Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 923/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đon 2014-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lãnh đạo Bộ;
- Lưu VT, Vụ KH (120)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. QUAN ĐIỂM

1. Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 và kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển ngành 5 năm (2016 - 2020) đã được Đại hội XII, Quốc hội, Chính phủ thông qua; phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn và chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020.

2. Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói nghèo và lạc hậu; Nâng cao chất lượng cảnh quan và môi trường.

3. Việc thực hiện kế hoạch hành động phải dựa trên cơ sở lồng ghép và tận dụng mọi nguồn lực, phát huy nội lực của các tổ chức, cá nhân, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực tăng trưởng xanh.

II. MỤC TIÊU

- Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh; phát triển nn nông nghiệp xanh gắn với đảm bảo các vấn đề xã hội và môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hướng đến nền kinh tế carbon thấp, giảm phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, góp phần thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Theo đó, đến năm 2020 giảm phát thải 20% khí nhà kính (KNK) ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn so với mức phát thải của năm 2010.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Căn cứ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch hành động bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý đgiảm phát thải khí nhà kính.

- ng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, kháng sâu bệnh đgiảm phát thải khí nhà kính.

- Áp dụng quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước trong sản xuất lúa và các cây trồng khác. Khuyến khích thực hiện các mô hình trồng rau an toàn, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV. Sử dụng giống, phân hóa học, thức ăn gia súc hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.

- ng dụng phân ủ hữu cơ (compost) trong canh tác lúa và các loại cây trồng khác.

- Phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh BĐKH, các mô hình thích ứng BĐKH dựa trên hệ sinh thái đđảm bo tăng trưởng bn vững và giảm phát thải khí nhà kính.

2. Tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp.

- Htrợ đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu, thí điểm và phổ biến công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, than sinh học (biochar), phân bón hữu cơ nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và giảm phát thải ô nhim; xử lý và tái sử dụng bùn thải trong nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích tái chế phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp.

3. Nghiên cứu, ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Nghiên cứu và phát triển các loại thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học (pre và probiotic, enzyme,...) kháng sinh từ thực vật để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm phát thải khí nhà kính từ đường tiêu hóa, giảm bài tiết nitơ, phốt pho trong phân và nước tiểu, tăng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, nâng cao năng suất gia súc gia cầm, rút ngắn thời gian nuôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phm.

- Xây dựng các mô hình ứng dụng thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong ứng dụng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

- Hoàn thiện và ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về thức ăn chăn nuôi.

- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi.

4. Trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững

- Đy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, trồng lại rừng, trồng cây phân tán; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng kinh tế; nâng độ che phủ rừng lên trên 42% vào năm 2020; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng, đảm bảo cung cấp gỗ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Thực hiện có hiu quả các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới như: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và Nghị định 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiu số giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 ca Chính phủ; Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo v, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

- Tiếp tục, thực hiện các dự án về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), quản lý rừng bền vững, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phn kinh tế - xã hội trong bảo tồn, phát triển bền vững rừng và các hệ sinh thái tự nhiên.

- Xây dựng các dự án về nâng cao giá trị rừng, quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

5. Đi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản

- Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền khai thác (giảm nghề lưới kéo từ 18% xung 15%, giảm số lượng tàu cá nhỏ ven bờ) để tiết kiệm nhiên liệu. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể, thợp tàu, tổ đội, áp dụng mô hình đng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Cải tiến công nghệ đèn chiếu sáng trong đánh bắt để nâng cao sản lượng và tiết kiệm năng lượng.

- Áp dụng các phương thức, quy trình nuôi thủy sản tiên tiến để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thức ăn, nguồn nước tự nhiên, năng lượng và giảm phát thải ra môi trường.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để giảm ô nhiễm trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

6. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và giảm ô nhiễm trong các làng nghề và hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình đổi mới công nghệ, trang thiết bị đnâng cao hiệu sut sử dụng năng lượng trong sản xuất ở các làng nghvà các cơ sở ngành nghề ở nông thôn.

- Thực hiện việc phòng chống ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động ở các làng nghề và các cơ sở ngành nghề ở nông thôn.

- Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có đủ kết cu hạ tầng bảo đảm hạn chế khả năng gây ô nhiễm.

7. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp, thủy sản từ quan điểm phát triển bền vững.

- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành, các phân ngành nhằm bảo đảm phát triển ngành bền vững, bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả.

- Lồng ghép các hành động tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển các lĩnh vực ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

8. Cải thiện và phát triển hạ tầng thủy lợi theo hướng bền vững.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống đê điều và các công trình phòng chống thiên tai khác để đảm bảo an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng.

- Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi với thiết bị vận hành hiện đại đảm bảo điều tiết, cung cấp và bảo vệ tốt nguồn nước.

- Nâng cao hiệu suất các trạm bơm; triệt để tận dụng khả năng sử dụng các hệ thống thủy lợi tự chảy để tiết kiệm năng lượng bơm nước.

9. Xây dựng nông thôn mới với lối sống hài hòa với môi trường thiên nhiên.

- Thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp, văn minh mới theo hướng bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường bền vững. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích nhân rộng các mô hình nhà ở, làng sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của từng dân tộc, địa phương.

- Hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất ở nông thôn theo chu trình khép kín, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ thực hiện và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở nông thôn, đảm bảo các tiêu chun về môi trường, phân loại và tái chế rác thải thành năng lượng, phân bón, vật liệu xây dựng.

- Cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn để giảm phát thải và nâng cao chất lượng sống cho dân cư nông thôn. Khuyến khích và hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn sử dụng rng rãi các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo.

10. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường truyền thông cho các hoạt động tăng trưởng xanh.

- Thiết lập hệ thống giám sát đánh giá trực tuyến để thu thập dữ liệu, công khai kết quả thực hiện kế hoạch hành động, chia sẻ những mô hình thành công và truyền thông để lan tỏa.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng nền nông nghiệp “thông minh”, xanh và bền vững.

- Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh đến các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội đại diện cho các nhóm cộng đồng trong xã hội.

IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Nguồn vốn để thực hiện các nội dung kế hoạch hành động:

- Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đi khí hậu và tăng trưởng xanh; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế Nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.

- Nguồn sự nghiệp: khoa học công nghệ; môi trường; kinh tế.

- Nguồn vốn viện trợ quốc tế (ODA).

- Nguồn lực của các doanh nghiệp, cộng đồng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

V. GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

Thiết lập hệ thống giám sát đánh giá (GSĐG) để: theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch hành động; xác định được nguồn kinh phí đã đầu tư và nhu cầu đầu tư; đánh giá hiệu quả đầu tư. Hệ thống sẽ được tích hợp với các hệ thống GSĐG khác của Bộ có nhiều nội dung trùng lặp như: chương trình nghị sự 2030 vì sự phát trin bền vững, GSĐG đầu tư công.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ chức năng, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại phụ lục của Kế hoạch hành động. Lồng ghép các nội dung của kế hoạch này với các chương trình, dự án đang thực hiện để có thể thực hiện ngay. Đối với các nhiệm vụ mới, sau khi xác định được nguồn lực cần chủ động xây dựng các dự án, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Các đơn vị định kỳ 6 tháng, cả năm báo cáo tiến độ, kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý, gửi về Vụ Kế hoạch đ tng hợp, trình Bộ để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ.

2. Vụ Kế hoạch (Văn phòng phát triển bền vng ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn) là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch hành động; Rà soát, tổng hợp các nguồn lực để cân đối bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch hành động; Tổ chức thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và PTNT; Tng hợp báo cáo theo quy định, trình Bộ đgửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ.

3. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp, lồng ghép các hoạt động có liên quan tới Kế hoạch hành động hành động ứng phó với biến đi khí hậu ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020.

4. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tìm kiếm và xúc tiến các cơ hội hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, nâng cao năng lực, góp phần thực hiện thành công các nội dung của Kế hoạch hành động.

5. Vụ Tài chính: cân đối kinh phí từ nguồn chi thường xuyên để bố trí cho các nhiệm vụ liên quan đến tăng trưởng xanh cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, quyết toán theo quy định hiện hành./.

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH ngày 24 tháng 3 năm 201 7 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

STT

Tên hoạt động

Nội dung hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý để giảm phát thải khí nhà kính (hoạt động số 20 của KHHĐQG)

1.1 ng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, kháng sâu bệnh để giảm phát thải khí nhà kính.

