Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 668-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀ NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và các kiến nghị trong Hội nghị "Phòng chống lụt bão, phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển miền Trung" tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 20-22 tháng 6 năm 1997,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế so sánh và những khó khăn của mình, từ đó có giải pháp khắc phục, phòng tránh và thích nghi với thiên tai, tận dụng thời cơ, tổ chức chỉ đạo thực hiện để khai thác cho được tiềm năng, lợi thế tự nhiên và con người nhằm từng bước ổn định và phát triển cùng với các vùng trong cả nước, đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lợi thế nổi bật của các tỉnh ven biển miền Trung trong thời kỳ công nghiệp hoá là có địa hình và hệ sinh thái đa dạng; điều kiện địa chất, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển nhiều ngành công nghiệp; là điểm giao lưu giữa các vùng kinh tế trong nước; là đầu mối giao thông với các nước trong khu vực; có hệ thống cảng biển, đường bộ, đường sắt, sân bay đã và đang tiếp tục được xây dựng; có nguồn lao động đồi dào.

Bên cạnh những lợi thế đó, nhìn chung các tỉnh ven biển miền Trung có điểm xuất phát thấp so với một số vùng khác trong cả nước. Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, lụt, bão, hạn hán... xẩy ra thường xuyên, diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, tới phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung từ nay đến năm 2000 là đạt cho được nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm từ 10-12%; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá các sản phẩm, bảo đảm môi trường sinh thái bền vững, xử lý tốt các vấn đề xã hội trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngoài vùng và nước ngoài.

Điều 2. Phương hướng phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai là "Chủ động phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi", bảo đảm an toàn cho đời sống của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, từng bước thích nghi với tiên tai để phát triển kinh tế.

Trên cơ sở tổng kết công tác phòng chống lụt bão ở các tỉnh miền Trung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cần hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh để:

- Có các qui định, hướng dẫn cụ thể về các giải pháp trong những tình huống khác nhau nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Tiếp tục hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và xây dựng các công trình mới sao cho các công trình này tạo thành hệ thống góp phần ngăn chặn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đồng thời không bị thiên tai lặp đi lặp lại tàn phá gây lãng phí.

- Bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất để né tránh, thích nghi với bão lũ, lụt lội.

Điều 3. Một số chương trình phát triển kinh tế chủ yếu, giảm nhẹ và hạn chế dần do thiên tai gây ra.

1. Chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng:

Rừng ở các tỉnh ven biển miền Trung nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển có vai trò quyết định ngăn chặn và hạn chế tác hại của lụt bão, giữ nước, chống sói mòn sa mạc hoá đất đai, bảo vệ đê biển, giảm nhẹ thiên tai và cân bằng môi trường sinh thái ổn định để phát triển.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 phải đạt cho được độ che phủ của rừng và các cây công nghiệp là trên 40% bằng cách phát triển 650.000 ha rừng mới gồm: khoanh nuôi phục hồi 200.000 ha rừng hiện có, trồng mới trên đất trống đồi núi trọc 450.000 ha rừng và các cây công nghiệp lâu năm có độ che phủ tốt. Đến năm 2010 độ che phủ của rừng và cây công nghiệp lâu năm đạt 60-65%, nhằm nâng cao năng lực phòng hộ, cân bằng môi trường sinh thái, góp phần hạn chế thiên tai.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 286/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cùng các Bộ ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh sớm hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho tổ chức cá nhân và hộ gia đình theo Nghị định số 02/CP ngày 05 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ và theo đúng tinh thần Chỉ thị 286/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Từng tỉnh phải nắm chắc quỹ đất các loại và tình hình sử dụng đất trên địa bàn để có quy hoạch, kế hoạch sử dụng và điều chỉnh hợp lý. Nhất thiết phải đảm bảo các hộ nông dân có đủ đất để trồng cây ngắn ngày đáp ứng nhu cầu lương thực, có đất để trồng cây ăn quả, làm kinh tế vườn, chăn nuôi gia súc. Đây chính là điều kiện tiên quyết, là giải pháp cơ bản để đồng bào định cư, định canh, không phá rừng để trồng cây lương thực mà tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng trên diện tích đất và rừng được giao.

2. Chương trình chuyển đổi cơ cấu và chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, phát huy cho được tiềm năng, lợi thế về đất đai, hệ sinh thái, tập quán, kinh nghiệm sản xuất của từng địa phương để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Cần tập trung giải quyết thuỷ lợi để tăng quỹ đất canh tác, chọn các giống có năng suất, chất lương; bố trí mua vụ hợp lý, phấn đấu đến năm 2000 đạt sản lượng lương thực 4,2 - 4,5 triệu tấn, cùng các vùng sản xuất lúa trọng điểm trong cả nước bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh cây lúa, cần có quy hoạch, kế hoạch và chính sách giải pháp cụ thể huy động cho được mọi nguồn nhân lực để phát triển cây công nghiệp có giá trị, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng;

- Cần gắn nhà máy chế biến đường với phát triển vùng nguyên liệu, nhân nhanh các giống mía mới có năng suất và hàm lượng đường cao, đảm bảo đến năm 2000 toàn vùng định hình trồng khoảng 100.000 ha mía và có đủ các cơ sở chế biến đường góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Có quy hoạch, kế hoạch phát triển các cây cao su, cà phê, bông, tiêu, ca cao... ở những nơi có điều kiện; cây nho, thanh long ở Bình Thuận, Ninh Thuận, gắn liền với việc xây dựng các cơ sở chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả, đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất lâu dài.

- Khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của vùng để phát triển chăn nuôi đàn gia súc, đặc biệt là bò, cứu, dê. Giải quyết tốt về giống và phòng, chống các dịch bệnh gia súc, đặc biệt là bệnh lở mồm, long móng. Sớm có quy hoạch đất đồng cỏ cho hộ gia đình hoặc cho nông dân thuê để chăn nuôi bò theo quy mô trang trại.

