ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 597/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 03 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025” với các nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) bền vững, dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực chất lượng cao và liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chú trọng đến quan điểm tăng trưởng xanh, đảm bảo tính phát triển bền vững (không gây ô nhiễm môi trường, không xâm hại tài nguyên, bảo tồn di sản...); sử dụng tối ưu nguồn lực về tài nguyên, nhân lực, tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tỷ trọng đóng góp của giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn và bảo vệ môi trường nông thôn.
- Phát triển CNNT phải gắn với quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa phải lấy CNNT khởi đầu để chuyển sản xuất thuần nông sang ngành nghề, dịch vụ; chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất CNNT, coi trọng chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNNT trên thị trường.
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp nông thôn giai đoạn đến năm 2025: đạt 17-17,5%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp nông thôn đến năm 2025 đạt 13.500- 15.000 tỷ đồng.
- Tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh đến năm 2025 là: 20 - 25%.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Trong giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên tập trung phát triển các nhóm ngành, sản phẩm CNNT có thế mạnh của các địa phương về nguồn tài nguyên, lao động và thân thiện với môi trường như: chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí; vật liệu xây dựng, dệt may - da giày:
1. Đối với nhóm sản phẩm chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống
- Phát triển các ngành chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống có lợi thế cạnh tranh, có nguyên liệu dồi dào (thủy hải sản, gỗ rừng trồng...). Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đồ uống phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh.
- Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá thành và sức cạnh tranh sản phẩm; hình thành được vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo ổn định hoạt động của ngành; quan tâm, chú trọng việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Hướng đến sản xuất hàng hóa sản phẩm nông sản cuối cùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện xuất khẩu. Hình thành trung tâm đầu mối về chế biến nông sản trong khu vực.
2. Đối với nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Đẩy mạnh phát triển các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tiềm năng, có lợi thế so sánh mang lại giá trị kinh tế cao, phục vụ cho khách du lịch, đặc biệt hướng đến việc phục vụ cho khách du lịch hai kỳ Festival Huế hàng năm (Festival nghề truyền thống và Festival Huế)
- Đa dạng hóa sản phẩm mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, các mặt hàng mây tre đan, dệt, may mặc, thêu ren và các loại sản phẩm đặc sản từ nông lâm, thủy sản. Hình thành các doanh nghiệp hạt nhân tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, các địa bàn nông thôn trong tỉnh để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, sẵn sàng đủ điều kiện tìm kiếm, trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu đảm bảo ổn định sản xuất và phát triển.
3. Đối với nhóm sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí;
Phát triển ngành cơ khí sản xuất và sửa chữa thiết bị máy móc, cơ khí hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Liên doanh, liên kết để trở thành nhà cung cấp chi tiết sản phẩm, là mắt xích trong phân công sản xuất, phân phối sản phẩm, giảm thiểu gia công cơ khí đơn thuần. Coi trọng, ưu tiên đầu tư phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn quy mô vừa và nhỏ. Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ khí, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.
4. Đối với nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng
Khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi và đẩy mạnh đầu tư sản xuất vật liệu không nung, vật liệu nhân tạo hướng đến phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên. Phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu gỗ rừng trồng. Đẩy mạnh sản xuất đá ốp lát granite, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tổ hợp khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng. Khuyến khích nghiên cứu và phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng tái chế từ rác thải...
5. Đối với nhóm dệt may - da giày
Tạo điều kiện về mặt bằng, tiếp tục các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, lãi suất ưu đãi để phát triển các cơ sở sản xuất may mặc vệ tinh nhằm sử dụng nguồn lao động khu vực nông thôn phục vụ cho các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp. Thúc đẩy các sản phẩm may mặc truyền thống; phục hồi các nghề dệt, nhuộm truyền thống thân thiện với môi trường.
(có Phụ lục 01 đính kèm)
V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển CNNT đến năm 2025: 1.897 tỷ đồng
Trong đó: |
+ Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ: 289 tỷ đồng (15%). |
|
+ Nguồn vốn xã hội hóa: 1.608 tỷ đồng (85%). |
Trong giai đoạn đến năm 2025 cần ưu tiên thực hiện đầu tư các nội dung sau:
- Đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề;
- Đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở CNNT và phát triển thị trường sản phẩm CNNT;
- Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ phát triển CNNT.
