BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2003/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH “QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn
cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 08 tháng 8 năm 2002 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân
công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc
bảo vệ thực vật;
Căn cứ Quyết định sô 135/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành ngày 01/10/1999 về việc ban hành Quy chế lập, xét duyệt và
ban hành Tiêu chuẩn ngành;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Tiêu chuẩn ngành:
10 TCN 224 – 2003 “Quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 224 – 2003
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT
HIỆN SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Surveillance method of plant pests (Soát xét lần 1)
Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng, phục vụ cho công tác phát hiện, dự báo và phòng trừ sinh vật hại đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, an toàn cho người, động vật, sinh vật có ích và môi trường.
2.1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
2.2. Đối tượng áp dụng:
- Áp dụng điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng trên phạm vi cả nước;
- Áp dụng trong công tác điều tra phát hiện các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính, chủ yếu trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng chính ở từng địa phương. Đối với những cây trồng mới phải điều tra theo dõi thành phần sinh vật hại, sinh vật có ích; sau đó xác định các loại sinh vật hại chính, chủ yếu và sinh vật có ích chính;
- Những cây trồng có ý nghĩa kinh tế, giá trị hàng hóa và những loại cây trồng có triển vọng phát triển ở địa phương bao gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây có ích khác và các yếu tố có liên quan (giống, thời vụ, thời tiết, địa hình, giai đoạn sinh trưởng cây trồng);
- Theo dõi sinh vật hại và sinh vật có ích chính có khả năng khống chế sinh vật hại.
Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Sinh vật hại là những sinh vật hoạt động làm giảm số lượng, khối lượng hoặc chất lượng cây trồng, nông sản.
3.2. Sinh vật hại chính là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương.
3.3. Sinh vật hại chủ yếu là những sinh vật hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
3.4. Yếu tố điều tra chính là các yếu tố đại diện bao gồm giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
3.5. Khu vực điều tra là khu đồng, ruộng, vườn đại diện cho các yếu tố điều tra được chọn cố định để điều tra ngay từ đầu vụ.
3.5. Mẫu điều tra là số lượng lá, thân, quả, củ, rễ của cây trồng trên đơn vị điểm điều tra.
3.7. Điểm điều tra là điểm được bố trí ngẫn nhiên nằm trong khu vực điều tra.
3.8 Mật độ sinh vật hại là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.
3.9. Tỷ lệ bệnh là số lượng cá thể bị bệnh tính theo phần trăm (%) so với tổng số các cá thể điều tra trong quần thể.
3.10. Chỉ số bệnh là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị bệnh của cây trồng được biểu thị bằng phần trăm (%).
3.11. Sinh vật có ích (sinh vật có ích hoặc thiên địch) là kẻ thù tự nhiên của các loài sinh vật hại.
3.12. Điều tra định kỳ là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật trong khoảng thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến sinh vật hại cây trồng.
3.13. Điều tra bổ sung là mở rộng tuyến điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trồng và sinh vật hại đặc thù của các vùng sinh thái, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của sinh vật hại chủ yếu trên các cây trồng chính ở địa phương đó.
3.14. Tuyến điều tra được xác định theo một lịch trình đã định sẵn ở khu vực điều tra nhằm thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của địa phương.
3.15. Diện tích nhiễm sinh vật hại là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại từ 50% trở lên theo mức quy định của Cục Bảo vệ thực vật về mật độ sâu, tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích.
3.16. Hình chiếu tán lá là hình chiếu của tán lá cây chiếu (vuông góc) xuống mặt đất.
3.17. Cành điều tra là đoạn cành có chiều dài 20 – 50cm (tùy theo mỗi loại cây) tính từ mặt tán lá, dùng để điều tra sinh vật hại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp.
3.18. Đợt điều tra là khi phần chồi non của cây có xuất hiện các loại sinh vật hại (nhện lông nhung, bọ trĩ, rệp).
3.19. Cây trồng mới là những loại cây trồng mới được trồng ở địa phương và có triển vọng phát triển thành cây trồng chính.
4. Quy định phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại
4.1. Yêu cầu kỹ thuật
4.1.1. Điều tra
- Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
- Dự báo những loại sinh vật hại thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.
4.1.2. Nhận định tình hình: Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của sinh vật hại chính trong thời gian tới.
4.1.3. Thống kê diện tích: Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.
4.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
4.2.1. Dụng cụ điều tra ngoài đồng:
- Vợt, khay, khung, hố điều tra (Phụ lục VIII);
- Thước dây, thước gỗ điều tra, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nilon các cỡ, túi xách tay điều tra;
- Ống tuýp, hộp petri và hóa chất cần thiết;
- Bẫy đèn; bẫy bả.
4.2.2. Thiết bị trong phòng:
- Kính lúp, kính hiển vi, lam, la men;
- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi trong phòng;
- Máy tính và các chương trình phần mềm có liên quan;
- Máy khuấy, máy lắc, máy rây.
4.2.3. Trang bị bảo hộ lao động:
- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.
4.3. Phương pháp điều tra
4.3.1. Thời gian điều tra
4.3.1.1. Điều tra định kỳ: Điều tra 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần.
4.3.1.2. Điều tra bổ sung: Tiến hành trước và trong cao điểm xuất hiện sinh vật hại.
4.3.2. Yếu tố điều tra: Mỗi loại cây trồng chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng cây trồng,
4.3.3. Khu vực điều tra
4.3.3.1. Đối với lúa:
- Từ 20 – 40 ha đối với vùng trọng điểm.
- Từ 2 – 5 ha đối với vùng không trọng điểm.
4.3.3.2. Đối với rau màu, cây thực phẩm: Từ 2 – 5 ha.
4.3.3.3. Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Từ 5 – 10 ha.
4.3.4. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m (đối với lúa, cây rau màu) và 1 hàng cây (đối với cây ăn quả, cây công nghiệp).
4.3.5. Số mẫu điều tra của một điểm
4.3.5.1. Cây lúa
- Sâu hại
+ Trên mạ và lúa sạ: 1 khung/điểm.
+ Trên lúa cấy: 10 khóm/điểm.
Các loại sâu trích hút (nhện, bị trĩ, bọ phấn…) 5 dảnh/điểm.
- Bệnh hại
+ Bệnh trên thân: 10 dảnh ngẫu nhiên/điểm.
+ Bệnh trên lá: điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên/điểm.
4.3.5.2. Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (rau họ hoa thập tự, cà chua, đậu đỗ, lạc vừng, đậu tương)
- Sâu hại
+ Cây trồng ngoài đồng: 1m2/điểm (với cây có mật độ <50 cây/m2);
1 khung/điểm (với cây có mật độ > 50 cây/m2).
