ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 645/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 13 tháng 3 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 28/TTr-SNN ngày 28 tháng 02 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới diện tích 9.700 ha sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (có Kế hoạch kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành Kế hoạch được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xác định cụ thể nguồn và mức kinh phí triển khai Kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điểu 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TÁI CẤP CHỨNG NHẬN
VÀ CHỨNG NHẬN MỚI DIỆN TÍCH SẢN XUẤT THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP NĂM
2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận, bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2017 như sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh.
- Kết thúc năm 2017, toàn tỉnh có 9.700 ha thanh long sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP.
II. Thời gian và địa điểm thực hiện:
1. Thời gian thực hiện: Trong năm 2017.
2. Địa bàn và diện tích (theo phụ lục đính kèm).
- Các tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất thanh long.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cá nhân sản xuất thanh long.
1. Các tổ chức (tổ hợp tác, nhóm liên kết) sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia và xây dựng tổ hợp tác (THT)/nhóm liên kết sản xuất thanh long theo VietGAP đúng quy định.
- Trên cơ sở diện tích đã phân bổ, tiến hành vận động, hướng dẫn, giúp nông dân tổ chức xây dựng các THT, hợp tác xã sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có quy mô để hoạt động.
- Thời gian xây dựng và hình thành THT: Tháng 5 năm 2017.
2. Đối với diện tích thanh long đã được chứng nhận VietGAP:
- Tăng cường kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất để xem xét, đánh giá việc duy trì sản xuất theo VietGAP của các cơ sở.
- Yêu cầu các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nội bộ (ít nhất mỗi năm một lần) và lưu hồ sơ trong quá trình thực hiện.
- Trước khi Giấy chứng nhận VietGAP hết hiệu lực 01 (một) tháng, nhà sản xuất có yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận phải đăng ký gia hạn với Tổ chức chứng nhận (Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận).
- Tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra giám sát để xem xét cấp lại giấy chứng nhận đối với các cơ sở có yêu cầu.
3. Đối với diện tích thanh long đăng ký mới năm 2017:
a) Khảo sát, phân tích đánh giá các chỉ tiêu của mẫu đất, nước ở vùng sản xuất: Tổ chức thực hiện việc lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích đánh giá nguy cơ ô nhiễm cho tất cả các diện tích đăng ký chứng nhận sản xuất theo VietGAP.
b) Triển khai công tác tập huấn:
- Tập huấn các chuyên đề cho tất cả nông dân tham gia đăng ký sản xuất thanh long theo VietGAP gồm các nội dung:
+ Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật và an toàn lao động.
- Tập huấn chuyên đề cho Ban điều hành tổ liên kết (Trưởng nhóm, phó trưởng nhóm, kiểm soát viên nội bộ) và tổ tư vấn tại các địa phương, hướng dẫn, đánh giá các chỉ tiêu kiểm tra và một số quy định của sản xuất theo VietGAP.
- Thời gian hoàn thành công tác tập huấn: Tháng 9 năm 2017. c) Xây dựng quy trình sản xuất:
Hướng dẫn các tổ liên kết sản xuất thanh long theo VietGAP xây dựng và thống nhất thực hiện quy trình sản xuất thanh long theo VietGAP.
d) Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá:
Hướng dẫn cách kiểm tra, đánh giá thực hiện VietGAP trong quá trình sản xuất, gồm các nội dung sau:
- Cách ghi chép nhật ký sản xuất.
- Cách sắp xếp kho chứa và bảo quản hóa chất.
- Các vấn đề về vệ sinh trong khu vực sản xuất, bảo hộ lao động trong sản xuất.
- Các quy định khác theo yêu cầu của VietGAP. đ) Tổ chức lấy mẫu trái và cấp giấy chứng nhận:
Sau khi các tổ chức, cá nhân hoàn tất các yêu cầu của VietGAP, tiến hành lấy mẫu trái để phân tích dư lượng, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP.
e) Sau khi chứng nhận VietGAP:
Tổ chức chứng nhận tăng cường công tác kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất nhằm xác định việc duy trì thực hiện sau khi được chứng nhận VietGAP, nội dung kiểm tra gồm:
- Nhật ký sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh của VietGAP.
4. Đánh giá tái cấp giấy chứng nhận:
- Trước 3 tháng khi giấy chứng nhận hết thời gian hiệu lực, Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị, cá nhân và Ban chỉ đạo các địa phương để chuẩn bị các điều kiện, bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu của VietGAP.
