inspection results and evidence collected as mentioned above, inspectors shall use the Impurity Identification Chart as a supporting tool to judge and identify whether the shrimp is injected with impurities.
...
...
...
6.2. General features of shrimps containing impurities:
a. Swelling, stretching and protruding head;
b. Swelling and aqueous carapace;
c. The shell of 1st or 3rd abdominal segment may be bulging or aqueous (skin peeling);
d. Stretching 3rd abdominal segment;
e. Slightly stiff to roundly stretching body;
f. Spreading uropods and raising telson;
g. Aqueous telson, rostrum and swimming legs
...
...
...
POINT
AGAR
AGAR + CMC
AGAR + PVA
AGAR + ADAO
STARCH
Between the shell and the cover of the cephalothorax
diluted slightly slippery substance
Diluted slightly slippery substance
...
...
...
Diluted and slightly slippery substance
Diluted and slightly slippery substance
Sinus cephalohtorax (below the roe, hepatopancreas)
Slightly or very thick goo
Diluted or thick goo
Diluted or thick goo
Diluted or thick goo
Little diluted goo
Body
...
...
...
Swelling with slightly slippery or slippery substance
Swelling with slightly slippery or slippery substance
Swelling with slightly slippery or slippery substance
Uncertain swelling with slightly sticky substance
3rd segment (poke and press)
The impurity pouring out
The impurity pouring out
The impurity pouring out
The impurity pouring out
...
...
...
Internal meat:
- The cut surface
- Slightly shaving by the knife’s spine
- Slightly dry
- Slippery substance with tiny seeds
- Slippery and sticky substance
- Slightly wet
- Slippery substance with tiny seeds
- Slippery and sticky substance
...
...
...
- Slippery substance with tiny seeds
- Slippery substance
- Slightly wet
- Slippery substance with tiny seeds
- Slippery substance
- Slightly dry and sticky
- Little sticky substance
- Sticky substance with tiny seeds
6.4. Typical features of impurities in shrimps:
...
...
...
AGAR
AGAR + CMC
AGAR + PVA
AGAR + ADAO
STARCH
Color
White or milky
Pure white or milky
Pure white to milky with slightly shiny tiny seeds
...
...
...
Milky
Smell
Unfounded
Unfounded
Unfounded
Typical odor
Unfounded
Shape/state
- Gummy, thick to very thick
...
...
...
- Thick
- Slippery and shiny substance
Watery to thick
Watery to thick
Watery
Structure
Slippery
Slippery and sticky
Slippery
...
...
...
Slightly sticky or sticky
VI. CURSORY INSPECTION BY CHEMICAL METHODS
1. Principles
- Cursory inspection of impurities specified herein is carried out according to observation of typical transformation in the course of reaction between the impurity and reagent.
Typical transformation of impurities
Type of impurity
Reagent for impurity identification
Components of the reagent
Typical transformation
...
...
...
Starch
Reagent for starch identification
Iodine
Change from red-brown to blue-black
Iodine enters the helical structure of starch to form durable and blue -black complex
PVA
Reagent for PVA identification
Iodine in boric acid (H3BO3 )
Change from yellow to blue
...
...
...
Agar
Reagent for Agar identification
Iodine
Change from brown to purple-black
By heating the reaction (at the temperature over 50 Celsius degree), Agar reacts to Iodine to from a durable and black-purple complex
Adao
Reagent for Adao identification
Tannic acid
Change from yellowish to white precipitate
...
...
...
CMC
Reagent for CMC identification
Chromotropic acid
Purple testing solution at the distinguishing layer
By heating the reaction (at the temperature over 70±5 Celsius degree), CMC reacts to chromotropic acid to from a characteristic purple complex
Agar (in shrimp meat)
Benedict’s reagent
C6H5O7Na3
NA2CO3
CuSO4.5H2O
The reagent changes from blue to green with typically red-brick precipitate
...
...
...
2. Experimental method
2.1 Sample preparation:
- Select the sampled shrimps with signs of impurity containing by sensory inspection method mentioned in Section V; with regard to frozen sampled shrimps, carry out inspection to identify impurities in the samples, including the water from ice melting
- According to the type, amount and spots of impurities in the sample, carry out the experiment on the body part where impurities are usually concentrated such as cephalothorax and the abdomen that is opened along the back of the shrimp (for impurities that are starch or PVA) or transfer the impurity into the petri dish or test tube before the experiment (especially for impurities that are agar, CMC and gelatin)
2.2 Experiment on the cephalothorax
Preparation for experiment on the cephalothorax shall be made as follows:
- Hold the shrimp with left hand in such a way that its head is downward
- Gently remove the shell of the shrimp's head
- Slightly cut both side of the head
...