1.2 ng dụng phân ủ hữu cơ (compost) trong canh tác lúa và các loại cây trồng khác.

Cục Trồng trọt

Cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Viện Môi trường nông nghiệp, Sở NN và PTNT các địa phương

2017-2020

1.3 Áp dụng quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước trong sản xuất lúa và các cây trồng khác.

Tổng cục Thủy lợi

Cục Trồng trọt, Sở NN và PTNT các địa phương

2017-2020

1.4 Khuyến khích thực hiện các mô hình trồng rau an toàn, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV.

Cục BVTV

Cục Trồng trọt, Sở NN và PTNT các địa phương

2017-2020

1.5 Sử dụng giống, phân hóa học, thức ăn gia súc hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.

Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi theo chức năng

Cục BVTV, Sở NN và PTNT các địa phương

2017-2020

1.6 Phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh BĐKH, các mô hình thích ứng BĐKH dựa trên hệ sinh thái để đảm bảo tăng trưởng bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Tng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi theo chức năng

Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Sở NN và PTNT các địa phương

2017-2020

2

Tái sử dụng, tái chế phụ phm, phế thải nông nghiệp (hoạt động số 21 của KHHĐQG)

2.1 Hỗ trợ đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu, thí điểm và phổ biến công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phm, phế phm nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, than sinh học (biochar), phân bón hữu cơ nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị sn xuất và giảm phát thải ô nhiễm; xử lý và tái sử dụng bùn thải trong nuôi trồng thủy sản

Tổng cục Lâm nghip, Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi theo chức năng

Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Viện khoa học Nông nghiệp VN, Viện Chăn nuôi, Viện chính sách chiến lược, Sở NN và PTNT các địa phương

2017-2020

2.2 Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích tái chế phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp

Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi theo chức năng

 

2017-2018

3

Nghiên cứu, ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế (hoạt động số 22 của KHHĐQG)

3.1 Nghiên cứu và phát triển các loại thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học (pre và probiotic, enzyme,...) kháng sinh từ thực vật để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm phát thải khí nhà kính từ đường tiêu hóa, giảm bài tiết nitơ, phốt pho trong phân và nước tiểu, tăng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, nâng cao năng suất gia súc gia cm, rút ngắn thời gian nuôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2 Xây dựng các mô hình ứng dụng thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.3 Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong ứng dụng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

Vụ Khoa học công nghệ & Môi trường

Viện Chăn nuôi Việt Nam, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm khuyến nông quốc gia

2017-2020

3.4 Hoàn thiện và ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về thức ăn chăn nuôi

Vụ Khoa học công nghệ & Môi trường

 

2017-2018

3.5 Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi.

Cục Chăn nuôi

 

2017-2018

4

Trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững (hoạt động số 23 của KHHĐQG)

4.1 Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rng, trồng lại rừng, trồng cây phân tán; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng kinh tế; nâng độ che phủ rừng lên trên 42% vào năm 2020; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng, đảm bảo cung cấp gỗ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

4.2 Thực hiện có hiệu quả các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng.

4.3 Tiếp tục, thực hiện các dự án về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), quản lý rừng bền vững, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.4 Xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội trong bảo tồn, phát triển bền vững rừng và các hệ sinh thái tự nhiên.

4.5 Xây dựng các dự án về nâng cao giá trị rừng, quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tng cục Lâm nghiệp

Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban qun lý các dự án Lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Viện điều tra Quy hoạch rừng, trường ĐHLN, các Sở NN và PTNT địa phương.

2017-2020

5

Đổi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sn (hoạt động số 24 của KHHĐQG)

5.1 Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền khai thác (gim nghề lưới kéo từ 18% xuống 15%, giảm slượng tàu cá nhven bờ) để tiết kiệm nhiên liệu. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập th, thợp tàu, tđội, áp dụng mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Cải tiến công nghệ đèn chiếu sáng trong đánh bắt để nâng cao sản lượng và tiết kiệm năng lượng.

5.2 Áp dụng các phương thức, quy trình nuôi thủy sản tiên tiến để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thức ăn, nguồn nước tự nhiên, năng lượng và giảm phát thải ra môi trường.