+ Cây trồng có mật độ cao, vườn ươm: 1 khung/điểm.
(Các loại trích hút như bọ phấn, bọ trĩ, nhện thì tính 10 cây hoặc 10 lá/điểm tùy theo vị trí gây hại của mỗi đối tượng).
- Bệnh hại
+ Bệnh toàn thân: 10 thân ngẫu nhiên/điểm.
+ Bệnh trên lá: 10 lá ngẫu nhiên/điểm.
+ Bệnh trên củ, quả: điều tra 10 củ, quả ngẫu nhiên/điểm.
+ Bệnh trên rễ: 10 cây/điểm.
4.3.5.3. Cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả
- Sâu hại
+ Sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 2 cành (lá, hoa, quả)/cây/điểm.
+ Sâu hại thân: 10 cây/điểm.
+ Sâu hại vườn ươm: 1 khung/điểm.
- Bệnh hại
+ Bệnh hại thân: 10 cây/điểm.
+ Bệnh hại cành: 4 hướng x mỗi hướng 2 cành/1 cây/điểm.
- Sâu bệnh hại rễ: 1 hố (khu vực hình chiếu tán lá)/điểm.
4.3.6. Cách điều tra
4.3.6.1. Ngoài đồng
- Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây, trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu về phòng phân tích.
- Dùng vợt điều tra các loại sinh vật hại và sinh vật có ích hoạt động bay nhảy ở tầng lá trên của cây trồng.
- Dùng khay để điều tra các loại sinh vật hại và sinh vật có ích phân bố ở tầng lá dưới của cây trồng.
- Dùng khung để điều tra sinh vật hại và sinh vật có ích xuất hiện trên mặt nước, mặt đất trên ruộng mạ, lúa sạ, mặt tán lá, tán chè, các loại cây trồng dầy và vườn ươm.
- Thu mẫu để theo dõi ký sinh.
+ Pha trứng
- Trứng đơn: 50 quả;
- Ổ trứng: 30 ổ.
+ Pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể.
4.3.6.2. Trong phòng: theo dõi, phân tích những mẫu sâu hại đã thu được trong quá trình điều tra và xác định mật độ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ ký sinh.
4.3.6.3. Sử dụng bẫy
- Bẫy đèn (đối với lúa): các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt bẫy đèn liên tục trong vụ lúa. Địa điểm bẫy đèn phải đặt ở khu vực trồng lúa. Thời gian đốt đèn từ 19 giờ - 22 giờ.
- Bẫy khác: tùy theo đối tượng sinh vật hại mà các địa phương sử dụng các loại bẫy thích hợp.
4.3.7. Các chỉ tiêu cần theo dõi
- Cây trồng và các yếu tố có liên quan (thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của các loại cây trồng);
- Mật độ sâu (con/m2), tỷ lệ hại (%);
- Tỷ lệ các pha phát dục của sâu hại (%);
- Tỷ lệ, chỉ số bệnh (%);
- Mật độ bắt mồi ăn thịt (con/m2), tỷ lệ ký sinh (%);
- Diện tích nhiễm sinh vật hại (ha);
- Số lượng trưởng thành vào bẫy đèn, bẫy bả (con/đêm).
4.4. Thu thập, xử lý số liệu và quy định thông báo kết quả)
4.4.1. Sổ theo dõi
- Sổ theo dõi sinh vật hại và sinh vật có ích vào bẫy;
- Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật hại, sinh vật có ích định kỳ, bổ sung của từng cây trồng;
- Sổ theo dõi diễn biến diện tích nhiễm sinh vật hại thường kỳ, hàng vụ, hàng năm;
- Sổ theo dõi khí tượng.
4.4.2. Xử lý số liệu
4.4.2.1. Đơn vị tính
- Mật độ sinh vật hại và sinh vật có ích: tùy theo từng loại cây trồng, từng đối tượng mà tính theo các đơn vị con/m2, con/cành (lá, hoa, quả).
- Phát dục của sâu: tỷ lệ của từng giai đoạn (pha) phát dục (%).
- Tỷ lệ các bộ phận bị hại của cây (cành, cây, lá, búp, quả) (%).
- Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh (%).
- Tỷ lệ ký sinh (trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành) (%).
Một số loại bệnh hại trên lá, trên thân, trên bông đều phân cấp thống nhất theo Phụ lục III.
- Căn cứ để tính diện tích nhiễm sinh vật hại (nhẹ, trung bình, nặng)
- Cơ cấu giống cây trồng.
+ Số liệu điều tra của từng yếu tố có liên quan.
+ Mức mật độ sâu, tỷ lệ bệnh quy định để thống kê diện tích cụ thể như sau (Phụ lục I).
- Diện tích nhiễm nhẹ: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 50 đến 100% mức quy định.
- Diện tích nhiễm trung bình: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ trên 100 đến 200% mức quy định.
- Diện tích bị nhiễm nặng: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh trên 200% mức quy định.
- Diện tích mất trắng: (dùng để thống kê cuối các đợt dịch, cuối các vụ sản xuất).
Là tổng số diện tích cộng dồn do sinh vật hại làm giảm trên 70% năng suất.
- Diện tích đã xử lý (thuốc hóa học và các biện pháp khác).
4.4.2.2. Công thức tính – Phụ lục II.
- Mật độ sinh vật hại (con/m2, con/cành, con/hố…); tỷ lệ phát dục (%) ở từng giai đoạn phát dục.
- Tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%).
Lưu ý cách phân cấp theo Phụ lục III.
Cách tích mật độ sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt), tỷ lệ ký sinh cũng tương tự như sinh vật hại.
4.4.3. Thông báo kết quả điều tra
4.4.3.1. Nội dung thông báo sinh vật hại 7 ngày/lần phải đầy đủ theo phụ lục IV.
4.4.3.2. Thời gian gửi thông báo
+ Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Điều tra tình hình sinh vật hại trên địa bàn huyện và gửi thông báo 7 ngày một lần (theo mẫu Phụ lục IV, mẫu này chỉ dùng cho Trạm Bảo vệ thực vật huyện) vào các ngày thứ 5 hàng tuần cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.
+ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Kiểm tra và tổng hợp tình hình sinh vật hại ở các huyện trong tỉnh và gửi thông báo tình hình sinh vật hại 7 ngày 1 lần (theo mẫu Phụ lục V, mẫu này chỉ dùng cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng) vào các ngày thứ 2 hàng tuần cho Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Cục Bảo vệ thực vật bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.
+ Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng
Kiểm tra và tổng hợp tình hình sinh vật hại ở các tỉnh trong vùng và gửi thông báo tình hình sinh vật hại 7 ngày/1 lần (theo mẫu Phụ lục V, mẫu này chỉ dùng cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng) vào các ngày thứ 5 hàng tuần cho Cục Bảo vệ thực vật bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.
4.4.3.3. Thông báo, điện báo đột xuất
Khi sinh vật hại có khả năng phát sinh, phát triển nhanh, trên diện rộng, có nhiều nguy cơ đe dọa sản xuất thì cơ quan Bảo vệ thực vật ở địa bàn đó (Trạm Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng) có trách nhiệm ra các thông báo, điện báo đột xuất và gửi:
+ Cơ quan quản lý trực tiếp;
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.
4.5. Báo cáo khác
Các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh có trách nhiệm ra các loại thông báo sau:
4.5.1. Thông báo tháng (theo mẫu Phụ lục V)
- Thời gian tính từ ngày 15/tháng trước đến ngày 15/tháng sau.
- Gửi cho các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.
4.5.2. Báo cáo tổng kết vụ (theo mẫu Phụ lục VI).
- Vụ đông xuân: gửi cho Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.
- Vụ hè thu và mùa: gửi cho Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và Cục bảo vệ thực vật trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
- Vụ đông (rau, ngô, đậu tương, khoai tây… chỉ áp dụng cho các tỉnh phía Bắc).
4.5.3. Dự báo vụ (theo mẫu Phụ lục VII): gửi Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và Cục Bảo vệ thực vật trước các vụ sản xuất 20 ngày./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ SÂU, TỶ LỆ BỆNH ĐỂ THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NHIỄM SINH VẬT HẠI
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
||
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
Mạ, lúa sạ |
Lúa cấy |
||
1 |
Cuốn lá nhỏ |
Cnaphalocrocis medinalis Guenee |
- Đẻ nhánh - Đòng trổ |
50 con/m2 20 con/m2 |
50 con/m2 20 con/m2 |
2 |
Đục thân |
Schoenobius (Tryporyza) incertellus Walker |
- Đẻ nhánh - Đòng trổ |
0,5 ổ/m2, 10% dảnh héo 0,5 ổ trứng, 5% bông bạc |
0,5 ổ/m2, 10% dảnh héo 0,5 ổ trứng, 5% bông bạc |
3 |
Rầy nâu, rầy lưng trắng |
Nilaparvata lugens Stal |
- Đẻ nhánh – đòng - Đòng – trỗ chín |
2.000 con/m2 3.000 con/m2 |
2.000 con/m2 3.000 con/m2 |
4 |
Bọ xít dài |
Leptocorisa acuta Thunberg |
- Đòng trỗ chín |
6 con/m2 |
6 con/m2 |
5 |
Sâu cắn gié |
Mythimna saparata Walker |
- Trỗ - chín |
5 con/m2 |
5 con/m2 |
6 |
Sâu keo |
Spodoptera mauritia Boisduval |
- Mạ đẻ nhánh |
20 con/m2 |
20 con/m2 |
7 |
Sâu phao |
Nymphula fluctuosalis Zeller |
- Đẻ nhánh |
20 con/m2 |
20 con/m2 |
8 |
Bọ trĩ |
Halothrips aculeatus Fabricius |
- Mạ đẻ nhánh - Đòng |
30% dảnh; 5.000 con/m2 |
30% dảnh; 5.000 con/m2 |
9 |
Sâu gai |
Dicladispa armigera |
- Đẻ nhánh – đòng |
20 TT/m2, 200 sâu non |
20 TT/m2, 200 sâu non |
10 |
Sâu năn |
Orseolia oryzae Wood – Mason |
- Mạ đẻ nhánh |
10% cọng hành |
10% cọng hành |
11 |
Ruồi |
Chlorops oryzae Matsumura |
- Đẻ nhánh – đòng |
10% dảnh |
10% dảnh |
12 |
Bọ xít đen |
Scotinophora lurida Burmeister |
- Đẻ nhánh - đòng |
20 con/m2 |
20 con/m2 |
13 |
Ve sầu bọt |
Poophilus costalis Walker |
- Đứng cái – đòng |
6 con/m2 |
6 con/m2 |
14 |
Bệnh khô vằn |
Rhizotonia solani Kuhn |
- Đẻ nhánh – đòng trỗ |
20% dảnh |
20% dảnh |
15 |
Bệnh đạo ôn |
Pyricularia oryzae Cavara |
- Đẻ nhánh dòng - Trỗ chín |
10% lá 5% cổ bông |
10% lá 5% cổ bông |
16 |
Bệnh bạc lá |
Xanthomonas oryzae pv oryzae (Dowson) Dye. |
- Đòng trỗ chín |
20% lá |
20% lá |
17 |
Đốm sọc vi khuẩn |
Xanthomonas oryzae pv oryzae (Fang et all.) Dye. |
- Đòng – trỗ |
20% lá |
20% lá |
18 |
Bệnh nghẹt rễ |
Bệnh sinh lý |
- Đẻ nhánh |
20% khóm |
20% khóm |
19 |
Đen lép hạt |
Pseudomonas glumae Kurita.et Tabei |
- Trỗ - chín |
20% hạt |
20% hạt |
20 |
Tuyến trùng |
- Aphelenchoides besseyi Christie (lá) - Tylenchorhynchus.sp. (thân) - Meloidogyne sp. (rễ) |
- Đẻ nhánh – đứng cái |
10% lá, dảnh |
10% lá, dảnh |
21 |
Bệnh thối thân |
Pseudomonas fuscovaginae Miyalima |
- Đẻ nhánh - Đứng cái |
10% dảnh |
10% dảnh |
22 |
Chuột |
Rattus |
- Đẻ nhánh - Đòng trỗ |
10% dảnh 5% đòng |
10% dảnh 5% đòng |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Sâu xám |
Agrotis ypsilon Hufnagel |
- Cây con |
2 con/m2; 10% cây hại |
2 |
Sâu đục thân, bắp |
Ostrinia furnacalis Guenee |
- Loa kèn - Trỗ cờ phun râu |
20% cây 20% bắp, cây |
3 |
Sâu cắn lá ngô |
Mythimna loreyi Duponchel |
- Loa kèn |
5 con/m2 |
4 |
Rệp |
Aphismaydis Fitch |
- Các giai đoạn sinh trưởng |
30% cây |
5 |
Bọ xít xanh |
Nezara viridula Linnaeus |
- Các giai đoạn sinh trưởng |
20 con/m2 |
6 |
Sâu gai |
Dactylispa sp. |
- Loa kèn - Trỗ cờ phun râu |
10 con/m2 trưởng thành; 100 sâu non 20 con/m2 trưởng thành 200 sâu non |
7 |
Bệnh rỉ sắt |
Fuccinia maydis |
- Loa kèn – chín |
30% lá |
8 |
Bệnh đốm lá lớn |
Helminthosporium turcicicumpass |
- Loa kèn – chín |
30% lá |
9 |
Bệnh đốm lá nhỏ |
Helminthosporium maydis Nishi.et Miyake |
- Loa kèn – chín |
30% lá |
10 |
Bệnh khô vằn |
Rhizoctonia solani Kuin |
- Loa kèn – trỗ cờ |
20% cây |
11 |
Bệnh bạch tạng |
* |
- Cây con |
10% cây |
12 |
Bệnh huyết dụ |
Sinh lý |
- Các giai đoạn tăng trưởng |
20% cây |
13 |
Bệnh phấn đen |
Ustilago maydis (DC) Corda. |
- Trỗ cờ - phun râu |
5% bắp |
14 |
Bệnh héo vi khuẩn |
Pseudomonas sp. |
- Loa kèn – trỗ cờ |
10% cây |
15 |
Chuột |
Rattus |
- Cây con – trỗ cờ phun râu |
10% cây; 5% bắp |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Bọ xít nâu (vải) |
Tessaratoma papillosa Drury |
Các giai đoạn sinh trưởng |
2 con/cành |
2 |
Sâu đục gân lá |
Acrocercops sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% lá |
3 |
Nhện lông nhung |
Eriophyes litchii Keifer |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành lá, hoa |
4 |
Rệp |
Aspidiotus sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành |
5 |
Sâu đục quả |
Conopomorpha sinensis Bradley |
Quả |
10% quả |
6 |