(chi tiết có Phụ lục 02 đính kèm)
1. Giải pháp về chính sách
Tập trung triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn; thực hiện lồng ghép các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với cơ sở CNNT.
2. Giải pháp về công tác quản lý nhà nước đối với ngành nghề công nghiệp nông thôn
Tổ chức có hiệu quả các chính sách đã ban hành; nghiên cứu, xây dựng các chính sách mới để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp nông thôn, trong đó chú trọng hỗ trợ các nhóm sản phẩm CNNT ưu tiên phát triển đến năm 2025.
3. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, làng nghề
- Tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn để thu hút nhà đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển CNNT.
- Tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh trong giai đoạn đến năm 2025 ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật các Cụm Công nghiệp và một số làng nghề CNNT trên địa bàn tỉnh.
4. Giải pháp về vốn
- Phát huy tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn của tỉnh và các thành phần kinh tế khác để phát triển; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: góp vốn, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp, vay các tổ chức tín dụng...
- Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, ...
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp vào lĩnh vực phát triển công nghiệp nông thôn,..
- Tăng cường tìm kiếm vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài để khai thác thêm các nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, xử lý môi trường ở các làng nghề, ...
5. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Hỗ trợ cho người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, trình độ nghề nghiệp trong quá trình làm việc ở các cơ sở sản xuất công nghiệp; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề nhằm giúp lao động nông thôn dễ dàng tiếp cận với những nghề phi nông nghiệp, cần có chính sách khuyến khích học nghề một cách phù hợp với điều kiện thu nhập và hoạt động kinh tế của người lao động.
- Đổi mới chương trình đào tạo nghề, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, tăng cường thời lượng thực hành, tham vấn nội dung chương trình đào tạo của các nước công nghiệp phát triển, chuẩn hóa chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc tế. Thay đổi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo theo hợp đồng.
6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về khoa học công nghệ phục vụ kinh tế nông thôn của tỉnh, tổ chức tham quan học tập và rút kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ từ các địa phương khác trong cả nước.
- Hỗ trợ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở, đơn vị trong CNNT đi tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Phối hợp đồng bộ giữa khuyến khích nhập công nghệ mới, tiên tiến với nghiên cứu cải tiến công nghệ và sản xuất truyền thống.
- Phối hợp với các cơ quan có chuyên môn như các Trường Đại học, Viện và Trung tâm Nghiên cứu để thiết kế mẫu mã tạo thương hiệu mang tính khác biệt, sản phẩm lấy công năng sử dụng làm yếu tố tiên quyết, kết hợp với hình thức đơn giản, họa tiết bản địa nhằm tạo sự độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng. Phân tích định lượng các sản phẩm nhằm tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Cập nhật thông tin công nghệ, thiết bị mới, nghiên cứu hoàn thiện máy móc phục vụ cho các nghề và làng nghề.
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm đến từng hộ sản xuất cá thể, các tổ chức, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
7. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại và hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn
- Hỗ trợ tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn về tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt đối với sản phẩm CNNT chủ lực, sản phẩm CNNT tiêu biểu. Hỗ trợ tham quan học tập khảo sát kinh nghiệm phát triển CNNT kết hợp với tăng cường quảng bá mô hình tiên tiến trên các phương tiện truyền thông; Hỗ trợ chuyển đổi, tổ chức tốt hệ thống doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm thông qua các chính sách hỗ trợ thương mại nông thôn.
- Triển khai đồng bộ chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đối với các sản phẩm CNNT, xây dựng thương hiệu mẫu mã hàng hóa sản phẩm CNNT bảo đảm độ tin cậy nhất định của người tiêu dùng. Phát huy hệ thống các chợ đầu mối hiện tại và các chợ nhỏ trong phân phối sản phẩm.
