THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2009/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2008;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tại tờ trình số 32/TTr-UBND ngày
15 tháng 5 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định thời kỳ 2006 - 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, với Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gắn với hành lang Đông - Tây, với các tỉnh Tây nguyên, các tỉnh ở Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.
2. Phát huy tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ thu hút các nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường thông thoáng để thu hút mạnh đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát huy nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường và coi trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững.
6. Gắn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong Tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát:
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Định trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2006 đến năm 2020 đạt 14,8%; trong đó, thời kỳ 2006 - 2010 là 13%, thời kỳ 2011 - 2015 là 15% và thời kỳ 2016 - 2020 là 16,5%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 900 USD; năm 2015 là 2.200 USD và năm 2020 là 4.000 USD;
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể: năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,4%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 27,6%, ngành dịch vụ chiếm 35,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là: 40,0% - 22,0% - 38,0% và năm 2020 là: 43,0% - 16,0% - 41,0%;
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 360 triệu USD vào năm 2010; 750 triệu USD vào năm 2015 và 1,4 tỷ USD năm 2020;
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35,0% vào năm 2010, năm 2015 là 45,0% và năm 2020 là 52,0%;
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 44,0% vào năm 2010; năm 2015 là 47,0% và năm 2020 là 49,0%;
- Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên mỗi năm 0,6%o trong thời kỳ 2006 - 2010 và ổn định dân số tự nhiên sau năm 2010;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% vào năm 2010 (chuẩn nghèo của giai đoạn 2006-2010) và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2015. Đến năm 2010 khoảng 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; năm 2015 đảm bảo 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt;
- Phấn đấu nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên 24.000 - 25.000 lao động/năm thời kỳ 2006 - 2010 và khoảng 25.000 - 30.000 lao động/năm thời kỳ sau năm 2010; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động trong tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 lao động.
- Hoàn thành chương trình đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn dưới 20%, năm 2015 còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
- Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp thời kỳ 2006 - 2015 là 24,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 24%/năm;
- Tập trung đầu tư, đẩy nhanh phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội nhằm tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh;
- Hoàn thành các khu công nghiệp: Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân; xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Đồng thời, tiến hành rà soát, bổ sung vào Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của Tỉnh giai đoạn sau năm 2010;
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến thủy hải súc sản, chế biến gỗ, bột giấy và lâm sản, chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất dược phẩm…;
- Từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: điện - điện tử, hoá dầu, công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, phong điện, thuỷ điện vừa và nhỏ), công nghiệp cảng biển, cơ khí...;
- Phát triển một số ngành công nghiệp khác ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn; đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
2. Nông, lâm nghiệp:
- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng gắn với sản xuất hàng hoá, sản xuất xuất khẩu; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở đầu tư mạnh về khâu giống; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi tăng lên 45% và năm 2020 tăng lên trên 50%;
- Tập trung chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm ở một số vùng sản xuất 3 vụ bấp bênh do thời tiết. Hình thành, ổn định thâm canh, tăng năng suất các vùng nguyên liệu: mía (4.400 ha), mì (4.400 ha), cây điều, cao su, cây nguyên liệu giấy... đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến;
- Phát triển chăn nuôi dưới hình thức tập trung, công nghiệp; trang trại bố trí xa khu dân cư với quy mô đàn hợp lý. Nâng cao chất lượng con giống, đa dạng hóa sản phẩm; phát triển đàn bò đến năm 2010 là 300.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 65%; năm 2020 là 400.000 con, cơ bản là bò lai; đàn lợn 800.000 con với 90% lợn lai vào năm 2010 và 1 triệu con với tỷ lệ lai 98% năm 2020;
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng gồm giao thông, điện, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, mạng lưới chợ và các dịch vụ khác cho khu vực nông nghiệp và vùng nông thôn. Hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ thành phố Quy Nhơn, các thị xã, các khu và cụm công nghiệp;
- Đẩy mạnh trồng rừng tập trung, phấn đấu trung bình mỗi năm trồng được 5.000 - 6.000 ha.
3. Thuỷ sản:
- Tổng sản lượng đánh bắt đến năm 2010 đạt 110.000 tấn/năm và giai đoạn từ năm 2015 - 2020 ổn định 150.000 tấn/năm. Đóng mới và trang bị đồng bộ đội tàu câu cá ngừ đại dương hiện đại có công suất 150 - 600 CV để tăng sản lượng đánh bắt xa bờ, hạn chế tàu đánh bắt cá ven bờ;
- Phấn đấu sản lượng tôm và thuỷ đặc sản nuôi đến năm 2010 đạt 4.500 tấn/năm, năm 2015 đạt 6.500 tấn/năm và năm 2020 đạt 10.000 tấn/năm. Đa dạng hoá trong nuôi trồng thuỷ sản cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt; đồng thời, chú trọng các giải pháp để gắn nâng cao hiệu quả sản xuất với bảo vệ môi trường;
- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; hoàn thành xây dựng các cảng cá: Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi.
4. Hoạt động xuất khẩu, du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị:
a) Về xuất khẩu:
Phát triển các nhóm hàng xuất khẩu chiến lược như: thủy hải sản, đồ gỗ tinh chế, khoáng sản, may mặc, giầy dép, thủ công mỹ nghệ... theo hướng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ trọng hàng tinh chế và từng bước sản xuất các sản phẩm xuất khẩu cao cấp.
b) Về du lịch:
Phấn đấu đến năm 2010, đạt 1 triệu lượt khách/năm (khách quốc tế chiếm khoảng 16%); đến năm 2020, đạt khoảng 2 triệu lượt khách/năm (khách quốc tế 25%). Tiến hành quy hoạch về không gian các tuyến, các khu, cụm, điểm du lịch và chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh. Có chính sách khuyến kích đầu tư để thu hút các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốc tế đến đầu tư vào các điểm du lịch trên tuyến Phương Mai - Núi Bà nhằm sớm hình thành tuyến du lịch trọng điểm quốc gia.
c) Về dịch vụ:
Phát triển các ngành dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn; phát triển hệ thống chợ, kết hợp giữa chợ hiện có với xây dựng thêm các chợ mới, chợ đầu mối.