Các tỉnh ven biển miền Trung có lợi thế, tiềm năng lớn về đất đai, nước biển, thời tiết và lao động để sản xuất muối đáp ứng đủ nhu cầu dân sinh, nhu cầu công nghiệp, tiến tới xuất khẩu. Tổng cục Địa chính cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần đánh giá và quy hoạch vùng có điều kiện đất đai để chuyển sang sản xuất muối công nghiệp có hiệu quả nhất. Riêng hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, trong năm 1997 phải hoàn thành các thủ tục khảo sát, xây dựng và phê duyệt dự án khả thi các đồng muối Phương Cựu, Quán Thẻ; mở rộng đồng muối Cà Ná để khởi công xây dựng trong năm 1998. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bảo đảm vốn cho các dự án phát triển muối công nghiệp này.

3. Xây dựng các công trình thuỷ lợi và đê điều.

Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi và đề điều ở các tỉnh ven biển miền Trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng tránh thiên tai, ngăn mặn, chống hạn, cung cấp nước cho sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các vùng khó khăn, nhưng phải phù hợp với địa hình, khí tượng thuỷ văn của vùng và phải được tổ chức làm từng bước theo quy hoạch chung.

- Về đê điều:

+ Các đê sông ở các tỉnh ven biển miền Trung phải bảo đảm phòng lũ chính vụ, lũ lớn và cho thu hoạch an toàn lúa đông xuất và hè thu ở các tỉnh phía Nam ven biển miền Trung.

+ Phải quy định cao trình cần thiết cho các tuyến đê biển để ngăn triều cường, hạn chế nước mặn vào đồng, có kế hoạch phát triển trồng cây chắn sóng ở những vùng đê biển xung yếu.

+ Các tuyến đê ven đầm phá phải chống đỡ được mức triều cao nhất trong vụ hè thu và có biện pháp gia cố mặt mái, không để lũ tàn phá khi đê bị ngập.

+ Phải có chương trình nghiên cứu, để ra biện pháp và có kế hoạch cụ thể để xử lý những đoạn sông, vùng cửa sông, vùng bờ biển đang có diễn biến phức tạp (bồi, xói, không ổn định) gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Về hồ chứa nước và kênh mương:

+ Tiếp tục xây dựng mới hồ chứa kể cả các hồ chứa ở thượng nguồn, nâng cấp và hoàn thiện các hồ chứa hiện có để giảm lũ và giữ nước chống hạn, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân và cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng.

+ Từng bước kiên cố hoá hệ thống kênh mương dẫn nước và các công trình đầu mối thuỷ lợi nhỏ, nhằm tiết kiện đất đai, giảm tổn thất nước, phát huy hiệu quả những công trình đã được đầu tư.

+ Cần tổ chức nghiên cứu và có kế hoạch thực hiện chương trình chỉnh trị dòng sông, cửa sông bảo vệ bờ sông, như cửa Tư Hiền, Thuận An, (Thừa Thiên Huế), cửa Đại, cửa An Hoà (Quảng Nam), cửa Đà Rằng, cửa Đà Nông (Phú Yên), cửa sông Cái (Ninh Thuận), cửa Phan Rí (Bình Thuận); xử lý một số đoạn sông, cửa sông đang bị sạt lở; ngăn chặn lấn đất bãi sông để làm nhà, xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến việc thoát lũ các dòng sông.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng đề án cụ thể thực hiện các nội dung nêu trên, xác định các công trình cấp bách đang xây dựng dở dang để tập trung đầu tư hoàn chỉnh ngay trong năm 1998. Trong quý IV năm 1997 phải xác định các công trình cần xây dựng mới trong giai đoạn từ 1998-2000 và những công trình trọng điểm cần được khởi công xây dựng sau năm 2000 trình Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở danh mục các dự án được duyệt, các Bộ chức năng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh lập dự án cụ thể, huy động các nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, địa phương và huy động nguồn tại chỗ của dân để thực hiện.

4. Chương trình phát triển thuỷ sản

Khai thác hải sản là nghề truyền thống, tiền năng và thế mạnh của các tỉnh ven biển miền Trung, Bộ Thuỷ sản phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình này một cách bền vững để tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu.

- Phấn đấu đến năm 2000 đạt sản lượng thuỷ sản 450.000-500.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 250 triệu USD.

- Đẩy mạnh việc khai thác hải sản gắn với đầu tư chiều sâu tăng cường năng lực đánh bắt - nhất là đánh bắt xa bờ, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến, xác định và tổ chức khai thác hiệu quả các ngư trường mới.

- Cùng với khai thác hải sản, cần tổ chức tốt việc nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ đặc biệt là ở các đầm phá).

- Đẩy mạnh khâu chế biến để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước, chú trọng các mặt hàng chế niến cao cấp cho xuất khẩu và phục vụ các trung tâm đô thị lớn và các khu công nghiệp.

- Từng địa phương cần tổ chức các đội tàu gồm các tàu có công suất lớn, có trang thiết bị phục vụ cứu nạn làm nòng cốt cho các tàu thuyền có công suất vừa, nhỏ cùng ra khơi đánh bắt hải sản. Có biện pháp đảm bảo tất cả các thuyền ra khơi đều có phao và các phương tiện phòng hộ cần thiết. Trong mùa bão lụt phải làm tốt việc dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, trang bị phao cứu sinh, phương tiện thông tin, bến bãi neo đậu an toàn cho tầu thuyền và ngư dân và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 39/TTg ngày 18 tháng 01 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ để bảo đản an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

- Tổ chức lại đời sống nhân dân ở các làng chài, trên các vùng đầm phá, vùng dân cư ven biển chuyên về đánh bắt hải sản. Cần có kế hoạch, tạo điều kiện để tất cả các hộ ngư dân định cư trên bờ, chấm dứt tình trạng "du cư" trên đầm, phá... và có kế hoạch đầu tư cải tạo, xây dựng nâng cấp các cảng cá, dịch vụ nghề cá nhằm tạo điều kiện cho tầu thuyền của ngư dân hoạt động đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm.

