Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 952/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 09 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU DỨA PHỤC VỤ CHẾ BIẾN, THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp Quảng Trị đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 648/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phân bổ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới năm 2017;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 59/T.Tr-SNN ngày 30 tháng 3 năm 2017 và đề nghị của Sở Tài chính tại văn bản số 1131/STC-TCDN ngày 08 tháng 5 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ chế biến, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Đề án phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ chế biến, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.

3. Mục tiêu:

- Nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất trồng trọt trên cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, lao động, nguồn vốn, khoa học công nghệ… và sản phẩm đầu ra nhằm cải tạo vùng cát ven biển, tận dụng tối đa quỹ đất vùng gò đồi và miền núi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân;

- Tăng cường tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuyên truyền về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo mối gắn kết giữa người sản xuất với Doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Dứa;

Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tạo nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân;

- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với liên kết 04 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Dứa quả giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, làm cơ sở thực hiện việc mở rộng vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thêm thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Nội dung đề án:

4.1. Đối tượng tham gia: Các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi là các tổ chức, cá nhân) tham gia hoặc hợp tác đầu tư phát triển sản xuất; tiêu thụ sản phẩm; tổ chức sơ chế, chế biến; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ liên quan đến cây Dứa.

4.2. Diện tích thực hiện: Kế hoạch diện tích chuyển đổi trồng Dứa giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn toàn tỉnh là 1.099,01 ha. Trong đó:

+ Năm 2017 tập trung xây dựng các mô hình điểm về sản xuất và tiêu thụ Dứa theo mô hình tập trung với quy mô toàn tỉnh: 99,01 ha (chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).

+ Từ năm 2018 - 2020, đánh giá hiệu quả, mở rộng diện tích trồng Dứa ra các địa phương khác với diện tích trồng mới mỗi năm từ 200 - 300 ha, diện tích trồng xen từ 300 - 500 ha. Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích trồng Dứa trên địa bàn tỉnh đạt tối thiểu 1.000 ha để ký kết xây dựng Nhà máy chế biến sản phẩm Dứa.

4.3. Cơ chế hỗ trợ và kinh phí thực hiện:

4.3.1. Cơ chế hỗ trợ: Năm 2017:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng chi phí xây dựng mô hình (tập trung hỗ trợ 30% giá giống, chi phí mua chế phẩm xử lý ra hoa, chi phí mua bạt nilon để phủ luống); hỗ trợ 100% kinh phí kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện đề án và hội nghị rút kinh nghiệm;

- Nhân dân đóng góp tối thiểu 70% (trong đó Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho ứng trước giống, phân bón)

Từ năm 2018 - 2020:

Chính sách hỗ trợ: Thực hiện theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 cho đến khi tổng diện tích trồng Dứa trên địa bàn đạt 1.000 ha, đủ để xây dựng nhà máy chế biến Dứa nguyên liệu.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ tại Quyết định này không áp dụng đối với các Doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.

4.3.2. Kinh phí thực hiện:

* Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 79.509.822.000 đồng (Bảy mươi chín tỷ, năm trăm linh chín triệu, tám trăm hai mươi hai nghìn đồng).

Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 5.427.200.000 đồng;

- Doanh nghiệp cho nông dân ứng trước giống, phân bón, vật tư: 28.240.470.000 đồng;

- Nhân dân vay vốn ngân hàng và góp công lao động: 45.842.152.000 đồng. (chi tiết Phụ lục II, IIIIV đính kèm).

* Nguồn kinh phí:

- Nguồn hỗ trợ của Trung ương;

- Nguồn Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Nguồn hỗ trợ tạm ứng giống và phân bón của Doanh nghiệp;

- Nguồn đóng góp của nhân dân.

5. Tổ chức thực hiện:

5.1. UBND các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông:

- Làm đầu mối chủ trì thực hiện Đề án trên địa bàn huyện;

- Chỉ đạo các địa phương (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, cá nhân) trồng Dứa trên địa bàn:

+ Ký hợp đồng về sản xuất, tiêu thụ Dứa với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Ninh Bình;

+ Chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật...) phối hợp với các địa phương để xác định vùng trồng Dứa, xây dựng kế hoạch tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch Dứa, nhận giống Dứa, vật tư phân bón từ Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Ninh Bình; theo dõi chỉ đạo để giúp nông dân tổ chức sản xuất tốt, đạt hiệu quả cao;

+ Tăng cường công tác tuyên truyền về hiệu quả của công tác chuyển đổi trồng cây Dứa đến các cấp chính quyền ở địa phương cũng như đến người sản xuất. Vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân;

- Xây dựng kế hoạch và kinh phí trồng Dứa hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh Quyết định;

- Báo cáo UBND tỉnh và các Sở liên quan về tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch.

