Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 53/2006/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CẤP SIÊU NGUYÊN CHỦNG, NGUYÊN CHỦNG, XÁC NHẬN VÀ HẠT LAI F1

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề  nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý  sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1.

Điều  2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.  BỘ TRƯỞNG
Thứ  trưởng




Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CẤP SIÊU NGUYÊN CHỦNG, NGUYÊN CHỦNG, XÁC NHẬN VÀ HẠT LAI F1
 (Ban hành kèm theo Quyết định số  53    /2006/QĐ – BNN  ngày 26  tháng 6 năm 2006  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều l. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

l. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống xác nhận và hạt lai F1(dưới đây gọi tắt là giống lúa).

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

2. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

3. Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lóa được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

4. Hạt giống lúa xác nhận (XN) là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

5. Hạt giống lúa lai F1 là hạt giống lúa thu được từ phép lai giữa một dòng bố (dòng phục hồi tính hữu dục) với một dòng mẹ bất dục đực (CMS, EGMS). Hạt lai F1 khi đưa ra gieo trồng có quần thể đồng nhất và có ưu thế lai.

6. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng là đơn vị có đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, có phòng kiểm nghiệm giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Điều 3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống lúa

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống lúa phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Đối với cấp giống XN:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;

b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh giống lúa cấp XN;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho khâu sản xuất, chế biến và bảo quản phù hợp;

d) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa;

e) Giống lúa sản xuất phải có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

g) Phải tuân thủ Quy trình sản xuất hạt lúa giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho cấp giống XN.

2. Đối với cấp giống SNC, NC và hạt lai F1, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng trước khi sản xuất giống.

b) Cán bộ kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 1 Điều này tối thiểu phải có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật.

c) Phải tuân thủ Quy trình sản xuất h¹t giống lúa cấp SNC, NC do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đặc biệt phải thực hiện nghiêm ngặt các nội dung sau:

- Nếu vật liệu khởi đầu là hạt giống tác giả hoặc hạt giống cấp SNC thì phải qua hai vụ để có hạt SNC và ba vụ để có hạt NC.

- Nếu vật liệu khởi đầu từ nguồn hạt giống chưa đạt chất lượng cấp SNC thì phải qua ba vụ để có hạt SNC và bốn vụ để có hạt NC.

d) Nghiêm cấm việc sản xuất hạt giống cấp SNC theo phương pháp chọn và nhân đơn dòng.

Điều 4. Kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa

1. Hạt giống lúa phải được kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng.

2. Hạt giống lúa cấp SNC, NC, hạt lai F1 phải được kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất các cấp giống lúa nêu tại khoản 2 Điều này, trước khi sản xuất phải đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.

4. Việc kiểm định đồng ruộng, lấy mẫu, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa nêu tại khoản 2 Điều này phải tuân thủ theo Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

5. Người kiểm định, người lấy mẫu giống lúa phải có giấy chứng nhận là người lấy mẫu, người kiểm định do Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp.

Điều 5. Hậu kiểm hạt giống SNC, hạt lai F1

Hạt giống lúa cấp SNC, h¹t lai F1 sau vụ thu hoạch phải được hậu kiểm theo quy trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đơn vị thực hiện hậu kiểm được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này.

 Điều 6. Sử dụng hạt giống lúa

Hạt giống lúa cấp SNC chỉ sử dụng để sản xuất giống NC.

Hạt giống cấp NC chủ yếu sử dụng để sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận.

Hạt giống cấp XN và hạt lai F1 chỉ sử dụng để sản xuát lúa thương phẩm.

Điều 7. Phân công trách nhiệm

1. Cục Trồng trọt thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Bộ bàn hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa.

b) Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh giống lúa.

c) Tham gia thẩm định điều kiện của các tổ chức chứng nhận chất lượng phòng kiểm nghiệm và giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận chất lượng và phòng kiểm nghiệm đã được công nhận.

d) Công nhận người lấy mẫu, người kiểm định giống lúa.

e) Tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng giống lúa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa 100% vốn nước ngoài.

g) Giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa 100% vốn nước ngoài; giám sát hoạt động chứng nhận chất lượng giống lúa.

h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống lúa.

2. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương có nhiệm vụ:

a) Là đầu mối giúp Cục Trồng trọt hướng dẫn, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ việc kiểm định, kiểm nghiệm, hậu kiểm giống lúa của các tổ chức chứng nhận chất lượng trên phạm vi cả nước;

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người kiểm định, người lấy mẫu, người kiểm nghiệm của các tổ chức chứng nhận chất lượng và cán bộ kỹ thuật của các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống lúa;

c) Tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng giống lúa cấp SNC và tham gia chứng nhận chất lượng các cấp giống khác.

d) Hậu kiểm toàn bộ giống bố mẹ lúa lai. Tham gia hậu kiểm hạt giống lúa SNC, hạt lúa lai F1 và cấp giống lúa khác trong trường hợp cần thiết.

3. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng

a) Tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống lúa.

b) Tiến hành kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng đối với các cấp giống lóa: NC, XN và hạt lai F1.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa trên địa bàn, có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống lúa, trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

b) Giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh giống lúa của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống lúa, trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

c) Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền về sản xuất, kinh doanh giống lúa.

Điều 8. Điều khoản thi hành

 Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

 

 

KT.  BỘ TRƯỞNG
THỨ  TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 53/2006/QD-BNN

Hanoi, June 26, 2006

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF PRODUCTION, TRADING AND USE OF RICE VARIETIES OF SUPER-PROTOTYPAL, PROTOTYPAL AND CERTIFIED GRADES AND F1 HYBRID SEEDS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the National Assembly Standing Committee's Ordinance No. 15/2004/PL-UBTVQH11 of March 24, 2004, on Plant Varieties;
At the proposal of the director of the Cultivation Department and the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of production, trading and use of rice varieties of super-prototypal, prototypal and certified grades and F1 hybrid seeds.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- The directors of the Ministry Office, the Cultivation Department, the Science and Technology Department and provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services, heads of concerned units and organizations and concerned individuals shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

REGULATION

ON THE MANAGEMENT OF PRODUCTION, TRADING AND USE OF RICE VARIETIES OF SUPER-PROTOTYPAL, PROTOTYPAL AND CERTIFIED GRADES AND F1 HYBRID SEEDS
(Issued together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 53/2006/QD-BNN of June 26, 2006)

Article 1.- Governing scope and application subjects

1. Governing scope

This Regulation provides for the management of production, trading and use of rice varieties of super-prototypal, prototypal and certified grades and F1 hybrid seeds (hereinafter referred collectively to as rice varieties).

2. Application subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms

1. Authored seeds mean pure seeds selected and created by an author.

2. Super-prototypal rice seeds mean rice seeds propagated from authored seeds or restored from seeds produced according to the super-prototypal seed-restoring process and satisfying the prescribed quality standards.

3. Prototypal rice seeds mean rice seeds propagated from super-prototypal seeds and satisfying the prescribed quality standards.

4. Certified rice seeds mean rice seeds propagated from prototypal seeds and satisfying the prescribed quality standards.

5. F1 hybrid rice seeds are rice seeds generated by crossing a male parent line (a fertility restoring line) and a male-sterility line (CMS, EGMS). The cultivation of F1 hybrid seeds shall create a homogenous population with hybrid vigor.

6. Plant variety quality-certifying organizations are units meeting all conditions on material foundations and personnel and having plant variety testing laboratories accredited by competent agencies.

Article 3.- Conditions for rice variety production and trading

Organizations and individuals that produce and/or trade in rice varieties shall satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having the certificate of plant variety business registration;

b/ Having locations for production and business meeting the requirements of producing and/or trading in certified rice seeds.

c/ Having suitable material foundations and technical equipment in service of production, processing and preservation processes.

d/ Having or hiring technicians who have an intermediate or higher degree in cultivation or plant protection or have a certificate of training in rice seed production techniques.

e/ Producing rice varieties which are on the list of plant varieties permitted for production and trading.

f/ Observing the process of producing certified rice seeds, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. For super-prototypal and prototypal seeds and F1 hybrid seeds, apart from the conditions specified in Clause 1 of this Article, the following requirements shall be satisfied:

a/ Having registered for certification of plant variety-quality standard conformity at a plant variety quality-certifying organization before producing seeds.

b/ Technicians mentioned at Point d, Clause 1 of this Article shall have a university or higher degree in cultivation or plant protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the initial materials are authored seeds or super-prototypal seeds, super-prototypal seeds and prototypal seeds can be produced only after two and three crops, respectively.