5- Chương trình phát triển giao thông

- Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng quy định tổng thể, chiến lược phát triển giao thông vận tải các tỉnh ven biển miền Trung theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2000, 2005 và những năm tiếp theo, trong đó xác định các công trình trọng điểm chủ yếu và có các bước đi cụ thể, cơ chế, chính sách đầu tư, huy động vốn, trách nhiệm của Trung ương, địa phương đối với từng công trình theo từng giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó lập các dự án đầu tư để triển khai dứt điểm từng công trình, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không đủ vốn, công trình dở dang kéo dài, kém hiệu quả.

- Trước mặt, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đánh giá hết ảnh hưởng của lụt bão đối với tuyến đường bộ, đường sắt và ngược lại ảnh hưởng của các tuyền giao thông đến việc thoát lũ, chống úng. Cần mở thêm các tuyền đường tránh ở các đoạn thường xuyên bị ngập làm ùn tắc giao thông, các giải pháp gia cố mặt đường, mái đường để chống lũ tàn phá khi tràn qua, bảo đảm an toàn cho các tuyến đường Đông Tây, đặc biệt là đường dân sinh, đường lên miền núi, các tuyến đường dễ bị sạt trượt trong mùa mưa bão.

- Việc cải tạo, nâng cao cấp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành thuỷ lợi để có giải pháp tối ưu bảo đảm tiêu thoát lũ, tiêu úng nhanh, không bị phá hoại, sạt lở trong mùa mưa bão, bảo đảm giao thông suốt trong mọi tình huống.

- Ngoài các trục đường Bắc - Nam, phải có quy hoạch và từng bước xây dựng các trục đường xương cá Đông Tây, cảng hàng không và đường nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, bảo đảm giao thông thông suốt trong cả mùa khô và mùa mưa giữa các huyện trong vùng, miền núi và ven biển (kể cả đường cho xe hai bánh, đường dân sinh...) để thục đẩy sản xuất, giao lưu hàng hoá.

Điều 4. Phát triển nông nghiệp, đô thị và du lịch

Các tỉnh ven biển miền Trung có tiềm năng to lớn và lợi thể về hệ thống các cảng biển, đất đại, địa hình cho phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch.

- Về công nghiệp: Ngoài các ngành công nghiệp hoá dầu, cơ khí sửa chữa và đóng tàu, vật liệu xây dựng, khai thác khoảng sản, phải chú ý phát triển, đầu tư chiều sâu cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, muối công nghiệp, nước khoảng, rượu nho và nước giải khát sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ; đồng thời nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng; nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Việc quy hoạch và xây dựng các cụm, khu công nghiệp, vùng kinh tế phát triển phải gắn liền với việc từng bước nâng cấp hệ thống các cảng biển, đường dây chuyền tải điện, đường vào các cảng và các khu công nghiệp, phù hợp với quy hoạch chung toàn cùng nhằm hỗ trợ và thục đẩy lẫn nhau. Cần sớm có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp như Dung Quất (Quảng Ngãi), Liên Chiểu, Hoà Khánh (Đà Nẵng), Chu Lai, Tam Kỳ, Tràng Nhật (Quảng Nam), Suối Dầu, Suối Hiệp, Hòn Rớ (Khánh Hoà), Tháp Chàm (Ninh Thuận), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), Vũng áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn, Lam Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Hoàng Mai, Nghĩa Đàn (Nghệ An)... nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước tham gia đầu tư và phát triển các khu công nghiệp đã được xác định, từ đó hình thành các trung tâm kinh tế và các đô thị mới của địa phương, thúc đẩy các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống, dịch vụ, thương mại phát triển.

Ngoài việc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp cần khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp - nhất là công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản với qui mô thích hợp ở những địa điểm gần vùng nguyên liệu, có nhiều lao động và phát triển các ngành nghề truyền thống.

- Về phát triển đô thị: Phải sớm quy hoạch lại các đô thị hiện có, nhất là các thành phố, thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh; chú ý gìn giữ, tôn tạo những khu di tích và phố cổ; xây dựng các khu dân cư tập trung gắn với các khu công nghiệp như những đô thị vệ tinh của các thành phố, thị xã hiện nay. Từng bước hình thành một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm xã, liên xã, các cụm dân cư... rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Việc xây dựng đô thị mới và mở rộng đô thị hiện có phải bảo đảm đúng quy định, quy hoạch đã được phê duyệt. Nhất thiết phải có diện tích cây xanh, khu vui chơi giải trí, không làm phá vỡ cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Ưu tiên sử dụng diện tích được giải toàn trong các thành phố, thị xã để trồng cây xanh, làm các khu vui chơi công cộng.

- Về du lịch: Cần tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cho cả khu vực duyên hải miền Trung và cho từng tỉnh. Gắn liền việc khai thác các di sản văn hoá dân tộc trong vùng phục vụ du lịch với việc duy tu, tôn tạo các di sản này. Chú ý phát triển du lịch ven biển, du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch đầm phá - một thế mạnh đặc thù của miền Trung. Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch như khách sạn, bãi tắm, khu vui chơi... cần chú ý phát triển hệ thống dịch vụ để kéo dài ngày ở của khách du lịch và tăng thu từ du lịch cho các ngành sản xuất khác. Có quy định cụ thể và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Điều 5. Phân bố lại lao động dân cư, định canh, định cư, xoá đói giản nghèo.

