Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI GIAO
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: 01/2008/TT-BNG

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 21/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1908/TTg-QHQT ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao ban hành văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA;
Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như sau:

Phần 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Thông tư này quy định chi tiết hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế khung, điều ước quốc tế cụ thể về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi chung là điều ước quốc tế về ODA) quy định tại khoản 14 Điều 4, các Điều 9, 20, 21, 22 và điểm a khoản 1 Điều 31 của Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

1.2. Thông tư này áp dụng đối với hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có chương trình, dự án ODA được quy định tại khoản 15 Điều 4 của Quy chế này.

2. Trách nhiệm trình Chính phủ về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế cụ thể về ODA trong trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất trình Chính phủ.

2.1. Các trường hợp cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA (gọi chung là cơ quan chủ quản) không phải là cơ quan đề xuất trình Chính phủ quy định tại Điều 21 của Quy chế

a) Trường hợp điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay, ODA không hoàn lại được ký kết với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho chương trình, dự án ODA thuộc cơ quan chủ quản không phải là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đó;

b) Trường hợp điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay được ký kết với nhà tài trợ không phải là WB, IMF và ADB cho chương trình, dự án ODA thuộc cơ quan chủ quản không phải là Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đó;

c) Trường hợp điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại được ký kết với nhà tài trợ không phải là WB, IMF và ADB cho chương trình, dự án ODA thuộc cơ quan chủ quản là cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đó;

d) Trường hợp điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại nêu tại điểm c của Mục này được ký kết kèm với điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay với cùng nhà tài trợ cho cùng một chương trình, dự án ODA thì Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đó.

2.2. Cơ quan chủ quản quy định tại Mục 2.1 của Phần này có trách nhiệm:

a) Xây dựng dự thảo điều ước quốc tế cụ thể về ODA, dịch dự thảo điều ước quốc tế đó ra tiếng Việt và gửi cơ quan đề xuất; phối hợp với cơ quan đề xuất đối chiếu văn bản, bản dịch tiếng Việt của điều ước quốc tế;

b) Cung cấp cho cơ quan đề xuất các thông tin cần thiết để cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế cụ thể về ODA;

c) Tham gia hoặc chủ trì đàm phán, tổ chức lễ ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA theo quyết định ủy quyền của Chính phủ;

d) Xây dựng kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế cụ thể về ODA gửi cơ quan đề xuất để cơ quan đề xuất trình Chính phủ phê duyệt trong trường hợp quy định tại Mục 1.1 Phần III của Thông tư này;

đ) Trường hợp cơ quan chủ quản nhận được thông báo của nhà tài trợ về việc phê chuẩn, phê duyệt, ngày hiệu lực, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế cụ thể về ODA, hoặc kết thúc chương trình, dự án ODA thuộc điều ước quốc tế thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi thông báo đó cho cơ quan đề xuất và Bộ Ngoại giao;

e) Gửi cơ quan đề xuất và Bộ Ngoại giao báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

Phần 2.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ODA

1. Xây dựng dự thảo điều ước quốc tế về ODA   

1.1. Trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA quy định tại Điều 9 hoặc Điều 22 của Quy chế, cơ quan đề xuất có trách nhiệm xây dựng dự thảo điều ước quốc tế về ODA; trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng dự thảo điều ước quốc tế về ODA và gửi cơ quan đề xuất.

1.2. Trường hợp cơ quan đề xuất trình Chính phủ thông qua dự thảo điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ để làm cơ sở đàm phán các điều ước quốc tế về ODA có nội dung tương tự

a) Dự thảo điều ước quốc tế về ODA trình Chính phủ bao gồm các nội dung chính cam kết của bên Việt Nam và nhà tài trợ, các phương án lựa chọn đối với vấn đề cụ thể (nếu có) và được xây dựng trên cơ sở mẫu dự thảo điều ước quốc tế của nhà tài trợ (nếu có), điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết trước đó;

b) Trình tự, thủ tục và hồ sơ trình Chính phủ thông qua dự thảo điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ để làm cơ sở đàm phán các điều ước quốc tế về ODA có nội dung tương tự được thực hiện theo quy định tại điểm a Mục 4.2 và Mục 4.3 của Phần này.

Cơ quan đề xuất có thể đồng thời trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA và kiến nghị Chính phủ thông qua dự thảo điều ước quốc tế về ODA đó làm cơ sở đàm phán các điều ước quốc tế về ODA có nội dung tương tự.

c) Dự thảo điều ước quốc tế về ODA đã được Chính phủ thông qua là một cơ quan cho việc xây dựng từng điều ước quốc tế về ODA có nội dung tương tự để đàm phán với nhà tài trợ.

2. Dịch, rà soát, đối chiếu văn bản, bản dịch tiếng Việt của điều ước quốc tế về ODA

2.1. Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm dịch điều ước quốc tế đó ra tiếng Việt theo quy định tại Điều 16 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sau đây gọi là Luật); trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm dịch điều ước quốc tế đó ra tiếng Việt và gửi cơ quan đề xuất.

2.2. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm rà soát, đối chiếu văn bản tiếng Việt hoặc bản dịch tiếng Việt với văn bản tiếng nước ngoài của điều ước quốc tế về ODA để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.

2.3. Ý kiến của Bộ Ngoại giao về việc rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế về ODA (quy định tại Điều 16 của Luật) được nêu trong ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao (quy định tại Điều 10 của Luật), sau khi nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan đề xuất (quy định tại Điều 12 của Luật) kèm theo dự thảo điều ước quốc tế đó bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt của điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài.

3. Ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA

3.1. Trường hợp ủy quyền đàm phán, ký từng điều ước quốc tế về ODA

a) Kiến nghị của cơ quan đề xuất về người đại diện được ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA được nêu trong Tờ trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế đó;

b) Người được Chính phủ ủy quyền đàm phán, ký từng điều ước quốc tế về ODA theo kiến nghị của cơ quan đề xuất quy định tại khoản 5 Điều 23 của Luật là:

- Lãnh đạo cấp Bộ hoặc đại diện khác của cơ quan đề xuất; hoặc

- Người đứng đầu cơ quan chủ quản (trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất); hoặc

- Người đứng đầu cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài trong trường hợp đàm phán, ký điều ước quốc tế đó tại nước ngoài; hoặc

-Lãnh đạo của Bộ, ngành khác.