Ruồi đục quả |
Bactrocera dorsalis H |
Quả |
10% quả |
7 |
Sâu đo củi |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
5 con/cành |
8 |
Sâu cuốn lá |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
5 con/cành |
9 |
Sâu tiện vỏ |
Arbela dea Swinhoe |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
10 |
Xén tóc |
Agriona germari Hope |
Hoa, quả non |
5 con/cành |
11 |
Bệnh sương mai |
Phytophthora sp. |
Hoa, quả non |
25% cành hoa lá, quả |
12 |
Bệnh thán thư |
Gloeosporium sp. |
Cành lá, hoa, quả |
25% cành hoa lá, quả |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Sâu vẽ bùa |
Phyllocnistis Citrella |
Ra lộc |
20% lá |
2 |
Sâu đục thân |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
3 |
Sâu đục cành |
Nadezhdiella cantori |
Cành lá |
25% cành |
4 |
Rầy chổng cánh |
A phis gossypii Glower |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 trưởng thành/cành non; 20% cành lá |
5 |
Rệp muội |
Aphis gosspii Glower |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành, lá |
6 |
Rệp sáp |
Aonidiella aurantii Maskell |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành, lá |
7 |
Nhện đỏ |
Panonychus citri Mc. Gregor |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% lá, quả |
8 |
Nhện trắng |
Polyphagotarsomemus latus (Banks) |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% lá, quả |
9 |
Ruồi đục quả |
Bactrocera dorsalis H. |
Quả |
5% quả |
10 |
Bọ xít xanh |
Nezara viridula linnaeus |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành lá, quả |
11 |
Sâu nhớt |
Clitea metallica Chen |
Các giai đoạn sinh trưởng |
A con/cành non |
12 |
Sâu non bướm phượng |
Papilio protenor Crammer |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành non |
13 |
Sâu róm |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành non |
14 |
Sâu loa kèn |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành non |
15 |
Bọ ăn lá |
Anlacophora frontalis Baly |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành non |
16 |
Sâu cuốn lá |
Cacoeciamicaccana Walker |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành non |
17 |
Câu cấu xanh nhỏ |
Platymycterus sieversi Reitter |
Các giai đoạn sinh trưởng |
4 con/cành non (2 cặp) |
18 |
Bướm chích hút quả |
Eudocima Salminia L. |
Quả lớn |
5% quả |
19 |
Bệnh chảy gôm |
Phytophthora sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
5% cây, 25% cành, quả |
20 |
Bệnh sẹo |
Elsinoe fawcetti Bit. et Jenk |
Lá, quả, chồi non |
10% lá, quả |
21 |
Bệnh greening |
Liberobacter asiaticum |
Cây |
10% cây |
22 |
Bệnh phấn trắng |
Odium sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cay |
23 |
Bệnh thán thư |
Collectotrichum
glocosporioides |
Lá, cành, quả |
10%
cây trồi; |
24 |
Bệnh muội đen |
Capnodium citri Berk. et Desn |
Lá quả |
30% lá |
25 |
Bệnh loét |
Xanthomonas camestri pv citri (Hance) Dowson |
Lá, quả |
10% lá |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Rệp bông |
Ceratovacuna lanigera Zechntner |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
2 |
Bọ trĩ |
* |
Đẻ nhánh |
30% lá |
3 |
Rệp |
Aphis sacchari Nchntner |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% cây |
4 |
Sâu đục thân |
Chilo infuscatellus Snellen Chilo suppressa Lis Waker |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
5 |
Bọ hung đục gốc |
Heteronychus sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
2 con/hố |
6 |
Châu chấu |
Hieroglyphus tonkinensis Bolivar Locutas migratoria manilen sis Meyrick Oxya velox Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 con/m2 |
7 |
Sâu keo |
Spodoptera |
Đẻ nhánh |
10 con/m2 |
8 |
Bệnh rượu lá |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
9 |
Bệnh đỏ bẹ lá |
Cercospora vaginae Krueger |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
10 |
Bệnh rỉ sắt |
Puccinia sacchari Petel. et Padl |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
11 |
Bệnh trắng lá |
Sclerospora sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
12 |
Bệnh đốm vòng |
Leptosphaeria sacchari Bredade Haan |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
13 |
Bệnh than |
* |
Đẻ nhánh - vươn lóng |
10% cây |
15 |
Bệnh thối đỏ |
Collectotrichum falcatum Went. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
16 |
Phấn đen |
Ustilago scitaninea Raba. |
Bông, cờ |
10% cây |
17 |
Bệnh khô vằn |
Rhizoctonia solani Kuhn |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
18 |
Chuột |
Rattus |
Đẻ nhánh - vươn lóng |
10% cây |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Bọ nẹt |
Thosea chinensis Walker |
Các giai đoạn sinh trưởng |
5 con/m2 |
2 |
Xén tóc đục thân |
Xylotrechus quadripes Chevrolat |
Các giai đoạn sinh trưởng |
15% cây |
3 |
Rệp sáp xanh |
Coccus viridis Green |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành |
4 |
Rệp sáp vẩy |
Pseudaulacaspis pentagona Targ. & Toz |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành |
5 |
Rệp sáp u |
Saissetia coffea Walker |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành; 50 con/hố |
6 |
Mọt đục quả |
Stephanoderes hampei Ferriere |
Quả |
15% quả |
7 |
Mọt đục cành |
Xyleborus mostatti Haged Xyleborus morigenus Blandf |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành |
8 |
Sâu khoanh tiện vỏ |
Arbela dea Swinhoe |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
9 |
Bệnh đốm mắt cua |
Cercospora coffeicola Berk. et Cke. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
10 |
Bệnh khô cành |
Rhizoctonia solani Kuhn |
Các giai đoạn sinh trưởng |
25% cành |
11 |
Bệnh lở cổ rễ |
Rhizoctonia bataticola war Sesammine Reich Fusarium sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
12 |
Bệnh nấm hồng |
Corticiums salmonicolor. B et Br. |
Giai đoạn thân cành |
30% cành |
13 |
Bệnh đen hạt |
* |
Quả |
15% quả |
14 |
Bệnh khô quả |
* |
Quả |
15% quả |
15 |
Bệnh rỉ sắt |
Hemileia vastatrix Berk et Broome |
Lá |
30% lá |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại dự thảo |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Sâu tơ |