Xoá đói, giảm nghèo phải gắn liền với định canh, định cư, phân bổ lại lao động, dân cư trong phạm vi của từng tỉnh để khai thác tốt tiềm năng tự nhiên. Đây là vấn đề quan trọng, phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên của các tỉnh ven biển miền Trung. Cần bố trí đủ đất đai để ổn định cho được sản xuất, đời sống của đồng bào, nhất là đồng bào các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng căn cứ kháng chiến cũ.

Riêng hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đất rộng, dân cư còn ít, nếu được đầu tư làm các công trình thuỷ lợi thì có thể mở rộng diện tích canh tác, tiếp nhận thêm lao động để khai thác tiềm năng đất đai. Vì vậy, cần có kế hoạch làm thuỷ lợi, xây dựng hạ tầng cơ sở để một mặt bố trí hợp lý dân cư trong tỉnh (kể cả số dân đã đến từ tỉnh khác), mặt khác chuẩn bị điều kiện để có thể tiếp nhận thêm lao động từ các tỉnh khác đến theo kế hoạch.

Từng tỉnh cần có thời gian cụ thể xoá hết hộ đói. Cần nắm chắc và cập nhật tình hình, nguyên nhân dẫn tới thiếu đói của từng hộ gia đình trong từng xã, từng huyện và phải có kế hoạch giải quyết dứt điểm từng hộ, từng loại đối tượng theo một lịch trình thời gian cụ thể. Thường xuyên kiểm điểm tình hình thực hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đảm bảo chậm nhất là tới năm 2000 không còn hộ đói.

Cần phân loại các hộ gia đình nghèo, xác định nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả. Đối với những hộ nghèo do thiếu đất, thiếu phương tiện sản xuất và vốn, thì cần đảm bảo đủ đất, cho vay đủ vốn bằng tín chấp để bà con có điều kiện ổn định được sản xuất tự ra khỏi cái nghèo. Cần giải quyết tập trung, dứt điểm từng hộ, từng địa phương, không dàn đều, bình quân. Chú trọng công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng kỹ thuật canh tác mới. Tổ chức tốt việc phổ biến kinh nghiệm sản xuất của những hộ làm ăn khá, giỏi để đông đảo đồng bào tham khảo, vận dụng. Cử cán bộ giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể những hộ gia đình nghèo đói do thiếu kinh nghiệp sản xuất. Thực hiện tốt phương thức giáo dục cộng đồng với những đối tượng nghèo, đói do lười biếng.

Đối với những hộ nghèo ở đô thị, cần nắm chắc tình trạng, nguyên nhân nghèo của từng hộ để có biện pháp tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vốn và tạo các điều kiện phù hợp với từng đối tượng. Đối với những hộ nghèo thuộc khu vực giải toả, tái định cư cần có chính sách ưu tiên cho họ nhận đất, nhà ở có điều kiện thuận lợi, thích hợp với ngành nghề của từng đối tượng.

Đối với hộ ngư dân nghèo, ngoài việc giải quyết định cư trên bờ, có đất ở, đất vườn như đối với các hộ nông dân, cần có chính sách tín dụng phù hợp để tạo điều kiện cho từng hồ ngư dân nghèo tự vay hoặc tham gia cùng một số hộ ngư dân khác vay được vốn để đóng tàu, thuyền, mua sắm ngư cụ đánh cá xa bờ và được giãn nợ nếu chưa có khả năng trả do thiên tai gây ra "mất mùa" đánh bắt.

Tổng cục Địa chính chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh thống kê, nắm lại toàn bộ quỹ đất của địa phương cụ thể đến từng xã, huyện đặc biệt là diện tích đất có khả năng trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao và thực trạng sử dụng đất để có kế hoạch khai phá, sử dụng tiết kiện và hợp lý.

Điều 6. Về y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội.

- Về y tế: Cung cấp đủ muối i-ốt cho dân, nhất là vùng cao, giảm tỷ lệ bướu cổ xuống dưới 10%, cơ bản thanh toán bệnh bại liệt ở trẻ em, ngăn chặn, tiến tới thanh toán bệnh phong ở vùng Nam Trung Bộ, xoá xã trắng về cơ sở dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho dân, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 2% vào năm 2000.

Đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện đủ sức khám, chữa bệnh cho dân, củng cố các trạm vệ sinh phòng dịch ở tỉnh, khu vực và huyện, chú trọng kiện toàn mạng lưới y tế nông thôn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho dân.

Đối với các cơ sở y tế của Trung ương hiện có ở Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới v.v... Bộ Y tế cần có kế hoạch đầu tư, nâng cấp cả về quy mô và trang thiết bị tiên tiến, đủ năng lực giải quyết công tác chữa bệnh ở tuyến khu vực, tiến tới hình thành các trung tâm y tế vùng, khu vực vào năm 2000.

- Về giáo dục: Đẩy mạnh công tác xoá mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học và phát triển trung học cơ sở. Khuyến khích xây dựng các trường lớp theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và xã hội hoá giáo dục. Đổi mới những nơi chưa có điều kiện xây dựng kiên cố thì tận dụng nguyên liệu tại chỗ để xây dựng nhưng phải khang trang, gọn dẹp, ấm về mùa đông, mát về mùa hè và nhất thiết các trường phải có sân chơi cho học sinh, trồng cây xanh tạo đẹp môi trường học đường. Mở rộng mô hình các trường dân tộc nội trú để đào tạo cán bộ từ con em đồng bào dân tộc đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài ở địa phương; đổi mới nội dung đào tạo gắn việc học văn hoá với dạy nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi.

Cần có kế hoạch khẩn trương xây dựng các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng, nhất là cho các khu công nghiệp tập trung, các cụm và cơ sở công nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các Trường Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đảm bảo vai trò là trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho cả vùng.