...
...
- Carry out the experiment as prescribed in item 2.5
2.3 Experiment on the abdomen
Preparation for experiment on the abdomen shall be made as follows:
- Tightly hold the shrimp with the left hand
- Gently remove all the shell (with regard to unpeeled shrimps)
- Remove the shrimp’s head with a knife (for shrimps with head)
- Run knife’s blade along the back of the shrimp, from the 1st segment to the telson
- Open the shrimp’s abdomen and identifying the central spot of impurities by using a magnifying glass
- Carry out the experiment as prescribed in item 2.5
...
...
...
- Prepare the sampled shrimp for experiment purpose as prescribed in item 2.1
- Use a knife/spoon to transfer the substance in the shrimp's head into a petri dish/test tube
- Carry out the experiment as prescribed in item 2.5
2.5 Carrying out experiment:
Step-by-step use reagents for impurity identification prepared in Part III, item 3.5 to detect the impurities in the shrimp as follows:
2.5.1 Experiment for identification of starch:
a) Add 1 drop of reagent for starch identification to spots of impurities defined in item 2.1 (cephalothorax, abdomen opened along the back of the shrimp or impurities in the petri dish) The starch in the shrimp (if any) will immediately react to the reagent and form a blue-black complex.
b) Observe and compare the color of the reagent before and after the reaction in case of experiment on the sampled shrimp
c) Make a judgment on the presence of starch according to Section 3 (result reading)
...
...
...
a) Add 1 drop of reagent for PVA identification to spots of impurities defined in item 2.1 (cephalothorax, abdomen opened along the back of the shrimp or impurities in the petri dish) The PVA in the shrimp (if any) will immediately react to the reagent and form a blue complex.
b) Observe and compare the color of the reagent before and after the reaction in case of experiment on the sampled shrimp
c) Make a judgment on the presence of PVA according to Section 3 (result reading)
2.5.3 Experiment for Agar identification:
a) Use a knife/spoon to transfer the impurity in the cephalothorax or abdomen of the shrimp into 2 test tubes Add around 1ml of distilled water into each tube Shake the tubes by hand in 1 minute
b) Number two tubes for distinguishing one from the other
c) Gently heat the first tube by a alcohol burner or in a water bath at the temperature under 40 Celsius degree or at room temperature
d) Boil the second tube by an alcohol burner for about 2 minutes or in a water bath Do not stop the boiling process until the impurity completely melts and the water is at boiling point
e) Cool the tubes until their temperature is at room temperature Add 2 or 3 more drops of the reagent into two tubes; the agar in the second tube (if any) will immediately react to the reagent and for a black-purple complex.
...
...
...
g) Make a judgment on the presence of agar according to Section 3 (result reading)
2.5.4 Experiment for gelatin identification:
a) Add 1 drop of reagent for gelatin identification to spots of impurities defined in item 2.1; Gelatin in shrimps (if any) will immediately react to the reagent and form white precipitate
b) Observe and compare the precipitation of gelatin in the reagent in case of experiment on the sampled shrimp
c) Make a judgment on the presence of Adao according to Section 3 (result reading)
2.5.5 Experiment for CMC identification:
a) Use a knife/spoon to transfer the impurity in the cephalothorax or abdomen of the shrimp into 2 test tubes Add around 1 to 2ml of distilled water into each tube Shake the tubes by hand in 30 seconds
b) Number two tubes for distinguishing one from the other Add 0.5ml of chromotropic acid into the tubes to form a layer distinguishing the former solution from the latter one Put the tubes into a hot-water bath at the temperature of 70±5°C for 15 minutes
c) Observe and compare the color of the reagent before and after the reaction in case of experiment on the sampled shrimp
...
...
...
2.6.1 Experiment for identification of Agar in shrimp meat
Use the reagent for agar identification prepared in Clause c point 3.2 in part III to identify agar in shrimps as follow:
a) Weigh out 3g of shrimp meat going through anabolic process in a test tube Add 1ml of concentrated hydrochloric acid into the tube Boil the tub by an alcohol burner for around 30 to 60 seconds
b) Cool the tube at the room temperature Take 1ml of the solution in such tube out and put it into another tube
c) Neutralize the sample by adding 2ml of NaOH, 10% w/v into the tube at pH ≈ 7
d) Add 5ml of Benedict's reagent and boil the tube by a alcohol burner for 30 to 60 seconds (or boil in a water bath) then cool it The agar in shrimps (if any) will immediately react to the reagent and change the color of such reagent from blue to green, and the red-brown precipitate is constructed.
e) Observe and compare the precipitation of agar in the reagent for experiment on the sampled shrimp and blank sample
f) Make a judgment on the presence of agar according to Section 3 (result reading)
2.6.2 Experiment for identification of CMC in shrimp meat
...