- Đăng ký thương hiệu, kiểu dáng mẫu mã, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm để chiếm lĩnh thị trường và tạo lòng tin khách hàng, khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Thành lập các hội làng nghề, tăng cường quản lý thị trường khắc phục cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tạo điều kiện để các cơ sở tăng cường tiếp thị, nắm bắt thông tin thị trường, nhất là các sản phẩm hàng hóa CNNT chủ lực. Thúc đẩy triển khai chương trình: mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020. Thúc đẩy thương mại điện tử trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các cơ sở trong xây dựng website quảng bá.
1. Sở Công Thương
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhằm đạt các mục tiêu của đề án.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh các cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp; xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn đến năm 2025 góp phần thúc đẩy phát triển CNNT.
2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã
Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án; Tổ chức và thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ; đề án phát triển CNNT với các chương trình, dự án khác có trên địa bàn, đặc biệt là gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; chủ động xây dựng kế hoạch phát triển CNNT của địa phương để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án theo định hướng và giải pháp đã đề ra;
Chỉ đạo UBND cấp xã, cơ quan chuyên môn trực thuộc tích cực hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp; tập trung đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài các cụm công nghiệp, cụm làng nghề trên địa bàn để thu hút nhà đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển CNNT.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng các Đề án, kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung chương trình OCOP, các chương trình phát triển nông thôn gắn với phát triển CNNT trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học công nghệ
Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ liên quan, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, các đề tài khoa học vào thực tế sản xuất CNNT để đạt hiệu quả cao.
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Tổ chức các hội thảo giới thiệu thiết bị, công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản, chế biến sản phẩm phù hợp với điều kiện của địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm CNNT chủ lực.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp và làng nghề cần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào danh mục đầu tư công trung hạn; chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ Trung ương, nguồn từ các chương trình, dự án có liên quan để thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.
6. Các Sở, ngành liên quan
Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án đảm bảo có hiệu quả.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Lao động Thương binh và Xã hội; Khoa học và Công nghệ; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày
12 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh)
STT |
Tên chương trình/dự án |
Thời gian thực hiện |
Dự kiến kinh phí thực hiện (tỷ đồng) |
Nguồn vốn thực hiện |
I |
Đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; làng nghề |
|
306 |
Nguồn vốn ngân sách tỉnh; ngân sách hỗ trợ trung ương... Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp... Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ khác |
1 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Thủy Phương |
2019-2025 |
60 |
|
2 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Tứ Hạ |
2019-2025 |
60 |
|
3 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNN Bắc An Gia |
2019-2025 |
25 |
|
4 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNN Thuận An |
2019-2025 |
30 |
|
5 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Hương Phú, Hương Hòa (huyện Nam Đông) |
2019-2025 |
20 |
|
6 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN A Co |
2019-2025 |
25 |
|
7 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Điền Lộc |
2019-2025 |
20 |
|
8 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNN Vinh Hưng |
2019-2025 |
15 |
|
9 |
Đầu tư hạ tầng các làng nghề và xử lý ô nhiễm môi trường một số làng nghề ở CNNT |
2019-2025 |
51 |
|
II |
Đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở CNNT và phát triển thị trường sản phẩm CNNT |
2019-2025 |
1445 |
|
1 |
Dự án đầu tư phát triển nhà máy chế biến lúa gạo, lạc, khoai, sắn tại các CCN |
2019-2025 |
42 |
Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp,.. |
2 |
Dự án đầu tư phát triển nhà máy chế biến các sản phẩm từ nông sản: rau, củ, quả tại các CCN |
2019-2025 |
64 |
|
3 |
Dự án đầu tư phát triển nhà máy chế biến súc sản tại các CCN |
2019-2025 |
154 |
|
4 |