3.2. Trường hợp ủy quyền đàm phán, ký các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ

a) Trường hợp cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ủy quyền cho một hoặc nhiều đại diện của cơ quan đề xuất để đàm phán, ký các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ thì trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 12, 14, 15 và từ Điều 17 đến Điều 21 của Luật;

b) Văn bản điều ước quốc tế trong hồ sơ trình Chính phủ là bản sao điều ước quốc tế về ODA với nhà tài trợ đã được ký kết trước đó, hoặc dự thảo điều ước quốc tế về ODA bao gồm các nội dung chính, các phương án lựa chọn đối với vấn đề cụ thể (nếu có) để làm cơ sở đàm phán với nhà tài trợ đó;

c) Người được Chính phủ ủy quyền đàm phán, ký các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ là một hoặc nhiều nhà Lãnh đạo cấp Bộ hoặc đại diện khác của cơ quan đề xuất.

Căn cứ quyết định của Chính phủ ủy quyền đàm phán các điều ước quốc tề về ODA với cùng nhà tài trợ, đại diện của cơ quan đề xuất chủ trì tổ chức đàm phán với nhà tài trợ về từng điều ước quốc tế về ODA.

Việc ký điều ước quốc tế về ODA được thực hiện sau khi bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm a và c của Mục 6.1 và Mục 6.2 của Phần này.

3.3. Thủ tục đối ngoại về cấp Giấy ủy quyền

a) Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục đối ngoại về cấp Giấy ủy quyền đàm phán, ký từng điều ước quốc tế về ODA hoặc Giấy ủy quyền để đàm phán, ký các điều ước điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ;

b) Thời hạn cấp Giấy ủy quyền là không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy quyền của Chính phủ, hoặc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan đề xuất cung cấp các thông tin về tên và chức vụ của người được ủy quyền, tên bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của điều ước quốc tế về ODA (trường hợp các thông tin này chưa được nêu rõ trong quyết định của Chính phủ về việc ủy quyền quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật).

3.4. Trong trường hợp có sự thay đổi về người được Chính phủ ủy quyền đàm phán, ký từng điều ước quốc tế về ODA hoặc người được Chính phủ ủy quyền một lần để đàm phán, ký các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ thì cơ quan đề xuất kịp thời trình Chính phủ quyết định theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật; Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục đối ngoại về cấp Giấy ủy quyền theo quy định tại Mục 3.3 của Phần này.

4. Trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA

4.1. Trừ trường hợp cơ quan đề xuất đã được Chính phủ ủy quyền đàm phán các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ, cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA. Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan đề xuất các thông tin cần thiết để cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

4.2. Trình tự, thủ tục trình Chính phủ

a) Trừ trường hợp quy định tại các điểm b và c của Mục này, trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14 và từ Điều 17 đến Điều 21 của Luật;

b) Trường hợp cần tiến hành gấp việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoặc do đề nghị của nhà tài trợ mà thời hạn để tiến hành đàm phán, ký điều ước quốc tế đó chỉ còn tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày thì trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế đó được thực hiện như sau:

- Cơ quan đề xuất đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung điều ước quốc tế, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị đóng góp ý kiến, dự thảo Tờ trình Chính phủ và các văn bản kèm theo quy định tại Mục 4.3 của Phần này;

- Cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung điều ước quốc tế về ODA có trách nhiệm gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất. Ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung của dự thảo điều ước quốc tế về ODA được gửi đồng thời cho cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.

Bộ Ngoại giao gửi cơ quan đề xuất ý kiến kiểm tra đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan đề xuất và ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung của dự thảo điều ước quốc tế về ODA.

Bộ Tư pháp thẩm định điều ước quốc tế về ODA theo quy định tại Điều 19 của Quy chế thẩm định điều ước quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTP ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức hữu quan, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc đàm phán, hoặc đàm phán và ký điều ước quốc tế về ODA.

c) Trường hợp đại diện cơ quan đề xuất đã được Chính phủ ủy quyền ký các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ thì sau khi kết thúc đàm phán dự thảo điều ước quốc tế về ODA, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký điều ước quốc tế về ODA theo trình tự, thủ tục quy định tại mục 6.2 của Phần này.

4.3. Hồ sơ của cơ quan đề xuất trình Chính phủ

a) Tờ trình Chính phủ về việc đàm phán, hoặc đàm phán và ký điều ước quốc tế về ODA của cơ quan đề xuất bao gồm các nội dung quy định tại Điều 14 của Luật.

Đối với điều ước quốc tế về ODA phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 43 của Luật, cơ quan đề xuất có thể kiến nghị Chính phủ cho phép ký và hoàn thành thủ tục hiệu lực (phê duyệt) điều ước quốc tế đó, đồng thời giao cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về việc hoàn thành thủ tục hiệu lực của điều ước quốc tế đó, với điều kiện cơ quan đề xuất bảo đảm văn bản điều ước quốc tế về ODA sẽ được ký không thay đổi so với dự thảo điều ước quốc tế được Chính phủ cho phép ký.

b) Các văn bản đính kèm Tờ trình Chính phủ của cơ quan đề xuất quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 15 của Luật.

Trong trường hợp trình Chính phủ về việc ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA, thì các tài liệu cần thiết quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 của Luật bao gồm quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Quy chế, thư hoặc thông báo của nhà tài trợ đề nghị ký điều ước quốc tế đó (nếu có), các tài liệu khác (nếu cần thiết).

4.4. Cơ quan đề xuất phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong trường hợp Chính phủ trình hoặc báo cáo Chủ tịch nước hoặc trình Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 12, các khoản 2 và 3 Điều 15 của Luật.

5. Đàm phán điều ước quốc tế về ODA

5.1. Căn cứ quyết định của Chính phủ ủy quyền đàm phán từng điều ước quốc tế về ODA hoặc ủy quyền đàm phán các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ, người đại diện được Chính phủ ủy quyền chủ trì đàm phán với nhà tài trợ về điều ước quốc tế về ODA.

5.2. Kết thúc đàm phán, người được Chính phủ ủy quyền đàm phán có thẩm quyền ký tắt dự thảo điều ước quốc tế về ODA, ký biên bản đàm phán với đại diện nhà tài trợ để ghi nhận kết quả đàm phán sau khi rà soát và đối chiếu văn bản dự thảo điều ước quốc tế đó.