...
...
b) Slowly add 0.5ml of chromotropic acid into the tubes to form a layer distinguishing the former solution from the latter one Put the tubes into a hot-water bath at the temperature of 70±5°C for 15 minutes
c) Observe and compare the color of the reagent before and after the reaction in case of experiment in the sampled shrimp according to table no.3
d) Read the result
Use the following table to make a judgment on presence of impurities in shrimps
Type of impurity
Used reagent
Chemical reaction occurrence
Conclusion
Starch
...
...
...
Color changes from red to blue-black
Starch presence
No color change
Starch absence
PVA
Reagent for PVA identification
Color changes from yellowish red to blue
PVA presence
No color change
...
...
...
Agar
Reagent for Agar identification
Color changes from red-brown to black-purpose
Agar presence
No color change
Agar absence
Gelatin
Reagent for gelatin identification
White precipitate
...
...
...
Precipitate unfound
Gelatin absence
CMC
Reagent for CMC identification
Purple testing solution at the distinguishing layer
CMC presence
No purple testing solution at the distinguishing layer
CMC absence
Agar (in shrimp meat)
...
...
...
Color changes from blue to green Red-brown precipitate
Agar presence
No color change and no typical precipitate
Agar absence
CMC (in shrimp meat)
Reagent for CMC identification
Purple testing solution at the distinguishing layer
CMC presence
No purple testing solution at the distinguishing layer
...
...
...
e) Quality assurance:
When the experiment is carried out on the blank sample, there is no change in the color of reagents in case of experiments for identification of starch, PVA, CMC, Agar and no precipitate is found in case of Adao experiment.
VII. TECHNICAL RECORD MAKING
The technical record must include the results of sensory inspection and inspections by chemical methods, judgment on impurity presence and type of impurity.
APPENDIX 2
(Issued together with Circular No.07/2018/TT-BNNPTNT dated July 10, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development
(NAME OF THE
INSPECTION AUTHORITY)
INSPECTION DELEGATION ACCORDING TO DECISION NO…. (1)
---------
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
...
...
...
(Location and date)
TECHNICAL RECORD
SENSORY INSPECTION AND CURSOTY INSPECTIOHN BY CHEMICAL METHODS
REGARDING IMPURITIES IN SHRIMPS
No……..
I. GENERAL INFORMATION
Name of goods owner/carrier:
Address:
Type of raw materials:
...
...
...
Quantity:
Volume of shrimp batch:
Inspection date:
Inspection place
II. SENSORY INSPECTION RESULTS
Cephalothorax
□ Swelling, stretching and protruding
□ Normal
Carapace
...
...
...
□ Normal
Abdomen's shell
□ Skin peeling, aqueous
□ Normal
Body
□ Roundly stretching, stretching segments
□ Normal
Tail
□ Spreading uropod, raising telson
...
...
...
Rostrum and swimming legs
□ Swelling, aqueous
□ Normal
Between the shell and the cover of the caphalohorax
□ Slippery substance
□ Normal
Sinus cephalothorax
□ Slippery/sticky/thick substance
□ Normal
...
...
...
□ Slippery substance
□ Normal
Poking and pressing the body
□ Slippery/sticky/thick substance
□ Normal
The cut surface
□ Slippery substance with tiny seeds
□ Normal
Surface of shrimp meat at the cut
...
...
...
□ Normal
Color and smell of the substance
□ Strange color or strange smell
□ Normal
State of the substance
□ Thick *Slippery/shinning
□ Seed containing * Sticky
III. RESULTS OF CURSORY INSPECTION BY CHEMICAL METHODS
Type of impurity to be inspected
...
...
...
Transformation of the reagent when reacting to the sample
Conclusion
Name of reagent
Yes
No
Description (if any)
Found
Unfounded
Starch
...
...
...
PVA
Iodine in boric acid
...
...
...
Agar
Iodine solution
...
...
...
Chromotropic acid
Gelatin
Tannic acid
...
...
...
IV. CONCLUSION
Clearly specify whether the shrimp contains impurities Which type of impurity
V. OPINION OF THE GOODS OWNER:
(Location and
date)
Goods owner
(Sign)
...
...
...
_______________
1 In case the inspector is assigned to inspect the shrimp batch, he/she must state the name of inspection authority giving the inspection assignment.
;
Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 07/2018/TT-BNNPTNT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 10/07/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video