Dự án đầu tư phát triển chế biến, tinh chế gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại các CCN |
2019-2025 |
168 |
|
5 |
Dự án PT bảo quản, chế biến thủy hải sản |
2019-2025 |
167 |
|
6 |
Dự án phát triển ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm mới, vật liệu mới, vật liệu thân thiện với môi trường |
2019-2025 |
156 |
Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp... - Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề nông thôn... |
7 |
Dự án phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản |
2019-2025 |
155 |
|
8 |
Dự án bảo quản nông sản |
2019-2025 |
145 |
|
9 |
Dự án chế biến sâu một số sản phẩm có ưu thế và giá trị cao |
2019-2025 |
104 |
|
10 |
Dự án khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống |
2019-2025 |
36 |
|
11 |
Dự án nâng cao năng suất, chất lượng một số sản phẩm CNNT tiêu biểu (20 sản phẩm tiêu biểu, trung bình 100 triệu/ mỗi sản phẩm) |
2019-2025 |
32 |
|
12 |
Dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ |
2019-2025 |
45 |
|
13 |
Chương trình hỗ trợ đầu tư chuyển giao công nghệ và máy móc, thiết bị tiên tiến trong phát triển CNNT |
2019-2025 |
30,5 |
|
14 |
Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ... |
2019-2025 |
6,3 |
|
15 |
Chương trình xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm CNNT |
2019-2025 |
26 |
|
16 |
Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ... |
2019-2025 |
6,3 |
|
17 |
Chương trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, giải thưởng chất lượng |
2019-2025 |
30 |
|
18 |
Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, thành lập hiệp hội, hội liên hiệp |
2019-2025 |
50 |
|
19 |
Tập huấn, hội thảo, hội nghị diễn đàn nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường sản phẩm CNNT |
2019-2025 |
5 |
|
20 |
Chương trình tham quan, khảo sát tìm hiểu công nghệ thiết bị ở trong và ngoài nước cho các cơ sở CNNT |
2019-2025 |
3 |
|
21 |
Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề gắn với nhu cầu của cơ sở CNNT. |
2019-2025 |
20 |
|
III |
Các dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ phát triển CNNT |
2019-2025 |
145,7 |
Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp... - Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại |
1 |
Dự án phát triển vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản |
2019-2025 |
43,7 |
|
2 |
Dự án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng |
2019-2025 |
70 |
|
3 |
Dự án nghiên cứu phát triển các vùng nguyên liệu dược liệu trên địa bàn tỉnh |
2019-2025 |
32 |
NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2019 của UBND
tỉnh)
STT |
Tên chương trình/dự án |
Dự kiến kinh phí thực hiện (tỷ đồng) |
Phân kỳ |
Giải pháp nguồn vốn thực hiện |
||||
Tổng |
Vốn ngân sách |
Vốn xã hội hóa |
Đến 2020 |
2021-2025 |
||||
I |
Đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; làng nghề |
306 |
135 |
171 |
35 |
271 |
Nguồn vốn ngân sách tỉnh; ngân sách hỗ trợ trung ương... Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp... Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ khác |
|
1 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm CN |
255 |
110 |
145 |
25 |
230 |
||
2 |
Đầu tư hạ tầng các làng nghề và xử lý ô nhiễm môi trường một số làng nghề ở CNNT |
51 |
25 |
26 |
10 |
41 |
||
II |
Đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở CNNT và phát triển thị trường sản phẩm CNNT |
1445 |
115 |
1330 |
130 |
1315 |
|
|
1 |
Đầu tư phát triển sản xuất cơ sở CNNT |
595 |
0 |
595 |
55 |
540 |
Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp,.. |
|
2 |
Phát triển ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm CNNT |
704 |
70 |
634 |
30 |
674 |
Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp... - Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề nông thôn... |
|
3 |
Quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển thị trường sản phẩm CNNT |
119 |
25 |
94 |
35 |
84 |
||
4 |
Đào tạo nghề, truyền nghề gắn với nhu cầu của cơ sở CNNT |
28 |
20 |
8 |
10 |
18 |
||
III |
Các dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ phát triển CNNT |
146 |
39 |
107 |
40 |
106 |
Nguồn vốn huy động xã hội hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp... - Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại |
|
1 |
Dự án phát triển vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản |
44 |
8 |
36 |
15 |
29 |
||
2 |
Dự án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng |
70 |
21 |
49 |
15 |
55 |
||
3 |
Dự án nghiên cứu phát triển các vùng nguyên liệu dược liệu trên địa bàn tỉnh |
32 |
10 |
22 |
10 |
22 |
||
|
TỔNG CỘNG |
1897 |
289 |
1608 |
205 |
1692 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”
Số hiệu: | 597/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Phan Thiên Định |
Ngày ban hành: | 12/03/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”
Chưa có Video