ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2015/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2015/NQ-HĐND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá XI, kỳ họp thứ 12 về Chính sách phát triển giống cây trồng, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành Kèm theo Quyết định số: 52/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của
UBND tỉnh Bình Định)
Chính sách này quy định một số ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng; chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa; hỗ trợ lúa lai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các loại hình Doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa đã được quy hoạch, theo kế hoạch hàng năm của địa phương; thực hiện việc nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng; Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất lúa lai tại các vùng phù hợp để sản xuất lúa lai theo kế hoạch hàng năm của địa phương, được chính quyền địa phương xác nhận.
Thời gian trợ giá sử dụng giống lúa lai là 3 năm, từ vụ Đông Xuân 2015- 2016 đến hết vụ Hè Thu năm 2018.
Các chính sách còn lại: Từ năm 2016 - 2020 (bắt đầu từ vụ Đông Xuân 2015 - 2016 đến vụ Thu Đông 2020).
Trong Quy định này này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2. Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống SNC theo quy trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3. Hạt giống lúa xác nhận là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
4. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.
Điều 5. Hỗ trợ giá giống cây trồng cạn sản xuất trên đất chuyên trồng lúa
1. Cây trồng cạn chuyển đổi được hỗ trợ:
Ngô, vừng, lạc, rau màu, đậu đỗ các loại.
2. Điều kiện hỗ trợ:
- Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa chuyển sang trồng cây trồng cạn trong các vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông theo kế hoạch sản xuất hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố (các địa phương).
- Hỗ trợ tối đa 3 vụ thực hiện chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên cùng một diện tích trong suốt thời gian thực hiện chính sách (từ năm 2016 - 2020).
3. Cơ chế và định mức hỗ trợ:
- Ngân sách tỉnh:
+ Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: hỗ trợ 100% giá giống cây trồng cạn.
+ Đối với các hộ còn lại: hỗ trợ 50% giá giống cây trồng cạn.
- Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố: Ngoài mức hỗ trợ của tỉnh, các địa phương tùy vào ngân sách hỗ trợ thêm cho nông dân tối thiểu 10% giá giống cây trồng cạn cho các diện tích chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa.
- Kinh phí còn lại (tối đa 40%) do người nông dân đóng góp.
- Định mức hỗ trợ: Giống ngô lai: 15 - 20 kg/ha (tùy theo giống ngô); Giống lạc: 200 kg/ha; Giống vừng: 6 kg/ha; Giống đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen…): 20 kg/ha; Giống rau màu các loại: 4.000.000 đồng/ha (rau màu bao gồm các loại rau ăn lá, rau ăn trái, cây dược liệu, cây gia vị ngắn ngày…).
- Giá giống các cây trồng cạn nêu trên được tính theo giá thời điểm.
Điều 6. Trợ giá sử dụng giống lúa lai
- Định mức lượng giống lúa lai cho 1 ha gieo trồng: 40 - 45 kg/ha.
- Loại giống trợ giá: Các giống lúa lai có trong cơ cấu giống của tỉnh.
- Mức trợ giá, đối tượng hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% giá giống lúa lai cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh.
- Điều kiện hỗ trợ: UBND các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất lúa lai trên diện tích đảm bảo nguồn nước tưới theo kế hoạch sản xuất hàng năm của địa phương; sử dụng kinh phí của địa phương để hỗ trợ thêm về phân bón, tập huấn kỹ thuật, cán bộ theo dõi mô hình nhằm đảm bảo nâng cao năng suất và hiệu quả trong việc sử dụng giống lúa lai. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra kế hoạch diện tích sản xuất lúa lai theo đăng ký của các địa phương đảm bảo sản xuất hiệu quả.
Điều 7. Hỗ trợ công tác khảo nghiệm chọn tạo và phục tráng giống cây trồng
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí để khảo nghiệm, chọn tạo nhằm tuyển chọn các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh. Phục tráng giống cây trồng có năng suất, chất lượng (theo cơ chế đặt hàng) phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh để cung ứng cho sản xuất.
Điều 8. Hỗ trợ mua giống lúa siêu nguyên chủng:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất giống lúa nguyên chủng.
- Đối tượng được trợ giá: Các đơn vị chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng và mua giống từ các cơ quan Trung ương (Viện, Trường, Trung tâm) để tổ chức sản xuất và cung ứng giống nguyên chủng cho các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp để nhân giống xác nhận.
