BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2011/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2011 |
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc
và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực
thủy sản như sau:
Thông tư này quy định nguyên tắc và thủ tục thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Thông tư này.
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản (sau đây gọi là Cơ sở):
a) Tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh giống/ương giống thương phẩm, cơ sở nuôi trồng thủy sản;
b) Cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ bảo quản và chế biến thủy sản; cơ sở thu mua, sơ chế, lưu giữ, bảo quản, đóng gói, chế biến thủy sản phục vụ tiêu thụ nội địa;
c) Tàu chế biến thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Cơ sở làm sạch và cung ứng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống (có sản phẩm để ăn uống); kho lạnh độc lập có bảo quản thủy sản; cơ sở sơ chế, đóng gói, chế biến thủy sản có sản phẩm xuất khẩu.
2. Thông tư này không áp dụng đối với: hộ gia đình, cá nhân sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản có quy mô nhỏ để sử dụng tại chỗ và không đưa ra tiêu thụ trên thị trường; cơ sở sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản nhưng không dùng làm thực phẩm.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản: bao gồm thức ăn thủy sản; hóa chất, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản; nước đá phục vụ bảo quản, chế biến thủy sản; thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm.
2. Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối (theo Codex Alimentarius).
3. Thu hồi sản phẩm: là áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.
4. Nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau: là cơ sở phải lưu giữ thông tin để đảm bảo khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối đối với một sản phẩm được truy xuất.
5. Lô hàng sản xuất (mẻ sản xuất): là một lượng hàng xác định được sản xuất theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất và cùng một khoảng thời gian sản xuất liên tục.
6. Lô hàng nhận: là một lượng nguyên liệu được một cơ sở thu mua, tiếp nhận một lần để sản xuất.
7. Lô hàng xuất: là một lượng thành phẩm của một cơ sở được giao nhận một lần.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra, giám sát
Cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm:
1. Tổng cục Thủy sản; Cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố được chỉ định thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản và các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
3. Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc cơ quan chuyên môn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố chỉ định tại các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN PHẨM
Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập chính sách thu hồi lô hàng xuất không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở tự nguyện thực hiện việc thu hồi lô hàng xuất trong trường hợp cơ sở tự phát hiện lô hàng xuất được sản xuất từ nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc sản xuất/chế biến, bảo quản trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;
b) Cơ sở phải thực hiện việc thu hồi lô hàng xuất theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát trong những trường hợp sau:
- Lô hàng xuất bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước nhập khẩu yêu cầu thu hồi hoặc trả về do không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Lô hàng xuất có nguồn gốc từ các cơ sở/vùng nuôi, vùng thu hoạch thủy sản bị phát hiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong phạm vi các Chương trình giám sát quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập thủ tục thu hồi lô hàng xuất đảm bảo các yêu cầu nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông báo thu hồi: Cơ quan kiểm tra, giám sát theo phân công quản lý tại Điều 4 Thông tư này có văn bản yêu cầu cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi lô hàng xuất không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Văn bản thông báo thu hồi phải đảm bảo các thông tin sau về lô hàng xuất:
a) Tên cơ sở có trách nhiệm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi lô hàng xuất;
b) Thông tin nhận diện lô hàng xuất phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi (chủng loại, mã số nhận diện, khối lượng);
c) Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi;
d) Phạm vi và thời hạn phải thực hiện thu hồi.
2. Triển khai thu hồi: Sau khi nhận được thông báo thu hồi, cơ sở tiến hành việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi như sau:
a) Nhận diện lô hàng xuất thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc được cơ sở thiết lập;
b) Xác định lô hàng xuất và phạm vi phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi;
c) Lập kế hoạch thu hồi lô hàng xuất gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát thẩm định và đề nghị hỗ trợ việc thu hồi lô hàng xuất (nếu cần);
d) Thực hiện thu hồi và áp dụng biện pháp xử lý đối với lô hàng xuất bị thu hồi;
đ) Báo cáo kết quả gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý lô hàng xuất bị thu hồi.