- Về văn hoá - xã hội, thể thao: Tập trung bảo vệ, giữ gìn và từng bước tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng, danh lam thắng cảnh như: Xô viết Nghệ Tĩnh, Lam Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Cố đô Huế, phố cổ Hội an, di tích Chàm v.v... và các di tích kháng chiến. Tăng cường các trường văn hoá nghệ thuật tổng hợp, đào tạo kịp thời nguồn nhân lực cho các loại hình văn hoá, nghệ thuật nhằm giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống, phát triển văn hoá hiện đại kết hợp với bản sắc dân tộc.

Phấn đầu đến năm 2000; bảo đảm 80-95% vùng dân cư nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam. Trung ương đầu tư máy phát sóng trung AM và các trạm phát sóng FM tại một số điểm trung tâm. Tại Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Hải Vân, Vũng Chùa. Các tỉnh đầu tư hoàn thành các đài phát sóng tại địa phương.

Tiếp tục triển khai chương trình chuyển tiếp sóng truyền hình Quốc gia bảo đảm cho 80-90% vùng dân cư được xem trên truyền hình Việt Nam.

Thông qua chương trình quốc gia về thể thao, từng bước hình thành 3 Trung tâm thể thao lớn ở Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà để thúc đẩy phong trào thể thao toàn vùng. Các tỉnh sẽ đầu tư dần từng bước để hình thành các Trung tâm thể thao của tỉnh, trước hết là 3 công trình cơ bản là: sân vận động, nhà thi đấu thể thao tổng hợp, bể bơi.

Điều 7. Tổ chức thực hiện.

- Các nội dung trong Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp chính quyền địa phương, phải được cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch hàng năm của từng ngành chuyên môn, từng cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã và được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành ở Trung ương căn cứ vào chức năng và quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ với các tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc phạm vị chỉ đạo của ngành, địa phương mình được nêu trong Quyết định này.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chương trình, dự án của các Bộ, ngành và các tỉnh duyện hải miền Trung, cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm, với các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện Quyết định này. Trên cơ sở các chương trình dự án được phê duyệt, có kế hoạch cụ thể hàng năm, bắt đầu tư năm 1998.

Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 668/TTg

Hanoi, August 22, 1997

 

DECISION

ON THE NATURAL DISASTER REDUCTION ORIENTATION AND MEASURES AND THE PROGRAMS FOR KEY SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF COASTAL CENTRAL PROVINCES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Aquatic Resources, the Ministry of Industry, the Ministry of Communications and Transport, the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight and the recommendations made at the Conference on "Flood and Storm Prevention and Fight and Socio-Economic Development of Coastal Central Provinces" organized from 20-22 June, 1997 in Hue City,

DECIDES:

Article 1.- The coastal central provinces from Thanh Hoa to Binh Thuan should precisely evaluate their potential and comparative advantages, as well as their difficulties and thereby devise measures to overcome, prevent and adapt themselves to natural disasters, make use of opportunities, organize and direct the exploitation of their potentials, natural advantages and human resources with a view to gradually developing in a sustainable manner together with other regions in the country towards industrialization and modernization.

The striking advantages of the coastal central provinces in the period of industrialization consist of their diversified terrain and ecological systems; their geological and soil conditions which are suitable for the development of various industries; their locations as places of exchange between the various economic regions of the country; traffic gateways to the regional countries; a system of seaports, roads, railways and airports which have been and are being constructed; and an abundant workforce.

Yet, generally speaking, the coastal central provinces are at a lower starting point compared to some other regions of the country. The weather and climatic conditions are harsh and floods, storms and droughts occur frequently, complicating and affecting the peoples life and the socio-economic development of the region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The orientation for flood and storm prevention and fighting and natural disaster reduction is to "take initiative in preventing, reducing and adapting to natural disasters"; to ensure safety for the people’s life, protect the properties of the State and the people; to quickly restore production, stabilize the people’s lives, and step by step adapt to natural disasters for the sake of economic development.

Basing themselves on the review of the flood and storm prevention and control work in the central provinces, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fighting should provide guidance for and closely coordinate with the concerned provinces to:

- Issue specific regulations and guidance on the measures to be taken under different circumstances to prevent and minimize the damage caused by natural disasters.

- Continue upgrading the existing infrastructure works and build new ones in such a way that these projects form a system that helps prevent and reduce damage caused by natural disasters, and at the same time, that can stand up to frequent natural disasters, thus avoiding wastefulness.

- Arrange the structure of crops and change the production seasons to circumvent and adapt to floods and storms.

Article 3.- Key socio-economic development programs, programs on gradual reduction and control of natural disasters.

1. The afforestation and forest protection program:

The forests in the coastal central provinces, especially headwater forests and coastal protective forests, play a decisive role in preventing and limiting the adverse impacts of floods and storms, keeping out water, combating land erosion and desertization, protecting sea dikes, reducing natural disaster, and maintaining a balanced and stable ecological environment conducive to development.

To strive to have over 40% of the countrys total area covered by forests and industrial plants by the year 2000 by planting 650,000 ha of new forests, including: zoning off for the restoration of 200,000 ha of existing forests, planting 450,000 new ha of forests on bare hills and perennial industrial plants of good coverage. By the year 2010, the coverage of forests and perennial industrial plants shall reach 60% to 65%, with a goal of increasing the protective capability, balancing the ecological environment and contributing to natural disaster control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Together with the concerned ministries, branches and provincial People’s Committees, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to promptly fulfill the stable and long-term assignment of land and forests to organizations, households and individuals according to Decree No. 02-CP of January 5, 1994 of the Government and in the spirit of Directive No. 286-TTg of May 2, 1997 of the Prime Minister. Every province must thoroughly evaluate the fund of land of various categories as well as the situation of land use in each locality, so as to work out a land planning and land use plans and make proper adjustments thereto. It is necessary to ensure that peasant households are provided with sufficient land to grow short-term crops to meet their food demand, with enough land for planting fruit trees, gardening and raising domestic animals. This is a prerequisite and a substantial solution for the people to settle and practice Sedentarization, take part in protecting, zoning off and restoring forests and planting new forests on the assigned forest and land areas instead of destroying forests for food crop farming.