d) Về phát triển đô thị:
Phấn đấu đưa thành phố Quy Nhơn sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc Tỉnh; phát triển các thị trấn: Bình Định thành thị xã Bình Định, Bồng Sơn thành thị xã Bồng Sơn vào năm 2010, Phú Phong thành thị xã Phú Phong trước năm 2015 và Cát Tiến thành thị xã Cát Tiến trước năm 2020.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng
a) Giao thông vận tải:
- Đến năm 2010, cải tạo nâng cấp quốc lộ 19 đoạn cảng Quy Nhơn - đèo An Khê thành đường cấp III đồng bằng, trong đó, đoạn cảng Quy Nhơn - Phú Phong dài 40 km theo tiêu chuẩn cấp I đường đồng bằng. Từ năm 2011 - 2020, xây dựng đường cao tốc Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Nha Trang nối liền hệ thống đường cao tốc quốc gia;
- Xây dựng tuyến đường từ thị trấn Tuy Phước đi cảng Nhơn Hội; nâng cấp đoạn Km0 đến Km7 quốc lộ 1D theo tiêu chuẩn đường cấp I đô thị;
- Đến năm 2010, bê tông hoá toàn bộ hệ thống đường Tỉnh; giai đoạn sau năm 2010, tiếp tục nâng cấp hệ thống đường tỉnh lộ;
- Hoàn thành xây dựng các tuyến đường đô thị Quy Nhơn theo quy hoạch. Đầu tư xây dựng đồng bộ các tuyến đường nội thị của các đô thị (thị xã) mới thành lập;
- Đến năm 2010, bê tông hoá 100% đường liên xã, trục chính của xã; phấn đấu đạt tỷ lệ bê tông hoá 60% đường giao thông nông thôn và năm 2020 đạt 100%;
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng sân đỗ, đường băng và nhà ga hành khách sân bay Phù Cát để tiếp nhận máy bay cỡ lớn. Phấn đấu đạt công suất 0,2 triệu lượt hành khách và 2.000 tấn hàng vào năm 2010; 0,3 triệu lượt hành khách và 4.000 tấn hàng vào năm 2020; nâng tần suất bay các chuyến bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn - Hà Nội và chuyến thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn - thành phố Hồ Chí Minh. Sau năm 2010, có chuyến bay Quy Nhơn - Huế, Quy Nhơn - Đà Lạt, Quy Nhơn - Cam Ranh. Định hướng sân bay Phù Cát sớm trở thành sân bay quốc tế;
- Giai đoạn sau năm 2010, di dời ga đường sắt Quy Nhơn; chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt nhánh dài 23,2 km nối Khu kinh tế Nhơn Hội và cảng biển với tuyến đường sắt quốc gia qua ga Tiền, cảng Nhơn Bình.
- Nâng công suất cảng Quy Nhơn đạt và ổn định 4 triệu tấn thông quan/năm vào năm 2010; cảng Thị Nại đạt 0,8 - 1 triệu tấn thông quan vào năm 2010 và ổn định 1,3 triệu tấn thông quan/năm giai đoạn 2015 - 2020;
- Xây dựng cảng Nhơn Hội có thể tiếp nhận tàu 5 vạn tấn. Phấn đấu sau năm 2010 đạt 2 triệu tấn thông quan/năm và năm 2020 đạt 11,5 - 12 triệu tấn thông quan; xây dựng cảng Tam Quan, cảng Đề Gi thành cảng hàng hoá.
b) Thuỷ lợi:
- Giai đoạn từ năm 2006 - 2010: hoàn thành xây dựng hồ Định Bình (kể cả hợp phần khu tưới Văn Phong), hồ Quang Hiển, Cẩn Hậu, Nước Trong Thượng, Suối Đuốc, kênh N1 Thuận Ninh, Đá Mài, Thuận Phong, Phú Dõng... và một số hồ nhỏ ở Vân Canh, Vĩnh Thạnh… Diện tích tưới ổn định, đến năm 2010 đạt 80% diện tích đất canh tác. Nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi xuống cấp. Kiên cố hóa kênh mương toàn Tỉnh đạt 100% kênh cấp 1 và 50% kênh cấp 2, 3 vào năm 2010; đến năm 2020, cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương;
- Giai đoạn từ năm 2011 - 2020: xây dựng các hồ: Đồng Mít, Sông Đinh (An Lão), hồ Núi Tháp, đập dâng Lại Giang (hạ lưu cầu Bồng Sơn), Cẩn Hậu (phía dưới), Vườn Mới, Đá Bàn (Hoài Nhơn); hệ thống sông: Kim Sơn, Nước Lương (Hoài Ân)... và một số hồ trên các sông, suối ở Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
c) Cấp nước:
Đến năm 2010, xây dựng các hệ thống cấp nước sạch tập trung ở nông thôn nơi có điều kiện về nguồn nước để cung cấp đủ nước cho các khu, cụm công nghiệp và dân cư; xây dựng hệ thống cấp nước tại 10 thị trấn; xây dựng Nhà máy nước công suất 64.000 m3/ngày đêm để cấp nước cho khu kinh tế Nhơn Hội. Sau năm 2010, nâng công suất Nhà máy nước Quy Nhơn lên 100.000 m3/ngày đêm và cải tạo, nâng cấp các nhà máy nước đã được xây dựng trước năm 2007 ở các thị trấn, thị xã.
d) Cấp điện:
Đến năm 2010, có 100% số hộ được dùng điện. Điện năng tiêu thụ bình quân mỗi người năm 2010 đạt 792 KWh, năm 2015 là 1.700 KWh và năm 2020 là 3.000 KWh.
đ) Bưu chính, viễn thông:
Đến năm 2010, phấn đấu 100% tổng số xã có điểm bưu điện - văn hoá; tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 55 - 60 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 6 - 8 thuê bao/100 dân, trong đó số thuê bao Internet băng rộng chiếm khoảng 98%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25 - 30 % dân số. Đến năm 2020, phấn đấu các chỉ tiêu viễn thông và Internet của Tỉnh thuộc nhóm các tỉnh phát triển khá về lĩnh vực viễn thông và Internet trên cả nước.
6. Phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội
a) Dân số, lao động và giải quyết việc làm:
Giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0,6‰ giai đoạn 2006 - 2010, ổn định dân số tự nhiên sau năm 2010. Trong 5 năm 2006 - 2010 thu hút khoảng 24 - 25 nghìn lao động mỗi năm; thời kỳ 2011 - 2020, giải quyết khoảng 168 nghìn lao động trong tỉnh; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 64% năm 2010 và 40% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10% và không còn hộ nghèo vào năm 2015.
b) Giáo dục và đào tạo:
- Đến năm 2010, đảm bảo 100% số xã, phường, thị trấn có trường mầm non, trong đó có ít nhất 40% đạt chuẩn quốc gia, 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 50% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày và đạt 80% vào năm 2015. Chuyển các trường bán công và một số trường công lập sang tư thục. Đồng thời, sắp xếp lại hệ thống trường công lập nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao;
- Đến năm 2020, mỗi xã có ít nhất 1 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Phát triển thêm trường Trung học phổ thông ở các cụm xã, trung tâm cụm xã, có 100% học sinh trong độ tuổi từ 11 - 15 đi học bậc trung học cơ sở và có 75% học sinh trong độ tuổi từ 16 - 18 đi học bậc trung học phổ thông;
- Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đến năm 2010 đạt 75 - 80% học sinh được hướng nghiệp và 100% vào năm 2015. Đầu tư phát triển Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Quang Trung (tư thục); xây dựng Trường Cao đẳng Dạy nghề, Trường Trung cấp Nghề Hoài Nhơn và các trung tâm dạy nghề ở: Tây Sơn, Phù Mỹ, An Nhơn; nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế.