3. Cơ quan kiểm tra, giám sát tổ chức thẩm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm của cơ sở trong trường hợp cần thiết.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Xây dựng quy định, hướng dẫn chi tiết (bao gồm hệ thống mã số nhận diện cơ sở) về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản áp dụng đối với các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương triển khai thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở nêu tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các Cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương theo phân công nêu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Điều 9. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
1. Xây dựng quy định, hướng dẫn chi tiết về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản áp dụng đối với các cơ sở quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Cục, Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản hoặc Cơ quan chuyên môn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ chỉ định kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở tương ứng nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị trực thuộc Cục; Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc các Cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương theo phân công tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này.
Điều 10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo các Cơ quan chuyên môn trực thuộc triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này theo phân công tại khoản 1, 3 Điều 4 Thông tư này.
2. Định kỳ hàng quý hoặc khi có yêu cầu, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) kết quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương.
Điều 11. Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản
1. Thực hiện theo hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan
2. Chấp hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này và biện pháp xử lý của các Cơ quan kiểm tra, giám sát.
3. Thực hiện các nội dung nêu tại Điều 5, Điều 6, khoản 2 Điều 7 Thông tư này và báo cáo Cơ quan kiểm tra, giám sát khi được yêu cầu.
Các vi phạm quy định này được xem xét, xử lý như một nội dung về điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản được Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực;
2. Tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV đến dưới 90 CV áp dụng từ ngày 01/01/2012.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN
PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011)
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Đối với truy xuất nguồn gốc:
a) Các cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau để đảm bảo khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm;
b) Việc truy xuất phải có khả năng thực hiện được thông qua các thông tin đã được lưu giữ, bao gồm cả việc áp dụng hệ thống mã số nhận diện (mã hóa) sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở;
c) Cơ sở phải lưu giữ và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng xác định: lô hàng sản xuất; lô hàng nhận, cơ sở cung cấp và lô hàng xuất, cơ sở tiếp nhận.
d) Cơ sở phải có biện pháp phân biệt rõ lô hàng nhận/lô hàng sản xuất/lô hàng xuất để đảm bảo chính xác thông tin cần truy xuất.
2. Đối với thu hồi sản phẩm: Cơ sở phải thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm phù hợp, đảm bảo thu hồi và loại bỏ những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc có khả năng gây mất an toàn thực phẩm ra khỏi các cơ sở trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc và thủ tục thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm phải được soát xét và sửa đổi bổ sung ít nhất 01 lần/năm cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của cơ sở.
II. HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM:
1. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm:
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau:
a) Phạm vi áp dụng của hệ thống;
b) Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Thủ tục mã hóa sản phẩm phải đảm bảo thuận lợi để truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước;
c) Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất;
d) Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống;
e) Thủ tục truy xuất nguồn gốc (Ai? Làm gì? Làm như thế nào? Khi nào?);
đ) Phân công trách nhiệm thực hiện.
2. Lưu trữ và cung cấp thông tin:
2.1. Lưu trữ thông tin:
2.1.1. Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất tại mỗi cơ sở:
a) Đối với lô hàng nhận:
- Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng nhận;
- Thời gian, địa điểm giao nhận;
- Thông tin về lô hàng nhận (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
b) Đối với lô hàng sản xuất: Thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn (thời gian sản xuất, chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ hàng);
c) Đối với lô hàng xuất:
- Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng xuất;
- Thời gian, địa điểm giao nhận;
- Thông tin về lô hàng xuất (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
2.1.2. Riêng đối với lô hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để chế biến, cơ sở phải đảm bảo lưu trữ thêm thông tin về nước xuất khẩu.
2.1.3. Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải được lưu trữ bằng phương tiện phù hợp đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu và thời gian tối thiểu phải lưu trữ hồ sơ được quy định như sau:
a) 06 (sáu) tháng đối với sản phẩm thủy sản tươi sống;
b) 02 (hai) năm đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh, chế biến;
c) 01 (một) chu kỳ sản xuất đối với từng đối tượng giống thủy sản;
d) 06 (sáu) tháng sau thời hạn sử dụng của từng loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.
2.2. Cung cấp thông tin:
Khi tiến hành cung cấp, phân phối lô hàng xuất, cơ sở phải cung cấp các thông tin để phục vụ truy xuất nguồn gốc nêu tại Mục 2.1.1 Phụ lục này cho cơ sở tiếp nhận lô hàng xuất.