2. The program regarding changing the agricultural production structure and agricultural production seasons .

The change of the agricultural production structure must be made along the direction of producing goods of high value in service of domestic demand and export, bringing into full play the potential and advantages in terms of land, the ecological system, production practices and experiences of each locality for the socio-economic development of the whole region.

It is necessary to focus on irrigation so as to increase the arable land fund, select high-quality and high-yield strains, properly arrange crop seasons and strive to achieve by the year 2000 a yearly food output of 4.2-4.5 million tons, and, together with the other key rice-growing regions throughout the country to ensure national food security and increase the export values.

Apart from rice, there should be a planning, concrete plans, policies and measures to mobilize all human resources for developing industrial plants of high value that are suitable to the natural conditions of the region it is necessary:

- To build a sugar plant, together with the development of material areas, rapidly multiply new varieties of sugar canes of high yield and sugar content and ensure that the entire region shall have put some 100,000 ha under sugar canes and have enough sugar processing establishments by the year 2000, thereby contributing to accommodating the domestic consumption and export demands.

- To draw up a general planning and plans on the development of rubber, coffee, cotton, pepper, cocoa, etc. in the suitable areas; grapes and thanh long (dragon fruit) in Binh Thuan and Ninh Thuan, in close coordination with the building of processing establishments and the expansion of outlets, and the increasing of efficiency, thereby making farmers feel capable of long-term production activities.

- To fully exploit the regions potential and advantages so as to develop livestock breeding, particularly cows, lambs and goats. To select good breeds, prevent and combat animal disease, especially oral ulcers and loose hooves. To promptly draft a plan concerning pasture land to be leased to households or farmers for farm-scale cow raising.

The coastal central provinces possess great advantages and potentials in terms of their land, sea water, weather and labor force for producing salt to meet individual daily needs, the industrial demand and for export. The General Land Administration shall, together with the provincial Peoples Committees, assess and mark off those areas that have suitable land conditions to shift efficiently to the production of industrial salt. In particular, during 1997, the provinces of Ninh Thuan and Binh Thuan must fulfill the procedures for prospecting, compiling and approving the feasible projects concerning the Phuong Cuu and Quan The salt fields and concerning the expansion of the Ca Na salt field before their construction commences in 1998. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall ensure funding for these industrial salt production projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The building of irrigation and dike projects in the coastal central provinces is of great significance for preventing natural disasters and salinity intrusion, combating droughts, supplying water for daily life and agricultural production, especially in difficult areas, but such projects must fit the local terrain and hydro-meteorology and the construction thereof must be phased according to the general planning.

- Regarding dikes:

+ The river dikes in the coastal central provinces must prevent floods during the crop seasons, high floods and ensure a safe harvesting of winter-spring and summer autumn rice crops in the southern provinces of the central coast.

+ A necessary minimum height must be set for the sea dike sections to block the high tides, keep salty water away from rice fields; and there should be a plan for growing protective trees in the crucial sea dike areas.

+ The dike sections along lagoons must be able to stand the highest tide level during the winter-spring season and there should be measures to strengthen their top surface so that they can not be damaged when submerged.

+ There should be a research scheme, appropriate measures and concrete plans to deal with those river sections, river mouth areas and coastal areas being subject to complicated changes (alluvial accumulation, erosion, instability), affecting the peoples life and production.

- Regarding reservoirs and canals it is necessary:

+ To continue building new reservoirs, even upstream, and upgrading and perfecting existing ones in order to reduce floods and store water against droughts in service of the peoples production and life and improve the ecological environment for the whole region.

+ To gradually fortify the system of water canals and key small irrigation works so as to reduce land waste and water loss and raise the efficiency of the invested projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the primary responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the provincial Peoples Committees to draw up a concrete plans for the performance of the aforesaid tasks and determine the status of urgent unfinished projects so as to concentrate investment for their completion in 1998. In the fourth quarter of 1997, new projects to be built in the 1998-2000 period and key projects to be constructed after the year 2000 must be listed and submitted to the Prime Minister. On the basis of the approved list of projects, the functional ministries and provincial Peoples Committees shall draft concrete plans, mobilize investment capital from various sources at the central and local levels, as well as from the local people, for execution thereof.

4. The program on the development of aquatic resources.

Exploitation of marine resources is a traditional occupation, a potential and an advantage of the central coastal provinces. The Ministry of Aquatic Resources shall closely coordinate with the provincial Peoples Committees in directing the sustainable implementation of this program so as to increase the output and export values.

- To strive to achieve by the year 20000 an output of 450,000 to 500,000 tons of aquatic products and an export value of some 250 million USD.

- To step up the exploitation of marine resources in combination with in-depth investment in order to promote fishing capacity, especially offshore fishing, upgrade existing processing establishments and build new ones, determine and effectively exploit new fishing grounds.

- Together with the exploitation of marine resources, it is necessary to well organize aquaculture operations (in fresh water, brackish water, particularly in lagoons and swamps).

- To step up the processing so as to qualitatively improve and diversify the aquatic products in service of the domestic consumption, with attention given to high-quality processed products for export and large urban centers and industrial zones.

- Each locality should organize various fleets comprised of large capacity vessels with salvage equipment and facilities in support of medium- and low-capacity vessels and boats which go fishing offshore together. Measures must be taken to ensure that fishing vessels are equipped with buoys and necessary safety facilities. During the flood and storm season, the forecasting and warning of storms and tropical low pressures must be performed well; life buoys, information equipment must be equipped; safe anchoring yards must be prepared for vessels and fishermen and Directive No. 39-TTg of January 18, 1997 of the Prime Minister must be strictly observed to ensure safety for fishing means and fishermen operating on the sea.