6. Ký điều ước quốc tế về ODA

6.1. Trước khi tổ chức lễ ký điều ước quốc tế về ODA, cơ quan đề xuất có trách nhiệm hoàn thành thủ tục ký điều ước quốc tế đó theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật. Thủ tục ký điều ước quốc tế về ODA được hoàn thành khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Chính phủ đã quyết định đồng ý với dự thảo điều ước quốc tế về ODA và cho phép ký điều ước quốc tế đó;

b) Người đại diện ký điều ước quốc tế về ODA đã được Chính phủ ủy quyền.

c) Cơ quan đề xuất đã hoàn thành rà soát, đối chiếu văn bản tiếng Việt với văn bản tiếng nước ngoài của điều ước quốc tế về ODA để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.

6.2. Trong trường hợp đại diện cơ quan đề xuất được Chính phủ ủy quyền ký các điều ước quốc tế về ODA với cùng nhà tài trợ hoàn thành đàm phán dự thảo điều ước quốc tế về ODA hoặc dự thảo điều ước quốc tế về ODA đã được Chính phủ cho phép ký nhưng sau khi đàm phán có những thay đổi quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật thì cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký điều ước quốc tế đó và chỉ được ký sau khi có quyết định cho ký của Chính phủ. Trình tự, thủ tục trình Chính phủ như sau:

a) Lấy ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao nếu nội dung thay đổi phát sinh trong đàm phán có liên quan đến nội dung quy định tại các điểm b, c, và d Điều 10 của Luật, hoặc liên quan đến danh nghĩa ký, cấp ký, hiệu lực của điều ước quốc tế; văn bản lấy ý kiến của cơ quan đề xuất cần nêu rõ những nội dung thay đổi và đính kèm dự thảo điều ước quốc tế đó.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan đề xuất.

b) Lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp nếu nội dung thay đổi phát sinh trong đàm phán có thể dẫn đến sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật; việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Quy chế thẩm định điều ước quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTP ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

c) Trong trường hợp nội dung thay đổi phát sinh trong đàm phán có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan khác thì lấy ý kiến của cơ quan đó; cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan đề xuất;

d) Sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quy định tại các điểm a, b và c của Mục này, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký điều ước quốc tế đó; hồ sơ trình Chính phủ bao gồm các văn bản quy định tại Mục 4.3 của Phần này.

6.3. Căn cứ quyết định của Chính phủ cho phép ký điều ước quốc tế về ODA, cơ quan đề xuất có trách nhiệm hoàn thành in ấn văn bản điều ước quốc tế, tổ chức lễ ký kết điều ước về ODA theo quy định tại khoản 6 Điều 23, khoản 1 và khoản 2 Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Luật.

Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm tham gia hoặc chủ trì tổ chức lễ ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA theo quyết định ủy quyền của Chính phủ.

7. Trình tự, thủ tục trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA

7.1. Đối với điều ước quốc tế về ODA phải được phê chuẩn theo quy định tại Điều 31 của Luật, cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế đó để Chính phủ trình Chủ tịch nước, trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan đề xuất các thông tin cần thiết để cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

7.2. Trình tự, thủ tục trình Chính phủ

a) Trừ trường hợp quy định tại điểm b của Mục này, trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 38 của Luật;

b) Trong trường hợp cần tiến hành gấp việc trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoặc do yêu cầu của nhà tài trợ mà thời hạn hoàn thành thủ tục hiệu lực của điều ước quốc tế đó chỉ còn tối đa là ba mươi (30) ngày thì trình tự, thủ tục được thực hiện như sau:

- Cơ quan đề xuất gửi hỏa tốc hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức hữu quan về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA;

- Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất;

- Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức hữu quan, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA để Chính phủ trình Chủ tịch nước.

7.3. Hồ sơ của cơ quan đề xuất gửi lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức hữu quan về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA bao gồm:

a) Văn bản của cơ quan đề xuất đề nghị đóng góp ý kiến;

b) Dự thảo Tờ trình Chính phủ của cơ quan đề xuất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật;

c) Bản sao điều ước quốc tế về ODA (kể cả phụ lục của điều ước quốc tế), bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế đó chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài.

7.4. Hồ sơ của cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật.

7.5. Cơ quan đề xuất phối hợp với Văn phòng Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA; phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước trong trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội về việc phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA theo quy định từ Điều 33 đến Điều 39 của Luật.

8. Trình tự, thủ tục trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA

8.1. Đối với điều ước quốc tế về ODA phải được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 43 của Luật mà quyết định của Chính phủ cho phép ký điều ước quốc tế đó không bao gồm nội dung cho phép hoàn thành thủ tục hiệu lực phê duyệt điều ước quốc tế đó thì cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế đó; trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết để cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

8.2. Trình tự, thủ tục trình Chính phủ

a) Trường hợp quy định tại điểm b Mục này, trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật,

b) Trong trường hợp cần tiến hành gấp việc trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoặc do yêu cầu của nhà tài trợ mà thời hạn hoàn thành thủ tục hiệu lực của điều ước quốc tế đó chỉ tối đa là hai mươi (20) ngày thì trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA được thực hiện tương tự như quy định tại điểm b Mục 7.2 của Phần này.

8.3. Hồ sơ của cơ quan đề xuất gửi lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức hữu quan về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA bao gồm:

a) Văn bản của cơ quan đề xuất đề nghị đóng góp ý kiến;

b) Dự thảo Tờ trình Chính phủ của cơ quan đề xuất quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật;

c) Bản sao điều ước quốc tế về ODA (kể cả phụ lục của điều ước quốc tế ), bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế đó chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài.

8.4. Hồ sơ của cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA bao gồm các văn bản quy định tại Điều 46 của Luật.

9. Thông báo về việc phê chuẩn, phê duyệt, ngày hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA

9.1. Trừ trường hợp quy định tại Mục 9.2 của Phần này, Bộ Ngoại giao thông báo nhà tài trợ về việc phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA theo quy định tại Điều 41 và Điều 47 của Luật, trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước, có thẩm quyền về việc phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế về ODA và bản chính điều ước quốc tế về ODA do cơ quan đề xuất gửi.

9.2. Trong trường hợp quyết định của Chính phủ cho phép ký đồng thời cho phép hoàn thành thủ tục hiệu lực (phê duyệt) điều ước quốc tế về ODA thì Bộ Ngoại giao thông báo cho nhà tài trợ về việc hoàn thành thủ tục hiệu lực phê duyệt điều ước quốc tế đó trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đề xuất kèm theo bản chính điều ước quốc tế về ODA.

9.3. Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan, tổ chức hữu quan về ngày hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA theo quy định tại khoản 4 Điều 41 và khoản 3 Điều 47 của Luật.