3. Trình tự thủ tục truy xuất nguồn gốc:
Cơ sở sản xuất thực hiện hoạt động truy xuất như sau:
a) Tiếp nhận yêu cầu truy xuất lô hàng sản xuất/lô hàng xuất;
b) Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc;
c) Nhận diện lô hàng sản xuất/lô hàng xuất cần truy xuất thông qua hồ sơ lưu trữ.
d) Nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng sản xuất/lô hàng xuất phải thực hiện truy xuất nguồn gốc;
đ) Xác định nguyên nhân và công đoạn mất kiểm soát;
e) Đề xuất các biện pháp xử lý;
g) Lập báo cáo kết quả truy xuất sau khi kết thúc quá trình truy xuất lô hàng sản xuất/lô hàng xuất.
4. Thu hồi sản phẩm:
4.1. Thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm:
a) Thiết lập các kế hoạch thu hồi mẫu;
b) Áp dụng thử nghiệm và phê duyệt hiệu lực các kế hoạch thu hồi mẫu.
4.2. Trình tự thủ tục thu hồi sản phẩm:
a) Tiếp nhận yêu cầu thu hồi;
b) Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi;
c) Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) trình lãnh đạo phê duyệt;
d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt.
đ) Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng xuất bị thu hồi và lưu trữ hồ sơ. Trong trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm, cơ sở có báo cáo gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát.
THE
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 03/2011/TT-BNNPTNT |
Hanoi, January 21, 2011 |
ON TRACING AND RECALL OF FISHERY PRODUCTS FAILING TO MEET FOOD QUALITY AND SAFETY REQUIREMENTS
Pursuant to the Government's
Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3. 2008. defining the functions, tasks,
powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural
Development: and the Government's Decree No. 75/2009/ND CP of September 10.
2009. amending Article 3 of Decree No. OI/2008/ND-CP of January 3, 2008:
Pursuant to the 2007 Law on Product and Goods Quality:
Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/ND CP of December 31. 2008.
detailing a number of articles of the Law on Product and Goods Quality:
Pursuant to the July 20. 2003 Ordinance on Food Hygiene and Safely:
Pursuant to the Government's Decree No.163/20D4/ND CP of September 7. 2004.
detailing a number of articles of die Ordinance on hood Hygiene and Safely:
The Ministry of Agriculture and Rural Development provides the tracing and
recall of fishery products failing to meet food quality and safety requirements
as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides principles and procedures for the tracing and recall of fishery products failing to meet food quality and safely requirements: and responsibilities of organizations and individuals engaged in fishery production and business, and agencies involved in the implementation of this Circular.
Article 2. Subjects of application
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Fishing vessels with main engine capacity of 50 HP or higher: aquatic animal feed producers and traders: producers and traders of chemicals and products for aquaculture environment treatment and improvement; producers, traders and hatcheries of commercial aquatic animal seeds, and aquaculture establishments:
b/ Independent ice producers serving aquatic product preservation and processing: establishments procuring, preliminarily processing, storing, preserving, packing and processing aquatic products for domestic consumption:
c/ Export aquatic food processing vessels: establishments cleaning and supplying live bivalve mollusks (with products served raw): independent cold storehouses preserving aquatic products; establishments preliminarily processing, packing and processing aquatic products and having export products.
2. This Circular does not apply to households and individuals producing fishery products on a small scale for domestic use without sale in the market; and producers of products of aquatic origin which are not used as food.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Fishery products include aquatic animal feed; chemicals and products for aquaculture environment treatment and improvement: aquatic animal seeds: ice for aquatic product preservation and processing: seafood and aquatic products used as food.
2. Tracing means the possibility to monitor and locate a product unit through specific steps of production, processing and distribution (by Codex Alimentarius standards).
3. Product recall means taking measures to remove a product which fails to meet food quality and safely requirements from the chain of production, processing and distribution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Production lot (batch) means a specific quantity of goods produced according to the same technological process and under the same production conditions within an uninterrupted period of lime.