- Bảo đảm 100% diện tích của các tổ chức/cá nhân đã chứng nhận được đánh giá và tái cấp giấy chứng nhận khi đến hạn.
1. Tổ chức:
- Ở tỉnh duy trì Ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững theo Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ở huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì và củng cố Ban chỉ đạo cấp huyện để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2017.
- Ở các xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát, củng cố Ban chỉ đạo cấp xã.
- Tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao năng lực cho Tổ tư vấn VietGAP tại các địa phương để đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2017 theo quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc triển khai sản xuất chứng nhận thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tại Công văn số 1279/CV-BCĐ ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Ban Chỉ đạo thanh long VietGAP tỉnh Bình Thuận
2. Chính sách:
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP theo quy định tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
3. Kinh phí:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí phân khai chi tiết thực hiện Kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, đoàn thể và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở triển khai tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 9.700 ha trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
- Phân công, giao trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:
a) Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long:
- Là đơn vị thường trực được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung theo Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ, đảm bảo đủ năng lực, trình độ để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn cho các THT sản xuất thanh long theo VietGAP tại các địa phương thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp và gia hạn giấy chứng nhận VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long theo đúng quy định.
- Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Chi cục Bảo vệ thực vật:
Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long: Tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ; cử cán bộ tham gia với Trung tâm trong việc lấy mẫu đất, nước, quả theo kế hoạch; phối hợp với Trung tâm xây dựng nội dung để hướng dẫn quy trình sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trên thanh long.
c) Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư:
- Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ; cử cán bộ tham gia với Trung tâm trong việc lấy mẫu đất, nước, quả theo kế hoạch.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền các vấn đề liên quan đến việc sản xuất thanh long an toàn trên các “Bản tin khuyến nông”.
d) Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Bình Thuận:
Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ; cử cán bộ tham gia với Trung tâm trong việc lấy mẫu đất, nước, quả theo kế hoạch; phối hợp với Trung tâm xây dựng nội dung để hướng dẫn các nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, sơ chế, chế biến thanh long.
4.2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác xây dựng các tổ/nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các địa phương.
- Tiếp tục phân công, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các đơn vị, phòng ban có liên quan của triển khai nhiệm vụ sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức giao ban theo định kỳ để đánh giá việc triển khai thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương.
- Tiếp tục chỉ đạo Tổ tư vấn cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố) và Tổ tư vấn cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trong việc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp là Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long) triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương, cụ thể như sau:
a) Nhiệm vụ của Tổ tư vấn VietGAP cấp huyện:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kế hoạch triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn theo quyết định đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức hướng dẫn cho các tổ, nhóm VietGAP, Ban chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai:
+ Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Sử dụng hóa chất và an toàn lao động trong sử dụng hóa chất.
+ Cách ghi chép sổ sách nhật ký.
+ Quy trình kiểm tra nội bộ, đánh giá theo các tiêu chí của VietGAP.
+ Các quy định của VietGAP trong sản xuất.
- Hướng dẫn các tổ, nhóm VietGAP thực hiện việc kiểm tra, đánh giá nội bộ lần cuối và các thủ tục đăng ký chứng nhận gửi cho Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long.
- Hướng dẫn các tổ VietGAP khắc phục các khuyết điểm, những sai sót trong quá trình sản xuất thanh long VietGAP; tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc cho các tổ VietGAP trên địa bàn.
- Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long trong quá trình triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn theo Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Nhiệm vụ của Tổ tư vấn VietGAP cấp xã:
- Vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người trồng thanh long tham gia thành lập các tổ, nhóm sản xuất VietGAP theo tiêu chí của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ.
- Hướng dẫn các Tổ VietGAP triển khai nhiệm vụ sản xuất thanh long VietGAP theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân huyện giao.
- Hướng dẫn các thành viên của Tổ VietGAP ghi chép sổ nhật ký trong quá trình sản xuất thanh long theo VietGAP đúng quy định.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất thanh long theo VietGAP trên địa bàn xã, đồng thời phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các Tổ VietGAP cho Ủy ban nhân dân xã và tổ tư cấp huyện xem xét, giải quyết.
4.3. Các Sở, ngành có liên quan:
a) Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên:
- Chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm vận động, hướng dẫn và tổ chức cho các hội viên, đoàn viên tham gia tích cực trong việc xây dựng nhóm nông dân liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn bạc và thống nhất chương trình triển khai trên từng địa bàn.