c) Phát triển y tế:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, phát triển mạng lưới y tế tuyến cơ sở cả về số lượng và chất lượng. Tiêu chuẩn hóa và tăng cường đào tạo cán bộ cho tuyến y tế cơ sở, chú ý người dân tộc thiểu số;
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, xã hội hóa công tác y tế. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% các chỉ tiêu về kiện toàn mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, trạm y tế được xây dựng theo mô hình chuẩn quốc gia. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế;
- Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành bệnh viện loại I trước năm 2010; xây dựng Bệnh viện Y học Cổ truyền; hình thành Bệnh viện chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Sản, Nhi; tiếp tục nâng cấp, bổ sung trang thiết bị các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện huyện, thành phố, các cơ sở y tế;
- Khuyến khích đầu tư phát triển các bệnh viện tư, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa chất lượng cao.
d) Văn hoá thông tin:
- Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống (cả văn hoá vật thể và phi vật thể); đầu tư trùng tu, nâng cấp các di tích lịch sử, cách mạng;
- Hoàn thành xây mới Trung tâm Văn hóa thông tin, Nhà Văn hoá Công nhân lao động, Nhà Văn hoá Thanh thiếu niên; nâng cấp Bảo tàng Quang Trung, Bảo tàng Tổng hợp; xây dựng Bảo tàng Chăm;
- Hoàn chỉnh và nâng cấp cơ sở vật chất phát thanh, truyền hình trên phạm vi toàn Tỉnh. Nâng thời lượng chương trình địa phương lên 15 giờ phát thanh mỗi ngày vào năm 2010 và 20 giờ vào năm 2015. Đến năm 2015, chương trình truyền hình địa phương nâng lên 2 kênh và năm 2020 nâng lên 3 kênh; nâng thời lượng các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc.
đ) Phát triển khoa học và công nghệ:
Phát huy có hiệu quả các nhân tố động lực mới (tin học hoá, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới và công nghệ sạch, bảo vệ môi trường) và các nhân tố động lực truyền thống của khoa học công nghệ (điện khí hoá, cơ giới hoá); phát huy tiềm lực nội sinh, khai thác kịp thời các thời cơ và xu thế thị trường nhằm góp phần thích đáng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2020, khoa học công nghệ của Tỉnh cơ bản trở thành lực lượng nòng cốt quan trọng và thực sự là lực lượng sản xuất của nền kinh tế địa phương.
e) Bảo vệ môi trường:
Bảo vệ, phát triển bền vững môi trường và tài nguyên; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường; xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường; quản lý chất thải rắn và thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch".
IV. PHÁT TRIỂN CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
1. Phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn:
- Thành phố Quy Nhơn được xây dựng theo định hướng thành phố loại I, trong đó bao gồm cả thị trấn Diêu Trì và 2 xã Phước An, Phước Thành (huyện Tuy Phước).
- Định hướng đến năm 2020, hình thành 4 thị xã thuộc Tỉnh; trong đó, thị trấn Bình Định và Bồng Sơn thành thị xã vào năm 2010, trị trấn Phú Phong thành thị xã Phú Phong trước năm 2015 và thị trấn Cát Tiến thành thị xã Cát Tiến trước năm 2020; xây dựng các khu đô thị mới ở Bắc sông Hà Thanh, hồ Phú Hoà, Cát Tiến và khu tái định cư Nhơn Phước.
- Xây dựng các thị trấn trở thành một trung tâm phát triển của huyện, có tác động thúc đẩy phát triển các vùng nông thôn của huyện.
2. Đầu tư phát triển có trọng điểm Khu kinh tế Nhơn Hội:
Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các khu chức năng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư, sớm hình thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp, khu dịch vụ, du lịch, tạo bước đột phá quan trọng trong phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đến thời kỳ 2011 - 2015 Khu kinh tế Nhơn Hội đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh khoảng 20 - 30% và 30 - 40% trong thời kỳ 2016 - 2020.
3. Phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi:
Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án, chương trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các huyện, xã miền núi; đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư vào khu vực này nhằm nâng cao mức sống nhân dân.
4. Các chương trình và dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư: Phụ lục kèm theo.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các vùng kinh tế trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự đồng bộ về thời gian, không gian và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; nâng cao chất lượng quản lý, thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, giữ vững an ninh, quốc phòng. Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm và phân kỳ đầu tư các dự án đã được xác định ưu tiên trong Quy hoạch để phát triển phù hợp với từng giai đoạn. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư.
2. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách đã được ban hành; đồng thời, nghiên cứu xây dựng một số chính sách mới phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh Bình Định. Đặc biệt là các giải pháp khuyến khích tích luỹ để đầu tư, phát triển sản xuất; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và dịch vụ; tăng cường hợp tác liên tỉnh để khai thác tốt tiềm năng, kinh tế địa phương, liên kết đồng bộ về cơ chế, chính sách, chỉ đạo thực hiện phù hợp với quy hoạch.
3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và chương trình xúc tiến thị trường xuất khẩu. Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường và khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; xây dựng cơ chế kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn.
4. Đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ quản trị doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đủ khả năng tiếp cận những tiến bộ về khoa học quản lý, công nghệ, thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, nhất là hình thức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhà đầu tư; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời, có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức xuất khẩu lao động để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
5. Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 45.000 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 247.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 329.000 tỷ đồng.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, phải có các giải pháp huy động vốn nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội lực là chủ yếu, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục thể thao. Các nguồn vốn huy động vào đầu tư phát triển như sau:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) tập trung cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội;
- Tiếp tục tạo nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để có vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp. Tiến hành rà soát, thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
- Các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; tăng cường hiệu lực trong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội; phát huy tốt hơn trách nhiệm chính trị và vật chất đối với các tổ chức và cá nhân trong các ngành, các cấp, các doanh nghiệp.
7. Sau khi quy hoạch này được phê duyệt, Tỉnh khẩn trương tổ chức công bố bằng nhiều hình thức đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh; tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên cho các nhà đầu tư; tăng cường giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt. Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2010, năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, kịp thời bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu, danh mục đầu tư phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch được phê duyệt phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, bố trí ưu tiên đầu tư một cách hợp lý.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất Vùng và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Bình Định đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đã được d� kiến đầu tư nêu trong Quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN:
1. Chương trình đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội.
2. Chương trình đầu tư thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại 1.
3. Chương trình đầu tư nâng cấp đô thị Bình Định, Bồng Sơn và Phú Phong trở thành thị xã.
4. Chương trình đầu tư và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn kết với các vùng lân cận.
5. Chương trình phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, hóa dầu, điện, điện tử, sản xuất nguồn điện
6. Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính.
7. Chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.
B. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
I. CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH :
1. Hồ Định Bình (kể cả hợp phần khu tưới Văn Phong)
2. Hồ Đồng Mít
3. Xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão và cảng cá: Tam Quan, Đề Gi, Quy Nhơn
4. Nâng cấp cảng cá Quy Nhơn
5. Nâng cấp, mở rộng cảng Quy Nhơn (4 triệu tấn/năm)
6. Xây dựng cảng Phi thuế quan (Nhơn Hội)
7. Xây dựng cảng chuyên dùng (Nhơn Hội)
8. Xây dựng mới cảng hàng hóa Tam Quan, Đề Gi
9. Nâng cấp ga hàng không Phù Cát
10. Xây dựng ga tiền cảng Nhơn Bình
11. Xây dựng tuyến đường sắt nhánh nối Khu kinh tế Nhơn Hội
12. Nâng cấp Quốc lộ 19 (đèo An Khê - cảng Quy Nhơn)
13. Xây dựng tuyến Tuy Phước - cảng Nhơn Hội
14. Đường cao tốc Quãng Ngãi - Bình Định - Khánh Hòa
15. Trường Đại học Quy Nhơn
16. Các công trình cơ sở hạ tầng, kho vũ khí, doanh trại
17. Các công trình ngầm, Cảng quân sự Thị Nại
II. CÁC DỰ ÁN TỈNH QUẢN LÝ:
1. Hồ Quang Hiển
2. Hồ Cẩn Hậu
3. Hồ nước Trong Thượng
4. Hồ Suối Đuốc
5. Kênh N1 Thuận Ninh
6. Hồ Đá Mài
7. Hồ Thuận Phong
8. Hệ thống tưới Thượng Sơn
9. Kênh chính hồ Vạn Hội
10. Hồ Sông Đinh
11. Hồ Núi Tháp
12. Hồ Phú Dõng
13. Đập dâng Lại Giang (hạ lưu cầu Bồng Sơn)
14. Nâng cấp các công trình hồ chứa
15. Kiên cố hoá kênh mương toàn tỉnh
16. Tiểu dự án thuỷ lợi lưu vực sông La Tinh
17. Nâng cấp hệ thống đê, kè sông, biển (sông Kôn, Lại Giang, Hà Thanh, Đê Đông)
18. Chỉnh trị cửa An Dũ (huyện Hoài Nhơn)
19. Mở rộng cảng Thị Nại (1,3 triệu tấn/năm)
20. Xây dựng cảng Đống Đa
21. Nâng cấp đường Gò Găng - Cát Tiến
22. Đường phía Tây của tỉnh
23. Cải tạo, nâng cấp đường Gò Găng - Kiên Mỹ
24. Cải tạo, nâng cấp các tuyến ĐT 631 và ĐT 634
25. Nâng cấp hệ thống tỉnh lộ
26. Đường Xuân Diệu (thành phố Quy Nhơn)
27. Xây dựng đường Nguyễn Tất Thành nối dài
28. Xây dựng đường Hoàng Văn Thụ nối dài
29. Đường qua khu vực Suối Trầu
30. Đường Điện Biên Phủ
31. Đường Hoa Lư
32. Đường QL 1D - ngã ba Ông Thọ (giáp đường Hoa Lư)
33. Kiên cố hoá giao thông nông thôn (1.600 km)
34. Dự án Nhà máy nước Nhơn Hội (64.000 m3 ngày đêm)
35. Nâng cấp Nhà máy nước Quy Nhơn (100.000 m3 ngày đêm)
36. Dự án cấp nước cho 10 thị trấn của tỉnh
37. Nâng cấp Nhà máy nước 10 thị trấn
38. Cấp nước sinh hoạt nông thôn
39. Dự án xây dựng 6 bãi rác (xử lý chất thải rắn)
40. Dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn
41. Khu hoả táng và công viên
42. Khu tái định cư Nhơn Phước
43. Dự án chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em
44. Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện hạng I
45. Nâng cấp các trung tâm y tế huyện
46. Nâng cấp y tế xã, phường, thị trấn theo mô hình chuẩn quốc gia
47. Trường Cao đẳng Y tế
48. Bệnh viện Chuyên khoa Mắt
49. Bệnh viện Y học Cổ truyền
50. Bệnh viện Sản - Nhi
51. Trường Đại học Quang Trung (tư thục)
52. Trường Cao Đẳng Nghề
53. Trường Trung cấp Nghề Hoài Nhơn
54. Nâng cấp và xây mới các trường học
55. Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh
56. Nhà văn hóa Công nhân Lao động
57. Nhà văn hóa Thanh Thiếu niên tỉnh
58. Nâng cấp Bảo tàng Quang Trung
59. Bảo tàng tổng hợp tỉnh
60. Nhà thi đấu thể thao tỉnh
61. Trung tâm hỗ trợ công nghệ thông tin tỉnh
62. Trùng tu hệ thống di tích các Tháp Chăm
63. Trùng tu khu di tích Thành Hoàng Đế
64. Trùng tu di tích Núi Bà
65. Nâng cấp các đồn biên phòng
66. Nâng cấp, xây dựng mới trụ sở UBND các xã
67. Tăng cường cơ sở vật chất khối tỉnh, huyện
68. Trung tâm Hành chính tỉnh
III. CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH :
1. Nâng cấp, mở rộng các xí nghiệp đông lạnh hiện có
2. Xây dựng Nhà máy Đông lạnh xuất khẩu
3. Nâng cấp, mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm điều
4. Xây dựng Nhà máy sản xuất dầu đi-ê-zen sinh học
5. Mở rộng Nhà máy bia, nước uống cao cấp
6. Xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và nuôi trồng thủy sản
7. Nhà máy chế biến gỗ dân dụng cao cấp và trang trí nội thất
8. Nhà máy bột giấy
9. Xây dựng các Nhà máy may mặc xuất khẩu
10. Xây dựng Nhà máy giày dép xuất khẩu
11. Xây dựng Nhà máy sản xuất đồ nhựa dân dụng
12. Xây dựng Nhà máy chế biến sâu titan
13. Nhà máy ống thép sợi thuỷ tinh
14. Xây dựng Nhà máy thép 500.000 - 1.000.000 tấn/năm
15. Nhà máy xi măng 500.000 tấn/năm
16. Nhà máy chế biến quặng bô-xít.
17. Xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng
18. Xây dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ máy thủy, điện
19. Xây dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp điện, điện tử dân dụng và công nghiệp
20. Nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế
21. Nhà máy dịch truyền
22. Xây dựng nhà máy săm lốp ô tô xuất khẩu
23. Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su
24. Xây dựng Nhà máy Hóa dầu
25. Xây dựng Nhà máy Phong điện Nhơn Hội
26. Nhà máy nhiệt điện
27. Xây dựng Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn số 2, số 3, số 4, số 5
28. Xây dựng Nhà máy Thủy điện Ka Nak
29. Xây dựng nhà máy điện Trà Xom
30. Xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ
31. Dự án phát triển cây cao su
32. Hạ tầng giống nông nghiệp
33. Hạ tầng giống và nuôi trồng thuỷ sản
34. Hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hội
35. Khu đô thị mới Nhơn Hội
36. Hạ tầng khu phi thuế quan Nhơn Hội
37. Cấp điện cho Khu kinh tế Nhơn Hội
38. Cấp, thoát nước Khu kinh tế Nhơn Hội
39. Đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội
40. Khu tái định cư khu vực Nhơn Hội
41. Xây dựng Khu công nghiệp Long Mỹ giai đoạn 2
42. Xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Hòa
43. Xây dựng Khu công nghiệp Hoà Hội
44. Xây dựng Khu công nghiệp Cát Trinh
45. Xây dựng Khu công nghiệp Bồng Sơn
46. Xây dựng Khu công nghiệp Bình Nghi - Nhơn Tân
47. Khu đô thị mới Bắc sông Hà Thanh
48. Khu đô thị hồ Phú Hoà
49. Khu đô thị Cát Tiến
50. Xây dựng Trung tâm thương mại thành phố Quy Nhơn
51. Xây dựng Trung tâm thương mại Hoài Nhơn
52. Xây dựng Trung tâm thương mại An Nhơn
53. Xây dựng Trung tâm thương mại Tây Sơn
54. Tuyến du lịch ven biển Đề Gi - Tam Quan
55. Khu du lịch Trung Lương - Vĩnh Hội
56. Khu du lịch sinh thái Quy Nhơn- Sông Cầu
57. Khu du lịch Nhơn Lý - Phú Hậu
58. Khu du lịch Tân Thanh (Phù Cát)
59. Khu du lịch Hải Giang
Ghi chú: về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 54/2009/QD-TTg |
Hanoi, April 14, 2009 |
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF BINH DINH PROVINCE UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 92/ 2006/ND-CP of September 7, 2006, on
the formulation, approval and management of socioeconomic development master
plans and the Government's Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008,
amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP of
September 7, 2006;
At the proposal of the People's Committee of Binh Dinh province in Report No.