- To reorganize the life of people in fishing villages, lagoon areas and coastal residential areas, who live on fishing marine resources. A plan should be made to create conditions for all fishing households to settle on shore, putting an end to their "nomadic lifestyle" on marshes, lagoons, etc., and a plan drafted concerning the investment in renovating, constructing and upgrading fishing quays and services should be made to create conditions for fishermens vessels to fish and sell their products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Communications and Transport shall study and elaborate a master planning and a strategy for the development of communications and transport in the coastal central provinces at each period of time from now till the year 2000, 2005 and afterwards, determining a list of key projects and concrete steps, the investment and capital mobilization mechanism and policy, the responsibilities of the Central Government and local administration for each project at each period of time and submit it to the Prime Minister for approval. On this basis, investment projects shall be drawn up so that every project can be definitely completed, thus avoiding the state of scattered investment, capital shortage, projects left unfinished for long.

- For the immediate future, the Ministry of Communications and Transport shall assume the primary responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the concerned localities to fully assess the impacts of storms and floods on the system of roads and railways and, vice versa, the impacts of traffic routes on the drainage of floods and the control of water logging. By-roads should be built at the frequently flooded road sections where traffic jam often occurs, there should be measures to consolidate the road surfaces and edges against any damage to be caused by flash floods, ensure safety for the east-west routes, especially those roads which are crucial to the peoples life, leading to mountainous regions, or are easily washed away during the rainy and storm season.

- The renovation and upgrading of Highway 1A and the trans-Vietnam railway should be conducted in close coordination with the irrigation service for the optimum solution to ensure that floods and water-logging are quickly drained off, such roads shall not be damaged or washed away during the rainy and storm season and that traffic is smooth under all circumstances.

- Apart from the North-South road axis, there should be a plan for gradual construction of east-west fishbone road axes, airports and roads linking the Central Highland provinces and ensuring uninterrupted communications in both dry and rainy seasons between districts in the region, mountainous and coastal areas (including roads for two-wheelers and roads in service of the peoples daily life) so as to increase the goods production and circulation.

Article 4.- Development of industries, urban areas and tourism.

The coastal central provinces have great potentials and advantages in terms of their seaports, land and terrain for the development of industries, urban areas and tourism.

- Regarding industries: Apart from the petro-chemicals, ship building and repair, construction materials and mining industries, attention must be given to the development of and in-depth investment in the processing of agricultural products, marine products, industrial salt, mineral water, grape wine and soft drinks using on-the-spot materials; while at the same time studying and developing such labor-intensive industries as textiles and garment, leather footwear, and manufacture of consumer goods; thereby increasing the industrial ratio in GDP and creating a premise for industrialization and modernization.

The planning and construction of industrial clusters and zones and development economic zones must be closely linked to the gradual upgrading of the system of seaports, power transmission lines, roads leading to the seaports and industrial zones in conformity with the regional overall planning to ensure that they can support and promote one anothers development. There should soon be a planning or plans on the construction of industrial zones and clusters such as Dung Quat (Quang Ngai), Lien Chieu and Hoa Khanh (Da Nang), Chu Lai, Tam Ky and Trang Nhat (Quang Nam), Suoi Dau, Suoi Hiep and Hon Ro (Khanh Hoa), Thap Cham (Ninh Thuan), Chan May (Thua Thien-Hue), Vung Ang (Ha Tinh), Nghi Son and Lam Son (Thanh Hoa), Cua Lo, Hoang Mai and Nghia Dan (Nghe An), etc. so as to attract foreign investment capital and technologies. Vietnamese organizations and individuals shall be encouraged and given every favorable condition to participate in the financing and development of already approved industrial zones, on this basis, the local economic centers and new cities shall be founded, thus promoting the development of various industries, traditional handicrafts, services and trade.

In addition to the planning on the development of industrial clusters and zones, it is necessary to encourage the development of industrial establishments, particularly those engaged in processing agricultural and aquatic products, of appropriate sizes in the locations close to the material areas with abundant labor force and the development of traditional trades and crafts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The construction of new cities and expansion of existing ones must comply with the regulations and approved planning. Such cities must have areas covered by trees and entertainment places which do not affect the scenery and pollute the environment. Priority shall be given to planting trees on the cleared areas in the provincial capitals and towns, transforming them into public entertainment places.

- Regarding tourism: To focus on elaborating tourism development master plans for the whole coastal central region and for each province. The exploitation of reginal national cultural heritage through tourism must be closely associated with the preservation and maintenance of these historical sights. To pay attention to developing coastal tourism and ecological tourism, particularly lagoon tourism, a unique strength of the central region. In addition to the development of the tourist infrastructure such as hotels, beaches, entertainment centers, attention should be paid to the development of a system of services that will lengthen the stay of tourists and increase revenues from tourism for other production branches. There should be concrete regulations on the environmental protection and the preservation of the nations cultural identity and the supervision of their observance should be organized.

Article 5.- Redistribution of labor, sedentarization, settlement and hunger eradication and poverty reduction.

Hunger eradication and poverty reduction must be closely associated with sedentarization, settlement and redistribution of labor and population within the territory of each province so as to well tap the natural potentials. This is a crucial issue which should be considered as a regular task of the coastal central provinces. It is necessary to allocate sufficient land for stabilizing the production and life of the people, especially the ethnic minority people residing in the high land and former resistance base areas.