5.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi trồng cây Dứa, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc ngành (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Chi cục Phát triển nông thôn...); phối kết hợp lên kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án; tổng hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Dứa cho người sản xuất; xây dựng các mô hình trình diễn, kiểm tra tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ có hiệu quả; tổ chức các hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm về sản xuất, tiêu thụ Dứa;

- Theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch; kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế; báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch;

- Kết nối với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất và chế biến và tiêu thụ sản phẩm Dứa trên địa bàn.

5.3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu kịp thời các chính sách và bố trí nguồn tài chính theo chính sách hàng năm của UBND tỉnh. Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và hiệu quả vốn ngân sách đã đầu tư. Đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư sử dụng nguồn ngân sách đầu tư đúng quy định của Nhà nước.

5.4. Sở Kế hoạch và đầu tư:

- Chủ trì rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dứa;

- Phối hợp với các ngành, các cấp để hướng dẫn lập, thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến vùng nguyên liệu dứa. Cân đối bố trí nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương khác để thực hiện đề án trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

5.5. Sở Công thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình khuyến công hàng năm, tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

5.6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành triển khai công tác đào tạo nghề nông thôn, tổ chức các lớp tập huấn cho người dân trồng Dứa trên địa bàn.

5.7. Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao:

- Hàng năm, phối hợp với UBND các huyện, các xã trong vùng nguyên liệu xây dựng kế hoạch trồng mới, xử lý ra hoa, trên cơ sở đó để tổ chức vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt việc trồng dứa theo kế hoạch, có hiệu quả;

- Tạm ứng vật tư, phân bón tổ chức sản xuất và cung ứng giống, hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật,… Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo quy định. Xây dựng giá mua dứa hợp lý cho từng thời điểm và đảm bảo bằng hoặc cao hơn giá của các nhà máy khác trong vùng.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Chính

 

PHỤ LỤC I

DIỆN TÍCH THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRỒNG DỨA CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Số TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

1

Vĩnh Linh

16,3

2

Đakrông

5,0

3

Cam Lộ

67,71

4

Hướng Hóa

10,0

Tổng cộng

99,01

 

PHỤ LỤC II

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị: đồng

Số TT

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Nguồn kinh phí

Nhà nước

Doanh nghiệp

Nhân dân

1

Năm 2017

8.882.622.000

2.000.000.000

5.740.470.000

1.142.152.000

2

Từ năm 2018 - 2020

70.627.200.000

3.427.200.000

22.500.000.000

44.700.000.000

TỔNG

79.509.822.000

5.427.200.000

28.240.470.000

45.842.152.000

 

PHỤ LỤC III

KHÁI TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI TRỒNG DỨA NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Số TT

Đơn vị

Hình thức hỗ trợ

Tổng

Phân bổ các nguồn hỗ trợ (triệu đồng)

NS tỉnh

Doanh nghiệp cho ứng trước

ND đóng góp

Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng)

8.882.622.000,0

2.000.000.000,0

5.740.470.000,0

1.142.152.000,0

Tổng diện tích hỗ trợ năm 2017

99,01

 

 

 

1

Vĩnh Linh

Diện tích (ha)

16,3

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình

1.587.600.000,0

329.260.000,0

1.026.000.000,0

232.340.000,0

2

Đakrông

Diện tích (ha)

5,0

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình

441.000.000,0

101.000.000,0

285.000.000,0

55.000.000,0

3

Hướng Hóa

Diện tích (ha)

10,0

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình

882.000.000,0

202.000.000,0

570.000.000,0

110.000.000,0

4

Cam Lộ

Diện tích (ha)

67,71

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình

5.972.022.000,0

1.367.740.000,0

3.859.470.000,0

744.812.000,0

 

PHỤ LỤC IV

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Số TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Kinh phí

Nguồn phân bổ

Tổng kinh phí tổ chức thực hiện Phương án giai đoạn 2018 - 2020

Nhà nước

Doanh nghiệp

Nhân dân

70.627.200.000

3.427.200.000

22.500.000.000

44.700.000.000

1. Kinh phí giống, vật tư, phân bón (1.000 ha)

67.200.000.000

 

 

 

1

Hom giống

Hom

50.000.000

450

22.500.000.000

 

 

22.500.000.000

2

Phân bón

Kg

2.500.000

9.000

22.500.000.000

 

22.500.000.000

 

3

Thuốc BVTV

Ha

1.000

1.000.000

1.000.000.000

 

 

1.000.000.000

4

Bạt phủ nilon

Ha

1.000

10.000.000

10.000.000.000

 

 

10.000.000.000

5

Đất đèn

Kg

60.000

20.000

1.200.000.000

 

 

1.200.000.000

6

Chi phí làm đất

Ha

1.000

10.000.000

10.000.000.000

 

 

10.000.000.000

2. Kinh phí hỗ trợ bù lãi suất vốn vay theo Quyết định số 21

3.427.200.000

3.427.200.000

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ chế biến, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020

Số hiệu: 952/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
Người ký: Nguyễn Đức Chính
Ngày ban hành: 09/05/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ chế biến, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…