32/TTr-UBND of May 15, 2008,
DECIDES:
Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Binh Dinh province up to 2020 (below referred to as master plan) with the following major contents:
1. The master plan on socio-economic development of Binh Dinh province in the 2006-2020 period must match the national socioeconomic development strategy and the coastal central southern Control Vietnam and be set in the organic relation with the central key economic region and associated with the East-West corridor. Central Highlands provinces. Laos' southern provinces, Cambodia's northeastern provinces and Thailand.
...
...
...
3. To ensure fast and sustainable economic growth in combination with socio-cultural development and preservation and promotion of the national cultural identity.
4. To associate socio-economic development with promotion of the human factor and increase of human resource quality; to step up and attach importance to human resource development.
5. To closely combine economic development with eco-environmental protection to ensure sustainable development.
6. To associate socio-economic development objectives with the construction of a strong political system, consolidation of defense and security and building of the great unity among ethnic groups in the province.
1. General objectives:
To ensure sustainable economic growth and development, to restructure the economy, labor and size of urban centers towards industrialization and modernization; to increase industrial, construction and service ratios and relatively reduce agricultural, forestry and fishery shares in the economic structure. To strive that by 2020, Binh Dinh will have a modern industry and be one of socially and economically developed centers, playing an active role in the development of the central key economic region and the country: and its people's living conditions will be improved, eco-environment protected, and security and defense maintained.
2. Specific targets:
- The province's GDP will grow at 14.8% annually on average from 2006 to 2020. Specifically, it will grow at 13% in the 2006-2010 period; 15% in the 2011-2015 period and 16.5% in the 2016-2020 period. The average GDP per capita will reach around USD 900 by 2010; USD 2.200 by 2015; and USD 4,000 by 2020;
...
...
...
- The export value will reach USD 360 million by 2010; USD 750 million by 2015, and USD 1.4 billion by 2020;
- The urbanization rates will reach 35% by 2010; 45% by 2015 and 52% by 2020;
- The forest coverage will reach over 44% by 2010; 47% by 2015; and 49% by 2020:
- The natural population growth rate will be annually reduced by 0.6%o in the 2006-2010 period and stay stable after 2010;
- The poverty rate will be under 10% by 2010 (according to the poverty line for the 2006-2010 period) and basically 0% by 2015. Around 95% of urban inhabitants will have access to clean water and 85% of rural inhabitants will have access to hygienic water by 2010; 100% of inhabitants will have access to clean water sources for daily life;
- The number of employed laborers will be raised to 24,000-25,000/year in the 2006-2010 period and around 25,000-30,000/year after 2010, of which the number of local laborers will be 16,000-17,000/year.
- The program on commune-level healthcare standardization will be completed according to regulations. The rate of malnourished children (under 5) will be reduced to under 20% by 2010, under 14% by 2015 and under 5% by 2020.
III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES AND DOMAINS
1. Industry and cottage industry:
...
...
...
- To concentrate investment in and speed up the development of Nhon Hoi economic zone to create a breakthrough in the province's socioeconomic development;
- To complete construction of Phu Tai and Long My industrial parks and continue developing Nhon Hoi. Nhon Hoa, Hoa Hoi, Ca: Khanh, Cat Trinh, Bong Son and Binh Nghi Nhon Tan industrial parks; to build industria clusters in districts and cities. At the same time to review and add industrial parks and clusters to the province's planning after 2010;
- To develop industries with material supply advantages towards increasing the rates of refined products such as aquatic produce, meat, processed wood, pulp, forest products, farm produce, processed minerals and pharmaceuticals;
- To gradually increase new industrial and hi-tech products that meet national and international standards in such sectors as electricity-electronics, petrochemistry, energy (thermo and wind power, hydropower on small and medium scales), seaport industry and mechanical engineering;
- To develop some other industries in rural areas in order to create jobs for local laborers and raise incomes in rural areas; and simultaneously restore a number of craft villages and traditional handicraft products.
2. Agriculture-forestry:
- To develop agriculture-forestry-fisheries toward commodity and export production; to raise productivity and quality of agricultural products by increasing varieties investment: to intensify the application of technical advances to production; to enhance training of scientists, technicians and administrators to meet requirements for agricultural and rural industrialization and modernization:
- To step up agricultural restructuring towards gradually reducing cultivation and increasing animal raising and agricultural services. To raise the animal raising proportion to 45% by 2010 and over 50% by 2020;
- To convert production land under 3 rice crops/year to 2 rice crops/year in a number of areas with unstable production due to weather conditions. To form and stabilize intensive cultivation and increase productivity of raw material zones to grow sugarcane (4,400 ha), cassava (4,400 ha), cashew, rubber and material plants for paper production to meet processing mills' demand;
...
...
...
- To complete the infrastructure system, including transport, electricity, irrigation, daily-life water, market networks and other services for agriculture and rural areas. To establish agricultural belts to serve Quy Nhon city, towns and industrial parks and clusters;
- To increase consolidated forestation, striving to afforest 5,000-6,000 ha annually on average.
3. Fisheries:
- To reach a total fishing output of 110,000 tons/ year by 2010 and a stable output of 150,000 tons/ year in 2015-2020. To build and uniformly equip a modem fleet of tuna fishing vessels with a capacity of 150-600 HP to increase offshore fishing and reduce onshore fishing;
- To strive for an annual output of 4,500 tons of reared pawn and aquatic specialties by 2010,6,500 tons/year by 2015, and 10,000 tons/year by 2020. To diversify aquaculture in salt, brackish and fresh water; concurrently to attach importance to solutions to raising production efficiency in combination with environmental protection;
- To develop fishing logistics services; to complete construction of Quy Nhon. Tam Quan and De Gi fishing ports.
4. Export, tourism, services and urban development:
a/ Export:
To develop strategic exports such as aquatic products, refined wood products, minerals, garments, footwear and handicraft towards reducing raw material exports, increasing refined exports and step by step producing high-grade exports.
