Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 819/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 17 tháng 05 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 27/4/2009 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 93/TTr-SNN ngày 04 tháng 5 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. Mục tiêu chung.

Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên cơ sở đầu tư thâm canh cao diện tích cây lương thực; thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học, tăng năng suất sản lượng lương thực và chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Phấn đấu đến năm 2015 bình quân lương thực đạt 430 kg/người/năm; đến năm 2020 đạt 435 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh trong mọi tình huống; tăng khả năng tiếp cận lương thực từng bước tiến tới an ninh dinh dưỡng,

Đến năm 2015: Diện tích gieo trồng cây lương thực cả tỉnh là 111.700 ha, trong đó: Lúa 40.000 ha; ngô 36.200 ha; cây lương thực khác 35.500 ha.

Đến năm 2020: Diện tích gieo trồng cây lương thực cả tỉnh là 114.000 ha, trong đó: Diện tích lúa 40.000 ha; ngô: 37.000 ha; cây lương thực khác: 37.000 ha

2. Phương án phát triển.

Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hiệu quả kinh tế lớn và tăng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đầu tư cơ giới hóa, nâng cao giá trị sản lượng/1 ha đất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.

3. Quy hoạch bố trí các vùng sản xuất hàng hóa.

3.1. Quy hoạch phân vùng sản xuất hàng hóa.

3.1.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp.

DỰ BÁO CHỈ TIÊU TỔNG HỢP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Hạng mục

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2010

Dự kiến năm 2015

Quy hoạch năm 2020

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất NLN - TS (*)

%/năm

4,2

4,2

3,8

- Trong đó ngành nông nghiệp

%/năm

3,8

3,7

3,5

2. Cơ cấu giá trị sản xuất

%

100

100

100

- Nông nghiệp

%

84,9

84,3

83,4

- Lâm nghiệp

%

12,7

12,9

13,2

- Thủy sản

%

2,4

2,8

3,4

3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

%

100

100

100

- Trồng trọt

%

67,98

63,98

59,83

- Chăn nuôi

%

31,87

35,86

40

- Dịch vụ nông nghiệp

%

0,15

0,16

0,17

4. Giá trị sản xuất nông - lâm, thủy sản (giá HH)

Triệu đồng

1.740.340

2.103.410

2.530.010

5. Giá trị sản xuất trồng trọt trên đất sản xuất NN

Triệu đồng/ha

43

55

70

6. Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

345.000

360.000

380.000

Bình quân/đầu người

kg/người

410

412

415

7. Tỷ lệ che phủ rừng

%

46

46

46

8. Tỷ lệ nghèo đói (theo tiêu chí mới)

%

<14

giảm 3%/năm

 

9. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh

%

80

93

100

3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH
THỜI KỲ 2010 - 2020

Đơn vị: ha

Hạng mục

Hiện trạng năm 2009

Kế hoạch năm 2010

Kế hoạch năm 2015

Quy hoạch năm 2020

Diện tích đất nông nghiệp

307.984,59

329.100,39

357.757,81

357382,29

I. Đất sản xuất nông nghiệp

55.147,22

54.007,66

53.519,36

53.031,33

1. Đất trồng cây hàng năm

47.269,46

45.995,79

43.677,35

41.359,18

1.1. Đất lúa

28.622,43

28.000,00

27.500,00

26.000,00

1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

361,72

1.000,00

2.000,00

3.000,00

1.3. Đất trồng cây hàng năm khác

18.285,31

16.995,79

15.977,35

12.359,18

2. Đất trồng cây lâu năm

7.877,76

8.011,87

9.842,01

11.672,15

II. Đất lâm nghiệp

251.316,81

272.957,78

302.095,00

302.095,00

1. Đất rừng sản xuất

94.931,08

106.074,32

140.039,50

140.039,50

2. Đất rừng phòng hộ

136.915,32

123.877,46

119.049,50

119.049,50

3. Đất rừng đặc dụng

19.470,41

43.006,00

43.006,00

43.006,00

III. Đất ao hồ nhỏ NTTS

1.335,16

1.914,75

1.918,75

2.026,76

IV. Đất nông nghiệp khác

185,40

220,20

224,70

229,20

3.1.3. Quy hoạch phát triển trồng trọt.

a) Quy hoạch sản xuất lương thực:

- Cây lúa

QUY HOẠCH SẢN XUẤT LÚA TỈNH HÒA BÌNH
THỜI KỲ 2010 - 2020

Đơn vị: (DT: ha; NS: tạ/ha; SL: tấn)

Hạng mục

Kế hoạch năm 2010

Dự kiến năm 2015

Quy hoạch năm 2020

1. Lúa ruộng cả năm (diện tích)

41.000

40.000

40.000

- Năng suất

49,5

51,9

54

- Sản lượng

202.950

207.600

216.000

a. Lúa đông xuân (diện tích)

16.500

16.000

16.000

- Năng suất

53,5

57

60

- Sản lượng

88.275

91.200

96.000

b. Lúa mùa (diện tích)

24.500

24.000

24.000

- Năng suất

46,8

48,5

50

- Sản lượng

114.660

116.400

120.000

2. Lúa nương (diện tích)

1.000

500

-

- Năng suất

20

24

-

- Sản lượng

2.000

1.200

-

Bố trí cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp, sử dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, năng suất, chất lượng cao ( giống lúa lai, lúa thuần ...) đưa vào sản xuất.

Tập trung đầu tư thâm canh xây dựng vùng trọng điểm sản xuất lúa ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy. Trong đó bố trí khoảng 5.000 ha lúa chất lượng cao (các giống lúa thơm, lúa đặc sản) ở các vùng trọng điểm sản xuất lúa để tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa và nâng cao giá trị/ha đất trồng lúa.

- Cây ngô.

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÔ TỈNH HÒA BÌNH
THỜI KỲ 2010 - 2020

Đơn vị: (DT: ha; NS: tạ/ha; SL: tấn)

Hạng mục

Dự kiến năm 2010

Dự kiến năm 2015

Quy hoạch năm 2020

1. Ngô cả năm (diện tích)

35.500

36.200

37.000

- Năng suất

39,5

41,8

45

- Sản lượng

140.220

151.470

166.380

2. Ngô vụ đông xuân (diện tích)

23.000

24.200

25.500

- Năng suất

39

41,2

44,45

- Sản lượng

89.700

99.700

113.475

3. Ngô vụ mùa (diện tích)

12.500

12.000

11.500

- Năng suất

40,4

43,1

46

- Sản lượng

50.520

51.770

52.905

Tập trung mở rộng diện tích ngô xuân trên đất 1 vụ và ngô đông trên đất 2 lúa trên cơ sở đưa các giống phù hợp vào trồng đối với từng mùa vụ và chân đất. Đẩy mạnh việc đưa giống ngô mới vào gieo trồng. Tập trung đầu tư xây dựng vùng sản xuất ngô hàng hóa ở các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy.

b) Quy hoạch sản xuất cây thực phẩm:

QUY HOẠCH SẢN XUẤT CÂY THỰC PHẨM TỈNH HÒA BÌNH
THỜI KỲ 2010 - 2020

Đơn vị: (DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn)

Hạng mục

Kế hoạch năm 2010

Dự kiến năm 2015

Quy hoạch năm 2020

Diện tích cây thực phẩm

 

 

 

1. Rau các loại (diện tích)

10.000

10.500

11.000

- Năng suất

110

115

120

- Sản lượng

110.000

120.700

132.000

2. Đậu đỗ các loại (diện tích)

2.000

2.100

2.300

- Năng suất

12

14

15

- Sản lượng

2.400

2.940

3.450

Xây dựng vùng sản xuất rau sạch (su su) ở một số xã vùng cao thuộc huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu và huyện Đà Bắc và vùng sản xuất rau an toàn ở vùng ven thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong.