9.4. Trường hợp trường hợp cơ quan đề xuất hoặc cơ quan chủ quản nhận được thông báo của nhà tài trợ về việc phê chuẩn, phê duyệt hoặc ngày hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA thì cơ quan đó có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà tài trợ.

Phần 3.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ODA

1. Trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế về ODA

1.1. Đối với kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế khung về ODA hoặc điều ước quốc tế cụ thể về ODA mà văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Quy chế thì cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế trong trường hợp kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế về ODA không được quy định trong điều ước quốc tế đó (hoặc trong phụ lục của điều ước quốc tế đó); hoặc chưa được Thủ tướng Chính phủ thông qua khi quyết định cho phép hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó.

Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế cụ thể về ODA gửi cơ quan đề xuất để cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

1.2. Trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp quy định tại Mục 1.1 của Phần này được thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Luật.

1.3. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế về ODA.

a) Đối với điều ước quốc tế khung về ODA thì kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật;

b) Đối với điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án ODA (trừ trường hợp ODA hỗ trợ ngân sách) thì kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm kế hoạch thực hiện chương trình, dự án ODA được quy định trong điều ước quốc tế đó hoặc phụ lục của điều ước quốc tế đó, các biện pháp khác nhằm thực hiện điều ước quốc tế đó (nếu có);

c) Đối với điều ước quốc tế cụ thể về ODA nhằm hỗ trợ ngân sách thì kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế là khung chính sách của chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện giải ngân hoặc điều kiện trả nợ được quy định trong điều ước quốc tế đó hoặc phụ lục của điều ước quốc tế đó.

2. Trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc giải thích, tạm đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế cụ thể về ODA

2.1. Trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế cụ thể về ODA, nếu phát sinh vấn đề liên quan đến việc giải thích, tạm đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về ODA thì chủ dự án kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản.

Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế về ODA quy định tại Điều 21 của Quy chế thì cơ quan chủ quản thông báo, phối hợp với cơ quan đề xuất để cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc giải thích, tạm đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

2.2. Căn cứ vào yêu cầu của bên Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài, cơ quan đề xuất có trách nhiệm:

a) Trình Chính phủ về việc giải thích điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục quy định từ Điều 74 đến Điều 78 của Luật;

b) Trình Chính phủ về việc tạm đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về ODA theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 94 và Điều 95 của Luật.

3. Trình tự, thủ tục trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về ODA

3.1. Trường hợp phát sinh yêu cầu thay đổi về điều ước quốc tế cụ thể về ODA quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 của Quy chế thì chủ dự án ODA kịp thời gửi báo cáo cơ quan chủ quản về yêu cầu sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế cụ thể về ODA (bao gồm cả phụ lục của điều ước quốc tế đó) hoặc gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA quy định tại Điều 21 của Quy chế thì cơ quan chủ quản thông báo, phối hợp với cơ quan đề xuất để cơ quan đề xuất trình Chính phủ.

3.2. Cơ quan đề xuất đã trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA có trách nhiệm trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế đó theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về ODA được thực hiện thông qua trao đổi thư, công hàm ngoại giao thì trình tự, thủ tục trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế đó được thực hiện theo quy định từ Điều 80 đến Điều 83 của Luật.

Việc thông báo đối ngoại và đối nội về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế đó được thực hiện theo quy định tại Mục 4 của Phần này.

b) Trường hợp cần ký điều ước quốc tế mới về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về ODA thì cơ quan đề xuất trình Chính phủ theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 4 Phần II của Thông tư này.

Căn cứ quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về ODA, cơ quan đề xuất chủ trì phối hợp với cơ quan chủ quản (trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan đề xuất) tổ chức lễ ký điều ước quốc tế mới về việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về ODA và gửi Bộ Ngoại giao văn bản điều ước quốc tế mới được ký.

4. Thông báo về việc giải thích, sửa chữa, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về ODA

4.1. Bộ Ngoại giao thông báo cho nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức hữu quan theo quy định tại các điều 79, 84 và 96 của Luật sau khi nhận được quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về ODA, trừ trường hợp quyết định đó có ủy quyền khác.

4.2. Trường hợp cơ quan đề xuất hoặc cơ quan chủ quản nhận được thông báo của nhà tài trợ về việc giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về ODA thì cơ quan đó có trách nhiệm gửi thông báo cho Bộ Ngoại giao trong thời hạn không quá năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà tài trợ.

4.3. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA chấm dứt hiệu lực hoặc kết thúc thời hạn hiệu lực theo quy định tại điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận với nhà tài trợ thì cơ quan đề xuất kịp thời thông báo cho Bộ Ngoại giao về ngày chấm dứt hiệu lực hoặc ngày kết thúc thời hạn hiệu lực và các thông tin liên quan (quy định tại Mục 4.4 của Phần này) về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế đó.

Đối với điều ước quốc tế cụ thể về ODA, cơ quan chủ quản khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo kết thúc chương trình, dự án ODA (theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 của Quy chế) thì đồng thời gửi Báo cáo đó cho Bộ Ngoại giao, kèm theo thông tin về tình trạng hiệu lực (quy định tại Mục 4.4 của Phần này) của điều ước quốc tế đó, chậm nhất là 6 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án đó.

4.4. Thông tin về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA bao gồm:

a) Ngày hiệu lực và thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA, kể cả thời hạn của chương trình, dự án ODA thuộc điều ước quốc tế đó, kèm theo bản sao thông báo có liên quan của nhà tài trợ (nếu có);

b) Ngày và nội dung sửa đổi, bổ sung đối với điều ước quốc tế về ODA (kể cả phụ lục); ngày và thời hạn gia hạn, ngày chấm dứt hiệu lực, ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó (kể cả gia hạn, kết thúc chương trình, dự án ODA thuộc điều ước quốc tế): kèm theo bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền của bên Việt Nam và thông báo có liên quan của nhà tài trợ (nếu có).

5. Cơ quan báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện điều ước quốc tế về ODA.

5.1. Cơ quan chủ quản khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo tình hình thực hiện hàng năm của chương trình, dự án ODA theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 của Quy chế thì đồng thời gửi Báo cáo đó cho Bộ Ngoại giao, đính kèm thông tin (quy định tại Mục 4.4 của Phần này) về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án đó.

