Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
-------

Số: 70/2008/QÐ-BNN

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÙNG VÀ CƠ SỞ NUÔI CÁ TRA

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ
Nghị định số 59/2005/NÐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QÐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 -2010;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nuôi trồng thuỷ sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Ðiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Ðiều 3. Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Việt Thắng

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÙNG VÀ CƠ SỞ NUÔI CÁ TRA

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 70 /2008/QÐ-BNN ngày 5 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu

Quy chế này quy định nội dung quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi cá tra.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan quản lý có liên quan trong phạm vi cả nước.

Ðiều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi cá tra siêu thâm canh là hình thức nuôi cá tra với mật độ thả ≥ 30 con cá giống lớn/m2 hoặc ≥ 40 con cá giống nhỏ/m2 (cá giống lớn là cá có chiều cao thân 2,5 - 3,0cm, cỡ 10 - 12 con/kg; cá giống nhỏ là cá có chiều cao thân 1,5 - 2,0cm, cỡ 60 - 70 con/kg – quy định tại Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 170 : 2001) theo quy trình công nghệ phù hợp để đạt năng suất ≥ 300 tấn/ha/vụ.

2. Nuôi cá tra thâm canh là hình thức nuôi cá tra với mật độ thả 15 - 20 con cá giống lớn/m2 hoặc 20 - 30 con cá giống nhỏ/m2 theo quy trình công nghệ phù hợp để đạt năng suất từ 150 - 200 tấn/ha/vụ.

3. Cơ sở nuôi cá tra là nơi có hoạt động trực tiếp nuôi cá tra do một tổ chức, cá nhân làm chủ.

4. Vùng nuôi cá tra là vùng đất để nuôi cá tra có từ 2 cơ sở nuôi cá tra trở lên, sử dụng chung nguồn nước cấp và hệ thống thải nước.

5. GAP (Good Aquaculture Practices - Thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản) được ứng dụng trong nuôi cá tra.

6. BMP (Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt hơn) được ứng dụng trong nuôi cá tra.

7. CoC (Code of Conduct for Responsible Aquaculture - Bộ Quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong nuôi trồng thuỷ sản) được ứng dụng trong nuôi cá tra.

(GAP, BMP và CoC được xây dựng dựa trên các nguyên tắc quy định tại Điều 9 - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, 1995).

8. Nuôi cá tra an toàn là quá trình nuôi cá tra có áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm nuôi, an toàn về dịch bệnh cho cá nuôi, thân thiện với môi trường và đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

9. Cơ sở nuôi cá tra an toàn là cơ sở nuôi cá tra áp dụng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quy chế này và được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở nuôi cá tra an toàn; cơ sở áp dụng một trong các bộ tiêu chuẩn quốc tế như GAP, BMP, CoC hoặc tiêu chuẩn nuôi an toàn khác và được tổ chức ban hành tiêu chuẩn tương ứng cấp Giấy Chứng nhận cơ sở nuôi đạt tiêu chuẩn.

10. Vùng nuôi cá tra an toàn là vùng nuôi cá tra có 100% số cơ sở nuôi cá tra trong vùng áp dụng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quy chế này hoặc áp dụng một trong các tiêu chuẩn quốc tế như GAP, BMP, CoC hoặc tiêu chuẩn nuôi an toàn khác, trong đó có ít nhất 80% số cơ sở đã được cấp Giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn tương ứng.

Chương 2.

QUẢN LÝ VÙNG VÀ CƠ SỞ NUÔI CÁ TRA

Điều 4. Điều kiện nuôi cá tra

1. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Cơ sở nuôi cá tra phải sử dụng con giống đạt yêu cầu chất lượng theo quy định tại Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 170 : 2001. Chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra chất lượng.

3. Cơ sở nuôi cá tra phải sử dụng thức ăn công nghiệp theo quy định tại Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188 : 2004 hoặc thức ăn tự chế đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh theo quy định của Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 176 : 2002.

4. Nước thải từ ao nuôi cá tra phải được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6774 : 2000 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 - 1995.

5. Chất thải rắn phải được thu gom, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Khuyến khích xử lý và tái sử dụng chất thải rắn trong nuôi cá tra để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

6. Không sử dụng hoá chất và các chế phẩm sinh học ngoài danh mục được phép sử dụng để xử lý môi trường.

7. Chủ cơ sở nuôi cá tra phải có bản cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện cam kết đó.

Điều 5. Phòng ngừa dịch bệnh trong vùng và cơ sở nuôi cá tra

1. Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

2. Không sử dụng các loại thuốc và hoá chất trong Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản để phòng, trị bệnh cá.