3.2. Định hướng phát triển chăn nuôi.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 2010 - 2020

Hạng mục

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2010

Dự kiến năm 2015

Quy hoạch năm 2020

I. Số lượng gia súc, gia cầm

 

 

 

 

1. Đàn trâu tổng số

Con

115.000

131.600

149.530

Trong đó: Trâu cày kéo

Con

73.000

70.000

70.000

2. Đàn bò tổng số

Con

77.000

100.500

130.500

3. Đàn lợn tổng số

Con

450.600

562.000

685.000

Trong đó: Lợn thịt

Con

406,210

505.800

616.500

4. Đàn gia cầm tổng số

1000 con

3.960

5.450

7.200

5. Đàn dê

Con

32.550

40.000

57.000

6. Đàn ong

Đàn

26.380

28.000

29.000

II. Sản phẩm chăn nuôi

 

 

 

 

1.Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn)

Tấn

33.420

49.610

74.550

Trong đó: - Thịt lợn

Tấn

24.910

35.400

55.500

- Thịt Bò

Tấn

2.180

3.720

5.200

- Thịt Trâu

Tấn

2.230

3.390

4.450

- Thịt gia cầm

Tấn

4.510

7.100

9.400

2. Trứng gia cầm

1000 quả

23.800

32.200

43.200

3. Mật ong

Tấn

118

135

147

Nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi, bảo tồn các giống quý của địa phương (trâu Đà Bắc, giống lợn địa phương, vịt bầu bến...). Chọn lựa những con trâu đực, cái nền có tầm vóc to khỏe để làm giống. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ trâu cái nền đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, chiếm 60 - 65% tổng đàn trâu cái sinh sản của tỉnh.

- Quản lý và chăm sóc bò đực giống lai Sind hiện có và bò cái sinh sản có chất lượng tốt để cải tạo đàn bò của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 đàn bò lai Sind đạt 30% và đến năm 2020 đạt 45% tổng đàn bò của tỉnh.

- Củng cố nâng cao năng lực của hệ thống Thú y; ngăn chặn khống chế tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây tác hại lớn như: Dịch Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, dịch tả lợn, dịch tai xanh,... đảm bảo cho việc phát triển chăn nuôi an toàn hiệu quả.

3.1.3. Định hướng phát triển thủy sản :

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH HÒA BÌNH, THỜI KỲ 2010 - 2020

Hạng mục

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2010

Dự kiến năm 2015

Quy hoạch năm 2020

1. Nuôi cá ao hồ nhỏ (diện tích)

Ha

1.450

1.874

1.922

- Sản lượng

Tấn

2.020

2.915

3.300

2. Nuôi cá ruộng (diện tích)

Ha

200

1.225

2.100

- Sản lượng

Tấn

40

370

630

3. Nuôi cá hồ chứa lớn (diện tích)

Ha

1.100

1.500

1.809

- Sản lượng

Tấn

565

7 65

920

4. Nuôi cá lồng

M3 lồng

18.000

104.800

153.200

- Sản lượng

Tấn

375

2.100

3.060

5. Khai thác tự nhiên

Tấn

1.200

1.400

1.750

- Sản lượng thủy sản khai thác

Tấn

1.200

1.400

1.750

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

4.200

7.500

9.660

Tăng cường năng lực sản xuất cá giống của các cơ sở sản xuất cá giống hiện có trên địa bàn, để đảm bảo sản xuất mỗi năm khoảng 110 - 120 triệu cá giống cung cấp cho sản xuất.

3.1.4. Phân vùng quy hoạch lương thực :

a) Tiểu vùng đô thị - công nghiệp thành phố Hòa Bình - Kỳ Sơn - Lương Sơn:

Phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) theo hướng coi trọng chất lượng, sản phẩm sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp với nhu cầu đô thị và phục vụ xuất khẩu. Hạn chế tối đa việc lấy đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi vào các mục đích công nghiệp.

b) Tiểu vùng phía Đông và Nam của tỉnh

Bao gồm các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, đây là các huyện trọng điểm về sản xuất lương thực, đảm bảo khả năng dự trữ về lương thực cho tỉnh khi có biến cố xảy ra như thiên tai, lũ lụt….