5.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo hàng năm về tình hình quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA theo quy định tại khoản 9 Điều 39 của Quy chế thì đồng thời gửi Báo cáo đó cho Bộ Ngoại giao để tổng hợp đưa vào Báo cáo hàng năm về tình hình ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của Luật.

Phần 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, cơ quan đề xuất, cơ quan chủ quản, các cơ quan, tổ chức hữu quan thông báo kịp thời về Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Phạm Gia Khiêm

 

THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 01/2008/TT-BNG

Hanoi, February 4, 2008

CIRCULAR

GUIDING THE ORDER AND PROCEDURES FOR CONCLUSION AND IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS ON OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE

Pursuant to the June 14, 2005 Law on Conclusion, Accession to and Implementation of Treaties;
Pursuant to the Government s Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance (ODA );
Pursuant to the Governments Decree No. 21/2003/ND-CP of March 10, 2003. on thefunctions, tasks and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs;
In implementation of the Prime Ministers direction in Document No. 1908/TTg-QHQT of November 20, 2006, assigning the Ministry of Foreign Affairs to promulgate a legal document guiding the order and procedures for conclusion and implementation of international agreements on ODA;
The Ministry of Foreign Affairs guides the order and procedures for conclusion and implementation of international agreements on ODA as follows:

Part I

GENERAL PROVISIONS

1.- Scope of regulation and subjects of application

1.1. This Circular provides detailed guidance on the order and procedures for conclusion and implementation of framework international agreements and specific international agreements on ODA (below collectively referred to as international agreements on ODA), which are specified in Clause 14 of Article 4. Articles 9, 20, 21 and 22, and at Point a. Clause 1 of Article 31, of the Regulation on Management and Use of ODA (below referred to as the Regulation), promulgated together with the Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006.

1.2. This Circular applies to the conclusion and implementation of international agreements on ODA by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other agencies which have ODA programs or projects defined in Clause 15, Article 4 of the Regulation.

2. The Governments responsibility for conclusion and implementation of specific international agreements on ODA in case managing agencies are other than proposing agencies which submit to the Government the conclusion of the agreements

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If a specific international agreement on ODA loans or non-refundable ODA loans is concluded with the World Bank (WB), the International Monetary Fund (IMF) or the Asian Development Bank (ADB) for the ODA program or project of which the managing agency is other than the State Bank of Vietnam, the State Bank of Vietnam shall submit to the Government the conclusion and implementation of that international agreement:

b/ If a specific international agreement on ODA loans is concluded with a donor other than the WB. the IMF or the ADB for the ODA program or project of which the managing agency is other than the Finance Ministry, the Finance Ministry shall submit to the Government the conclusion and implementation of that international agreement;

c/ If a specific international agreement on non-refundable ODA is concluded with a donor other than the WB. the IMF or the ADB for an ODA program or project of which the managing agency is an agency belonging to or assisting the National Assembly, is the State Audit, a provincial/municipal Peoples Committee or the central body of a socio-political organization, a political-social-professional organization or a professional organization, the Ministry of Planning and Investment shall propose and submit to the Government the conclusion and implementation of that international agreement;

d/ If a specific international agreement on non-refundable ODA mentioned at Point c of this Section is concluded together with another one on ODA loans with the same donor, for the same ODA program or project, the Finance Ministry shall propose and submit to the Government the conclusion and implementation of that international agreement.

2 2. The managing agenc; refined in Section 2.1 of this Pan shall:

a/ Draft a specific international agreement on ODA. translate it into Vietnamese and send into the proposing agency: coordinate with the proposing agency in comparing the original text of the international agreement with its Vietnamese version;

b/ Provide the proposing agency with necessary information for submission of the negotiation, signing, ratification, approval, interpretation, amendment, supplementation, extension, suspension or termination of a specific international agreement on ODA to the Government;

c/ Join in, or assume the prime responsibility for, the negotiation and organization of the signing ceremony of a specific international agreement on ODA according to the authorization decision of the Prime Minister;

d/ Elaborate a plan for implementation of a specific international agreement on ODA to be sent to the proposing agency for submission to the Government for approval in cases defined in Section 1.1, Part III of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Send to the proposing agency and the Ministry of Foreign Affairs annual reports on the implementation of a specific international agreement on ODA.

Part II

ORDER AND PROCEDURES FOR CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS ON ODA

1. Drafting international agreements on ODA

1.1. Before submitting to the Government the negotiation and signing of an international agreement on ODA prescribed in Article 9 or 22 of the Regulation, the proposing agency shall draft that international agreement: if the managing agency is other than the proposing agency, it shall draft and send the agreement to the proposing agency.

1.2. In case the proposing agency submits to the Government for approval a draft international agreement on ODA with the same donor in order to have a basis for negotiation of international agreements on ODA with similar contents:

a/ The draft international agreement on ODA submitted to the Government includes principal contents of Vietnams and the donors commitments and options for every specific issue i if any), and has been drafted after the draft model (if any) of international agreement on ODA provided by the donor, and the earlier concluded international agreements on ODA:

b/ The order, procedures for submitting and dossiers to be submitted to the Government for approval a draft international agreement on ODA with the same donor in order to have a basis for negotiation of international agreements on ODA with similar contents comply with the provisions of Point a. Section 4.2 and Section 4.3 of this Part.

The proposing agency may simultaneously submit to the Government the negotiation and signing of the international agreement on ODA and propose the latter to approve the draft of that agreement, which serves as a basis for negotiation of international agreements on ODA with similar contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Translation, revision, comparison of the original text of an international agreement on ODA with its Vietnamese version

2.1. In case an international agreement on ODA is signed in a foreign language only, the proposing agency shall translate that agreement into Vietnamese according to Article 16 of the Law on Conclusion. Accession to and Implementation of Treaties (below referred to as the Law); if the managing agency is other than the proposing agency, it shall translate the international agreement into Vietnamese and send the translation to the proposing agency.

2.2. The proposing agency shall revise and compare the original Vietnamese text or the Vietnamese version with the foreign language version of the international agreement on ODA in order to ensure its contents accuracy and formats consistency.

2.3. Opinions of the Ministry of Foreign Affairs regarding the revision and comparison of different versions of an international agreement on ODA (prescribed in .Article 16 of the Law) are part of the Ministrys examination opinions i prescribed in Article 10 of the Law), which are given after it receives the proposing agencys written recuest (prescribed in Article 12 of the Law), enclosed vrith the draft agreement in both Vietnamese and a foreign language, or the agreements Vietnamese translation in case it is signed in a foreign language only.

