BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2034/TB-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2012
|
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ XUÂN THU TẠI CUỘC
HỌP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CHUỖI SẢN XUẤT KINH
DOANH NÔNG SẢN CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT
Ngày 20/4/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Nguyễn Thị Xuân Thu đã chủ trì cuộc họp về công tác chất lượng, an toàn thực phẩm
trong chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản có nguồn gốc thực vật. Tham dự cuộc họp
có đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các Cục: Trồng trọt; BVTV; Chế biến Thương
mại Nông lâm thủy sản và nghề muối; Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Sau khi nghe báo cáo của Cục Quản
lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc
họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã kết luận:
Trong chuỗi sản xuất kinh doanh
nông sản có nguồn gốc thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân
công cụ thể việc kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản cho các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành theo quy định
tại Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010. Trong thời gian qua, về cơ
bản các đơn vị đã có sự phối hợp công tác tương đối tốt để hoàn thành các nhiệm
vụ được giao. Nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, yêu cầu các
đơn vị tập trung các nội dung thực hiện trong quý II như sau:
1. Về Kế hoạch phối
hợp: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì xây dựng Kế hoạch
phối hợp giữa Cục Trồng trọt, BVTV, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy
sản, Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối để triển khai các
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản
có nguồn gốc thực vật năm 2012 theo kết luận của Bộ trưởng tại hội nghị Ngành
triển khai kế hoạch năm 2012. Kế hoạch cần nêu cụ thể nội dung, đơn vị chủ trì/
phối hợp, thời gian tổ chức thực hiện, sản phẩm đầu ra và nguồn kinh phí.
2. Về các văn bản
quy định, quy chuẩn kỹ thuật: Các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi
các văn bản phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao thực hiện
(Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT, Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư
13/2011/TT-BNNPTNT…), lưu ý bổ sung các quy định đối với nhóm sản phẩm còn thiếu,
ưu tiên nhóm sản phẩm trồng trọt (rau, quả và chè).
3. Về triển khai
Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT: Đề nghị Cục trồng trọt và Cục BVTV tập trung xây dựng
các mẫu biểu kiểm tra cơ sở SXKD còn thiếu; tổ chức thực hiện kiểm tra cơ sở
SXKD phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; Cơ sở SXKD rau, quả, chè, cà phê; cơ sở
SXKD giống cây trồng.
4. Về công tác
thanh tra chuyên ngành: Đề nghị Thanh tra Bộ sớm có văn bản hướng dẫn triển
khai công tác thanh tra chuyên ngành theo Nghị định của Chính phủ số
07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 qui định về cơ quan được giao chức năng thanh tra
chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Triển khai hoạt động thanh
tra chuyên ngành, thực hiện truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm (phân bón giả,
thuốc BVTV, rau chè bẩn…).
5. Về Chương trình
MTQG VSATTP: Các Cục chuyên ngành cần phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng
NLS&TS trong việc xây dựng văn kiện dự án, bảo vệ nội dung của Dự án với
Ban Quản lý Chương trình MTQG ATTP. Các Cục phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý
các dự án nông nghiệp để đẩy mạnh việc xây dựng mô hình kiểm soát theo chuỗi, gắn
với truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật như rau, quả,
chè.
6. Về Chương trình
giám sát quốc gia: Thực hiện giám sát cảnh báo nguy cơ. Thiết lập và thực hiện
1 số mô hình giám sát theo chuỗi (chọn chuỗi sản phẩm có nguy cơ cao nhất). Do
kinh phí Chương trình MTQG ATVSTP cấp chậm, các đơn vị cần chủ động đề xuất
kinh phí từ nguồn phí, lệ phí của đơn vị, từ các nguồn dự án để triển khai
chương trình giám sát ATTP trong lúc chờ kinh phí được cấp từ chương trình MTQG
ATVSTP.
7. Kiểm soát hàng
hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại Thông tư
13/2011/TT-BNNPTNT: Để kịp thời thông báo cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu đề
nghị phối hợp truy xuất lô hàng nhập khẩu không bảo đảm an toàn thực phẩm và có
biện pháp khắc phục phù hợp từ cơ sở sản xuất kinh doanh lô hàng vi phạm; đồng
thời làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm
và cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước xuất khẩu, định kỳ hàng quý (hoặc khi có
lô hàng nhập khẩu bị phát hiện vi phạm), Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm
cung cấp thông tin cho Cục Quản lý CL NLS&TS về kết quả kiểm tra các lô
hàng xuất khẩu vào Việt Nam bị phát hiện vi phạm về ATTP.
8. Về chứng nhận
VietGAP: Cục Trồng trọt tăng cường việc chỉ định tổ chức chứng nhận và giám sát
chặt chẽ việc triển khai của các tổ chức chứng nhận VietGAP để người sản xuất
và người tiêu dùng tin cậy vào sản phẩm đã được chứng nhận VietGAP. Nghiên cứu
đề xuất quy định về vấn đề thu phí chứng nhận của các tổ chức được chỉ định chứng
nhận.
9. Về thông tin
tuyên truyền: Đề nghị các Cục phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản
và Thủy sản sử dụng trang Website của Dự án Cida để cập nhật thông tin tuyên
truyền về ATTP. Cử cán bộ đầu mối để phối hợp về công tác truyền thông về ATTP.
10. Về công tác
công bố/cung cấp thông tin khi có sự cố về an toàn thực phẩm: để tránh các thiệt
hại không đáng có cho người sản xuất kinh doanh và tâm lý lo ngại, hoang mang
cho người tiêu dùng do công tác công bố/cung cấp thông tin khi có sự cố về an
toàn thực phẩm hoặc khi phát hiện các trường hợp vi phạm về chất lượng, an toàn
thực phẩm trong quá trình kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý địa phương, Cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và
PTNT các tỉnh, thành phố để hướng dẫn về công tác công bố/cung cấp thông tin
trong các trường hợp nêu trên và thông báo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản
và Thủy sản là đầu mối của Bộ Nông nghiệp và PTNT cung cấp thông tin về VSATTP.
11. Về đào tạo, tập
huấn cho cơ quan kiểm tra: Các Cục chuyên ngành lập kế hoạch và tổ chức đào tạo
tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và nghiệp vụ kiểm tra điều kiện đảm bảo
ATTP cho cơ quan địa phương.
12. Về xúc tiến
thương mại: Khi thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đề nghị Cục Chế biến
TM NLTS&NM cần có thông tin cho các Cục chuyên ngành và các cơ sở SXKD liên
quan các thông tin về thị trường, yêu cầu sản phẩm xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất
trong nước, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
13. Để đảm bảo hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất
kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật, kịp thời chỉ đạo xử lý các vấn đề
phát sinh có liên quan, định kỳ hàng quý Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu sẽ chủ
trì họp với Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chế biến, Thương mại Nông
lâm Thủy sản và Nghề muối, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và
các đơn vị có liên quan. Các đơn vị cử Lãnh đạo và chuyên viên tham dự các cuộc
họp, và chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo kết luận của cuộc
họp quý trước, kế hoạch triển khai công tác của quý tiếp theo để trình bày tại
cuộc họp.
Văn phòng Bộ xin thông báo để các
cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c);
- Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (để b/c);
- Các Cục: Trồng trọt; QLCL NLTS, BVTV, CBTMNLTSNM;
- Lưu VT, TH.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Minh Nhạn
|