- Cử cán bộ cùng tham gia với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long để triển khai các nội dung trong kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận:
Có trách nhiệm cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu cây thanh long hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương thành lập, xây dựng quy chế hoạt động cho các nhóm, tổ hợp tác sản xuất thanh long an toàn trên địa bàn tỉnh.
c) Hiệp hội Thanh long Bình Thuận:
- Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long và Ủy ban nhân dân các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long đăng ký tham gia sản xuất, sơ chế thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Tổ chức cấp chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long theo quy định.
d) Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận:
Thường xuyên phổ biến, thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung liên quan đến sản xuất thanh long theo VietGAP trên địa bàn tỉnh.
- Có trách nhiệm thông tin đến các doanh nghiệp thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long đăng ký tham gia thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và liên kết với các nhóm nông dân sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP để thu mua cho nông dân
- Phối hợp với Hiệp hội thanh long Bình Thuận chọn từ 1 - 2 doanh nghiệp làm thí điểm tổ chức triển khai thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) để rút kinh nghiệm nhân rộng trên địa bàn ở những năm tiếp theo.
- Tăng cường công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp hoạt động thu mua, đóng gói thanh long xuất khẩu, tiến tới kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng được đưa vào lưu thông và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
e) Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí kinh phí cho triển khai Kế hoạch sản xuất, chứng nhận thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2017./.
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT THANH
LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận)
Đơn vị tính: ha
STT |
Địa phương |
Diện tích cấp mới trong năm 2017 |
Diện tích tái cấp chứng nhận trong năm 2017 |
Toàn tỉnh |
1.360 |
4.663,87 |
|
Hàm Thuận Nam |
585 |
2.305,37 |
|
1 |
Hàm Mỹ |
50 |
157,99 |
2 |
Hàm Minh |
80 |
355,43 |
3 |
Hàm Cường |
80 |
337,12 |
4 |
Hàm Thạnh |
110 |
313,13 |
5 |
Mương Mán |
50 |
122,08 |
6 |
Tân Thuận |
70 |
156,38 |
7 |
Tân Lập |
40 |
130,73 |
8 |
Thuận Nam |
35 |
399,21 |
9 |
Hàm Kiệm |
35 |
168,54 |
10 |
Tân Thành |
35 |
140,97 |
11 |
Thuận Quý |
|
23,80 |
Hàm Thuận Bắc |
495 |
2.139,49 |
|
1 |
Ma Lâm |
45 |
273,63 |
2 |
Phú Long |
50 |
140,73 |
3 |
Hàm Trí |
40 |
76,74 |
4 |
Hàm Đức |
40 |
219,42 |
5 |
Hàm Hiệp |
60 |
440,70 |
6 |
Hàm Thắng |
40 |
31,20 |
7 |
Hàm Liêm |
40 |
153,47 |
8 |
Hàm Chính |
40 |
254,94 |
9 |
Hồng Sơn |
40 |
333,50 |
10 |
Thuận Minh |
30 |
53,10 |
11 |
Hàm Phú |
30 |
44,46 |
12 |
Thuận Hòa |
20 |
35,39 |
13 |
Hồng Liêm |
20 |
82,22 |
Thành phố Phan Thiết |
50 |
51,39 |
|
1 |
Tiến Lợi |
20 |
43,26 |
2 |
Tiến Thành |
10 |
- |
3 |
Phong Nẫm |
20 |
8,13 |
Thị xã Lagi |
60 |
28,52 |
|
1 |
Tân Hải |
30 |
12,58 |
2 |
Tân Tiến |
30 |
15,94 |
Huyện Bắc Bình |
120 |
125,51 |
|
1 |
Hải Ninh |
20 |
53,98 |
2 |
Lương Sơn |
10 |
17,27 |
3 |
Hồng Thái |
20 |
7,69 |
4 |
Phan Rí Thành |
10 |
15,26 |
5 |
Chợ Lầu |
20 |
31,31 |
6 |
Phan Hiệp |
10 |
- |
7 |
Sông Lũy |
10 |
- |
8 |
Bình Tân |
10 |
- |
9 |
Bình An |
10 |
- |
Huyện Hàm Tân |
50 |
13,60 |
|
1 |
Tân Nghĩa |
30 |
13,60 |
2 |
Sông Phan |
20 |
- |
Quyết định 645/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới diện tích 9.700 ha sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 645/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Phạm Văn Nam |
Ngày ban hành: | 13/03/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 645/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới diện tích 9.700 ha sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Chưa có Video