Vùng sản xuất lương thực chủ yếu của các huyện như sau:

Huỵện Kim Bôi: xã Kim Bình, Kim Bôi, Vĩnh Đồng, Thượng Bì, Trung Bì, Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Nam Thượng, Sào Báy, Mỹ Hòa;

Huyện Lạc Thủy: xã An Bình, Yên Mông, Lạc Long, Khoan Dụ, Yên Bồng;

Huyện Lạc Sơn: xã Vũ Lâm, Liên Vũ, Tân Mỹ, Ngọc Lâu, Định Cư, Chí Đạo, Chí Thiện, Thượng Cốc, Xuất Hóa, Yên Nghiệp, Lạc Thịnh, Yên Phú;

Huyện Yên Thủy: xã Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, Đoàn Kết, Hựu Lợi, Bảo Hiệu.

Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Hạn chế tối đa lấy đất sản xuất nông nghiệp ở các xã này vào các mục đích phi nông nghiệp. Duy trì diện tích, nâng cao năng suất lúa, ngô.

c) Tiểu vùng phía Tây và Tây Bắc của tỉnh

Bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong.

Đối với các huyện trên cần ưu tiên tập trung đầu tư để xây dựng vùng sản xuất ngô hàng hóa, sản xuất rau sạch rau an toàn (trồng cây su su, lặc lày ở Đà Bắc, Tân Lạc...) ở các xã trên địa bàn các huyện:

Huyện Đà Bắc: xã Hiền Lương, Tu Lý, Hào Lý, Cao Sơn, Trung Thành, Đồng Chum, Mường Chiềng;

Huyện Mai Châu: xã Chiềng Châu, Mai Hạ, Mai Hịch, Xăm Khoè, Piềng Vế;

Huyện Cao Phong: xã Tân Phong, Dũng Phong, Tây Phong, Nam Phong, Xuân Phong, Quy Hậu, Đông Phong, Bắc Phong;

Huyện Tân Lạc: xã Quy Mỹ, Tuân Lộ, Do Nhân, Lỗ Sơn, Đông Lai, Thanh Hối.

4. Các giải pháp chính thực hiện quy hoạch :

- Giải pháp về quy hoạch.

- Tăng sản lượng lương thực thực phẩm.

- Cải thiện thị trường lưu thông lương thực thực phẩm.

- Tiếp cận lương thực thực phẩm và dinh dưỡng.

- An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Các giải pháp về khoa học công nghệ.

- Các giải pháp về chính sách : bảo vệ và quản lý đất sản xuất lương thực; đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển khoa học và khuyến nông; tổ chức sản xuất; hỗ trợ người sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý.

- Các giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp.

- Giải pháp về tiếp cận về lương thực thực phẩm.

5. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả của quy hoạch

5.1 Tổng vốn đầu tư

- Hỗ trợ mở rộng đất nông nghiệp

- Trợ giá, trợ cước sản xuất và sử dụng giống

- Hỗ trợ cải tạo đàn vật nuôi

- Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

- Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

: 177.000 triệu đồng

: 20.000 triệu đồng

: 11.000 triệu đồng

: 27.500 triệu đồng

: 32.000 triệu đồng

: 56.500 triệu đồng

: 7.500 triệu đồng

: 22.500 triệu đồng

Vốn đầu tư trên được phân theo từng giai đoạn đầu tư như sau:

5.2 Tổng số vốn thời kỳ 2010 – 2020

- Giai đoạn 2010 – 2015

- Giai đoạn 2016 - 2020

: 177.000 triệu đồng

: 106.000 triệu đồng

: 74.000 triệu đồng

5.3. Phân kỳ vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư

- Vốn ngân sách

- Vốn vay tín dụng

- Vốn tự có

- Vốn khác

: 177.000 triệu đồng

: 40,0%

: 16,0%

: 29,0%

: 15,0%

(Có báo cáo quy hoạch Quy Hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 đăng trên cổng thông tin điện tử Hòa Bình:

http://WWW.Hoabinh.gov.vn).

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ KH&ĐT;
- Bộ Tài chính;
- Bộ TN&MT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Như điều 2;
- Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, phó VP/UB;
- TT tin học và Công báo;
- Lưu: VT: NLN(MD80).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Đảm

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020

Số hiệu: 819/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
Người ký: Bùi Ngọc Đảm
Ngày ban hành: 17/05/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…