6. Lot of receipt means a quantity of materials procured and received once by an establishment for production.
7. Lot of delivery means a quantity of products of an establishment delivered once.
Article 4. Inspection and supervision agencies
Agencies inspecting and supervising the observance of regulations on tracing and recall of fishery products failing to meet food quality and safety requirements are:
1. The Directorate of Fisheries: and designated professional agencies under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments, which shall inspect and supervise the establishments specified at Point a. Clause 1. Article 2 of this Circular in implementing this Circular.
2. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department and its attached agencies and units, which shall inspect and supervise the establishments specified at Point c. Clause I. Article 2 of this Circular in implementing this Circular.
3. Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments (or professional agencies designated by provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in cities and provinces without an Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department), which shall inspect and supervise the establishments specified at Point b. Clause 2. Article 2 of this Circular in implementing this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The establishments specified in Clause 1, Article 2 of this Circular shall establish a tracing system meeting the requirements provided in the Appendix to this Circular.
Article 6. Recall of lots of delivery
1. An establishment specified in Clause 1, Article 2 of this Circular shall adopt a policy to recall lots of delivery failing to meet food quality and safely requirements in the following cases:
a/ The establishment voluntarily recalls a lot of delivery when detecting that such lot is made from input materials which fail to meet food quality and safety requirements or is produced/ processed or preserved in the conditions failing to meet food quality and safety requirements;
b/ The establishment shall recall a lot of delivery at the request of an inspection and supervision agency in the following cases:
- The lot is requested by a competent agency of Vietnam or an importing country for recall or return for its failure to meet food quality and safety requirements;
- The lot is originated from an aquatic animal rearing establishment/area or harvesting area which is detected to fail to meet food quality and safety requirements within the scope of national surveillance programs for food hygiene and safety.
2. An establishment specified in Clause 1. Article 2 of this Circular shall establish procedures to recall kits of delivery, which must meet the requirements provided in the Appendix to this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Notice of recall: An inspection and supervision agency assigned under Article 4 of this Circular shall issue a notice requesting an establishment to trace and recall a lot of delivery which fails to meet food quality and safety requirements. This notice must contain the following information on the lot of delivery:
a/ Name of the establishment responsible for tracing and recalling the lot of delivery;
b/ Information to identify the lot in question (type, identification code, volume):
c/ Reason for tracing and recall;
d/ Scope of and deadline for recall.
2. Recall: After receiving a notice of recall, an establishment shall trace and recall a lot of delivery as follows:
a/ To identify the lot in question through the establishment's tracing system;
b/ To determine the lot and the scope of tracing and recall;
c/ To submit a recall plan to an inspection and supervision agency and to request its assistance in recall (when necessary);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e/ To report results to an inspection and supervision agency after recalling and handling the lot.
3. An inspection and supervision agency may-verify an establishment's product tracing and recall when necessary.
RESPONSIBILITIES OF INVOLVED PARTIES AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 8. The Directorate of Fisheries
1. To provide and detail regulations (including a system of establishment identification codes) on tracing and recall of fishery products failing to meet food quality and safety requirements applicable to the establishments specified at Point a. Clause 1, Article 2 of this Circular.
2. To direct and guide professional agencies under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in applying this Circular to the establishments specified at Point a, Clause L Article 2 of this Circular.
3. To inspect and supervise professional agencies under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in conducting inspection and supervision as assigned under Clause 1. Article 4 of this Circular.
Article 9. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To direct and guide its attached units and Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub- Departments or professional agencies assigned by provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in inspecting and supervising the implementation of this Circular by the respective establishments specified at Points b and c. Clause .1. Article 2 of this Circular.
3. To inspect and supervise its attached units and Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments or professional agencies of provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in conducting inspection and supervision as assigned under Clauses 2 and 3, Article 4 of this Circular.
Article 10. Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments
1. To direct their professional agencies in inspecting and supervising the implementation of this Circular as assigned under Clauses 1 and 3. Article 4 of this Circular.
2. Quarterly or upon request, to report to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Directorate of Fisheries or the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department) on tracing and recall of fishery products failing to meet food quality and safety-requirements in their localities.
1. To comply with the guidance of inspection and supervision agencies specified in Article 4 of this Circular and related laws.