3. Authorization of the negotiation and signing of international agreements on ODA

3.1. Authorization of the negotiation and signing of international agreements on ODA on a case-by-case basis

a/ The proposing agencys proposal on an authorized representative(s) to negotiate and sign an international agreement on ODA is stated in its exposition to the Government on the negotiation and signing of that international agreement;

b/ Persons authorized by the Government to negotiate and sign international agreements on ODA on a case-by-case basis at the proposal of the proposing agency defined in Clause 5, Article 23 of the Law may be:

- Ministerial-level leaders or other representatives of proposing agencies; or.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Heads of foreign-based representative missions of the Socialist Republic of Vietnam, in case international agreements are negotiated and signed in foreign countries; or,

- Leaders of other ministries or branches.

3.2. Authorization of the negotiation and signing of international agreements on ODA with the same donors

a/ If the proposing agency submits to the Government the authorization of one or several representatives of the proposing agency to negotiate and sign an international agreement on ODA with the same donor, the order and procedures therefor comply with Articles 10, 12, 14 and 15 and Anicles 17 thru 21 of the Law;

b/ The text of the international agreement on ODA in the dossier to be submitted to the Government is the duplicate of such an agreement already signed earlier with the donor and options for every specific issue (if any), which serve as a basis for negotiation with that donor;

c/ The person(s) authorized by the Government to negotiate and sign international agreements on ODA with the same donor(s) is one or some ministerial-level leader(s) or other representative(s) of the proposing agency.

d/ Based on the Governments decision on authorization of the negotiation of international agreements on ODA with the same donors, representatives of the proposing agency shall assume the prime responsibility for organizing negotiations with the donors on each international agreement on ODA.

An international agreement on ODA may be signed after it satisfies the conditions specified at Points a and c of Section 6.1, and Section 6.2 of this Part

3.3. External procedures for the grant of authorization papers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ An authorization paper is valid for five (5) working days at most from the date of receipt of the Governments authorization decision or the date of receipt of the proposing agencys written notice on the supply of information on the names and positions of the authorized persons, the Vietnamese and foreign titles of the international agreement on ODA (in case such information is not staled in the Governments authorization as stipulated in Clause 3. Article 24 of the Law).

3.4. In case of replacement of a person authorized by the Government to negotiate and sign an international agreement on ODA or to sign some international agreements on ODA with the same donor, the proposing agency shall promptly submit such replacement to the Government for decision according to Clause 4, Article 24 of the Law; the Ministry of Foreign Affairs shall complete external procedures for the grant of authorization papers according to Section 3.3 of this Part.

4. Order and procedures for submission to the Government of the negotiation and signing of international agreements on ODA

4.1. Except for cases in which it has been authorized by the Government to negotiate international agreements on ODA with the same donor, the proposing agency shall submit to the Government the negotiation and signing of international agreements on ODA. If the managing agency is other than the proposing agency, it shall provide the proposing agency with necessary information serving the submission of the negotiation and signing of a specific international agreement on ODA to the Government.

4.2. Order and procedures for submission to the Government

a/ Except for cases defined at Points b and c of this Section, the order and procedures for submission of the negotiation and signing of international asreements on ODA to the Government comply with Articles 10, 12,14 and Articles 17 thru 21 of the Law;

b/ If it is urgent to negotiate and sign an international agreement on ODA under the Prime Ministers direction or at the request of the donor while the time limit for negotiation and signing of that agreement is only forty five (.45) days, the order and procedures for the negotiation and signing of that agreement are as follows:

- The proposing agency shall simultaneously send a dossier to agencies and organizations related to the contents of the agreement for comment, to the Ministry of Foreign Affairs for examination opinions, and to the Ministry of Justice for appraisal opinions. The dossier comprises a written request for comment, the draft exposition to the Government and enclosed documents prescribed in Section 4.3 of this Part.

- Agencies and organizations related to the contents of an international agreement on ODA shall send their written comments to the proposing agency within five (5) working days after receiving the latters dossier. Those comments shall be sent concurrently to the proposing agency, the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Justice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Justice shall appraise international agreements on ODA according to Article 19 of the Regulation on appraisal of international agreements, promulgated together with the Justice Ministers Decision No. 06/2006/QD-BTP of July 24,2006.

- Right after receiving written replies from concerned agencies and organizations, the proposing agency shall submit the negotiation, or negotiation and signing of an international agreement on ODA to the Government.

c/ In case the representative of the proposing agency has been authorized by the Government to sign international agreements on ODA with the same donor, upon the end of negotiation on the draft international agreement on ODA. the proposing agency shall submit the signing of the international agreement on ODA to the Government according to the order and procedures prescribed in Section 6.2 of this Part.

4.3. The proposing agencys dossiers submitted to the Government

a/ The proposing agencys exposition to the Government on the negotiation, or negotiation and signing of an international agreement on ODA has contents prescribed in Article 14 of the Law.

With regard to international agreements on ODA which are subject to approval under Article 43 of the Law. if the proposing agency can assure that the to-be-signed agreement will be kept unchanged compared to its draft already permitted by the Government for signing, it may propose the Government to allow the signing and completion of procedures for the validity (approval) of that agreement and, at the same time, to assign the proposing agency to coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in carrying out external procedures for completion of validity procedures for that international agreement.

b/ Documents enclosed with the proposing agencys exposition to the Government are specified at Points b,c and d, Clause 1, Article 15 of the Law.

In case of submission of the signing of a specific iniernaiional agreement on ODA to the Government, necessary documents defined at Point d, Clause 1, Article 15 of the Law include the competent agencys decision approving the ODA program or project documents according to the Regulation, the donors letter or notice (if any) requesting the signing of that agreement, and other documents (if necessary).

4.4. The proposing agency shall coordinate with the Government Office in case the Government submits or reports to the State President or submits to the National Assembh Standing Committee according to Points b. c and d, Clause 4 of Article 12, Clauses 2 and 3 of Article 15 of the Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1. Based on the Governments decision on authorization of the negotiation of one or more than one international agreement on ODA with the same donor, the Governments authorized representative shall assume the prime responsibility for negotiation with the donor on the agreement or agreements.

5.2. Upon the end of negotiation, after revising and comparing with the draft of the international agreement on ODA, the Governments authorized person is competent to initial the draft international agreement and sign the negotiation minutes with the donors representative in order to recognize the negotiation results.