Plutella maculipennis, Curtis (Pentella xylo stella Linnaeus) |
- Cây con - Cây lớn |
20 c/m2 30 c/m2 |
2 |
Sâu xanh bướm trắng |
Pieris canidia Sparrman Pierie rapae Linnaeus |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 c/m2 |
3 |
Sâu khoang |
Spodoptera litura Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 c/m2 |
4 |
Bọ nhảy |
Phyllotreta sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20 c/m2 |
5 |
Ruồi đục lá |
Leafminer |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
6 |
Rệp |
Myzus persicae Sulzer Rhopalo siphum p seudobrassicae Davis |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
7 |
Bọ trĩ |
Thripidae |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% cây |
8 |
Nhện hại |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
9 |
Bệnh sương mai |
Peronospora parasitica (Pers.) Fries |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
10 |
Bệnh héo vàng |
Fusarium |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
11 |
Bệnh héo xanh |
Pseudomonas |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
12 |
Bệnh xoăn lá |
Virus sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
13 |
Bệnh thối nhũn vi khuẩn |
Erwinia sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
14 |
Bệnh đốm vàng |
Alternaria brassicae |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
15 |
Bệnh hại củ |
Rhizoctonia sonani Kuhn |
Giai đoạn củ |
10% củ |
16 |
Chuột |
Rattus |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại dự thảo |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Sâu xanh |
Helicaverpa aremigera Hubner (Heliothis ar migera Hubener) |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 con/m2 |
2 |
Sâu khoang |
Spodoptera litura Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 con/m2 |
3 |
Ruồi đục lá |
Leafminer |
Giai đoạn sinh trưởng thân lá |
30% lá |
4 |
Rệp đào |
Myzus persicae Sulzer |
Các giai đoạn sinh trưởng thân lá |
30% cây |
5 |
Bọ trĩ |
Thrip |
Giai đoạn sinh trưởng trưởng thân lá |
30% cây |
6 |
Nhện trắng |
* |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% cây |
7 |
Bệnh đốm đen |
Macroporium tomato Cooke. |
Giai đoạn sinh trưởng thân lá |
30% lá |
8 |
Bệnh mốc sương |
Phytophthora infestans (Mont.) De Bary. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
9 |
Bệnh héo xanh |
Pseudomonas solanacearum |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
10 |
Bệnh héo vàng |
Fusarium oxysporium Schl. et Fr. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
11 |
Bệnh xoăn lá |
Virus sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
12 |
Bệnh mốc xám |
Clado sporium fulvum Cooke. |
Giai đoạn sinh trưởng thân lá |
30% lá |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Câu cấu |
Hypomeces squamosus Fabricius Platymycterus sieversi Reitte |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20 con/m2 |
2 |
Sâu róm nâu |
Amasacta lactinea Cramer |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 con/m2 |
3 |
Sâu xám |
Agrotis ypsilon Hufnagel |
Các giai đoạn sinh trưởng |
5 con/m2 |
4 |
Sâu khoang |
Spodoptera litura Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10 con/m2 |
5 |
Rầy xanh lá mạ |
Empoasca flavescens Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
1.000 con/m2 |
6 |
Rệp |
Aphis |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% cây |
7 |
Bọ trĩ |
Haplothrips aculeatus (Fabricius) sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% cây |
8 |
Sâu cuốn là |
Hedylepta indicata Fabricius Nacoleia comixta Butler Archips mica ceana Wallker |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30 con/m2 |
9 |
Sâu xanh |
Helicaverpa aremigera Hubner |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30 con/m2 |
10 |
Bệnh héo xanh |
Sclerotium rolfsii Sacc. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
11 |
Bệnh héo vàng |
Fusarium oxysporium |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
12 |
Bệnh rỉ sắt |
Pucccinia arachidis Speg. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
13 |
Bệnh đốm vòng |
Alternaria sp. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
14 |
Bệnh thối củ |
Fusarium sp. |
Giai đoạn hình thành củ - thu hoạch |
10% củ |
15 |
Bệnh lở cổ rễ |
Rhizoctonia |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cổ rễ |
16 |
Chuột |
Rattus |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Sâu cuốn lá |
A rchips micaceana Waker Hedylepta indicata Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30 con/m2 |
2 |
Sâu đục quả |
Etiella zinckenella Treistchke Leguminivora glycinivorella Mat sumura Maruca testulalis Geyer |
Quả |
10% quả |
3 |
Ruồi đục thân |
Melanagromyza sojae Zehntner |
Giai đoạn sinh trưởng thân - thu hoạch |
10% cây |
4 |
Bệnh rỉ sắt |
Uromyces appendiculatus (Per.) Link. Uromyces vignae Barclay Phakopsora pachyrhizi Sydow |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
6 |
Bệnh sương mai |
Peronospora manshurica (Naoun.) Sydow. |
Các giai đoạn sinh trưởng |
20% lá |
7 |
Chuột |
Rattus |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% cây |
Số thứ tự |
Tên sinh vật hại |
Giai đoạn sinh trưởng |
Mật độ, tỷ lệ dịch hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Rầy xanh |
Empoasca flavescen Fabricius |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% búp |
2 |
Bọ xít muỗi |
Helopeltis theivora Waterhouse Helopeltis antonii Signoret |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% búp |
3 |
Bọ trĩ |
Anaphothrips theivorus Karny Scirtothrips dorsalis Hood |
Các giai đoạn sinh trưởng |
10% búp |
4 |
Bệnh phồng lá chè |
Exobasidium vexans Massee |
Các giai đoạn sinh trưởng |
30% lá |
5 |
Bệnh thối búp |
* |
Giai đoạn phát triển búp |
10% búp |
6 |
Mối |
Macrotermes sp. |
Cây lớn |
10% cây |
Ghi chú:
* Chưa có tên trong tài liệu điều tra cơ bản
I. MẬT ĐỘ SÂU
Công thức:
- Mật độ sinh vật hại (con/m2) = Tổng số sinh vật hại điều tra/Tổng số m2 điều tra.