5.3 Áp dụng các biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để giảm ô nhiễm trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Tổng cục Thủy sản

Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, các Viện nghiên cứu nuôi trồng thy sản, các Sở NN và PTNT địa phương.

2017-2020

 

6

Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và giảm ô nhiễm trong các làng nghề và hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn (hoạt động số 25 ca KHHĐQG)

6.1 Htrợ các doanh nghiệp và hộ gia đình đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất ở các làng nghề và các cơ sở ngành nghề ở nông thôn.

6.2 Thực hiện việc phòng chống ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động ở các làng nghề và các cơ sở ngành nghề ở nông thôn.

6.3 Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có đủ kết cu hạ tầng bảo đảm hạn chế khả năng gây ô nhiễm

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản

Cục Kinh tế hợp tác, Văn phòng điều phối CTNTM, Viện chính sách và chiến lược, Hiệp hội làng nghề.

Các Sở NN và PTNT và đơn vị có liên quan.

2017-2020

7

Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp, thủy sản từ quan điểm phát triển bền vững. (hoạt động số 31 của KHHĐQG)

7.1 Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thphát triển ngành, các lĩnh vực nhằm bảo đảm phát triển ngành bền vững, bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhim và quản lý chất thải một cách có hiệu qu.

Vụ Kế hoạch

Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, các Viện Quy hoạch thuộc Bộ, Viện chính sách chiến lược

2017-2020

7.2 Lng ghép các hành động tăng trưng xanh vào kế hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển các lĩnh vực ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

Vụ Kế hoạch

Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan

2017-2020

8

Cải thiện và phát triển hạ tầng thủy lợi theo hướng bền vững (hoạt động số 50 của KHHĐQG)

8.1 Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống đê điều và các công trình phòng chống thiên tai khác đđảm bảo an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng.

8.2 Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi với thiết bị vận hành hiện đại đảm bảo điều tiết, cung cấp và bảo vệ tốt nguồn nước.

8.3 Nâng cao hiệu suất các trạm bơm; triệt đtận dụng khả năng sử dụng các hệ thống thủy lợi tự chảy để tiết kiệm năng lượng bơm nước.

Tổng cục Thủy lợi

Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban quản lý TW các dự án thy lợi.

2017-2020

9

Xây dựng nông thôn mới với lối sống hài hòa với môi trường thiên nhiên (hoạt động số 63 của KHHĐQG)

9.1 Thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp, văn minh mới theo hướng bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường bền vững. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí s17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

9.2 Khuyến khích nhân rộng các mô hình nhà ở, làng sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa của từng dân tộc, địa phương.

9.3 Hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất ở nông thôn theo chu trình khép kín, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhim môi trường.

9.4 Hỗ trợ thực hiện và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở nông thôn, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, phân loại và tái chế rác thải thành năng lượng, phân bón, vật liệu xây dựng.

9.5 Cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn đgiảm phát thải và nâng cao chất lượng sống cho dân cư nông thôn. Khuyến khích và hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo.

Văn phòng Điều phi Chương trình MTQG Nông thôn mới

Các Sở NN và PTNT, các đơn vị, tổ chức thực hiện nội dung có liên quan

2017-2020

10

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường truyền thông cho các hoạt động tăng trưởng xanh.

10.1 Thiết lập hệ thống giám sát đánh giá trực tuyến để thu thập dữ liệu, công khai kết quả thực hiện kế hoạch hành động, chia sẻ những mô hình thành công và truyền thông để lan tỏa

Vụ Kế hoạch

Các Tổng cục, Cục, Vụ tham gia kế hoạch hành động

Các đơn vị, dự án thực hiện các nội dung liên quan tới tăng trưởng xanh

2017-2018

10.2 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng nền nông nghiệp “thông minh”, xanh và bền vững.

Trung tâm Tin học và Thống kê Bộ NN&PTNT

Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính; các đơn vị, tổ chức thực hiện nội dung có liên quan

2017-2020

10.3 Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh đến các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội đại diện cho các nhóm cộng đồng trong xã hội.

Các đơn vị tham gia kế hoạch hành động tổ chức truyền thông theo lĩnh vực quản lý

 

2017-2020

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 923/QĐ-BNN-KH năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 923/QĐ-BNN-KH
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 24/03/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 923/QĐ-BNN-KH năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…