6. Signing of international agreements on ODA

6.1. Before organizing a signing ceremony for an international agreement on ODA. the proposing agene;. shall complete the signing procedures according to Clause 1, Article 27 of the Law. Procedures for signing an international agreement on ODA are completed when the following conditions are satisfied:

a/ The Government has decided to agree to the draft of that international agreement and al low its signing;

b/ The representative to sign the agreement has been authorized by the Government;

c/ The proposing agency has completely revised and compared the Vietnamese and foreign-language versions of the agreement so as to ensure its contents accuracy and formats consistency.

6.2. In case the proposing agencys representative authorized by the Government to sign international agreements on ODA with the same donor has completed negotiations on the draft of an agreement or the draft has been permitted by the Government to be signed but after negotiation there arise changes mentioned in Clause 3, Article 27 of the Law. the proposing agency shall submit the signing of the agreement to the Government and may sign it only after obtaining permission from the Government. The order and procedures for submission to the Government is as follows:

a/ Consulting the Ministry of Foreign Affairs for examination opinions if changes arising during negotiation are related to the contents specified at Points b, c and d, Article 10 of the Law or to the name or level under which the international agreement is signed, or to the agreements validity; the proposing agencys written request for opinions should state the changed contents and be attached with the draft of that international agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Consulting the Ministry of Justice for appraisal opinions if changes arising during negotiation may lead to amendment or supplementation or promulgation of legal documents: the appraisal must comply with Article 20 of the Regulation on appraisal of international agreements, promulgated together with the Justice Ministers Decision No. 06/2006/QD-BTPofJuly 24, 2006.

c/ If changes arising during negotiation are related to the domains under the state management by another agency, that agency must be consulted and shall give its written opinions to the proposing agency within five (5) working days after receiving a written consultation request from the proposing agency,

d/ After receiving written opinions of the agencies defined at Points a, b and c of this Section, the proposing agency shall submit the signing of the international agreement on ODA to the Government. The dossier to be submitted to the Government comprises documents specified in Section 4.3 of this Pan.

6.3. Based on the Governments decision permitting the signing of an international agreement on ODA. the proposing agency shall print out that agreement and organize its signing according to Clause 6 of Article 23, Clauses 1 and 2 of Article 27, Articles 28 and 29 of the Law.

If the managing agency is other than the proposing agency, it shall join in or assume the prime responsibility for organizing the signing ceremony for the specific international agreement on ODA under the Governments authorization decision.

7. Order and procedures for submission of international agreements on ODA for ratification

7.1. With regard to an international agreement on ODA which are subject to ratification under Article 31 of the Law, the proposing agency shall submit the ratification of that international agreement to the Government for further submission to the State President; if the managing agency is other than the proposing agency, it shall provide the proposing agency with necessary information for the latter to submit to the Government the ratification of the specific international agreement on ODA.

7.2. Order and procedures for submission to the Government

a/ Except for cases defined at Point b of this Section, the order and procedures for submission of the ratification of an international agreement on ODA to the Government comply with the provisions of Clauses 1,2 and 3, Article 38 of the Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The proposing agency shall by express mail send written consultation requests to the Ministry of Foreign Affairs and concerned agencies and organizations regarding the ratification of that international agreement:

- The consulted agencies and organizations shall reply in writing the proposing agency within five (5) working days after receiving the dossier:

- After receiving written repi:es from concerned agenctes and organizations, the proposing agency shall submit the ratification to the Government for submission to the State President.

7.3. The proposing agencys dossier sent to the Ministry of Foreign Affairs and concerned agencies and organizations regarding the ratification of an international agreement on ODA comprises:

a/ A written request for opinions;

b/ The draft exposition to the Government prescribed at Point a, Clause 1, Article 40 of the Law;

c/ A copy of the agreement (including its appendices), the Vietnamese translation in case the agreement is to be signed in a foreign language only.

7.4. The proposing agencys dossier submitted to the Government regarding ratification of an international agreement on ODA comprises the documents specified in Clause 1, Article 40 of the Law.

7.5. The proposing agency shall coordinate with the Government Office for the Government to submit an international agreement on ODA to the State President for ratification: and coordinate with the State Presidents Office in case the State President submits to the National Assembly for ratification an international agreement on ODA under Articles 33 thru 39 of the Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8.1. With regard to an international agreement on ODA which is subject to approval by the Government under Article 43 of the Law while the Governments decision permitting the signing of that agreement does not cover permission for completion of validity procedures for the approval of that agreement, the proposing agency .shall submit the agreement to the Government for approval: if the managing agency is other than the proposing agency, it shall provide the proposing agency with necessary information for submission of a specific international agreement on ODA to the Government for approval.

8.2. Order and procedures for submission to the Government

a/ Except for cases defined at Point b of this Section, the order and procedures for submission of an international agreement on ODA to the Government for approval comply with Article 45 of the Law;

b/ If it is urgent to submit to the Government for approval an international agreement on ODA under the Prime Ministers direction or at the donors request while the time limit for completion of validity procedures for that agreement is only twenty (20) days at most, the order and procedures for submission of the agreement to the Government for approval are similar to those specified at Point b. Section 7.2 of this Part.

8.3. The proposing agencys consultation dossier sent to the Ministry of Foreign Affairs and concerned agencies and organizations for opinions regarding the approval of an international agreement on ODA comprises:

a/ A written request for opinions:

b/ The draft exposition to the Government prescribed in Clause 1, Article 46 of the Law:

c/ A copy of the agreement (including its appendices), the Vietnamese translation in case the agreement is to be signed in a foreign language only.

8.4. The proposing agencys dossier of an international agreement on ODA submitted to the Government for approval comprises the documents specified in Article 46 of the Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9.1. Except for cases defined in Section 9.2 of this Part, within five (5) working days after receiving a competent state agencys written notice of the ratification or approval of an international agreement on ODA and the original text of the agreement from the proposing agency, the Ministrv of Foreism Affairs shall notifv the donor of the ratification or approval of that agreement according to Articles 41 and 47 of the Law.

9.2. In case the Governments decision simultaneously permits the signing of an international agreement on ODA and the completion of validity procedures (approval) of that agreement, within five (5) working days after receiving the proposing agencys written request, enclosed with the original text of the international agreement, the Ministry of Foreign Affairs shall notify the donor of the completion of validity procedures for that agreement.

9.3. The Ministry of Foreign Affairs shall notify concerned agencies and organizations of the effective date of an international agreement on ODA according to Clause 4, Article 41 and Clause 3. Article 47 of the Law.

9.4. Within five (5) working days after receiving the donors notice of the ratification, approval or effective date of an international agreement on ODA. the proposing agency or the managing agency shall notifv it to the Ministry of Foreian Affairs.