Điều 9. Hỗ trợ Dự trữ giống lúa khắc phục hậu quả thiên tai
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ dự trữ hàng năm 500 tấn giống lúa xác nhận.
- Đơn vị dự trữ giống: Trung tâm Giống cây trồng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản xuất và dự trữ với số lượng là 100 tấn; 400 tấn còn lại lựa chọn các đơn vị đủ điều kiện để ký hợp đồng nguyên tắc cung ứng giống lúa kịp thời theo yêu cầu của địa phương khi có thiên tai xảy ra.
Điều 10. Hỗ trợ đào tạo, huấn huyện kỹ thuật
Ngân sách tỉnh sẽ được cấp cho Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư để phối hợp các địa phương hỗ trợ tổ chức đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật ở các địa phương và các Hợp tác xã nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa theo kế hoạch hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.
UBND tỉnh khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giống cây trồng theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định theo từng dự án cụ thể (hỗ trợ về đầu tư kết cấu hạ tầng, về tín dụng, về đất đai, về thuế).
Điều 12. Kinh phí thực hiện chính sách
Tổng kinh phí khái toán thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 tại tỉnh Bình Định là 49.040 triệu đồng; trong đó:
1. Hỗ trợ giá giống cây trồng cạn sản xuất trên đất lúa: 26.750 triệu đồng, chiếm 54,5%;
2. Trợ giá sử dụng giống lúa lai: 14.190 triệu đồng, chiếm 28,9%;
3. Khảo nghiệm chọn lọc giống mới: 500 triệu đồng, chiếm 1,1%;
4. Hỗ trợ giống lúa siêu nguyên chủng: 600 triệu đồng, chiếm 1,2%;
5. Dự trữ giống lúa khắc phục thiên tai: 6.000 triệu đồng, chiếm 12,2%;
6. Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: 1.000 triệu đồng, chiếm 2,1%.
Kinh phí hỗ trợ chính sách hàng năm thực hiện theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 13. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách
- Nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương.
- Nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh (sự nghiệp kinh tế, đào tạo, khoa học).
- Nguồn kinh phí của ngân sách huyện, thị xã, thành phố.
- Nguồn kinh phí của nông dân.
- Các nguồn vốn khác theo quy định.
Điều 14. Phân cấp sản xuất, cung ứng các cấp giống cây trồng
1. Cấp giống siêu nguyên chủng:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch đặt hàng các giống lúa siêu nguyên chủng từ các cơ quan Trung ương (Viện, Trường, Trung tâm) có chức năng sản xuất, dịch vụ giống siêu nguyên chủng để đáp ứng nhu cầu các loại giống siêu nguyên chủng của tỉnh.
2. Cấp giống nguyên chủng:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng tổ chức sản xuất và cung ứng giống nguyên chủng cho các địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp để nhân giống xác nhận.
3. Cấp giống xác nhận:
UBND các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp có đủ điều kiện tổ chức sản xuất và cung ứng giống xác nhận cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp các địa phương tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây trồng; đôn đốc và kiểm tra thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng của tỉnh.
- Giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở triển khai công tác khảo nghiệm, tuyển chọn giống cây trồng mới; sản xuất và cung ứng giống lúa nguyên chủng cho các địa phương để nhân giống xác nhận; dự trữ giống lúa khắc phục thiên tai; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật đội ngũ cán bộ kỹ thuật của địa phương, các Hợp tác xã, nông dân chủ chốt có sản xuất và dịch vụ giống lúa; thực hiện chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa theo kế hoạch.
- Hỗ trợ và phối hợp với các Doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai thực hiện các dự án cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ giống cây trồng.
- Hàng năm (trước ngày 15/10), xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cụ thể từ nguồn ngân sách tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, cho ý kiến.
2. Sở Tài chính: hướng dẫn thủ tục, quy trình cấp phát, thanh quyết toán kinh phí ngân sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng.
3. Các Sở, Ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của ngành mình có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa đạt hiệu quả. Phối hợp và hỗ trợ các Doanh nghiệp đầu tư và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, phát triển giống cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn. Bố trí ngân sách của huyện, thị xã, thành phố để thực hiện chính sách theo phân cấp của UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở, Ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung chính sách đã ban hành để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định của pháp luật./.
Quyết định 52/2015/QĐ-UBND về Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 52/2015/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Hồ Quốc Dũng |
Ngày ban hành: | 25/12/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 52/2015/QĐ-UBND về Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chưa có Video