...
...
...
To strive for 1 million tourist arrivals/year (with foreign visitors accounting for around 16%) by 2010; and around 2 million/year (with foreign visitors accounting for 25%) by 2020. To adopt spatial planning on tourist routes, zones, clusters and sites and attach importance to developing the province's typical tourist products. To adopt investment incentives to attract investment from major national and international tourist companies in tourist sites along Phuong Mai-Nui Ba route to early form a national key tourist route.
c/ Services:
To develop finance, banking, transport, post and telecommunications and consultancy services; to develop market networks, combining existing markets with construction of new and wholesale markets.
d/ Urban development:
To strive to develop Quy Nhon city into grade-I urban center under the province; to develop Binh Dinh and Bong Son townships into towns by 2010, Phu Phong township into a town before 2015 and Cat Tien township into a town before 2020.
5. Infrastructure development
a/ Transport:
- By 2010, to upgrade Quy Nhon port-An Khe pass section of national highway 19 into grade-Ill delta road, with the 40-km Quy Nhon-Phu Phong section reaching grade-I delta road standards. From 2011 to 2020, to build Quang Ngai-Quy Nhon-Nha Trang expressway linked with the national expressway system;
- To build a route from Tuy Phuoc township to Nhon Hoi port: to upgrade national highway IDs section from Km 0 to Km 7 into a grade-I urban road;
...
...
...
- To complete construction of roads in Quy Nhon urban center according to planning. To invest in comprehensive construction of inner roads of newly established urban areas (towns);
- To concrete 100% of inter-communal roads and main routes of communes by 2010; to strive to concrete 60% of rural roads by 2010 and 100% by 2020;
- To invest in upgrading and expanding airfield, aprons and passenger terminals of Phu Cat airport to receive large-size aircraft. To strive for 0.2 million passenger arrivals and 2,000 tons of cargo, by 2010: and 0.3 million and 4,000 tons by 2020 respectively: to raise the frequencies of Hanoi-Quy Nhon-Hanoi direct flights and Ho Chi Minh City-Quy Nhon-Ho Chi Minh City flights. To provide Quy Nhon-Hue. Quy Nhon-Da Lat and Quy Nhon-Cam Ranh air services after 2010. To develop Phu Cat into an international airport soon;
- After 2010. to relocate Quy Nhon railway station; to make preparations to build a 23.2 km feeder railroad linking Nhon Hoi economic zone and seaports with the national rail route running through Tien railway station and Nhon Binh port;
- To raise Quy Nhon port's throughput capacity to a stable 4 million tons of cargo/year by 2010; and Thi Nai port's to 0.8-1 million tons/year by 2010 and a stable 1.3 million tons/year in the 2015-2020 period;
- To build Nhon Hoi port to receive 50,000-tonnage ships. To strive for a throughput capacity of 2 million tons of cargo/year and 11.5-12 million tons by 2020; to build Tarn Quan and I)e Gi into cargo ports.
b/ Irrigation:
- During 2006-2010: To complete construction of Dinh Binh reservoir (including Van Phong irrigation section) and Quang Hien. Can Hau. Nuoc Trong Thuong. Suoi Duoc. Da Mai. Thuan Phong and Phu Dong reservoirs. N1 canal in Thuan Ninh and some small reservoirs in Van Canh and Vinh Thanh to stably irrigate 80% of cultivation land by 2010. To upgrade and repair degraded irrigation works. To embank 100% of the province's grade-1 canals and 50% of grade-2 and -3 canals by 2010: to basically complete the canal embankment program by 2020;
- From 2011 to 2020: To build Dong Mit and Dinh river reservoirs (An Lao), Nui Thap reservoir and Lai Giang spillway (downstream Bong Son bridge), Can Hau (lower section), Vuon Moi and Da Ban reservoirs (Hoai Nhon); Kim Son and Nuoc Luong rivers and a number of reservoirs along rivers and streams in Van Canh and Vinh Thach.
...
...
...
By 2010, to build centralized systems in rural areas with water sources to sufficiently supply clean water for industrial parks and clusters and residential areas; to build water supply systems in 10 townships; to build a water plant for daily supply of64,000 m3 of water for Nhon Hoi economic zone. After 2010. to raise Quy Nhon water plant's daily output to 100,000 m3 and upgrade water plants built before 2007 in townships and towns.
d/ Power supply:
By 2010, 100% of households will have access to electricity. Average consumed electricity will reach 792 kWh/person by 2010; 1,700 kWh by 2015; and 3,000 kWh by 2020.
e/ Post and telecommunications:
By 2010, 100% of communes will have cultural-postal centers. The rate of telephone subscribers will reach 55-60/100 people. The rate of internet subscribers will reach 6-8/100 people, around 98% of whom will be broadband internet subscribers. Internet users will account for 25-30% of the population. By 2020, the province will be among the provinces with relatively high telecommunications and internet development indicators.
6. Development of social branches and domains:
a/ Population, labor and employment:
To annually reduce the birthrate by 0.6%c in the 2006-2010 period, to stabilize the population size after 2010. From 2006 to 2010, to annually attract 24,000-25,000 laborers; to create around 168,000 jobs in the province during 2011-2020; to restructure labor towards reducing agricultural labor to 64% by 2010 and 40% by 2020. To strive to reduce the poverty rate to blow 10% and 0% by 2015.
b/ Education and training:
...
...
...
- By 2020, to have at least 1 national standard lower secondary school in every commune. To additionally develop upper secondary schools in commune clusters and centers of commune clusters, with 100% of children aged 11-15 attending lower secondary schools and 75% of children aged 16-18 attending upper secondary schools;
- To increase vocational counseling for lower and upper secondary students, with 75-80% of them receiving vocational training by 2010 and 100% by 2015. To invest in developing Quy Nhon University and Quang Trung University (private): to build a vocational college, Hoai Nhon vocational high school and vocational training centers in Tay Son, Phu My and An Nhon; to build a medical college.
c/ Health development:
- To continue consolidating and completing the organization of, and qualitatively and quantitatively developing, grassroots healthcare networks. To standardize and increase training of health workers at grassroots level, paying attention to ethnic minority people;
- To continue investment in material foundations and equipment in order to step by step complete the healthcare system from provincial to grassroots levels. To diversify healthcare services and socialize healthcare activities. To strive to reach 100% of norms on improvement of healthcare networks from provincial to grassroots levels, to build health centers by national standards. To continue improving healthcare service quality;
- To upgrade the provincial general hospital into a grade-I hospital before 2010; to build a traditional medicine hospital; to establish eye. obstetrics and pediatrics hospitals; to continue upgrading and supplementing equipment for regional general hospitals, district and municipal hospitals and health centers;
- To encourage investment in private hospitals and a quality diagnosis center.
d/ Culture and information:
- To preserve, embellish and promote the value of traditional cultural heritages (both tangible and intangible): to invest in restoring and upgrading historical and revolutionary relics:
...
...
...