Part III

ORDER AND PROCEDURES FOR IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS ON ODA

1. Order and procedures for submission of plans for implementation of international agreements on ODA to the Prime Minister for approval

1.1. With regards to plans for implementation of framework international agreements on ODA or specific international agreements on ODA of which ODA program or project documents fall under the Prime Ministers approving competence prescribed in Clause 1, Article 19 of the Regulation, if these plans are not specified in the international agreements (or in their appendices) or have not been approved by the Prime Minister upon deciding to permit the signing of or approving those international agreements, proposing agencies shall submit them to the Prime Minister for decision.

If managing agencies are other than proposing agencies, they shall draft plans for implementation of specific international agreements on ODA and send those plans to proposing agenciesfor further submission to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. Plans for implementation of international agreements on ODA

a/ With regard to a framework international agreement on ODA. its implementation plan covers principal contents prescribed in Clause 2, Article 71 of the Law;

b/ With regard to a specific international agreement on ODA for an ODA program or project (except for ODA for budget support), its implementation plan includes a plan for implementation of the ODA program or project defined in the international agreement or its appendices and other measures (if any) for implementing the agreement;

c/ With regard to a specific international agreement on ODA for budget support, its implementation plan is the policy framework of the program already approved by a competent authority, capital disbursement or debt pa\ ment conditions set in the agreement or its appendices.

2. Order and procedures for submission of the interpretation, suspension or termination of specific international agreements on ODA to the Government

2.1. In the course of implementing a specific international agreement on ODA, if there arise issues related to the interpretation, suspension or termination of the agreement, the project owner shall promptly report such to the managing agency.

If the managing agency is other than the proposing agency which submits to the Government the conclusion of the international agreement on ODA according to Article 21 of the Regulation, the managing agency shall notify and coordinate with the proposing agency in submitting to the Government the interpretation, suspension or termination of a specific international agreement on ODA.

2.2. Based on the requirements of the Vietnamese party or the foreign party, the proposing agency shall;

a/ Submit to the Government the interpretation of international agreements according to the order and procedures specified in Articles 74 thru 78 of the Law:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Order and procedures for amendment, supplementation and extension of specific international agreements on ODA

3.1. If there arises a need for modification of a specific international agreement on ODA prescribed at Point a, Clause 1 of the Regulation, the ODA project owner shall promptly send a report to die managing agency, requesting amendment or supplementation of the agreement (including its appendices) or extension of that agreement.

If the managing agency is other than the proposing agency which submits to the Government the signing of a specific international agreement on ODA prescribed in Article 21 of the Regulation, the managing agency shall notify and coordinate with the proposing agency in submitting the signing to the Government.

3.2. The proposing agency which has submitted to the Government the signing of a specific international agreement on ODA shall submit to the Government the amendment, supplementation or extension of that agreement according to the following order and procedures:

a/ If the amendment, supplementation or extension of a specific international agreement on ODA is effected through the exchange of diplomatic letters or notes, the order and procedures for submission of the amendment, supplementation or extension of that agreement to the Government comply with the provisions of Articles 80 thru 83 of the Law.

The external or internal notification of the amendment, supplementation or extension of that agreement complies with the provisions of Section 4 of this Part;

b/ When it is necessary to sign a new international agreement on amendment, supplementation or extension of a specific international agreement on ODA. the proposing agency shall submit it to the Government according to the order and procedures specified in Section 4. Part II of this Circular.

Based on a competent state agencys written decision on amendment, supplementation or extension of a specific international agreement on ODA. the proposing agency shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the managing agency (in case the managing agency is other than the proposing agency) in. organizing the signing ceremony for a new agreement on the amendment, supplementation or extension of that agreement and send to the Ministry of Foreign Affairs the newly signed agreement.

4. Notification of interpretation, amendment, supplementation, extension, suspension or termination of international agreements on ODA

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. Within five (5) working days after receiving the donors notice of interpretation, amendment, supplementation, extension, suspension or termination of an international agreement on ODA, the proposing agency or managing agency shall notify it to the Ministr Foreign Affairs.

4.3. In case an international agreement on ODA ceases to be effective or its validity duration expires according to its own provisions or as agreed upon with the donor, the proposing agency shall promptly notify the Ministry of Foreign Affairs of the date when the agreement ceases to be effective or the final day of its validity duration as well as relevant information (prescribed in Section 4.4 of this Part) on the effectiveness of that agreement.

With regard to a specific international agreement on ODA. the managing agency shall, within 6 months after the completion of ODA programs or projects concerned, when sending to the Ministry of Planning and Investment a report on completion of the program or project (according to Point d, Clause 1, Article 36 of the Regulation), concurrently send the report to the Ministry of Foreign Affairs, enclosed with information on the validity (defined in Section 4.4 of this Part) of that agreement.

4.4. Information on the validity of an international agreement on ODA includes:

a/ Its effective date and validity duration, including the duration of ODA programs or projects under the agreement, enclosed with copies of the donors related notices (if any);

b/ The date and contents of amendment or supplementation of the agreement (including its appendices): the date and time limit of extension, the date when the agreement ceases to be effective, the date of expiration of the validity duration of the agreement (including extension, completion of ODA programs or projects under the agreement), enclosed with copies of decisions of competent Vietnamese agencies and the donors related notices (if any).

5. Responsibility for annual reporting on the implemeniaiion of international agreements on ODA

5.1. Managing agencies shall, when sending to the Ministry of Planning and Investment annual reports on implementation of ODA programs or projects under Point c, Clause 1. Article 36 of the Regulation, concurrently send those reports to the Ministry of Foreign Affairs, enclosed with information (defined in Section 4.4 of this Part) on the validity of specific international agreements on ODA for those ODA programs or projects.

5.2. The Ministry of Planning and investment shall, when submitting to the Prime Minister annual reports on the management and implementation of ODA programs or projects under Clause 9, Article 39 of the Regulation, concurrently send those reports to the Ministry of Foreign Affairs for integration into annual reports on the situation of conclusion, accession to and implementation of treaties in accordance with the Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect fifteen (15) day s after its publication in CONG BAO.

2. In the course of implementation of this Circular, any arising problems should be notified by proposing agencies, managing agencies, concerned agencies and organizations to the Ministry of Foreign Affairs for coordinated settlement.

 

MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS




Pham Gia Khiem

 

;

Thông tư 01/2008/TT-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu: 01/2008/TT-BNG
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 04/02/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 01/2008/TT-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Ngoại giao ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…