- Mật độ sinh vật hại (con/cành) = Tổng số sinh vật hại điều tra/Tổng số cành điều tra.
- Mật độ sinh vật hại (con/hố) = Tổng số sinh vật hại điều tra/Tổng số hố điều tra.
II. PHÁT DỤC SINH VẬT HẠI (%)
- Tỷ lệ phát dục sinh vật hại:
- Công thức:
Tỷ lệ phát dục (%) = x 100
III. TỶ LỆ BỆNH (%)
- Công thức (%) = Tổng số cây (dảnh, lá, cành, quả…) bị bệnh/Tổng số cây (dảnh, lá, cành, quả…) điều tra x 100.
IV. CHỈ SỐ BỆNH
- Công thức
- Chỉ số bệnh (%) = x 100
Trong đó:
N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1.
N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3.
Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n.
N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra.
K là cấp bệnh cao nhất.
Ghi chú: Cách tính mật độ thiên địch, tỷ lệ ký sinh (%) cũng tương tự như trên.
I. Phân cấp hại trên lá, thân, bông trên lúa, ngô, rau, màu và cây công nghiệp, cây ăn quả.
I.1: Bệnh trên lá:
Cấp 1:< 1% diện tích lá bị hại.
Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại.
Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại.
Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại.
Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.
I.2. Bệnh trên thân (Bệnh khô vằn, tiêm hạch);
Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá.
Cấp 3: > 1/4 đến 1/2 diện tích bẹ lá.
Cấp 5: > 1/4 đến 1/2 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ.
Cấp 7: > 1/2 đến 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên.
Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết.
(Đối với bệnh vàng lá vi rút, nghẹt rễ thì điều tra theo nhóm, tính tỷ lệ khóm bị hại; bệnh von, bệnh thối dảnh và các loại bệnh trên thân khác thì tính tỷ lệ % thân, dảnh bị hại).
I.3. Bệnh trên bông (bông lúa):
Cấp 1: < vết bệnh đến 1% hạt bị bệnh.
Cấp 3: > 1 đến 5% hạt bị bệnh.
Cấp 5: > 5 - 25% hạt bị bệnh.
Cấp 7: > 25 - 50% hạt bị bệnh.
Cấp 9: > 50% hạt bị bệnh.
I.4 Bệnh trên quả (bệnh loét sẹo cam, quýt):
Cấp 1: vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 3: > 5 đến 10% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 5: > 10 đến 15% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 7: > 15 đến 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.
- Bệnh muội quả lá, bệnh tàn lụi, bệnh xanh quả
Cấp 1: vết bệnh đến 10% diện tích lá, quả, tán cây bị bệnh.
Cấp 3: >10 đến 20% diện tích lá, quả, tán cây bị bệnh.
Cấp 5: > 20 - 30% diện tích lá, quả, tán cây bị bệnh.
Cấp 7: > 30 - 40% diện tích lá, quả, tán cây bị bệnh.
Cấp 9: > 40% diện tích lá, quả, tán cây bị bệnh.
I.5. Bệnh hại cành (bệnh chảy nhựa):
Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 tuổi bị bệnh.
Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 tuổi hoặc 10% cành 3 tuổi bị bệnh.
Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 tuổi hoặc 10% cành 4 tuổi bị bệnh.
Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.
Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh.
II.2. Phân cấp hại đối với loại chích hút rệp, nhện, bọ trĩ…) trên rau màu cây công nghiệp, cây ăn quả…:
Phân theo 3 cấp như sau:
Cấp 1: nhẹ (xuất hiện rải rác).
Cấp 2: trung bình (phân bố dưới 1/3 dảnh, búp, cờ, cây).
Cấp 3: nặng (phân bố trên 1/3 dảnh, búp, cờ, cây).
III.3. Đối với sâu đục thân hại đục cành của cây ăn quả, cây công nghiệp:
Cấp 1: nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn xanh tốt).
Cấp 2: nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).
Cấp 3: nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây vùng héo).
Trạm Bảo vệ thực vật…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(Mẫu)
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày … đến ngày … tháng … năm 200….)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Nhiệt độ trung bình :......................................Cao:.........................Thấp: ........................................
Độ ẩm trung bình: :......................................Cao:......................... Thấp:..........................................
Lượng mưa: tổng số:............................................................................................................
Nhận xét khác: tình trạng thời tiết tốt, xấu, hạn, ngập lụt… ảnh hưởng đến cây trồng.
2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác
- Vụ lúa ................................................thời gian gieo cấy........................................................
+ Trà sớm............................ diện tích........................ giống.................... GĐST.......................
+ Trà chính vụ....................... diện tích........................ giống.................... GĐST.......................
+ Trà muộn........................... diện tích........................ giống.................... GĐST.......................
- Ngô. Vụ................................diện tích ........................... giống................ sinh trưởng..............
- Rau. Vụ................................diện tích ........................... giống................ sinh trưởng..............
- Đậu đỗ. Vụ......................... diện tích........................ giống..................... sinh trưởng..............
Các cây trồng khác:.................................................................................................................
II. TRƯỞNG THÀNH VÀO BẪY
Loại bẫy :....................
Tên sinh vật gây hại |
Số lượng trưởng thành/bẫy |
||||||
Đêm… |
Đêm… |
Đêm… |
Đêm… |
Đêm… |
Đêm… |
Đêm… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: mẫu thông báo này chỉ sử dụng cho Trạm Bảo vệ thực vật huyện.
III. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH
Giống cây trồng và giai đoạn sinh trưởng |
Tên sinh vật gây hại và thiên địch |
Mật độ, tỷ lệ |
Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến |
|
Trung bình |
Cao |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ SINH VẬT GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU
Sinh vật gây hại và thiên địch |
Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng |
Tổng số cá thể điều tra |
Sâu bệnh |
Mật độ, chỉ số |
Ký sinh (%) |
Chết tự nhiên (%) |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
N |
TT |
Trung bình |
Cao |
Trứng |
Sâu non |
Nhộng |
Trưởng thành |
Tổng số |
|
|||
0 |
1 |
3 |
5 |
7 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SINH VẬT GÂY HẠI CHÍNH
(Từ ngày …….. đến ngày ……. tháng…….. năm 200……)
Số thứ tự |
Tên sinh vật gây hại |
Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng |
Mật độ, tỷ lệ (con/m2, %) |
Diện tích nhiễm (ha) |
Diện tích nhiễm so với cùng kỳ năm trước |
Diện tích phòng trừ |
Phân bố |
||||
Phổ biến |
Cao |
Tổng số |
Nhẹ - Trung bình |
Nặng |
Mất trắng |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 7 ngày của một trạm/tỉnh/trung tâm là số liệu tổng hợp, phản ánh tình hình sinh vật gây hại của huyện/tỉnh/vùng mà đơn vị phụ trách.
IV. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ
(tình hình sinh vật gây hại; biện pháp xử lý; dự kiến thời gian tới):
Người tập hợp |
Ngày …… tháng …… năm 200….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Chi
cục Bảo vệ thực vật tỉnh…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: |
-
Cục Bảo vệ thực vật |
TÌNH HÌNH SINH VẬT
GÂY HẠI 7 NGÀY VÀ 1 THÁNG
(Từ ngày … tháng … đến ngày …
tháng … năm 200...)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết (tỉnh/vùng):
Nhiệt độ: trung bình:............................................ Cao........................... Thấp ..................................
Ẩm độ: trung bình............................................... Cao............................ Thấp...................................
Lượng mưa (lượng mưa tổng số trong tuần/tháng):
Số giờ nắng (tổng số giờ nắng trong tuần/tháng):
Nhận xét khác: tình trạng thời tiết tốt xấu, hạn, ngập, lụt ảnh hưởng đến cây trồng.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đứng cái, đòng trỗ - thu hoạch)
Cây lúa
- Trà sớm: ngày gieo cấy........................................... GĐST...................... Diện tích..........................
- Trà chính vụ: ngày gieo cấy...................................... GĐST...................... Diện tích..........................
- Trà muộn: ngày gieo cấy.......................................... GĐST...................... Diện tích..........................
Cây trồng khác
- Rau:................................................. Diện tích....................... Sinh trưởng......................................
- Đậu đỗ:............................................ Diện tích....................... Sinh trưởng......................................
- Cây ăn quả:...................................... Diện tích....................... Sinh trưởng......................................
- Cây công nghiệp:.............................. Diện tích....................... Sinh trưởng......................................
Ghi chú: Mẫu thông báo này chỉ sử dụng cho Chi cục và Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY VÀ 1 THÁNG QUA (Điền đầy đủ vào bảng thống kê diện tích vào bảng sau):
1. Trên lúa, mạ
Nhận xét đánh giá tình hình sinh vật gây hại ở các giai đoạn (trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành) trên đồng ruộng và trưởng thành vào các loại bẫy. So sánh mật độ sâu, tỷ lệ hại, diện tích nhiễm với các năm trước và những năm bị dịch nặng.
2. Cây trồng khác
(Nêu rõ sâu, bệnh tỷ lệ hại diện phân bố trên các cây trồng chính thuộc địa bàn trong tỉnh/vùng quản lý; các chỉ tiêu mật độ sâu, tỷ lệ bệnh thời gian phát sinh cũng tương tự như cây lúa.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
- Tập trung vào những đối tượng gây hại chính, chủ yếu trên cây lúa và các cây trồng chủ yếu.
- Dự kiến thời gian phát sinh, diện phân bố của sinh vật hại trong thời gian tới.
…
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại trên địa bàn tỉnh/vùng
Nơi
nhận: |
CHI CỤC TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC |
DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SINH VẬT GÂY HẠI CHÍNH
(Từ ngày …….. đến ngày …….
tháng…….. năm 200……)
Số thứ tự |
Tên sinh vật gây hại |
Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng |
Mật độ, tỷ lệ (con/m2, %) |
Diện tích nhiễm (ha) |
Diện tích nhiễm so với cùng kỳ năm trước |
Diện tích phòng trừ |
Phân bố |
||||
Phổ biến |
Cao |
Tổng số |
Nhẹ - Trung bình |
Nặng |
Mất trắng |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Mẫu biểu này dùng cho thông báo diện tích 7 ngày/1 tháng.
- Thông báo sinh vật gây hại 7ngày/1 tháng của 1 tỉnh là số liệu tổng hợp, phản ánh tình hình sinh vật gây hại 7 ngày và 1 tháng của các trạm trong tỉnh;
- Thông báo sinh vật gây hại 7 ngày/1 tháng của trung tâm vùng là số liệu tổng hợp, phản ánh tình hình sinh vật gây hại 7 ngày và 1 tháng của các tỉnh trong vùng.
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ DỊCH HẠI
VỤ……………. NĂM………….
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh:....................................................................................................
Phần 1:
CÂY LÚA
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất:
Tổng diện tích gieo cấy:...............................ha, trong đó:
Trà |
Thời gian sạ hoặc cấy (ngày, tháng, năm) |
Thời gian trỗ (ngày, tháng, năm) |
Cơ cấu giống |
||
Diện tích (ha) |
% Diện tích gieo cấy |
Các giống chủ yếu |
|||
Sớm |
|
|
|
|
|
Chính vụ |
|
|
|
|
|
Muộn |
|
|
|
|
|
Nhận xét: Cho nhận xét thời vụ (gieo cấy, thời kỳ trỗ bông…) năm nay có gì đặc biệt so với mọi năm: sớm, muộn, bình thường: như vậy là thuận lợi hay khó khăn.
Ghi chú: ngày có thể ước tính khoảng từ ngày ….. đến ngày …
Bảng 1.2: Diện tích bị ngập úng hoặc bị khô hạn.