- To complete and upgrade radio and television broadcasting facilities across the province. To raise the local radio broadcasting volume to 15 hours/day by 2010 and 20 hours by 2015. To raise the number of local television channels to 2 by 2015 and 3 by 2020; to raise the broadcasting volume of radio and television programs in ethnic minority languages.
e/ Science and technology development:
To effectively promote new motive elements (computerization, biotechnology, new materials, new energies and clean and environment-friendly technologies) and traditional motive elements of science and technology (electrification, mechanization); to promote internal resources, to promptly tap market opportunities and trends to properly achieve socio-economic development targets. By 2020, science and technology will basically become a significant driving force and a true production force of the local economy.
f/ Environmental protection:
To sustainably protect and develop the environment and natural resources: to reasonably exploit and economically and efficiently use natural resources within ecological and environmental protection limits; to effectively tackle and control environmental pollution, to remedy environmental degradation: to manage solid waste and carry out clean industrialization.
IV. DEVELOPMENT OF KEY AREAS, PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT
1. Development of urban systems and rural residential areas:
- To build Quy Nhon into a grade-I city, which will also cover Dieu Tri township and Phuoc An and Phuoc Thanh communes (Tuy Phuoc district).
- By 2020, to establish 4 provincial towns of which Binh Dinh and Bong Son townships will become towns by 2010, Phu Phong and Cat Tien townships will become towns before 2015 and before 2020. respectively: to build new urban centers north of Ha Thanh river, in areas of Phu Hoa and Cat Tien reservoirs, and Nhon Phuoc resettlement area.
...
...
...
2. Focal investment in Nhon Hoi economic zone development:
To promptly complete detailed planning on functional zones and invest in infrastructure construction. To well implement mechanisms and policies already approved by the Prime Minister: to increase investment promotion and attraction, to soon establish and operate industrial, service and tourism zones, creating a breakthrough in industrial, service and tourism development and economic restructuring so that Nhon Hoi economic zone will account for around 20-30% of the province's economic growth in the 2011-2015 period and 30-40% in the 2016-2020 period.
3. Socio-economic development in mountainous areas:
To prioritize investment in projects and programs for socio-economic development in mountainous districts and communes; at the same time, to adopt appropriate mechanisms and policies to encourage investment in these areas to raise people's living standards.
4. Programs and projects prioritized for investment are specified in the enclosed Appendix.
V. MAJOR SOLUTIONS FOR MASTER PLAN IMPLEMENTATION
1. To review, adjust and supplement plannings on development of branches, domains and economic areas in the province, ensuring temporal and spatial unity and conformity with the province's socio-economic development master plan; to raise the quality of planning management and implementation as a basis for socio-economic development and consolidation and maintenance of security and defense. To formulate key socioeconomic development programs and set investment phases for prioritized projects under the master plan for appropriate development in each period. To make good preparations for investment.
2. To continue the effective implementation of promulgated mechanisms and policies; concurrently to study and elaborate a number of new policies suitable to the characteristics and situation of Binh Dinh province, especially solutions to encouraging savings for production investment and development; to promptly settle difficulties and problems in production, business, export-import and services; to increase inter-provincial cooperation to tap local economic potential and advantages, to ensure consistent mechanisms, policies and implementation direction in accordance with the master plan.
3. To enhance investment promotion, to adopt an export-led investment strategy and an export market promotion program. To actively develop new markets, specially rural markets, to boost production and consumption of agricultural commodities; to enhance and encourage the application of scientific and technological advances to produce quality and competitive products; to adopt mechanisms to stimulate people's consumption, especially in rural areas.
...
...
...
- To improve human resource training quality to meet the labor market demand; to encourage all economic sectors to engage in vocational training, especially training as ordered by enterprises and investors; to enhance job services and labor export activities. At the same time, to adopt measures to closely supervise labor export enterprises and organizations to ensure lawful rights of laborers.
5. The total development investment capital is estimated at around VND 45 trillion for the 2006-2010 period; around VND 247 trillion for the 2011-2015 period; and around VND 329 trillion for the 2016-2020 period.
To meet investment capital needs, to work out capital raising solutions to boost and diversify investment, of which promotion of internal resources is essential, to raise and efficiently use capital from land funds, to encourage the attraction of investment capital from economic-sectors, to continue enhancing socialization of investment in health, education and physical training and sports. Capital will be raised for investment development as follows:
- State budget (central and local) funds will be invested in socio-economic infrastructure;
- Capital generated from land funds and the auctioning of land use rights will be invested in building infrastructure, new urban centers and industrial parks. To examine and recover land unused or improperly used under the land law;
- Other capital sources will be raised for investment, especially in construction of infrastructure and roads of industrial parks and clusters, ensuring favorable production and business conditions.
6. To enhance administrative reforms, especially administrative procedures, to reduce troubles for enterprises and people; to raise the effect of socio-economic administration; to better promote political and material responsibilities of organizations and individuals in branches, levels and enterprises.
7. After this master plan is approved, the province shall promptly notify it to party committees and administrations of all levels, branches, mass organizations, enterprises and people of the province; publicize and promote prioritized projects; increasingly supervise development investment under the approved master plan. At the end of each planning period (2010, 2015 and 2020), to evaluate the implementation of the master plan in each period and promptly supplement and adjust targets and investment portfolio to match practical situations.
Article 2. The master plan on socio-economic development of Binh Dinh province up to 2020 serves as a basis for the formulation, submission, approval and implementation of plannings of branches (construction planning, land use planning and plans and plannings of other sectors) and investment projects in Binh Dinh province.
...
...
...
1. District-level socio-economic development master plans; construction planning; land use master plan and plans; development master plans of branches and domains to ensure overall and comprehensive development.
2. Five-year and annual plans; key economic, cultural and social development programs; and specific projects to reasonably concentrate and prioritize investment.
3. To study, formulate, promulgate or submit to competent state agencies for promulgation (for issues falling beyond its competence) a number of mechanisms and policies to meet the province's development requirements in each period in order to attract and mobilize resources for the master plan implementation.
Article 4. To assign concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Binh Dinh province in studying and formulating the above plannings; studying and submitting to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies to meet Binh Dinh province's socio-economic development requirements in each period in order to mobilize and efficiently use resources; and encouraging and attracting investment according to the socioeconomic development targets and tasks specified in the master plan; accelerate the implementation of regional-scale works and projects which are significant to the development of Binh Dinh province and have had investment decisions; and study, consider, adjust and supplement plans on investment in related works and projects under the approved master plan to development plannings of branches.
Article 5. This Decision takes effect 45 days from the date of its promulgation.
Article 6. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the president of the People's Committee of Binh Dinh province shall implement this Decision.
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
...
...
...
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR
INVESTMENT STUDY FROM NOW TO 2020
(To the Prime Minister's Decision No. 54/ 2009/QD-TTg of April 14, 2009)
A. DEVELOPMENT PROGRAMS
1. Investment program to build Nhon Hoi economic zone.
2. Investment program to build Quy Nhon city into a grade-I urban center.
3. Investment program to upgrade Binh Dinh. Bong Son and Phu Phong urban centers into towns.
4. Program to invest in and upgrade socioeconomic infrastructure systems associated with neighboring areas.
5. Program to develop key economic industries, including forestry-agricultural-fishery processing, handicraft, construction materials, leather footwear, garment, mechanical engineering, deepwater seaports, petrochemistry, electricity, electronics and power generation.