Điều 6. Khuyến khích nuôi cá tra an toàn

1. Khuyến khích xây dựng cơ sở nuôi cá tra theo công nghệ nuôi và mô hình quản lý tiên tiến, phù hợp với điều kiện của địa phương và đảm bảo phát triển nuôi bền vững (như GAP, BMP, CoC hoặc các tiêu chuẩn khác).

2. Chủ cơ sở nuôi cá tra an toàn có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản cấp tỉnh ghi tên cơ sở của mình vào Danh sách cơ sở nuôi cá tra an toàn.

b) Quảng bá cơ sở nuôi cá tra an toàn của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Cục Nuôi trồng thuỷ sản

1. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi cả nước.

2. Đôn đốc các cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh tổ chức thực hiện Quy chế này.

3. Chỉ đạo tổ chức việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra tiên tiến để đảm bảo nuôi cá tra an toàn và phát triển bền vững nghề nuôi cá tra.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản cấp tỉnh

1. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn cấp tỉnh.

2. Phối hợp với Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản cho vùng nuôi cá tra.

3. Định kỳ hàng năm lập và công bố Danh sách cơ sở nuôi cá tra an toàn để quảng bá cho các cơ sở nuôi cá tra an toàn; Danh sách vùng và cơ sở nuôi cá tra siêu thâm canh và Danh sách vùng và cơ sở nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn cấp tỉnh làm cơ sở cho công tác quản lý vĩ mô và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

4. Tổng hợp tình hình nuôi cá tra tại địa phương và báo cáo Cục Nuôi trồng thuỷ sản theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu).

Chương 4.

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI TỐ CÁO

Điều 9. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Ðiều 10. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Quy chế này thì bị xử lý theo quy định tại Mục C chương II Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Ðiều 11. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm Quy chế này của tổ chức, cá nhân với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

1. Khi tiêu chuẩn ngành và văn bản khác liên quan đến việc thực hiện Quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, có điều gì chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Nuôi trồng thủy sản để tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 70/2008/QD-BNN

Hanoi, June 5. 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF TRA CATFISH REARING ZONES AND ESTABLISHMENTS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January- 3, 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Government's Decree So. 59/2005/ND-CP of May 4, 2005, on conditions on a number of aquatic product production and business lines;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 224/1999/QD-TTg of December 8. 1999 approving the aquaculture development program in the 1999-2010 period:
At the proposal of the Director of the Aquaculture Department.

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of tra catfish rearing zones and establishments.

Article 2.- This Decision takes effect if days after its publication in "CONG BAO.

Article3.- Heads of Departments. Bureaus, the Inspectorate and the Office of the Ministry, directors of provincial/municipal Fisheries, and Agriculture and Rural Development Services, and heads of units attached to the Ministry of Agriculture and Rural Development shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Viet Thang

 

REGULATION

ON TRA CATFISH REARING ZONES AND ESTABLISHMENTS
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 70/2008/QD-BNN of June 5, 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objectives

This Regulation provides for the management of tra cattish rearing zones and establishments to ensure sustainable development of tra catfish rearing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Regulation applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals rearing tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 18788) in the Vietnamese territory and concerned management agencies nationwide.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Regulator., the terms below are construed as follows:

1. Super intensive rearing of tra catfish means rearing tra catfish with a density of 30 big breeder fish/m2 or 40 small breeder fish/m2- (big breeder fish means a fish with a body height of 2.5-3 cm. with 10-12 fish weighing 1 kg; small breeder fish means a fish with a body height of 1.5-2 cm. with 60-70 fish weighing 1 kg. as defined by branch standards No. 28 TCN 170:2001). in a proper technological process to reach a productivity of 300 tons/ha/crop.

2. Intensive rearing of tra catfish means rearing tra catfish with a density of 15-20 big breeder fish/m2 or 20-30 small breeder fish/m2 in a proper technological process to reach a productivity of 150-200 tons/ha/crop.

3. Tra catfish rearing establishment means a facility owned by an organization or individual where tra catfish is reared.

4. Tra catfish rearing zone means an area used for tra catfish rearing which accommodates two or more tra catfish rearing establishments using a common water supply source and wastewater drainage system.

5. GAP (Good Aquaculture Practices) is applied to tra catfish rearing.

6. BMP (Better Management Practice) is applied to tra catfish rearing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(GAP. BMP and CoC are formulated based on the principles specified in Article 9 - Aquaculture development of the Code of Conduct for Responsible Fisheries of FAO, 1995).