In the provinces of Ninh Thuan and Binh Thuan, which are large in land but thinly populated, if investment is made in the construction of irrigation projects, the cultivated areas can be expanded, and more labor can be employed to exploit the land potential. Therefore, there should be plans for building irrigation infrastructure projects so as to, on the one hand, rationally arrange the population (including those coming from elsewhere) in each province and, on the other hand, prepare sufficient conditions for accepting new laborers coming from other provinces as planned.

Every province should have a specific timetable for hunger elimination. It is necessary to thoroughly understand and update the situation and causes of food shortage and hunger suffered by households in each commune and each district so as to work out a plan regarding helping such poor households and people overcome their poverty under a specific timetable. Regular review of the implementation of this plan should be made and timely adjustment measures should be taken, to ensure that there will be no households suffering from hunger by 2000 at the latest.

It is necessary to classify poor households and find out the causes of their poverty so as to take effective assistance measures. For the households which are poor due to lack of land, production means and capital, it is necessary to provide them with sufficient land and lend them sufficient capital under a pledge of trust so that they can have conditions to stabilize their production and get out of their poverty by themselves. Efforts and support should be concentrated on household after household and locality after locality for definite settlement other than that which can be evenly distributed to all. Importance should be attached to agricultural promotion, the transfer of technological and scientific advances and the application of new farming techniques. It is also necessary to effectively disseminate examples of production activities and production experiences of households which are successful or excellent in business and production so that large numbers of people can learn. To appoint personnel to assist and provide specific guidance for households which are indigent due to lack of production experiences. To properly apply the mode of community-based education to the people who are poor due to laziness.

For poor urban households, it is necessary to understand the situation and causes of the poverty suffered by each household so as to work out measures to create jobs, give support in capital and create conditions suitable to each household. For poor households residing in areas about to be cleared, upon their resettlement, they should be given priority in receiving land and houses suitable to their business lines.

For poor fishing households, apart from helping them to settle on shore and have residential and garden land like farming households, there should be an appropriate credit policy to create conditions for each to borrow on its own, or together with other fishing households, capital for building vessels or boats, purchasing offshore fishing gear and enjoy debt rescheduling if they are unable to pay such debts due to "fishing crop" failure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- On health, education, cultural and social affairs.

- Regarding health: To provide sufficient iodized salt to the people, especially highlanders; to reduce the rate of goiter sufferers to below 10%, to effectively eliminate polio among children, to prevent and eliminate leprosy in southern central Vietnam, to elaminate "white" communes (communes without a medical service and health care center), reduce the natural population growth rate to below 2% by the year 2000.

To invest in upgrading provincial and district polyclinic hospitals to make them capable of examining and treating diseases of the people, to strengthen the epidemic prevention stations at the provincial, regional and district levels, and to attach importance to consolidating the rural medical network, especially in the highland and remote areas, so as to provide primary health care for the people.

For the existing central medical establishments in Da Nang, Hue, Dong Hoi, etc., the Ministry of Health should have a plan to invest in upgrading them in terms of sizes and advanced equipment and facilities so that they are capable of undertaking the medical treatment at the regional level, then proceed to the formation of regional medical centers by 2000.

- Regarding education: To accelerate anti-illiteracy work and the universalization of primary education and expansion of basic secondary education. To encourage the building of schools and classes according to the mode of "the State and the people join efforts" and educational socialization. For those areas that lack conditions to build solid schools and classes, local materials shall be made full use of to build schools and classes, which, however, must be wide, tidy, warm in the winter and cool in the summer and every school must have a playing yard for its pupils, and green trees to ensure a good school environment.

To expand the model of boarding schools for ethnic minority pupils so as to train ethnic minority cadres to meet the local immediate and long-term demand; to renew the training curriculum and link literacy skills and academic study to vocational training in a manner suitable to the mountainous socio-economic conditions.

It is necessary to draft a plan to promptly construct vocational training schools to train technicians so as to meet the demand for labor force in the region, especially technicians for concentrated industrial zones, industrial clusters and establishments.

The Ministry of Education and Training shall coordinate with the province of Thua Thien Hue and the City of Da Nang in directing the Hue and Da Nang universities to play its role as a center for training of technical and scientific personnel for the entire region.

- Regarding cultural, social and sport affairs: To concentrate on protecting, preserving and step by step renovating historical and revolutionary sites and scenic places such as: those related to the Soviet revolutionary movement in Nghe Tinh, Lam Son historical sites, the ancient citadel of Quang Tri, Hue’s imperial capital, Hoi An ancient streets, the Cham relics and revolutionary sites. To strengthen general cultural and art schools, to train in time the human resource for various cultural and art forms in order to preserve traditional values, to develop modern culture in combination with the national identity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To continue implementing the national television relay program to ensure that 80% - 90% of the inhabited areas can watch Vietnam Television program.

Through the national program on sports, to systematically begin three large sport centers in Nghe An, Da Nang and Khanh Hoa so as to boost the sport movement in the whole region. Each province shall gradually invest in forming its sport centers, first of all, three basic projects, i.e. a stadium, a general sport competition house and a swimming pool.

Article 7.- Organization of implementation.

- The contents of this decision which are the major tasks of the local administration of various levels must be concretize into programs and annual plans of each specialized branch and each provincial, district or commune administration and they shall be directed and implemented under the leadership of the local Party’s Committees.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development, the ministries and branches at the central level shall base themselves on their functions and powers to closely coordinate with the concerned provinces in direct the implementation of the contents defined in this Decision within the scope of direction of their branches and localities.

- The Ministry of Planning and Investment shall review the programs and projects of the ministries, branches and coastal central provinces, balance and arrange annual investment programs together with specific solutions, mechanisms and policies for implementing this Decision. On the basis of the approved programs and projects, it shall make concrete annual plans, starting from 1998.

Article 8.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the coastal central provinces shall have to implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Quyết định 668-TTg năm 1997 về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những chương trình chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển miền Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 668-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 22/08/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 668-TTg năm 1997 về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những chương trình chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển miền Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…