6. Program to develop tourism, maritime services, trade, export, banking services, post and telecommunications and financial services.
...
...
...
B. DEVELOPMENT INVESTMENT PROJECTS
I. CENTRALLY-INVESTED INFRASTRUCTURE PROJECTS IN THE PROVINCE
1. Dinh Binh reservoir (including Van Phong irrigation section)
2. Dong Mit reservoir
3. Construction of a storm-sheltering mooring area and Tarn Quan, De Gi and Quy Nhon fishing ports
4. Upgrading of Quy Nhon fishing port
5. Upgrading and expansion of Quy Nhon port (4 million tons/year)
6. Construction of a non-tariff port (Nhon Hoi)
7. Construction of a special-use port (Nhon Hoi)
...
...
...
9. Upgrading of Phu Cat airport
10. Construction of Nhon Binh pre-port railway station
11. Construction of a feeder railway linking Nhon Hoi economic zone
12. Upgrading of national highway 19 (An Khe pass - Quy Nhon port)
13. Construction of Tuy Phuoc-Nhon Hoi port route
14. Quang Ngai-Binh Dinh-Khanh Hoa expressway
15. Quy Nhon university
16. Infrastructure works, arsenals, barracks
17. Underground works. Thi Nai military port
...
...
...
1. Quang Hien reservoir
2. Can Hau reservoir
3. Nuoc Trong Thuong reservoir
4. Suoi Duoc reservoir
5. Nl canal in Thuan Ninh
6. Da Mai reservoir
7. Thuan Phong reservoir
8. Thuong Son irrigation system
9. Main canal of Van Hoi reservoir
...
...
...
11. Nui Thap reservoir
12. Phu Dong reservoir
13. Lai Giang spillway (downstream Bong Son bridge)
14. Upgrading of reservoir works
15. Embankment of canals across the province
16. Sub-project on irrigation downstream La Tinh river
17. Upgrading of systems of dykes and river and sea breakwaters (Kon, Lai Giang, Ha Thanh and De Dong rivers)
18. Control of water flow on An Du estuary (Hoai Nhon district)
19. Expansion of Thi Nai port (1.3 million tons/year)
...
...
...
21. Upgrading of Go Gang-Cat Tien route
22. Road west of the province
23. Renovation and upgrading of Go Gang-Kien My road
24. Renovation and upgrading of DT631 and DT 634 routes
25. Upgrading of provincial road system
26. Xuan Dieu road (Quy Nhon city)
27. Construction of extended Nguyen Tat Thanh road
28. Construction of extended Hoang Van Thu road
29. Road running through Suoi Trau area
...
...
...
31. Hoa Lu road
32. National highway lD-OngThoT-junction (adjacent to Hoa Lu road)
33. Consolidation of rural roads (1,600 km)
34. Nhon Hoi water plant project (64,000 m3/ day)
35. Upgrading of Quy Nhon water plant (100,000 m3/day)
36. Project to supply water for 10 townships of the province
37. Upgrading of water plants in 10 townships
38. Daily-life water supply for rural areas
39. Construction of 6 landfills (for solid waste treatment)
...
...
...
41. Crematorium and parks
42. Nhon Phuoc resettlement area
43. Mother and child healthcare project
44. Upgrading of the provincial general hospital into a grade-I hospital
45. Upgrading of district health centers
46. Upgrading of healthcare centers of communes, wards and townships up to national standards
47. Medical college
48. Eye hospital
49. Traditional medicine hospital
...
...
...
51. Quang Trung university (private)
52. Vocational college
53. Hoai Nhon vocational high school
54. Upgrading and construction of schools
55. Provincial culture and information center
56. Culture center for workers
57. Provincial culture center for young people
58. Upgrading of Quang Trung museum
59. Provincial general museum
...
...
...
61. Provincial center for information technology support
62. Restoration of Cham tower relics
63. Restoration of royal citadel relic
64. Restoration of Nui Ba relic
65. Upgrading of border guard stations
66. Upgrading and construction of office buildings of communal People's Committees
67. Improvement of material foundations of provincial and district public offices
68. Provincial Administration Center
III. PRODUCTION AND BUSINESS PROJECTS
...
...
...
2. Construction of an export frozen food mill
3. Improvement, increase and diversification of cashew products
4. Construction of a bio-diesel oil plant
5. Expansion of a high-grade beverage plant
6. Construction of an animal feed and aquaculture plant
7. Civil and interior-decorative wood plant
8. Pulp mill
9. Construction of export garment plants
10. Construction of an export footwear plant
...
...
...
12. Construction of a titanium refining plant
13. Glass fiber and steel tube plant
14. Construction of a steel mill of 500,000-1,000,000 tons/year
15. Cement plant of 500,000 tons/year
16. Bauxite ore processing plant
17. Construction of a construction mechanical product plant
18. Construction of a plant to manufacture and assemble hydraulic and electric engines
19. Construction of a plant to manufacture and assemble civil and industrial electric and electronic products
20. Health equipment plant
...
...
...
22. Construction of an export auto tire and inner tube plant
23. Construction of a rubber latex mill
24. Construction of a petrochemistry plant
25. Construction of Nhon Hoi wind power plant
26. Thermo-power plant
27. Construction of Vinh Son hydropower plants Nos. 2, 3, 4 and 5
28. Construction of Ka Nak hydropower plant
29. Construction of Tra Xom hydropower plant
30. Construction of small hydropower plants
...
...
...
32. Agricultural varieties facilities
33. Aquatic breed and aquaculture facilities
34. Nhon Hoi industrial park infrastructure
35. Nhon Hoi new urban center
36. Nhon Hoi non-tariff zone infrastructure
37. Electricity supply for Nhon Hoi economic zone
38. Water supply and drainage for Nhon Hoi economic zone
39. Axial roads of Nhon Hoi economic zone
40. Nhon Hoi resettlement area
...
...
...
42. Construction of Nhon Hoa industrial park
43. Construction of Hoa Hoi industrial park
44. Construction of CatTrinh industrial park
45. Construction of Bong Son industrial park
46. Construction of Binh Nghi-Nhon Tan industrial park
47. New urban center north of Ha Thanh river
48. Phu Hoa urban center
49. Cat Tien urban center
50. Construction of Quy Nhon city trade center
...
...
...
52. Construction of An Nhon trade center
53. Construction of Tay Son trade center
54. De Gi-Tam Quan coastal tourism route
55. Trung Luong-Vinh Hoi tourism zone
56. Quy Nhon-Song Cau ecotourism zone
57. Nhon Ly-Phu Hau tourism zone
58. Tan Thanh tourism zone (Phu Cat)
59. Hai Giang tourism zone
Notes: The locations, areas and total investment of the above projects shall be calculated, selected and specified in the elaboration, submission and approval of investment projects, depending on the needs for and capacity of balancing and raising investment capital in each period.-
;Quyết định 54/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 54/2009/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 54/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video