2. To submit to inspection and supervision of the implementation of this Circular and handling measures provided by inspection and supervision agencies.
3. To comply with Articles 5 and 6. and Clause 2, Article 7. of this Circular and report to inspection and supervision agencies when so requested.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Inspection and supervision agencies shall consider and handle under the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations violations of this Circular as violations of conditions on food quality, hygiene and safety assurance for fisheries producers and traders.
Article 13. Transitional provisions
1. This Circular applies on its effective dale to the establishments specified in Clause 1. Article 2 of this Circular.
2. This Circular applies on January 1. 2012. to fishing vessels with main engine capacity ranging from 50 I IP to under 90 HP.
This Circular lakes effect 45 (forty -live.) days hum the date of its signing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MINISTER
OF AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT
Cao Duc Phat
REQUIREMENTS FOR TRACING AND RECALL OF FISHERY
PRODUCTS FAILING TO MEET FOOD QUALITY AND SAFELY REQUIREMENTS
( To Circular No. 03/2011/TT-BNNPTNT of January 21. 2011)
I. For tracing:
a/ Establishments shall establish a tracing system under the one step back-one step forward principle to enable the identification and tracing of a product unit in specific steps of production, processing and distribution:
b/ Product origin must be traced through information, including the system of product identification codes (coding), stored throughout the production process of establishments:
c/ Establishments shall store and provide information which must enable the identification of production lots; lots of receipt, suppliers and lots of delivery and recipients:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. For product recall: Establishments shall establish appropriate procedures which ensure recall and removal of products failing to meet food quality and safely requirements or likely causing food safely risks from establishments in the chain of production, distribution and sale.
3. The tracing system and procedures for recall of products failing to meet food quality and safely requirements must be reviewed and adjusted at least once a year to meet practical operation requirements of establishments.
I. Establishment of a tracing system:
A tracing system must coven
a/ Scope of application of the system;
b/ Procedures for coding and identification of materials and semi-finished and finished products throughout the production process. Product coding procedures must ensure convenient tracing of necessary information on preceding production steps;
c/ Procedures for recording and storing dossiers in the production process;
d/ Procedures for regular inspection and revision of the system;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f/ Assignment of implementation responsibilities.
2. Information storage and provision: 2.1. Information storage:
2.1.1. 2.1.1 Information which must be stored in each establishment for tracing purposes:
a/ For a lot of receipt:
- Name, address and code (if any) of the supplier;
- Time and place of receipt;
- Information on the lot (type, volume, identification code).
b/ For a production lot: Information on the lot at each step (production time, type, volume, identification code of the lot/batch);
c/ For a lot of delivery:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Time and place of delivery;
- Information on the lot (type, volume, identification code).
2.1.2. For a lot of aquatic materials imported for processing, an establishment must additionally store information on the exporting country.
2.1.3. A system of data management and coding of information for tracing must be stored in an appropriate medium ensuring convenient tracing. Dossiers must be stored for at least:
a/ Six (6) months, for raw aquatic products:
b/ Two (2) years, for frozen and processed aquatic products:
c/ One (1) production cycle, for each aquatic animal seed;
d/ Six (6) months after the expiry date of each aquatic animal feed or product for aquaculture environment treatment and improvement.
2.2. Information provision:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Tracing order and procedures:
An establishment shall trace products as follows:
a/ To receive the request for tracing a production lot/lot of delivery;
b/ To assess the necessity for such tracing:
c/ To identify the lot in question through archives;
d/ To identify production steps related to the lot in question;
e/ To find out causes and the step which is out of control;
f/ To propose handling measures;
g/ To make a report after completing the tracing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1. Establishment of product recall procedures:
a/ To elaborate model recall plans:
b/ To apply on trial and approve model recall plans.
4.2. Product recall order and procedures:
a/ To receive a recall request;
b/ To assess the necessity of such recall;
c/ To adopt a recall plan (based on the approved model plan) and submit it to the leadership for approval;
d/ To recall the product under the approved plan.
e/ To make a report on recall and measures to handle the recalled lot and store dossiers. When such a recall affects establishments in the chain of production, processing and distribution, the establishment shall submit a report to an inspection and supervision agency.
;Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 03/2011/TT-BNNPTNT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 21/01/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video