Diện tích ngập úng (ha) |
Diện tích hạn (ha) |
Ghi chú |
||||
Tổng số |
Cấy dặm lại |
Mất trắng |
Tổng số |
Chuyển cây khác |
Mất trắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Chi cục có thể bổ sung các yếu tố thời tiết khác ảnh hưởng đến sản xuất của địa phương
Bảng 1.3. Tình hình sinh vật gây hại chính
Tên sinh vật gây hại |
Tổng diện tích nhiễm (ha) |
Nhiễm nặng (ha) |
Diện tích mất trắng (ha) |
Diện tích phòng trừ (ha) |
Rầy nâu - RLT |
|
|
|
|
Cuốn lá nhỏ |
|
|
|
|
Đục thân |
|
|
|
|
Bọ trĩ |
|
|
|
|
Bọ xít dài |
|
|
|
|
Sâu năn |
|
|
|
|
Sâu phao |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
Bệnh đạo ôn lá |
|
|
|
|
Đạo ôn cổ bông |
|
|
|
|
Bệnh khô vằn |
|
|
|
|
Bệnh bạc lá |
|
|
|
|
Bệnh đen hạt |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
Chuột |
|
|
|
|
OBV |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
Phần 2:
GÂY HẠI CỦA CHUỘT VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI PHÒNG TRỪ
Bảng 2.1: Diện tích có chuột gây hại (ha):
(Từ ngày 01/12 đến 30/5 hoặc từ 01/6 đến 30/11 hàng năm)
Cây trồng |
Tổng diện tích |
Diện tích nặng >20% |
Diện tích mất trắng |
Lúa |
|
|
|
Ngô |
|
|
|
Cây rau |
|
|
|
Đậu, lạc |
|
|
|
Mía |
|
|
|
Dừa |
|
|
|
Các cây khác |
|
|
|
….. |
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Bảng 2.2.: Kết quả diệt chuột (từ 01/12 đến 30/5 hoặc từ 01/6 đến 30/11 hàng năm):
Đợt diệt chuột (ngày, tháng) |
Tổng số chuột (con) |
Số chuột diệt bằng các biện pháp (con) |
Số tiền đã chi cho diệt chuột (đồng) |
||
|
|
Thủ công |
Hóa học |
Sinh học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số mèo nuôi được thêm (từ 01/12 đến 30/5 hoặc từ 01/6 đến 30/11 hàng năm):………con
Tổng số mèo hiện có của tỉnh : .......................................................... con
Số tiền hỗ trợ nuôi mèo:.............................đồng
Số lớp tập huấn:………, số người được tập huấn:………………(từ 01/12 đến 30/5 hoặc từ 01/6 đến 30/11 hàng năm)
Số bẫy đã dùng (bẫy thủ công) (từ 01/12 đến 30/5 hoặc từ 01/6 đến 30/11 hàng năm:…..
Phần 3:
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI VÀ TRIỂN KHAI PHÒNG TRỪ TRÊN CÁC CÂY TRỒNG KHÁC
Bảng 3.1. Tình hình sinh vật gây hại trên một số cây trồng khác:
Loại cây trồng |
Diện tích gieo trồng (ha) |
Đối tượng hại chính |
Diện tích nhiễm (ha) |
Diện tích nhiễm nặng (ha) |
Diện tích mất trắng (ha) |
Diện tích phòng trừ (ha) |
Ghi chú |
Ngô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đậu tương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cà phê |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mía |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cây dừa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cây ăn quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cây khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: |
-
Cục Bảo vệ thực vật |
Số……./BVTV-DB
(Mẫu)
SINH VẬT GÂY HẠI VỤ ……….…… NĂM……..
I. Dự kiến tình hình thời tiết và sản xuất trong vụ:
1. Nhận định xu hướng thời tiết ảnh hưởng đến:
2. Xu hướng sản xuất và cây trồng:
- Cơ cấu giống
- Giống lúa:
- Phân bón:
- Thời vụ:
3. Một số yếu tố khác tác động đến sản xuất vụ (nếu có)
II. Tình hình sinh vật gây hại hiện tại:
Tình hình sinh vật gây hại hiện tại, các nguồn sinh vật gây hại liên quan từ vụ trước trên các cây trồng và các ký chủ phụ (nếu có).
III. Dự kiến một số loại sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng chính trong vụ:
Dựa trên cơ sở nhận định thời tiết, cây trồng dự kiến thời gian phát sinh, khả năng gây hại, diện phân bố… so sánh với những năm trước và đưa ra nhận định khái quát tình hình sinh vật gây hại nặng, nhẹ hoặc bình thường cho từng đối tượng trên các cây trồng chính của tỉnh hoặc vùng.
Ví dụ như: Trên cây lúa:
1. Sâu đục thân 2 chấm:…
2. Rầy nâu RLT:…
3. Sâu cuốn lá nhỏ:…
4. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:…
5. Bệnh khô vằn:…
6. Bệnh đạo ôn:…
7. Bệnh đen lép hạt:….
8. Chuột. OBV:…
IV. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo:
- Đối với các đối tượng sinh vật chính gây hại theo dự kiến phát sinh;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực; vật lực…
- Các biện pháp chỉ đạo, các chủ trương chính sách cần thiết để hạn chế thiệt hại do sinh vật có khả năng gây ra.
- Các biện pháp khác…
|
CHI CỤC TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KÝ TÊN (ĐÓNG DẤU) |
Ghi chú: Mẫu Phụ lục này dùng cho các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng hoàn thành và gửi báo cáo dự kiến cho Cục, Trung tâm trước các vụ sản xuất 20 ngày.
KÍCH THƯỚC MỘT SỐ DỤNG VỤ ĐIỀU TRA
a) Vợt điều tra
b) Khay điều tra
c) Khung điều tra
d) Hố điều tra
Ghi chú: mẫu bẫy đèn không thay đổi kích thước như mẫu quy định cũ
Tiếng việt:
1. Viện Bảo vệ thực vật: Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa tập II, NXBNN, HN, 1998, 54 tr.
2. Viện Bảo vệ thực vật: Phương pháp điều tra đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn tập III, NXBNN, HN, 1999, 80tr.
3. Viện Bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra bệnh cây 1967- 1968 NXBNT, 202 tr.
4. Viện Bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1968 NXBNT, 580 tr.
5. Viện Bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977 - 1978 NXBNN, 358 tr.
6. Viện Bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997 - 1998 NXBNT, 164 tr.
Tiếng Anh:
Ministry of agriculture and food Bureau of plant industry Philippine - German crop protection programme, 1985, 25 tr.
Quyết định 82/2003/QĐ-BNN ban hành Tiêu chuẩn ngành “quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 82/2003/QĐ-BNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 04/09/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 82/2003/QĐ-BNN ban hành Tiêu chuẩn ngành “quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video