- If the initial materials are seeds yet conforming to the quality standards set for super-prototypal seeds, super-prototypal seeds and prototypal seeds can be produced only after three and four crops, respectively.

d/ The production of super-prototypal seeds by the method of monoclonal selection and propagation is strictly prohibited.

Article 4.- Expertise, test and certification of the quality of rice varieties

1. Rice seeds shall have their quality expertised and tested.

2. Super-prototypal and prototypal rice seeds and F1 hybrid seeds shall have their quality expertised, tested and certified as being conformable with standards.

3. Organizations and individuals wishing to produce rice seeds of grades stated in Clause 2 of this Article shall register for certification of quality standard conformity before commencing production.

4. The field inspection, sampling, test and certification of the quality of rice seeds of grades stated in Clause 2 of this Article shall comply with the Regulation on certification of quality standard conformity of plant varieties, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

5. People who expertise and sample rice varieties shall have an expert's or sample taker's certificate, which is granted by the director of the Cultivation Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Super-prototypal rice seeds and F1 hybrid seeds, after harvest, shall be subject to post-inspection according to the process promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Post-inspection-conducting units are defined in Clause 2, Article 7 of this Regulation.

Article 6.- Use of rice seeds

1. Super-prototypal rice seeds shall be used only for production of prototypal seeds.

2. Prototypal seeds shall be used primarily for production of certified seeds.

3. Certified seeds and F1 hybrid seeds shall be used for production of commodity rice.

Article 7.- Assignment of responsibilities

1. The Cultivation Department, which performs the state management of rice variety production, trading and use throughout the country, shall have the following responsibilities:

a/ To formulate and submit to the Ministry for promulgation plannings, plans and policies on rive variety production, trading and use and direct the implementation thereof.

b/ To submit to the Ministry for promulgation or promulgate according to its competence legal documents, processes, criteria and econo-technical norms on rice variety production and trading, and direct the implementation thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To accredit rice variety sample-takers and experts.

e/ To receive dossiers of rice variety quality of 100% foreign-owned establishments that are engaged in rice variety production and trading.

f/ To supervise production and business conditions of 100% foreign-owned establishments that are engaged in rice variety production and trading; to supervise activities of certifying rice variety quality.

h/ To conduct examination and inspection, settle complaints and denunciations and handle violations in rice variety production and trading.

2. The Central Center for Plant Variety Assay and Test shall have the following responsibilities:

a/ To act as the principal body assisting the Cultivation Department in providing professional guidance on and supervision of the expertise, test and post-inspection of rice varieties by quality-certifying organizations throughout the country;

b/ To organize professional training and re-training for expertising, sampling and testing staff of quality-certifying organizations and technicians of units producing and/or trading in rice varieties;

c/ To certify the quality of super-prototypal rice seeds and participate in the certification of the quality of rice seeds of other grades.

d/ To conduct post-inspection of parental strains of hybrid varieties. To participate in the post-inspection of super-prototypal seeds, F1 hybrid seeds and rice seeds of other grades in case of necessity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To receive applications for certification of plant variety-quality standard conformity filed by organizations and individuals that produce and/or trade in rice varieties.

b/ To conduct field inspection, expertise and certify the quality of prototypal and certified rice seeds and F1 hybrid seeds.

4. Provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services, which perform the state management of rice variety production, trading and use in localities, shall have the following responsibilities:

a/ To receive quality publication dossiers of organizations and individuals that produce and/or trade in rice varieties, except for enterprises with 100% foreign capital.

b/ To supervise conditions of rice variety production and trading of organizations and individuals that produce and/or trade in rice varieties, except for enterprises with 100% foreign capital.

c/ To conduct examination and inspection, settle complaints and denunciations and handle violations related to rice variety production and trading according to their competence.

Article 8.- Implementation provisions

Vietnamese as well as foreign organizations and individuals that are engaged in rice variety production, trading and use in Vietnam shall have to implement this Decision.

Organizations and individuals are requested to report in writing any difficulty or problem arising in the course of implementation to the Cultivation Department ' the Ministry of Agriculture and Rural Development for prompt amendment and supplementation.

;

Quyết định 53/2006/QĐ-BNN về quản lý sản xuất,kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 53/2006/QĐ-BNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 26/06/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 53/2006/QĐ-BNN về quản lý sản xuất,kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [6]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…