8. Safe tra catfish rearing means a rearing process in which proper technical methods are applied in order to ensure food safety for products. epidemic safen for reared fish, environmental safety and economic efficiency for raises.

9. Safe tra catfish rearing establishment means a tra catfish rearing establishment which fully satisfies conditions prescribed in this Regulation and is granted a certificate of safe tra catfish rearing establishment; or an establishment which applies one of international standard sets such as GAP. BMP and CoC or other standards on safe aquaculture and is granted a certificate of qualification by the relevant standard promulgating body.

10. Safe tra catfish rearing zone means a tra catfish rearing zone which has 100% of tra catfish rearing establishments fully satisfying conditions prescribed in this Regulation or applying one of international standard sets such as GAP. BMP and CoC or other standards on safe aquaculture. at least 80% of which obtain a relevant certificate of qualification.

Chapter II

MANAGEMENT OF TRA CATFISH REARING ZONES AND ESTABLISHMENTS

Article 4.- Conditions on tra catfish rearing

1. The location of a tra catfish rearing establishment must be in an area planned for tra catfish rearing already approved by a competent authority.

2. A tra catfish rearing establishment must use breeder fish meeting quality requirements set in branch standard 28 TCN 170:2001 and only use breeder fish which have a clear origin and receive quarantine certification and quality examination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Wastewater discharged from tra catfish rearing ponds must be treated to meet Vietnam standards TCVN 6774:2000 and TCVN 5942-1995 on wastewater quality.

5. Solid wastes must be collected and treated according to Clause 3. Article 7 of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15,2005. detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Animal Health. To encourage the treatment and reuse of solid wastes from tra catfish rearing for agricultural production.

6. Not to treat the environment with chemicals and biological preparations outside the list of permitted substances.

7. A tra catfish rearing establishment owner must make a written commitment on environmental protection and observe this commitment.

Article 5.- Epidemic prevention in tra catfish rearing zones and establishments

1. The epidemic prevention for reared fish complies with Clause 2. Article 7 of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15,2005. detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Animal Health.

2. Not to prevent or treat fish diseases with drugs and chemicals on the list of chemicals and antibiotics banned from or restricted for use in aquatic product production and business.

Article 6.- Promotion of safe tra catfish rearing

1. To encourage the building of tra catfish rearing establishments using advanced rearing technologies ana management models ( such as GAP. BMP. CoC or other standards) suitable to local conditions to ensure sustainable aquaculture development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Request a provincial-level aquaculture management agency to include his/her establishment onto the list of safe tra catfish rearing establishments.

b/ Advertise his/her safe tra catfish rearing establishment on the mass media.

c/ Enjoy other rights according to law.

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 7.- Responsibilities of the Aquaculture Department:

1. To organize, examine and supervise the implementation of this Regulation nationwide.

2. To urge provincial-level aquaculture state management agencies in implementing this Regulation.

3. To direct the research into advanced technologies of breeder production and commercial rearing to ensure safe and sustainable development of tra catfish rearing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To organize the implementation of this Regulation in provincial-level territories.

2. To coordinate with the Center for Aquatic Environment and Disease Observation and Warning in organizing the observation and warning of aquatic environment and diseases for tra catfish rearing zones.

3. To annually make and announce lists of safe tra catfish rearing establishments: super intensive tra catfish rearing zones ana establishments: and intensive tra catfish rearing establishments in provincial-level territories to serve as the basis for macro management and tracking down product origins.

4. To review the local tra catfish rearing situation and make reports to the Aquaculture Department on an annual or extraordinary (at request) basis.

Chapter IV

COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS. COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 9.- Commendation

Organizations and individuals gaining achievements in implementing this Regulation may be commended according to law.

Article 10.- Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Complaints and denunciations

1. Organizations and individuals may lodge complaints on. individuals may denounce, an organization's or individual's acts of violating this Regulations to a competent organization or individual.

2. When receiving a complaint or denunciation, a competent organization or individual shall promptly handle it according to the law on complaints and denunciations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12.- Amendment of and supplementation to the Regulation

1. When branch standards and other documents related to the implementation of this Regulation are amended, supplemented or replaced, those new documents prevail.

2. In the course of implementing this Regulation, any inappropriate content to be modified or supplemented should be promptly reported to the Aquaculture Department for sum-up and submission to the Minister of Agriculture and Rural Development for study and decision.

;

Quyết định 70/2008/QĐ-BNN về Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 70/2008/QĐ-BNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 05/06/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 70/2008/QĐ-BNN về Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…